Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 10

Có lẽ chỉ sự thật nào có thể trở thành văn hóa, những sự thật chủ chốt, bao quát, có thể nói lên được bản chất của vấn đề, giúp cho hậu thế những bài học bổ ích thì sẽ thành lịch sử (*1). Tất nhiên không chỉ có những bài học về sự thành công mà có cả những bài học về sự thất bại. Vì vậy những từ “minh triết”, “hiền minh” là đúng nhất dùng để chỉ những phẩm chất cần phải có của một nhà viết sử(*2). Người ta cần phải thấu suốt hết mọi lẽ, với tấm lòng thiện đức, thì mới có thể viết được sử." (Trích bài viết của Đông La).


*1. "Văn hóa" và "Lịch sử" là hai phạm trù độc lập. Cái này không bao giờ trở thành cái kia. Quan hệ giữa hai VH và LS phát xuất chỉ khi những hành vi có tính sự kiện văn hóa xã hội (và cả phi vhxh)  tác động lên thời cuộc và trở thành một dữ liệu nhận thức; mặt kia (của quan hệ), LS ghi nhận và phản ánh khách quan những hành vi sự kiện văn hóa hoặc phi văn hóa ấy.
*2.  Bất cứ một nhà hiền triết nào, dù quán thế đến vô cùng, cũng không thể viết được (Lịch) sử! Lịch sử được hình thành như người anh em sinh đôi cùng thời gian. Sự trống vắng, khiếm khuyết của lịch sử là do chủ quan, phiến diện của con người.
Người chép sử (no "viết") (xưa gọi là quan ngự sử) cần một phẩm chất tối thượng là trung thực và khách quan vô ngã. Phẩm chất "minh triết- hiền minh" là thứ sa sỉ, luxury cho người chép sử ; nhưng là phẩm chất cần có của các nhà quản lý xã hội.
Bác Đông La này chắc đa lông, phủ kín cả mắt mũi nên dũng cảm một cách chả biết gì. 

Vậy "Lịch sử" là gì?
Tóm gọn xin thưa : Lịch sử là thời gian có ý nghĩa trong nhận thức của con người.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

VN SẮP CÓ IGNOBEL ?

Sau vụ "Đầm Vươn", có một số ý kiến về việc huy động quân đội (bên cạnh lực lượng cảnh sát) để giải quyết cưỡng chế dân sự là không đúng chức năng và nhiệm vụ của Quân đội nhân dân VN theo Hiến pháp. Những ý kiến này phản ánh một thực trạng coi dân như thù của một số lãnh đạo trong hệ thống quản lý pháp luật.

Có bác phó giáo sư tiến sĩ gì đó tên Nguyễn Tiến Bình sợ bóng sợ gió, tương ra một bài lý luận để phản bác.
Thôi thì các ý kiến đa chiều nên khác nhau về quan điểm là đương nhiên, song khi bác í giật cục và sáng tác ra cụm từ "quốc gia hóa quân đội" để loa lên rằng  chủ trương quốc ra hóa quân đội là tư tưởng phản đông, chụp mũ cối ảo như thế thì thật là dở hơi siêu tưởng.

Từ xưa nay, khi các quốc gia hình thành, nhà nước (hệ thống quản lý và điều hành xã hội) luôn lập ra lực lương quân sự - vũ trang của mình gồm 2 mảng chính: 1. Quân đội - Lực lượng bảo vệ lãnh thổ và sinh mệnh cộng đồng; 2. Công an (Cảnh sát) - Lực lượng bảo vệ trị an, trật tự xã hội.
(Tất nhiên chuyện 2 bên kết hợp nhau bởi quan ngại  binh pháp nội công ngoại kích, song dùng quân đội chính danh giải quyết sự vụ dân sự là điều tối hạ  bởi sự vi phạm hiến pháp hiển nhiên.)

Lực lượng quân đội có thể thoái hóa khi phục vụ cho 1 cá nhân/ cá thể độc tài và đàn áp lực lượng dân sự có vũ trang khác khi có nguy cơ bị hạ bệ, ngay cả khi đó, nó (quân đội) vẫn mang chính danh là quân đội (của ) quốc gia ( bởi đặc thù kỷ luật tuân lệnh của quân nhân), dù phản động, và thực ra lúc này, chỉ lãnh đạo tối cao quân đội là kẻ sa đọa và phản động.
Chính bởi điều này nên mới có những vụ, cấp dưới không tuân lệnh cấp trên và làm binh biến. ( Cam pu chia với Hun sen là ví dụ gần). Nếu thắng lợi sẽ hình thành 1 quốc gia mới với lực lượng quân đội mới.

 Quân đội của một quốc gia là lực lượng quân sự  được hình thành trên cơ sở của toàn thể cộng đồng, gồm người và của, luôn luôn là quân đội quốc gia, không thể khác.

Thế mà bác cu Bình tiến sĩ phó giáo sư nhà ta lại khịa được cái cụm từ - có vẻ rất học thuật: " quốc gia hóa quân đội" cổ kim đông tây chưa và không bao giờ có, thì không là dở hơi siêu tưởng là gì.

Khả năng Việt Nam sẽ có  IgNobel Hòa bình (hoặc văn hóa) là cực cao, em nhẩy. :)

ps: Ai giỏi tiếng Ăng lê chuyển ngữ giùm cụm từ "quốc gia hóa quân đội" (đúng ngữ nghĩa viêt nam mit nha) và có guanxi với Hội đồng Nobel, để đề cử sớm cho kịp lôp- by ig nobel 2012 :-)

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 9

Lầm lạc chết người của tư tưởng triết học Mác-Ghen-Lê là ở ngay tiên đề lý luận. Khi phân tích và lý giải sự phát triển của sự sống  (thiên nhiên & xã hội loài người), các tổ sư cộng sản quán xét và kế thừa các tư tưởng triết học khác về các mặt đối lập tồn tại (khách quan và phổ biến) trong cuộc sống - cả vật chất và tinh thần là có tính chân lý. Song le, để giải thích cho sự thay đổi và phát triển, họ qui nạp hết sức chủ quan thành Qui luật mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng. Cái gọi là Qui luật mâu thuẫn này - theo những người cộng sản -  là hạt nhân, là Qui luật quan trọng nhất của  phép biện chứng duy vật trong triết học Mac-Ghen-Lê.
Sự đối lập hai mặt của vạn vật sự sống đã được khoa học soi sáng, cả vật chất và tinh thần, thậm chí, dù còn lờ mờ, cả thời gian và không gian; thế nhưng khi phân chia loài người thành các giai cấp bla bla và bảo sự đối lập của Giai cấp Vô sản và Tư sản là  mâu thuẫn đối kháng thuộc cái gọi là Qui luật mâu thuẫn thí thật là hàm hồ. Những người cộng sản quan niệm "Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau"và dạy các thế hệ sau bằng những ví dụ rất đơn giản và cụ thể để minh chứng và xác thực lý thuyết của họ : Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, giữa giai cấp tư sản và vô sản là mâu thuẫn đối kháng điển hình. Và chính từ xuất phát điểm quan trọng này, những người cộng sản luôn hô hào cách mạng để giải quyết mọi mâu thuẫn về lợi ích vật chất, theo quan niệm "đối kháng" một mất một còn.
Theo triết học duy vật biện chứng của các vị í thì "Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẩn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập." "Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật.
Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẩn là một quá trình đấu tranh ..."
Bỏ qua sự rối rắm của diễn giải, túm váy tư tưởng khúc cộng sản này là phải có đấu tranh để giải quyết các mặt đối lập tồn tại mâu thuẫn thì cuộc sống mới phát triển được, và sự vận động và phát triển có tính tuyệt đối là đấu tranh. Không thể khác.

Thực ra, khi các mặt đối lập mất cân bằng sảy ra mâu thuẫn có cứ phải "đấu tranh" nhau mới xong, để phát triển? Và cái gọi là "mâu thuẫn đối kháng" khi xung đột lợi ích của mọi người (giai cấp) có là tuyệt đối để phải "cách mạng" ?

Thực tế ở thời hiện tại, người ta đã quá hiểu quan hệ giữa các mặt đối lập, cả của thiên nhiên và xã hội con người. Cả thế giới đang sốt vó sửa chữa sai lẩm một thời vì muốn chinh phục thiên nhiên để cố lấy lại sự cân bằng sinh thái. Sự ổn định xã hội cùng các chế độ lương bổng và quĩ phúc lợi đầy tính nhân bản ở các nước phát triển cũng tất yếu là hệ quả của cách thức giải quyết xung đột về lợi ích (nếu có) !

Vậy thì những ví dụ về mâu thuẫn không đội trời chung  giữa nông dân và địa chủ, giữa vô sản và tư sản có phải là không thực, và việc gì họ phải giết nhau ? bởi rõ ràng, dưới ánh sáng mặt trời, họ đều muốn sống và cũng biết ở mức độ an toàn để tự cân bằng giữa khả năng và nhu cầu.

"Qui luật mâu thuẫn" là hoang đường và "mâu thuẫn đối kháng" là quan niệm của quỷ.

Mâu thuẫn (không có quy luật-sic) của tuốt tuột vạn vật xuất hiện khi các mặt đối lập (tồn tại như chân lý) mất cân bằng. Loài có trí tuệ - Người - được tạo ra có nghĩa vụ gìn giữ sự cân bằng cho các mặt đối lập, của thiên nhiên và của chính mình, bằng sức mạnh của tình yêu thương !
Còn Phát triển? Chẳng phải sự tác động qua lại giữa hai mặt đối lập phổ biến ở trạng thái cân bằng động là gốc gác của mọi sinh sôi nảy nở ư ! :-)

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

KẾT ĐOÀN

CHÂN LÝ về NGUỒN CƠN



"Chiến tranh khởi xuất từ những Cá nhân,
Hòa bình có được luôn bởi Nhân dân!"

Mọi Nhà cầm quyền không thấu triệt chân lý này chỉ đưa Tổ quốc & cộng đồng tới Đại họa !



Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

NGHIÊNG

(Bài tìm thấy từ blog bị hack xoá cũ-đã chỉnh sửa)


Trái đất nghiêng nên mọi thứ cứ nghiêng nghiêng
Tình yêu người như nghiêng theo chiều lá
Có trái tim ngủ vùi miền lạnh giá
Bỗng tượt theo viền ánh biếc long lanh..

Và bài ca rướn buồm đè vào biển xanh
Và thẳng cột phấp phới cờ, dũng mãnh
Vũ trụ cũng nghiêng khi yêu đương em nhỉ
Nên đảo từ trường phải trái quả tim anh!.

NHAM CHI LUẬN 8











Các Học giả Hán-Nôm  có (thể cả Việt và Hoa) khi ngâm cứu quá trình phát triết ngôn ngữ-chữ viết cho rằng thế này:
"Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư"
Nghĩ như thế, nói như thế và viết như thế chẳng khác gì nghĩ, nói và viết như thế này: "đồng chí ấy bị thương 2 lần, 1 lần ở Tà lưa (địa danh nào đó) và lần kia ở mông đít" !

  Sao ư? Thế không thấy "giáp cốt văn", "kim văn"  là nói về sự phát triển của chữ viết cổ gắn với sự phát triển của văn hóa người cổ, trải dài theo các Thời đại, là chữ trên mu, xương, trên kim loại đồng sắt; thế gian còn có cả "thạch văn" nữa; khác hẳn  "chữ (kiểu) triện", "chữ (kiểu)lệ", "chữ (kiểu)  khải" "(kiểu) chữ thư", "chữ thảo"... là các lối (cách, kiểu) viết à!


 Xu hướng tiện lợi, thực dụng là bản tính loài người. Các loại chữ (ký âm) tượng hình Đông Á, bao gồm Việt, Hoa, và Hàn, Nhật được giản hóa dần và tùy theo không-thời gian.
Bê nguyên khúc này của ai đó biên trên Wiki cho mà nghĩ thêm:

"Bán đảo Triều Tiên:
Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul (한글) hay Chosŏn'gŭl (조선글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chosŏn'gŭl lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh, và được dùng để ký âm tiếng Triều Tiên. Tuy Chosŏn'gŭl đã xuất hiện nhưng chữ Hán (Hancha) vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh. Còn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, người ta đã bỏ hẳn chữ Hán.

Nhật Bản

Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji (漢字 Hán tự) và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 4, 5. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana (萬葉假名 Vạn Diệp Giả Danh). Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな (平假名 Bình Giả Danh) và Katakana カタカナ (片假名 Phiến Giả Danh). Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng bốn loại ký tự:

Chữ Hán (hay Kanji 漢字)
Chữ mềm (hay Hiragana ひらがな)
Chữ cứng (hay Katakana カタカナ)
Chữ La Tinh (hay Romaji ローマ字).

Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (Nhật: 音読 (音讀) (Âm Độc)?) và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (Nhật: 訓読 (訓讀) (Huấn Độc)?). Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi là Kokuji (Nhật: 国字 (國字) (Quốc Tự)?), tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (國字國訓), nghĩa là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ". Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam (xin xem phần sau về chữ Nôm). Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947.
Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo, 常用漢字表 Thường Dụng Hán Tự Biểu) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo, 人名用漢字表 Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu)."

  và ngay cả TQ nè:

"Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể (正體字) và chữ Giản thể (簡體字)."

Một câu hỏi đặt ra ở đây là: Chữ nôm của người Việt Cổ có trước chữ Hán Cổ của Hoa Hạ là một sự thật ? Bởi chính chữ Hán là một dạng giản hóa (ít nét vẽ hơn) của chữ nôm.

***

Theo "Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt" thì thế này nữa:
" "Kinh Dương Vương cai trị nước Xích Quỷ truyền đến đời Hùng Vương lập nước Văn Lang với bờ cõi rộng lớn Đông giáp Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ Tôn Tinh (Chiêm Thành) chia nước làm 15 bộ..."

Câu chuyện nói trên tưởng như huyền thoại được ghi trong sách Dã sử Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp (1370-1400) bỗng nhiên được minh chứng bằng cổ vật thời Đồ Đá Mới, được ông Shi Xingeng đào được ở làng Lương Chữ (Liangzchu), Chiết Giang vào năm 1936. Từ sự khai quật này các học giả Hoa Kỳ và Trung Hoa đã gọi tên là Văn Hóa Lương Chữ.

Điều lạ lùng là các cổ vật Lương Chữ đã trải rộng khắp Miền Gió Mùa, gắn liền với Văn Minh Luá Nước và chăn nuôi gia súc là đất cũ của nước Cổ Việt (Bách Việt) tương ứng với việc Sử gia Tư Mã Thiên (145 năm trước Công Nguyên) mô tả "Năm Tân Mão (1109 trước Công Nguyên) đất Việt là Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Châu, Nam Hải, Nhật Nam đều là phần đất của dân Việt xâm mình, cắt tóc để tránh giao long làm hại..."

Về Văn Minh Lúa Nước, lý thuyết của Tiến sĩ Madeleine Colani khai quật thóc hóa thạch ở Hòa Bình Việt Nam từ năm 1920 đến 1927 nói rằng nền Văn Minh Hòa Bình có từ hàng ngàn năm trước Công Nguyên.

Lý thuyết của Colani tiếp đó được Tiến sĩ Solheim II của Đại Học Hawaii của Hoa Kỳ xác nhận năm 1971 là Văn Minh Hòa Bình có từ 15 ngàn năm trước Công Nguyên; hai nền Văn Hóa Long Sơn (Longshan) và Ngưỡng Thiều (Yangshao) đều có gốc ở Văn Hóa Hòa Bình."!

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 7

(dành cho những kẻ chuyên khơi thù đánh lận chân lý)
Không ai sống bằng quá khứ, nhưng kí ức - đặc ân của thượng đế cho riêng loài người - luôn chìm nổi và đeo đuổi dai dẳng trong mỗi người.
Các phân tử chuyển động hỗn loạn nhưng trật tự trong giới hạn bề mặt vật chất ai chả biết,thế thì bề mặt lòng người ở đâu để mọi hương mùi chuyển động tự do và vô cùng? vậy sao người ta không mở to mắt và động não để so sánh kí ức về các hố bom ở VN và hố bom nguyên tử ở Japan nhỉ,chả lã giống Phù tang là chủng chóng quên? còn chủng Việt không biết nhục muôn đời vay mượn?

Thời gian có thể lấp đầy mọi hố bom lớn nhỏ trên bề mặt của đất song, những "hố bom nô dịch" tinh thần không thể trông chờ (vào thời gian) mà phải do ý chí con người. Người Hàn, Đài đã làm được. Mười Miến , Mông, Tạng...đang làm, còn người Việt? thật khó khăn làm sao.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 6

thần nông gì mà thấy ghê :)
Nghĩa vụ thiêng liêng của những người viết sử chân chính là tái tạo lại những khoảnh thời gian xã hội đã mất cho tâm thức xã hội tương lai. Song le không ít học giả cả Đông và Tây thường vá víu và suy luận theo chủ quan hòng biện giải để gieo rắc tư tưởng của mình, song, cuộc sống khôn cùng và vĩ đại, chuyển vận theo quỹ đạo chân lý của thời gian cũng sàng lọc ra những hạt sạn dối trá, từng bị lấp liếm trong những mưu toan và cũng bởi chính sự dễ dãi thoải mái hài lòng của nhận thức phần lớn loài người.
Cộng đồng xã hội dễ dàng chấp nhận huyền sử và bán huyền sử như một phần lịch sử, chính đây là ngọn nguồn của những quan niệm lệch lạc xa rời chân lý.
Nhưng chẵng hề là mãi mãi.

Một ví dụ rất điển hình về những nhận thức đối với nền văn minh, văn hóa cổ đại Phương Đông khi, cho tới tận bây giờ, những ghi chép mang tính hệ thống của các sử gia Hán tộc (từ Tư Mã Thiên, Trinh ...) như những cứ liệu quí giá để khảo cứu. Và chính trong đó, những phết phẩy dối trá vô tình và hữu ý dần dần lộ diện.
 Sự tranh cãi triền miên của các học giả Trung Quốc từ xưa tới nay về muôn mặt của Kinh Dịch như những giá trị triết học của nhận thức và ý thức loài người cũng cho ta thấy những lấp lánh của sự thật quá khứ xa xăm. Thuyết Tam hoàng - Ngũ đế bồng bềnh rồi cô lắng lại Một nhân vật thần thánh Thần Nông là đã từng có thật, bởi nhân vật bán huyền sử này cho người đời cứu cánh để thỏa mãn tương đối câu hỏi của muôn đời về ý nghĩa sự tồn tại của mình trong liên quan Sự Sống - Thiên Nhiên( Vũ trụ).
Khí hậu ẩm thấp cùng lũ lụt của Phương Nam (vùng Xích Qủy cổ đại của Việt tộc) không thể cung cấp cho các nhà khoa học những mẫu vật khảo cổ khả cứu, thế là một mẫu xương Người Vượn Bắc Kinh cùng những mẫu vật công cụ, vật dụng dày dặn lớp phong hóa... gần như nghiễm nhiên được coi là nơi khởi xuất của Nền văn minh Hoa Hạ - Bắc Hoàng Hà và cả một nền tư tưởng triết học cổ đại Phương Đông: Kinh Dịch.

Nhưng, như một sự thật bị khỏa lấp trong chiều ngưỡng mưu mô thật giả lẫn lộn, trong một bình minh hợp lý, chân lý sẽ phải tỏ rạng như một thứ ngọc thiệt của trời đất. Quê quán của Thần Nông phải được minh định. Và khi đó, những quan niệm về sự hình thành muôn loài, quan hệ giữa con người, trời, đất diễn giải theo ngũ hành, phong thủy sẽ rành rẽ  chẳng còn liên quan gì với cuộc sống du cư săn bắt và hái lượm của người Hán cổ.

***

Phụ chú: Đương nhiên Nền Văn Minh Lúa Nước có biểu trưng tối thượng là Thần Nông, thế mà nhân vật Thần Nông của các sử gia Trung Hoa ra sao? Nào là giáp, hài... y mão, nào là ... , thế này thì sao mà cày cấy gặt hái  cơ chứ! (chưa cần nói đến cả ti tỉ thứ khác trong xuyên suốt sử liệu- cả bịa đặt và không thể bịa đặt xuyên tạc của đám hậu hẩu bối Tư Mã thị !)


Thần Nông Hoa Hạ


Thần Nông Âu-Mỹ (Scorpion)


Biểu tượng Thần Nông của Người Việt: Chòm Thần Nông
( hơi khác hình Scorpion mượn tạm này, chỗ cái càng bọ cạp có nhiều sao hơn nhiều, là cái đầu của Thần Nông, trong thực tế, chòm sao này soay chuyển quanh vùng 3 sao (phần mông) sáng phía dưới)

(Hồi còn rất nhỏ, những đêm hè nóng bức, trên chiếu trải giữa sân gạch đã ráo nước (khoảng trước bữa tối, vài trai tráng có nhiệm vụ gánh nước từ giếng làng đổ tràn sân cho mát), ngửa người ngắm trời sao, ông ngoại chỉ cho anh nhận biết Chòm sao thần nông phía đông nam dải Ngân Hà. Và được giảng giải cách coi Thiên lịch cho mùa màng.
Tất tật công việc của nhà nông đều phải dựa vào thời tiết mưa nắng. Chòm Thần nông, Chòm cái gầu, con vịt, cái cày.... cung cấp thông tin để biết phải khu xếp ra sao cho các vụ cấy hái cho các mùa màng hàng năm...  và đã có quá trời sách bản - sách chữ nho,  dày đặc  chữ lớn chữ nhỏ li ti cùng các hình thiên văn trong tráp lớn, bị anh xé trộm để làm diều sáo, cả chục lần bị đòn phạt mà quyết không chừa, tiếc làm sao. :-)

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

TUYÊN BỐ

 

PHẢN ĐỐI HÀNH VI TRẤN ÁP THÔ BẠO VI PHẠM PHÁP LUẬT

XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG QUYỀN CÔNG DÂN

Chúng tôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, những người ký tên vào Thông báo TỔ CHỨC MÍT TINH PHẢN ĐỐI NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC được tổ chức vào ngày 9.12.2012 tại quảng trường Nhà hát Thành phố, cực lực phản đối những hành vi thô bạo vi phạm pháp luật của các lực lượng công an và chính quyền địa phương tại những Phường và Quận nơi chúng tôi cư trú và nơi tổ chức mít tinh.

Việc tổ chức mít tinh phản đối hành động gây hấn ngày càng nghiêm trọng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhằm biểu thị ý chí bảo vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ và lãnh hải là một việc hết sức cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhân sĩ trí thức và thế hệ trẻ Thành phố. Đó là hành động yêu nước quang minh, chính đại. Chúng tôi đã công khai nêu rõ mục đích của cuộc mít tinh, khẩu hiệu đấu tranh, ngày giờ và địa điểm trong THÔNG BÁO ngày 7.12.2012. Thông báo này cũng đã gửi đến ông Bí thư Thành ủy, ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị chỉ đạo các ngành hữu quan hỗ trợ để cuộc mít tinh phản đối hành động gây hấn và những thủ đoạn nham hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc diễn ra trong trật tự, tạo thành một sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Nhà nước.
Trong buổi tiếp chúng tôi, thay mặt cho lãnh đạo Thành phố, ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Trí đã nghe chúng tôi trình bày rõ ràng, minh bạch lý do chúng tôi thực hiện quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp và đã nêu rõ trong Đề nghị của 42 nhân sĩ trí thức gửi đến lãnh đạo Thành phố ngày 27.7.2012 về việc tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện quyền công dân, biểu tình biểu tỏ ý chí kiên quyết chống hành động gây hấn, lấn chiếm, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Ông Phó Chủ tịch đã hiểu rõ mục đích, nội dung, khẩu hiệu, địa điểm và ngày giờ tổ chức cuộc mít tinh và cũng đã có thái độ chia sẻ với chúng tôi.
Đáng tiếc là, thay vì hỗ trợ chúng tôi thì chính quyền lại ra sức ngăn cản để không cho cuộc mit tinh biểu thị lòng yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược được tiến hành một cách ôn hòa và trật tự. Nhiều thủ đoạn không quang minh chính đại đã được diễn ra theo một kịch bản trấn áp được thực thi một cách thô bạo. Nghĩ rằng, tóm bắt những người đề xướng cuộc mít tinh không cho họ đến quảng trường Nhà hát Thành phố thì cuộc mít tinh sẽ tan. Hoàn toàn không phải vậy.
Diễn biến của tình hình cho thấy, nếu không có năm chúng tôi thì cuộc mít tinh vẫn diễn ra với một khí thế mạnh mẽ, biểu thị sức mạnh của đông đảo các tầng lớp nhân dân Thành phố, đặc biệt là của thanh niên và giới nhân sĩ, trí thức, không một thế lực đen tối nào ngăn cản được. Điều này cho thấy nếu vẫn cứ trấn áp, bắt bớ, đe dọa và khủng bố thì sẽ chỉ như lửa đổ thêm dầu, làm cho tình hình Thành phố mất ổn định, hình ảnh cả đất nước xấu thêm lên trước con mắt công minh của bạn bè quốc tế.
Theo kịch bản trấn áp để phá bỏ cuộc mít tinh, cả năm chúng tôi đều bị lực lượng công an, dân phòng và chính quyền địa phương nơi chúng tôi cư trú bao vây từ sáng sớm. Chỉ có Huỳnh Tấn Mẫm là thoát khỏi sự vây bắt của công an và chính quyền địa phương đến được quảng trường Nhà hát Thành phố, bốn người còn lại đều bị ngăn chặn, trong đó ba người bị ép buộc không được ra khỏi nhà, một người bị chặn bắt một cách thô bạo trên đường đi, áp tải về trụ sở Phường và đã có Tuyên bố phản đối ngay trong ngày 9.2.2012 với những dẫn chứng cụ thể.
Nhiều người khác ngoài năm chúng tôi cũng đã bị vi phạm quyền tự do công dân như ông Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều người khác nữa, bị ép buộc không được ra khỏi nhà hoặc bắt phải quay về nhà khi đang đi trên đường mà không có bất cứ một văn bản pháp luật nào được công bố ngoài việc tùy tiện bắt giữ, ngăn cản, tùy tiện xông vào nhà án ngữ không cho ra khỏi nơi cư trú.
Các hành động trên đã vi phạm trắng trợn quyền công dân được ghi trong Chương V của Hiến pháp, Điều 68: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Điều 73: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép”.
Chà đạp lên luật pháp, các hành vi thô bạo nói trên cần phải bị trừng trị và cần phải chấm dứt. Chúng tôi yêu cầu ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra và có giải pháp thích đáng đối với những cán bộ phạm pháp, vi phạm quyền công dân đối với chúng tôi.
Chúng tôi kêu gọi công luận trên cả nước hãy lên án hành động trấn áp người biểu tình khi họ thực hiện quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp để biểu tỏ lòng yêu nước, phản đối hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh gây hấn lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải thuộc chủ quyền của ta.
Kiên quyết đấu tranh chống lại hành động gây hấn và mọi thủ đoạn thâm hiểm, lừa mị của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Phát huy truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc, mỗi người Việt Nam hãy đứng lên chống lại bọn xâm lược, cảnh giác trước mưu mô của chúng.
Tổ quốc trên hết và trước hết!
TP Hồ Chí Minh ngày 10.12.2012
Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

YÊU LẮM

Ai nào sẽ khơi sông
Cho nước tù tuôn chảy
Nào ai phải nắn dòng
Để thuận buồm xuôi gió.

Người ơi vui nơi đó
Có nhớ một tình anh
Mãi mãi thắm màu xanh
Của cây đời: Yêu lắm!

BỤI



và nơi này
cần lắm một trận mưa.
Ôi lá,
ôi người !