Hiểu được chết luôn
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển thì bức xúc: SGK đang thiếu hơi thở thời đại, thiếu hơi thở của thực tiễn. Thiếu tính hệ thống. Thiếu tính liên hoàn. Thiếu tính phổ thông. Thiếu những gì đơn giản nhất. Trong khi “Nhiều kiến thức thậm chí mang tính bác học”.
Lời than của Chủ tịch Hội đồng dân tộc hay nỗi bức xúc chủ Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cũng là nỗi băn khoăn, day dứt, và cả cam chịu của người dân trong nhiều chục năm qua.
Một học sinh cấp 1 bắt đầu quá trình đào tạo sinh ngữ bằng bài học “Tôi là Vô va” trong chương trình tiếng Nga. Lên đến cấp 2, cũng học sinh đó, được học tiếng Anh. Cấp 3, chuyển sang Tiếng Pháp. Lên đến bậc đại học, có khi lại là tiếng Trung. 4 ngoại ngữ cho 4 cấp học. Cũng tốt thôi nếu như kết quả cuối cùng là “sản phẩm giáo dục” của chúng ta không rốt cục chỉ biết và nhiều khi viết sai chính tả tiếng… Việt.
Đây không phải là một câu chuyện hài hước. Đây, một cách hài hước, là một thực tế bất cập về chương trình giáo dục mà không ít các thế hệ người Việt đã phải “hưởng”.
Hồi tháng 6, Hiệu trưởng trường Đoàn Thị Điểm, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền thống kê những hạn chế, bất cập của SGK tiểu học trong 11 trang giấy. Chẳng hạn, phần minh họa “Tiền Việt Nam” trong môn…toán lớp 2, toàn là những đồng tiền mệnh giá nhỏ đã…tuyệt chủng. Hay một học sinh lớp 3 đã phải làm văn kể về…lễ hội. Khó và xa lạ đến mức có muốn bịa cũng khó bịa nổi.
Sách giáo khoa của chúng ta “bác học” đến mức, GS Nguyễn Lân Dũng có lần mua 70 cuốn sinh học ở bậc học phổ thông để phát hiện ra rằng” Chương trình ở nước ta chẳng giống nước nào”. Rằng SGK sinh học “nặng” đến mức “Hầu như tất cả các môn học ở Khoa Sinh Trường đại học Sư phạm đều có trong chương trình phổ thông”.
Vì sao một học sinh phổ thông phải học về điện trở, về Vonfram, vật liệu tạo ra dây tóc bóng đèn, để rồi quên tiệt ngay sau khi buông sách, để rồi chẳng để làm gì, mà lại không được dạy phải làm gì khi gặp trường hợp đuối nước. Những câu hỏi như thế, ngay đến các bậc phụ huynh cũng “Hiểu được chết luôn”. Đơn giản, họ cũng từng là những sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam.
Năm 2010, đã xảy ra một ca tai nạn khi một học sinh 9 tuổi ở Hóc Môn, TP HCM phải vào viện khẩn cấp do gẫy xương đòn vai trái. Nguyên nhân, cậu học trò khốn khổ hàng ngày phải mang một chiếc cặp nặng đúng 4,5 kg đi lại trên quãng đường gần 2km.
Thật nặng nề. Nhưng 4,5 kg vật chất chưa nặng bằng những gì mà trong 12 năm học phổ thông, thay vì 9 năm như trước đây, học sinh của chúng ta, thậm chí không còn thời gian để nghỉ hè, vì phải học hè, không còn thời gian nghỉ ngơi, vì sau ca học chính phải vác cặp đi học thêm- phải nhồi nhét vào đầu. Nặng như hai chữ “quá tải” trong báo cáo giám sát mà ngành giáo dục từ cả chục năm nay chưa bao giờ nhận ra.
Đào Tuấn
“Tôi đọc cả 2 bản báo cáo (về SGK). Tôi không hiểu nổi, nói như đồng bào gọi là hiểu được chết luôn đó.Giờ phải trả lời tại sao các cuộc cải cách giáo dục, tại sao các cuộc tranh luận về SGK vẫn chưa hạ màn?”- Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước gần như cất lời than khi nói về chương trình SGK.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển thì bức xúc: SGK đang thiếu hơi thở thời đại, thiếu hơi thở của thực tiễn. Thiếu tính hệ thống. Thiếu tính liên hoàn. Thiếu tính phổ thông. Thiếu những gì đơn giản nhất. Trong khi “Nhiều kiến thức thậm chí mang tính bác học”.
Lời than của Chủ tịch Hội đồng dân tộc hay nỗi bức xúc chủ Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cũng là nỗi băn khoăn, day dứt, và cả cam chịu của người dân trong nhiều chục năm qua.
Một học sinh cấp 1 bắt đầu quá trình đào tạo sinh ngữ bằng bài học “Tôi là Vô va” trong chương trình tiếng Nga. Lên đến cấp 2, cũng học sinh đó, được học tiếng Anh. Cấp 3, chuyển sang Tiếng Pháp. Lên đến bậc đại học, có khi lại là tiếng Trung. 4 ngoại ngữ cho 4 cấp học. Cũng tốt thôi nếu như kết quả cuối cùng là “sản phẩm giáo dục” của chúng ta không rốt cục chỉ biết và nhiều khi viết sai chính tả tiếng… Việt.
Đây không phải là một câu chuyện hài hước. Đây, một cách hài hước, là một thực tế bất cập về chương trình giáo dục mà không ít các thế hệ người Việt đã phải “hưởng”.
Hồi tháng 6, Hiệu trưởng trường Đoàn Thị Điểm, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền thống kê những hạn chế, bất cập của SGK tiểu học trong 11 trang giấy. Chẳng hạn, phần minh họa “Tiền Việt Nam” trong môn…toán lớp 2, toàn là những đồng tiền mệnh giá nhỏ đã…tuyệt chủng. Hay một học sinh lớp 3 đã phải làm văn kể về…lễ hội. Khó và xa lạ đến mức có muốn bịa cũng khó bịa nổi.
Sách giáo khoa của chúng ta “bác học” đến mức, GS Nguyễn Lân Dũng có lần mua 70 cuốn sinh học ở bậc học phổ thông để phát hiện ra rằng” Chương trình ở nước ta chẳng giống nước nào”. Rằng SGK sinh học “nặng” đến mức “Hầu như tất cả các môn học ở Khoa Sinh Trường đại học Sư phạm đều có trong chương trình phổ thông”.
Vì sao một học sinh phổ thông phải học về điện trở, về Vonfram, vật liệu tạo ra dây tóc bóng đèn, để rồi quên tiệt ngay sau khi buông sách, để rồi chẳng để làm gì, mà lại không được dạy phải làm gì khi gặp trường hợp đuối nước. Những câu hỏi như thế, ngay đến các bậc phụ huynh cũng “Hiểu được chết luôn”. Đơn giản, họ cũng từng là những sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam.
Năm 2010, đã xảy ra một ca tai nạn khi một học sinh 9 tuổi ở Hóc Môn, TP HCM phải vào viện khẩn cấp do gẫy xương đòn vai trái. Nguyên nhân, cậu học trò khốn khổ hàng ngày phải mang một chiếc cặp nặng đúng 4,5 kg đi lại trên quãng đường gần 2km.
Thật nặng nề. Nhưng 4,5 kg vật chất chưa nặng bằng những gì mà trong 12 năm học phổ thông, thay vì 9 năm như trước đây, học sinh của chúng ta, thậm chí không còn thời gian để nghỉ hè, vì phải học hè, không còn thời gian nghỉ ngơi, vì sau ca học chính phải vác cặp đi học thêm- phải nhồi nhét vào đầu. Nặng như hai chữ “quá tải” trong báo cáo giám sát mà ngành giáo dục từ cả chục năm nay chưa bao giờ nhận ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét