Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

VÀI DẤU HỎI (?)

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam với khoảng nửa ngàn  nhân sự, gồm gần 3 chục giáo sư-phó GS, trên 200 tiến sĩ thạc sĩ các loại và trên 200 cử nhân cùng các trình độ khác, là một lực lượng nghiên cứu khoa học dày dặn . Mỗi năm Viện công bố được cỡ trên dưới năm chục đề tài khoa học về giáo dục cũng là điều đáng nể.
Nhưng, toàn bộ các nghiên cứu khoa học (Giáo dục) đã được công nhận và nghiệm thu cấp Bộ hay  quốc gia ấy đã được triển khai và ứng dung thế nào trong nền GDVN để xứng với kỳ vọng của những đồng tiền bát gạo của dân, mà tính tổng chắc phải cao như núi,  mới là điều phải nghiêm túc nhìn lại mà đánh giá. Tuy nhiên, cái quyền nhận xét và đánh giá này, nếu không phải từ các ban bệ thuộc hệ thống lãnh đạo của TWĐCSVN thì hẳn chỉ là gió thoảng nơi sa mạc.
Thế mà, hiện trạng nền GDVN đã như thế nào đến nỗi trong Văn kiện Đại hội XI ĐCSVN phải sôi lên  'chấn hưng nền giáo dục nước nhà theo chủ  trương "đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục" làm khâu đột phá thứ hai trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020'.

Hẳn nhiên" không bao giờ là muộn", nhưng để "đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục" Viện KHGD sẽ góp phần nghiên cứu và đưa ra các sách- chiến lược gì trong giáo dục ngõ hầu đến 2020 (it ra) để XH không cần một lần nhai lại "đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục"?

Một đề tài khoa học mới nhất trên cổng TTĐT của Viện: Nghiệm thu nhiệm vụ KHCN cấp Bộ " Triết lý giáo dục Việt Nam" với những  mục tiêu :
- Điểm lại làm sáng tỏ triết lý giáo dục Việt Nam, nhất là  từ 1945 đến Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Góp phần cập nhật, đề xuất phát triển triết lý giáo dục Việt Nam thời "kinh tế thị trường định hướng XHCN", CNH, HĐH, hội nhập quốc tế.
- Góp phần khắc phục các hiểu lầm, thậm chí từ chỗ phủ  nhận triết lý giáo dụcViệt Nam đi đến phủ  định sạch trơn thành tựu giáo dục 65 năm qua.
-...

Chúng ta thấy gì ở Mục tiêu thứ 3 trên: "- Góp phần khắc phục các hiểu lầm, thậm chí từ chỗ phủ  nhận triết lý giáo dụcViệt Nam đi đến phủ  định sạch trơn thành tựu giáo dục 65 năm qua."?

Thử hỏi, có phủ định nào có ý nghĩa và giá trị  nếu nó (sự phủ định  vấn đề) không được chứng minh bằng thực tiễn khách quan ?
Vậy, dù lý luận "giỏi giang" thế nào, cũng không thể như cái kim ẩn mãi trong túi kín dù ngay trong đêm đen, khi thực tế là sờ thấy!
 
Trong đánh giá kết quả nghiên cứu Đề tài, có một kết luận có vẻ rất sượng sùng :  "Đã hệ thống hóa một số khái niệm then chốt làm cơ sở nghiên cứu : Triết lý giáo dục Việt Nam: Triết lý giáo dục Viêt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh); Triết lý giáo dục dân chủ  nhân dân; Triết lý giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc ; Triết lý giáo dục Việt Nam: 10 tư tưởng chỉ đạo; Triết lý giáo dục Việt Nam thập kỷ cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI; Đại hội XI và Triết lý giáo dục Việt Nam.
Là sượng sùng bởi khái niêm "Triết lý" đã bị đánh đồng và trộn lẫn trong mớ quan điểm hệ thống và phương pháp về giáo dục ở từng giai đoạn, thời kỳ.
 
Với nhận thức và nhận định ấu trĩ như vậy thì làm sao "- Góp phần khắc phục các hiểu lầm, thậm chí từ chỗ phủ  nhận triết lý giáo dụcViệt Nam đi đến phủ  định sạch trơn thành tựu giáo dục 65 năm qua."?



 
 
 
 


Photo: Mai Thanh Hải




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét