Đương nhiên khi ban hành một văn bản pháp qui người ta luôn xác định 2 thành tố tiên quyết: 1. Mục đích-Yêu cầu và 2. Tính khả thi của văn bản pháp luật đó.
Mục đích-Yêu cầu(của văn bản pháp qui) phụ thuộc vào thể chế chính trị nên sẽ có sự khác biệt giữa các Nhà nước trong cùng một vụ việc, song, "Tính khả thi" của văn bản pháp qui luôn được xét going nhau ở mọi Nhà nước ở 2 phương diện: Tự nguyện và Cưỡng bách.
Một văn bản pháp luật lý tưởng là khi nó được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số dân chúng. Khi các chính sách quản trị xã hội qui định trong văn bản phù hợp với lẽ sống tự nhiên cũng như mang lại những lợi ích xã hội thiết thân (cả ngắn hạn và lâu dài) cho từng tế bào xh thì hẳn nhiên, sự thực thi chính sách NN của cộng đồng như nước chảy.
Một văn bản pháp qui, do rất nhiều lý do ảnh hưởng (văn hóa truyền thống, thời đoạn, tình hình khu vực và thế giới...) sẽ không thỏa mãn 1 phần (cũng có khi phần lớn) công chúng, nhưng vì chiến lược, sách lược gắn với lợi ích cộng đồng , thì để thực hiện, nhà nước buộc phải cưỡng bách, dù đó luôn là điều hạ sách.
Sự bất khả thi của một văn bản pháp luật luôn dẫn đến phản xạ chai lỳ của dân chúng với Nhà nước, và tệ hơn, khi sự ù lì cộng đồng bị tích tụ trong thời gian cùng sự tăng số lượng các văn bản trơi ơi đất hỡi, thì điều gì sẽ sảy ai mà chẳng hay.
Một Nhà nước có một Hiến pháp không ra gì, một nền luật pháp mang tính cưỡng bức nhiều hơn tự nguyện, và thường ban bố những văn bản pháp luật có tính bi hài, chỉ chuốc được sự tẩy chay và cả phỉ bang, Nhà nước đó không hề còn Quyền năng và Quyền lực đang trong xu thế mục ruỗng bất khả kháng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét