Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 10

Có lẽ chỉ sự thật nào có thể trở thành văn hóa, những sự thật chủ chốt, bao quát, có thể nói lên được bản chất của vấn đề, giúp cho hậu thế những bài học bổ ích thì sẽ thành lịch sử (*1). Tất nhiên không chỉ có những bài học về sự thành công mà có cả những bài học về sự thất bại. Vì vậy những từ “minh triết”, “hiền minh” là đúng nhất dùng để chỉ những phẩm chất cần phải có của một nhà viết sử(*2). Người ta cần phải thấu suốt hết mọi lẽ, với tấm lòng thiện đức, thì mới có thể viết được sử." (Trích bài viết của Đông La).


*1. "Văn hóa" và "Lịch sử" là hai phạm trù độc lập. Cái này không bao giờ trở thành cái kia. Quan hệ giữa hai VH và LS phát xuất chỉ khi những hành vi có tính sự kiện văn hóa xã hội (và cả phi vhxh)  tác động lên thời cuộc và trở thành một dữ liệu nhận thức; mặt kia (của quan hệ), LS ghi nhận và phản ánh khách quan những hành vi sự kiện văn hóa hoặc phi văn hóa ấy.
*2.  Bất cứ một nhà hiền triết nào, dù quán thế đến vô cùng, cũng không thể viết được (Lịch) sử! Lịch sử được hình thành như người anh em sinh đôi cùng thời gian. Sự trống vắng, khiếm khuyết của lịch sử là do chủ quan, phiến diện của con người.
Người chép sử (no "viết") (xưa gọi là quan ngự sử) cần một phẩm chất tối thượng là trung thực và khách quan vô ngã. Phẩm chất "minh triết- hiền minh" là thứ sa sỉ, luxury cho người chép sử ; nhưng là phẩm chất cần có của các nhà quản lý xã hội.
Bác Đông La này chắc đa lông, phủ kín cả mắt mũi nên dũng cảm một cách chả biết gì. 

Vậy "Lịch sử" là gì?
Tóm gọn xin thưa : Lịch sử là thời gian có ý nghĩa trong nhận thức của con người.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

VN SẮP CÓ IGNOBEL ?

Sau vụ "Đầm Vươn", có một số ý kiến về việc huy động quân đội (bên cạnh lực lượng cảnh sát) để giải quyết cưỡng chế dân sự là không đúng chức năng và nhiệm vụ của Quân đội nhân dân VN theo Hiến pháp. Những ý kiến này phản ánh một thực trạng coi dân như thù của một số lãnh đạo trong hệ thống quản lý pháp luật.

Có bác phó giáo sư tiến sĩ gì đó tên Nguyễn Tiến Bình sợ bóng sợ gió, tương ra một bài lý luận để phản bác.
Thôi thì các ý kiến đa chiều nên khác nhau về quan điểm là đương nhiên, song khi bác í giật cục và sáng tác ra cụm từ "quốc gia hóa quân đội" để loa lên rằng  chủ trương quốc ra hóa quân đội là tư tưởng phản đông, chụp mũ cối ảo như thế thì thật là dở hơi siêu tưởng.

Từ xưa nay, khi các quốc gia hình thành, nhà nước (hệ thống quản lý và điều hành xã hội) luôn lập ra lực lương quân sự - vũ trang của mình gồm 2 mảng chính: 1. Quân đội - Lực lượng bảo vệ lãnh thổ và sinh mệnh cộng đồng; 2. Công an (Cảnh sát) - Lực lượng bảo vệ trị an, trật tự xã hội.
(Tất nhiên chuyện 2 bên kết hợp nhau bởi quan ngại  binh pháp nội công ngoại kích, song dùng quân đội chính danh giải quyết sự vụ dân sự là điều tối hạ  bởi sự vi phạm hiến pháp hiển nhiên.)

Lực lượng quân đội có thể thoái hóa khi phục vụ cho 1 cá nhân/ cá thể độc tài và đàn áp lực lượng dân sự có vũ trang khác khi có nguy cơ bị hạ bệ, ngay cả khi đó, nó (quân đội) vẫn mang chính danh là quân đội (của ) quốc gia ( bởi đặc thù kỷ luật tuân lệnh của quân nhân), dù phản động, và thực ra lúc này, chỉ lãnh đạo tối cao quân đội là kẻ sa đọa và phản động.
Chính bởi điều này nên mới có những vụ, cấp dưới không tuân lệnh cấp trên và làm binh biến. ( Cam pu chia với Hun sen là ví dụ gần). Nếu thắng lợi sẽ hình thành 1 quốc gia mới với lực lượng quân đội mới.

 Quân đội của một quốc gia là lực lượng quân sự  được hình thành trên cơ sở của toàn thể cộng đồng, gồm người và của, luôn luôn là quân đội quốc gia, không thể khác.

Thế mà bác cu Bình tiến sĩ phó giáo sư nhà ta lại khịa được cái cụm từ - có vẻ rất học thuật: " quốc gia hóa quân đội" cổ kim đông tây chưa và không bao giờ có, thì không là dở hơi siêu tưởng là gì.

Khả năng Việt Nam sẽ có  IgNobel Hòa bình (hoặc văn hóa) là cực cao, em nhẩy. :)

ps: Ai giỏi tiếng Ăng lê chuyển ngữ giùm cụm từ "quốc gia hóa quân đội" (đúng ngữ nghĩa viêt nam mit nha) và có guanxi với Hội đồng Nobel, để đề cử sớm cho kịp lôp- by ig nobel 2012 :-)

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 9

Lầm lạc chết người của tư tưởng triết học Mác-Ghen-Lê là ở ngay tiên đề lý luận. Khi phân tích và lý giải sự phát triển của sự sống  (thiên nhiên & xã hội loài người), các tổ sư cộng sản quán xét và kế thừa các tư tưởng triết học khác về các mặt đối lập tồn tại (khách quan và phổ biến) trong cuộc sống - cả vật chất và tinh thần là có tính chân lý. Song le, để giải thích cho sự thay đổi và phát triển, họ qui nạp hết sức chủ quan thành Qui luật mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng. Cái gọi là Qui luật mâu thuẫn này - theo những người cộng sản -  là hạt nhân, là Qui luật quan trọng nhất của  phép biện chứng duy vật trong triết học Mac-Ghen-Lê.
Sự đối lập hai mặt của vạn vật sự sống đã được khoa học soi sáng, cả vật chất và tinh thần, thậm chí, dù còn lờ mờ, cả thời gian và không gian; thế nhưng khi phân chia loài người thành các giai cấp bla bla và bảo sự đối lập của Giai cấp Vô sản và Tư sản là  mâu thuẫn đối kháng thuộc cái gọi là Qui luật mâu thuẫn thí thật là hàm hồ. Những người cộng sản quan niệm "Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau"và dạy các thế hệ sau bằng những ví dụ rất đơn giản và cụ thể để minh chứng và xác thực lý thuyết của họ : Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, giữa giai cấp tư sản và vô sản là mâu thuẫn đối kháng điển hình. Và chính từ xuất phát điểm quan trọng này, những người cộng sản luôn hô hào cách mạng để giải quyết mọi mâu thuẫn về lợi ích vật chất, theo quan niệm "đối kháng" một mất một còn.
Theo triết học duy vật biện chứng của các vị í thì "Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẩn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập." "Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật.
Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẩn là một quá trình đấu tranh ..."
Bỏ qua sự rối rắm của diễn giải, túm váy tư tưởng khúc cộng sản này là phải có đấu tranh để giải quyết các mặt đối lập tồn tại mâu thuẫn thì cuộc sống mới phát triển được, và sự vận động và phát triển có tính tuyệt đối là đấu tranh. Không thể khác.

Thực ra, khi các mặt đối lập mất cân bằng sảy ra mâu thuẫn có cứ phải "đấu tranh" nhau mới xong, để phát triển? Và cái gọi là "mâu thuẫn đối kháng" khi xung đột lợi ích của mọi người (giai cấp) có là tuyệt đối để phải "cách mạng" ?

Thực tế ở thời hiện tại, người ta đã quá hiểu quan hệ giữa các mặt đối lập, cả của thiên nhiên và xã hội con người. Cả thế giới đang sốt vó sửa chữa sai lẩm một thời vì muốn chinh phục thiên nhiên để cố lấy lại sự cân bằng sinh thái. Sự ổn định xã hội cùng các chế độ lương bổng và quĩ phúc lợi đầy tính nhân bản ở các nước phát triển cũng tất yếu là hệ quả của cách thức giải quyết xung đột về lợi ích (nếu có) !

Vậy thì những ví dụ về mâu thuẫn không đội trời chung  giữa nông dân và địa chủ, giữa vô sản và tư sản có phải là không thực, và việc gì họ phải giết nhau ? bởi rõ ràng, dưới ánh sáng mặt trời, họ đều muốn sống và cũng biết ở mức độ an toàn để tự cân bằng giữa khả năng và nhu cầu.

"Qui luật mâu thuẫn" là hoang đường và "mâu thuẫn đối kháng" là quan niệm của quỷ.

Mâu thuẫn (không có quy luật-sic) của tuốt tuột vạn vật xuất hiện khi các mặt đối lập (tồn tại như chân lý) mất cân bằng. Loài có trí tuệ - Người - được tạo ra có nghĩa vụ gìn giữ sự cân bằng cho các mặt đối lập, của thiên nhiên và của chính mình, bằng sức mạnh của tình yêu thương !
Còn Phát triển? Chẳng phải sự tác động qua lại giữa hai mặt đối lập phổ biến ở trạng thái cân bằng động là gốc gác của mọi sinh sôi nảy nở ư ! :-)

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

KẾT ĐOÀN

CHÂN LÝ về NGUỒN CƠN



"Chiến tranh khởi xuất từ những Cá nhân,
Hòa bình có được luôn bởi Nhân dân!"

Mọi Nhà cầm quyền không thấu triệt chân lý này chỉ đưa Tổ quốc & cộng đồng tới Đại họa !



Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

NGHIÊNG

(Bài tìm thấy từ blog bị hack xoá cũ-đã chỉnh sửa)


Trái đất nghiêng nên mọi thứ cứ nghiêng nghiêng
Tình yêu người như nghiêng theo chiều lá
Có trái tim ngủ vùi miền lạnh giá
Bỗng tượt theo viền ánh biếc long lanh..

Và bài ca rướn buồm đè vào biển xanh
Và thẳng cột phấp phới cờ, dũng mãnh
Vũ trụ cũng nghiêng khi yêu đương em nhỉ
Nên đảo từ trường phải trái quả tim anh!.

NHAM CHI LUẬN 8











Các Học giả Hán-Nôm  có (thể cả Việt và Hoa) khi ngâm cứu quá trình phát triết ngôn ngữ-chữ viết cho rằng thế này:
"Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư"
Nghĩ như thế, nói như thế và viết như thế chẳng khác gì nghĩ, nói và viết như thế này: "đồng chí ấy bị thương 2 lần, 1 lần ở Tà lưa (địa danh nào đó) và lần kia ở mông đít" !

  Sao ư? Thế không thấy "giáp cốt văn", "kim văn"  là nói về sự phát triển của chữ viết cổ gắn với sự phát triển của văn hóa người cổ, trải dài theo các Thời đại, là chữ trên mu, xương, trên kim loại đồng sắt; thế gian còn có cả "thạch văn" nữa; khác hẳn  "chữ (kiểu) triện", "chữ (kiểu)lệ", "chữ (kiểu)  khải" "(kiểu) chữ thư", "chữ thảo"... là các lối (cách, kiểu) viết à!


 Xu hướng tiện lợi, thực dụng là bản tính loài người. Các loại chữ (ký âm) tượng hình Đông Á, bao gồm Việt, Hoa, và Hàn, Nhật được giản hóa dần và tùy theo không-thời gian.
Bê nguyên khúc này của ai đó biên trên Wiki cho mà nghĩ thêm:

"Bán đảo Triều Tiên:
Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul (한글) hay Chosŏn'gŭl (조선글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chosŏn'gŭl lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh, và được dùng để ký âm tiếng Triều Tiên. Tuy Chosŏn'gŭl đã xuất hiện nhưng chữ Hán (Hancha) vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh. Còn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, người ta đã bỏ hẳn chữ Hán.

Nhật Bản

Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji (漢字 Hán tự) và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 4, 5. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana (萬葉假名 Vạn Diệp Giả Danh). Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな (平假名 Bình Giả Danh) và Katakana カタカナ (片假名 Phiến Giả Danh). Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng bốn loại ký tự:

Chữ Hán (hay Kanji 漢字)
Chữ mềm (hay Hiragana ひらがな)
Chữ cứng (hay Katakana カタカナ)
Chữ La Tinh (hay Romaji ローマ字).

Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (Nhật: 音読 (音讀) (Âm Độc)?) và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (Nhật: 訓読 (訓讀) (Huấn Độc)?). Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi là Kokuji (Nhật: 国字 (國字) (Quốc Tự)?), tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (國字國訓), nghĩa là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ". Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam (xin xem phần sau về chữ Nôm). Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947.
Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo, 常用漢字表 Thường Dụng Hán Tự Biểu) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo, 人名用漢字表 Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu)."

  và ngay cả TQ nè:

"Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể (正體字) và chữ Giản thể (簡體字)."

Một câu hỏi đặt ra ở đây là: Chữ nôm của người Việt Cổ có trước chữ Hán Cổ của Hoa Hạ là một sự thật ? Bởi chính chữ Hán là một dạng giản hóa (ít nét vẽ hơn) của chữ nôm.

***

Theo "Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt" thì thế này nữa:
" "Kinh Dương Vương cai trị nước Xích Quỷ truyền đến đời Hùng Vương lập nước Văn Lang với bờ cõi rộng lớn Đông giáp Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ Tôn Tinh (Chiêm Thành) chia nước làm 15 bộ..."

Câu chuyện nói trên tưởng như huyền thoại được ghi trong sách Dã sử Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp (1370-1400) bỗng nhiên được minh chứng bằng cổ vật thời Đồ Đá Mới, được ông Shi Xingeng đào được ở làng Lương Chữ (Liangzchu), Chiết Giang vào năm 1936. Từ sự khai quật này các học giả Hoa Kỳ và Trung Hoa đã gọi tên là Văn Hóa Lương Chữ.

Điều lạ lùng là các cổ vật Lương Chữ đã trải rộng khắp Miền Gió Mùa, gắn liền với Văn Minh Luá Nước và chăn nuôi gia súc là đất cũ của nước Cổ Việt (Bách Việt) tương ứng với việc Sử gia Tư Mã Thiên (145 năm trước Công Nguyên) mô tả "Năm Tân Mão (1109 trước Công Nguyên) đất Việt là Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Châu, Nam Hải, Nhật Nam đều là phần đất của dân Việt xâm mình, cắt tóc để tránh giao long làm hại..."

Về Văn Minh Lúa Nước, lý thuyết của Tiến sĩ Madeleine Colani khai quật thóc hóa thạch ở Hòa Bình Việt Nam từ năm 1920 đến 1927 nói rằng nền Văn Minh Hòa Bình có từ hàng ngàn năm trước Công Nguyên.

Lý thuyết của Colani tiếp đó được Tiến sĩ Solheim II của Đại Học Hawaii của Hoa Kỳ xác nhận năm 1971 là Văn Minh Hòa Bình có từ 15 ngàn năm trước Công Nguyên; hai nền Văn Hóa Long Sơn (Longshan) và Ngưỡng Thiều (Yangshao) đều có gốc ở Văn Hóa Hòa Bình."!

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 7

(dành cho những kẻ chuyên khơi thù đánh lận chân lý)
Không ai sống bằng quá khứ, nhưng kí ức - đặc ân của thượng đế cho riêng loài người - luôn chìm nổi và đeo đuổi dai dẳng trong mỗi người.
Các phân tử chuyển động hỗn loạn nhưng trật tự trong giới hạn bề mặt vật chất ai chả biết,thế thì bề mặt lòng người ở đâu để mọi hương mùi chuyển động tự do và vô cùng? vậy sao người ta không mở to mắt và động não để so sánh kí ức về các hố bom ở VN và hố bom nguyên tử ở Japan nhỉ,chả lã giống Phù tang là chủng chóng quên? còn chủng Việt không biết nhục muôn đời vay mượn?

Thời gian có thể lấp đầy mọi hố bom lớn nhỏ trên bề mặt của đất song, những "hố bom nô dịch" tinh thần không thể trông chờ (vào thời gian) mà phải do ý chí con người. Người Hàn, Đài đã làm được. Mười Miến , Mông, Tạng...đang làm, còn người Việt? thật khó khăn làm sao.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 6

thần nông gì mà thấy ghê :)
Nghĩa vụ thiêng liêng của những người viết sử chân chính là tái tạo lại những khoảnh thời gian xã hội đã mất cho tâm thức xã hội tương lai. Song le không ít học giả cả Đông và Tây thường vá víu và suy luận theo chủ quan hòng biện giải để gieo rắc tư tưởng của mình, song, cuộc sống khôn cùng và vĩ đại, chuyển vận theo quỹ đạo chân lý của thời gian cũng sàng lọc ra những hạt sạn dối trá, từng bị lấp liếm trong những mưu toan và cũng bởi chính sự dễ dãi thoải mái hài lòng của nhận thức phần lớn loài người.
Cộng đồng xã hội dễ dàng chấp nhận huyền sử và bán huyền sử như một phần lịch sử, chính đây là ngọn nguồn của những quan niệm lệch lạc xa rời chân lý.
Nhưng chẵng hề là mãi mãi.

Một ví dụ rất điển hình về những nhận thức đối với nền văn minh, văn hóa cổ đại Phương Đông khi, cho tới tận bây giờ, những ghi chép mang tính hệ thống của các sử gia Hán tộc (từ Tư Mã Thiên, Trinh ...) như những cứ liệu quí giá để khảo cứu. Và chính trong đó, những phết phẩy dối trá vô tình và hữu ý dần dần lộ diện.
 Sự tranh cãi triền miên của các học giả Trung Quốc từ xưa tới nay về muôn mặt của Kinh Dịch như những giá trị triết học của nhận thức và ý thức loài người cũng cho ta thấy những lấp lánh của sự thật quá khứ xa xăm. Thuyết Tam hoàng - Ngũ đế bồng bềnh rồi cô lắng lại Một nhân vật thần thánh Thần Nông là đã từng có thật, bởi nhân vật bán huyền sử này cho người đời cứu cánh để thỏa mãn tương đối câu hỏi của muôn đời về ý nghĩa sự tồn tại của mình trong liên quan Sự Sống - Thiên Nhiên( Vũ trụ).
Khí hậu ẩm thấp cùng lũ lụt của Phương Nam (vùng Xích Qủy cổ đại của Việt tộc) không thể cung cấp cho các nhà khoa học những mẫu vật khảo cổ khả cứu, thế là một mẫu xương Người Vượn Bắc Kinh cùng những mẫu vật công cụ, vật dụng dày dặn lớp phong hóa... gần như nghiễm nhiên được coi là nơi khởi xuất của Nền văn minh Hoa Hạ - Bắc Hoàng Hà và cả một nền tư tưởng triết học cổ đại Phương Đông: Kinh Dịch.

Nhưng, như một sự thật bị khỏa lấp trong chiều ngưỡng mưu mô thật giả lẫn lộn, trong một bình minh hợp lý, chân lý sẽ phải tỏ rạng như một thứ ngọc thiệt của trời đất. Quê quán của Thần Nông phải được minh định. Và khi đó, những quan niệm về sự hình thành muôn loài, quan hệ giữa con người, trời, đất diễn giải theo ngũ hành, phong thủy sẽ rành rẽ  chẳng còn liên quan gì với cuộc sống du cư săn bắt và hái lượm của người Hán cổ.

***

Phụ chú: Đương nhiên Nền Văn Minh Lúa Nước có biểu trưng tối thượng là Thần Nông, thế mà nhân vật Thần Nông của các sử gia Trung Hoa ra sao? Nào là giáp, hài... y mão, nào là ... , thế này thì sao mà cày cấy gặt hái  cơ chứ! (chưa cần nói đến cả ti tỉ thứ khác trong xuyên suốt sử liệu- cả bịa đặt và không thể bịa đặt xuyên tạc của đám hậu hẩu bối Tư Mã thị !)


Thần Nông Hoa Hạ


Thần Nông Âu-Mỹ (Scorpion)


Biểu tượng Thần Nông của Người Việt: Chòm Thần Nông
( hơi khác hình Scorpion mượn tạm này, chỗ cái càng bọ cạp có nhiều sao hơn nhiều, là cái đầu của Thần Nông, trong thực tế, chòm sao này soay chuyển quanh vùng 3 sao (phần mông) sáng phía dưới)

(Hồi còn rất nhỏ, những đêm hè nóng bức, trên chiếu trải giữa sân gạch đã ráo nước (khoảng trước bữa tối, vài trai tráng có nhiệm vụ gánh nước từ giếng làng đổ tràn sân cho mát), ngửa người ngắm trời sao, ông ngoại chỉ cho anh nhận biết Chòm sao thần nông phía đông nam dải Ngân Hà. Và được giảng giải cách coi Thiên lịch cho mùa màng.
Tất tật công việc của nhà nông đều phải dựa vào thời tiết mưa nắng. Chòm Thần nông, Chòm cái gầu, con vịt, cái cày.... cung cấp thông tin để biết phải khu xếp ra sao cho các vụ cấy hái cho các mùa màng hàng năm...  và đã có quá trời sách bản - sách chữ nho,  dày đặc  chữ lớn chữ nhỏ li ti cùng các hình thiên văn trong tráp lớn, bị anh xé trộm để làm diều sáo, cả chục lần bị đòn phạt mà quyết không chừa, tiếc làm sao. :-)

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

TUYÊN BỐ

 

PHẢN ĐỐI HÀNH VI TRẤN ÁP THÔ BẠO VI PHẠM PHÁP LUẬT

XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG QUYỀN CÔNG DÂN

Chúng tôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, những người ký tên vào Thông báo TỔ CHỨC MÍT TINH PHẢN ĐỐI NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC được tổ chức vào ngày 9.12.2012 tại quảng trường Nhà hát Thành phố, cực lực phản đối những hành vi thô bạo vi phạm pháp luật của các lực lượng công an và chính quyền địa phương tại những Phường và Quận nơi chúng tôi cư trú và nơi tổ chức mít tinh.

Việc tổ chức mít tinh phản đối hành động gây hấn ngày càng nghiêm trọng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhằm biểu thị ý chí bảo vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ và lãnh hải là một việc hết sức cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhân sĩ trí thức và thế hệ trẻ Thành phố. Đó là hành động yêu nước quang minh, chính đại. Chúng tôi đã công khai nêu rõ mục đích của cuộc mít tinh, khẩu hiệu đấu tranh, ngày giờ và địa điểm trong THÔNG BÁO ngày 7.12.2012. Thông báo này cũng đã gửi đến ông Bí thư Thành ủy, ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị chỉ đạo các ngành hữu quan hỗ trợ để cuộc mít tinh phản đối hành động gây hấn và những thủ đoạn nham hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc diễn ra trong trật tự, tạo thành một sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Nhà nước.
Trong buổi tiếp chúng tôi, thay mặt cho lãnh đạo Thành phố, ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Trí đã nghe chúng tôi trình bày rõ ràng, minh bạch lý do chúng tôi thực hiện quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp và đã nêu rõ trong Đề nghị của 42 nhân sĩ trí thức gửi đến lãnh đạo Thành phố ngày 27.7.2012 về việc tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện quyền công dân, biểu tình biểu tỏ ý chí kiên quyết chống hành động gây hấn, lấn chiếm, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Ông Phó Chủ tịch đã hiểu rõ mục đích, nội dung, khẩu hiệu, địa điểm và ngày giờ tổ chức cuộc mít tinh và cũng đã có thái độ chia sẻ với chúng tôi.
Đáng tiếc là, thay vì hỗ trợ chúng tôi thì chính quyền lại ra sức ngăn cản để không cho cuộc mit tinh biểu thị lòng yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược được tiến hành một cách ôn hòa và trật tự. Nhiều thủ đoạn không quang minh chính đại đã được diễn ra theo một kịch bản trấn áp được thực thi một cách thô bạo. Nghĩ rằng, tóm bắt những người đề xướng cuộc mít tinh không cho họ đến quảng trường Nhà hát Thành phố thì cuộc mít tinh sẽ tan. Hoàn toàn không phải vậy.
Diễn biến của tình hình cho thấy, nếu không có năm chúng tôi thì cuộc mít tinh vẫn diễn ra với một khí thế mạnh mẽ, biểu thị sức mạnh của đông đảo các tầng lớp nhân dân Thành phố, đặc biệt là của thanh niên và giới nhân sĩ, trí thức, không một thế lực đen tối nào ngăn cản được. Điều này cho thấy nếu vẫn cứ trấn áp, bắt bớ, đe dọa và khủng bố thì sẽ chỉ như lửa đổ thêm dầu, làm cho tình hình Thành phố mất ổn định, hình ảnh cả đất nước xấu thêm lên trước con mắt công minh của bạn bè quốc tế.
Theo kịch bản trấn áp để phá bỏ cuộc mít tinh, cả năm chúng tôi đều bị lực lượng công an, dân phòng và chính quyền địa phương nơi chúng tôi cư trú bao vây từ sáng sớm. Chỉ có Huỳnh Tấn Mẫm là thoát khỏi sự vây bắt của công an và chính quyền địa phương đến được quảng trường Nhà hát Thành phố, bốn người còn lại đều bị ngăn chặn, trong đó ba người bị ép buộc không được ra khỏi nhà, một người bị chặn bắt một cách thô bạo trên đường đi, áp tải về trụ sở Phường và đã có Tuyên bố phản đối ngay trong ngày 9.2.2012 với những dẫn chứng cụ thể.
Nhiều người khác ngoài năm chúng tôi cũng đã bị vi phạm quyền tự do công dân như ông Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều người khác nữa, bị ép buộc không được ra khỏi nhà hoặc bắt phải quay về nhà khi đang đi trên đường mà không có bất cứ một văn bản pháp luật nào được công bố ngoài việc tùy tiện bắt giữ, ngăn cản, tùy tiện xông vào nhà án ngữ không cho ra khỏi nơi cư trú.
Các hành động trên đã vi phạm trắng trợn quyền công dân được ghi trong Chương V của Hiến pháp, Điều 68: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Điều 73: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép”.
Chà đạp lên luật pháp, các hành vi thô bạo nói trên cần phải bị trừng trị và cần phải chấm dứt. Chúng tôi yêu cầu ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra và có giải pháp thích đáng đối với những cán bộ phạm pháp, vi phạm quyền công dân đối với chúng tôi.
Chúng tôi kêu gọi công luận trên cả nước hãy lên án hành động trấn áp người biểu tình khi họ thực hiện quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp để biểu tỏ lòng yêu nước, phản đối hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh gây hấn lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải thuộc chủ quyền của ta.
Kiên quyết đấu tranh chống lại hành động gây hấn và mọi thủ đoạn thâm hiểm, lừa mị của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Phát huy truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc, mỗi người Việt Nam hãy đứng lên chống lại bọn xâm lược, cảnh giác trước mưu mô của chúng.
Tổ quốc trên hết và trước hết!
TP Hồ Chí Minh ngày 10.12.2012
Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

YÊU LẮM

Ai nào sẽ khơi sông
Cho nước tù tuôn chảy
Nào ai phải nắn dòng
Để thuận buồm xuôi gió.

Người ơi vui nơi đó
Có nhớ một tình anh
Mãi mãi thắm màu xanh
Của cây đời: Yêu lắm!

BỤI



và nơi này
cần lắm một trận mưa.
Ôi lá,
ôi người !

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Chí dị chuyện - Hành vi "hộ chiếu lưỡi bò"

 "Khơi khơi vẽ bản đồ có cái vùng trong mưu đồ lâu dài để um cả thế giới. Thật ngu xuẩn. Chuyển công tác nó." (Giang Trạch Dân)


 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

con ruồi nằm im
gớm ghiếc,
bay xè
chập choạng.
A, nó có một cánh rưỡi.
Trung Quốc!



*


Truyện Chinh Tây trung quốc chép lại rằng, khi Tống trào tranh giao với Liêu rợ, thầy trò tiên chủ Chung Li và Đồng Tân đang chơi cờ. Đồng Tân đánh trống lảng vụ thầy cật vấn,vẫn còn ham mê tửu sắc, lại lẹo thẹo với tiên nữ Bạch mẫu đơn nên hỏi thầy thắng thua Liêu -Tống. Chung Li giải rằng, Tống là long đại, Liêu là long tiểu, chúng tranh giành thiên hạ là khí số, không thể can được hòng bớt lầm than lê dân, nhưng long đại đã được ấn ghi sẽ tiêu diệt long tiểu, chỉ trong vài ba niên hạ.
Vì cay cú chúng tiên chê cười, lại ỷ tài, Đồng Tân muốn làm ngược. Bèn trốn xuống trần, sai bảo mộc tinh yêu ma phò giúp Liêu trấn Tống. Đương nhiên không thể. Kết cục cả bọn tiên ,yêu mất nết cùng Liêu thái hậu đều chịu thảm khốc.

Trung Quốc không ghi lại chuyện chinh nam cũng thời Tống trào này, chẳng qua từng bị Lê Đại Hành và Lý Thường Kiệt bụp cho xách dép rụng tay hãi hùng cả mấy trăm năm.
Hồi đó Chung Ly tiên ông bảo, ai bảo tham mà ngu, chẳng biết rằng, phong hóa tục lệ hốt được rồi thì yên thân đi, núi sông bờ cõi rành rành đã chia tại thiên thư, xứ Đại Việt ấy lại là long gốc, sao mà ăn nổi, cho què.

Tới tận bây giờ, con ruổi Trung Nam Hải vẫn chỉ có một cánh rưỡi là thế.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay


"Ngay G.W.F. Hegel, triết gia lớn của Đức, cũng chỉ xem Luận ngữ như một cuốn sách ghi chép những đạo lý thường thức, không hơn không kém."
Lưu Hiểu Ba - (Người soạn Hiến chương 08)


Lưu Hiểu Ba
 
 
Phan Trinh dịch

Lời giới thiệu của người dịch

1. “Chó nhà tang” và “chó gác cửa” ở đây chỉ Khổng Tử. Đề tài này có thể hơi nhạy cảm với ít nhiều trí thức Việt Nam, vì nó đưa ra một cái nhìn hơi lạ về một người quen, và có lẽ cũng vì trong Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay vẫn có bệ thờ Khổng Tử.
Thoạt đọc, bài này có vẻ như muốn ‘hạ bệ’ Khổng Tử, nhưng đọc kỹ, người đọc sẽ thấy Lưu Hiểu Ba muốn tìm lại sự thật cho Khổng Tử, và thấy Khổng Tử cũng như nhiều trí thức xưa nay lúc thì bị ruồng rẫy, khi thì được ‘phong thánh’, được gán cho nhiều điều mình không có, và trở thành bao tay nhung che cho bàn tay sắt.

2. Tên của Khổng Tử và Lưu Hiểu Ba trong vài năm qua nhiều lần được nhắc chung. Lưu Hiểu Ba viết bài này về Khổng Tử ngày 18/8/2007. Năm 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã thành lập Giải Khổng Tử để đối trọng với Giải Nobel Hòa Bình vừa được trao cho Lưu Hiểu Ba, vì nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền của ông. Cũng nên nhắc lại là vào Lễ Noel 25/12/2009, Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh kết án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, còn Giải Khổng Tử năm 2011 thì được trao cho Vladimir Putin, lãnh tụ Nga có khuynh hướng độc tài*.
3. Cơn sốt Khổng Tử mà Lưu nói tới vẫn kéo dài đến nay. Viện Khổng Tử (gần như Viện Goethe, Hội Đồng Anh…) công cụ của quyền lực mềm trong tay nhà cầm quyền Trung Quốc, mở cơ sở đầu tiên năm 2004, đến nay đã có hơn 320 Học viện được thành lập trên thế giới, trong đó 1/5 là ở Mỹ **.
4. Đọc bài này, rất có thể người đọc sẽ nêu câu hỏi: Liệu có điểm gì giống nhau giữa Viện Khổng Tử và Viện Trần Nhân Tông, Giải Khổng Tử và Giải Trần Nhân Tông được nhắc tới gần đây với ít nhiều nghi ngại hay không.
5. Bản dịch này dựa trên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Trung. Bản tiếng Anh có tựa “Yesterday’s Stray Dog Becomes Today’s Guard Dog” (Chó hoang hôm qua nay thành chó giữ nhà) do Thomas E. Moran dịch, in trong cuốn No Enemies, No Hatred (Không thù, không ghét) tuyển tập luận văn và thơ Lưu Hiểu Ba, do Perry Link, Tienchi Martin-Liao và Lưu Hà biên tập, xuất bản năm 2012 tại Anh Quốc. Bản tiếng Trung có tựa “昨日丧家狗 今日看门狗 – 透视当下中国的“孔子热”” (Tạc nhật táng gia cẩu, kim nhật khán môn cẩu, thấu thị đương hạ Trung Quốc đích “Khổng Tử nhiệt”), xuất bản lần đầu trên vào ngày 2/9/2007 trên boxun.com.
P.T.
________________
(ở đây nữa)
 
Người Trung Quốc hiện rất phấn khích vì nước nhà đang trỗi dậy như một cường quốc. Nhờ kinh tế trỗi dậy nên văn hóa cũng trỗi dậy, nhờ tung tiền khắp nơi nên “quyền lực mềm” cũng được xuất khẩu ra thế giới. Trong nước, người người đua nhau chạy theo cơn sốt đọc cổ văn, cơn sốt thờ Khổng, cơn sốt theo đạo Nho. Chương trình Bách gia Giảng đường của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng khởi xướng cơn sốt đọc lại Luận ngữ nhằm phục hồi đạo đức truyền thống. Trong khi đó ở ngoài nước, Trung Quốc đầu tư lớn để mở hàng loạt các “Viện Khổng Tử” nhằm lan tỏa quyền lực mềm. Giấc mơ bá chủ thiên hạ của Trung Quốc bị dồn nén hơn thế kỷ nay lại có cơ tái xuất giang hồ. Đức Khổng Tử ở trong và ngoài nước bỗng kết thành một trận tuyến liên hoàn. Cơn sốt Khổng Tử quả là càng lúc càng nóng.
Nhưng, đàng sau cơn phấn khích của đám đông kia, tôi cho rằng không phải là ước muốn khôi phục nền đạo đức cũ, mà là toan tính phục hồi truyền thống sùng bái thánh Khổng, một phần không thể thiếu trong kế hoạch của nhà nước nhằm đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Những năm sau biến cố Thiên An Môn [1989], nhà nước một mặt chống lại các nỗ lực đòi hỏi tự do, chống “diễn biến hòa bình”, một mặt lại thổi bùng tình cảm “yêu nước” cực đoan. Chủ nghĩa yêu nước cực đoan này, rường cột cho ý thức hệ mới của nhà cầm quyền Trung Quốc, kết hợp với chiến dịch quảng bá cho cái mà Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là “Thời hoàng kim thịnh vượng” đã làm làn sóng dân tộc chủ nghĩa dâng cao vô tội vạ. Không gì rõ hơn những dòng này ở cuối “Tế văn Vinh danh Khổng Tử, nhân Liên hoan Văn hóa Khổng Tử Quốc tế 2005, tại Khúc Phụ, Trung Quốc”. Tế văn viết những lời có cánh như sau: “Thời hoàng kim vừa đến, nuôi giấc mơ đại đồng; Mừng gặp thời thịnh vượng, và cường quốc vinh quang”. Thật là một bản song tấu rổn rảng điển hình khi chủ nghĩa dân tộc hòa vào ‘Phúc âm’ của “Thời hoàng kim”.
Trong một năm qua, việc cổ xúy văn hóa truyền thống trên chương trình Bách gia Giảng đường của CCTV đã góp phần biến Khổng Tử thành một món hàng thời thượng, hoặc mượn lời của Lỗ Tấn, thành “‘Mô-đen’ Khổng Tử”. (Điều tương tự từng rộ lên cách đây vài năm khi Mao Trạch Đông cũng trở thành một thứ “mốt”.) Hiện sách vở đủ loại về Khổng Tử đang hốt bạc cho các nhà xuất bản, các lớp quốc học và cổ văn cũng mang lại món lợi lớn. Ban Quốc học Đại học Thanh Hoa tính học phí mỗi người 26.000 nhân dân tệ, Đại học Phục Đán lấy mỗi người 38.000 nhân dân tệ, và khóa học cổ văn ngoài giờ cho trẻ em cũng có học phí cao ngất ngưởng.
Chương trình nói trên của CCTV cũng làm tên tuổi Vu Đan trở thành hiện tượng được cả nước biết. Vu Đan rao bán, thay vì rao giảng Khổng Tử bằng một giọng điệu khéo léo, kết hợp những câu chuyện cao đạo về người xưa với những kiến giải có độ sâu sắc chỉ ngang với ca từ nhạc sến. Những suy luận võ đoán, những lý giải nông cạn thường trực của bà về Khổng Tử có tác dụng như một thứ ma túy tinh thần giữa cơn sốt phục hưng đạo Khổng trong văn hóa đại chúng. Cuốn Luận ngữ tâm đắc của Vu Đan mang một thông điệp dễ dãi. Theo giải thích của Vu Đan thì Khổng Tử dạy rằng ai ai cũng có thể sống thoải mái với tâm thế thực dụng, dù gặp gì đi nữa cũng đừng phàn nàn, nếu biết thuận theo hoàn cảnh thì sẽ thích ứng dễ dàng và sống đời hạnh phúc.
Trong khi cơn sốt đọc Khổng Tử do Vu Đan khởi xướng đang ăn khách, thì giáo sư Đại học Bắc Kinh, Lý Linh, xuất bản cuốn sách có tên Chó nhà tang – Tôi đọc Luận ngữ [1]. Bằng nghiên cứu của riêng mình, giáo sư Lý đã trục xuất những điều vớ vẩn được nói về Khổng Tử và trả ông về với hình ảnh nguyên thủy. Giáo sư Lý viết trong lời mở đầu:
“Sách của tôi là thành quả những ý tưởng của riêng tôi về Khổng Tử. Tôi không lặp lại những gì người khác đã nói. Tôi cũng không quan tâm tới những gì Mạnh Tử, Vương An Thạch [2], hoặc bất cứ học giả lớn nhỏ nào đã từng nói về Khổng Tử. Nếu điều gì không có trong văn bản gốc, thì tôi sẽ gạt qua một bên… Nếu muốn biết đích thân Khổng Tử nghĩ gì, hãy tìm đọc văn bản gốc… Tôi không viết để dự phần vào cuộc tranh cãi của các trí thức, cũng không viết để thỏa mãn thị hiếu của đa số.”
Và giáo sư Lý kết luận:
“Sau khi đọc Luận ngữ, tôi thấy tốt nhất không nên đặt Khổng Tử lên bệ thờ, cũng không nên dìm ông xuống bùn, mà chỉ nên nói rằng ông rất giống Don Quixote.”
Qua việc phản đối nạn sùng bái thần thánh và khát khao truy tìm sự thật với thái độ không mị dân, giáo sư Lý đã góp phần đả phá truyền thống thần thánh hóa Khổng Tử đã kéo dài suốt hơn 2000 năm nay. Ông viết:
“Trong cuốn sách này, tôi muốn giải thích cho độc giả rằng Khổng Tử thực ra không phải là một vị thánh. Vị Khổng Tử mà các hoàng đế tôn sùng từ triều đại này qua triều đại khác không phải là Khổng Tử thật, mà là một Khổng Tử “nhân tạo”. Khổng Tử thật không phải là thánh, cũng chẳng phải vua, cũng không là “nội thánh ngoại vương” [trong thánh, ngoài vua] gì cả… Khổng Tử chỉ là người, một người xuất thân bình dân, luôn tin rằng kẻ sĩ cổ đại (những “quân tử” đúng nghĩa) đã định ra chuẩn mực mà mọi người nên noi theo để đối nhân xử thế; một người yêu chuộng những gì cổ xưa, học hành chăm chỉ, không nản chí; một người thầy tận tụy, không mệt mỏi truyền đạt văn hóa người xưa và khích lệ học trò học tập kinh sách cũ; một người không có chức, cũng không có quyền – chỉ có học vấn về đạo đức – nhưng dám can ngăn kẻ cầm quyền; một người đi tứ xứ du thuyết, lao tâm thay cho kẻ cai trị, liều mình khuyến dụ người cải tà quy chính; một người nhiệt tình, ước mơ khôi phục đường lối nhà Chu để thiên hạ thái bình; một người luôn bị giằng xé, hoang mang, nay đây mai đó, giống hành trạng của một con chó vô chủ, lang bạt, không có nhà để về. Đó là Khổng Tử thật.”
Trong cách nghiên cứu và lý giải Luận ngữ của mình, rõ ràng giáo sư Lý đã bỏ rất xa Vu Đan nông cạn và bất cẩn. Quan trọng hơn, ông đồng cảm được với Khổng Tử, người trí thức hơn 2000 năm trước. Ông cho biết chính Khổng Tử cũng tự nhận mình là con chó nhà tang mất chủ ngơ ngáo. Ông viết:
“Khổng Tử tuyệt vọng với quê hương mình, cùng các môn sinh ông đi khắp nơi, làm việc với chư hầu, nhưng cũng chẳng được gì. Cuối đời ông trở về quê hương, sống những năm cuối đời với tâm trạng buồn bã. Trước khi ông qua đời, con trai và hai học trò yêu của ông, Nhan Hồi và Tử Lộ (Trọng Do) cũng mất, ông khóc thương họ cạn nước mắt. Tuy ông mất trong nhà mình, nhưng cũng có thể nói ông không hề có nhà. Những giáo huấn của ông có thể đúng hoặc sai, nhưng dù đúng hay sai, đời ông cũng phản ánh số phận của người trí thức Trung Quốc tiêu biểu.”
Việc giáo sư Lý Linh đưa ra lời bình luận về con chó mất chủ giữa lúc cơn sốt Khổng Tử và văn hóa truyền thống đang lên cao trào, giống như ném một tảng đá to xuống nước: Nó tạo nên những làn sóng phản đối dữ dội từ những tín đồ mới của đạo Khổng. Giáo sư Lý bị đả kích cay độc, bị nguyền rủa, những kẻ bị xúc phạm đã biến bức xúc của mình thành giận dữ. Giáo sư Lý bị tố là phao tin đồn nhảm, và là một “phẫn thanh” [đọc trại sẽ thành 'thằng ăn cứt"], những người chưa đọc sách của giáo sư Lý tự cho mình cái quyền gọi nó là “rác rưởi”. Tất cả những eo xèo này chỉ vì ông dám gọi Khổng Tử là chó nhà tang vô chủ. Điều đó cho thấy lòng sùng kính Khổng Tử của những nhà Nho mới đưa đã đưa Thánh Khổng lên vị trí bất khả xâm phạm, không ai được đụng tới. May mắn là số nhà Nho mới này không có quyền lực chính trị là bao. Nếu có quyền lực, chúng ta chắc đã phải trở về thời đại mà (như Lâm Bưu nói về Mao Trạch Đông) “mỗi lời của ngài đều là chân lý, mỗi chữ của ngài quý hơn ngàn vạn chữ của kẻ khác.”
Giáo sư Lý Linh là một nhà nghiên cứu lịch sử nghiêm túc. Ông viết: “Tôi xem Luận ngữ là một chủ đề nghiên cứu lịch sử, chứ không phải sách thánh.” Khi ông gọi Khổng Tử là chó nhà tang, ông nhắc ta nhớ rằng ở Trung Quốc thời Xuân Thu (770-476 trước CN) tầng lớp trí thức đã phải sống trong bất an, cả trong sợ hãi, tài năng của họ thường không được trọng dụng, và trong hoàn cảnh đó, một “kẻ có lý tưởng nhưng không tìm được quê hương tinh thần của mình” thì chẳng khác gì con chó nhà tang mất chủ ngơ ngáo. Nhưng, theo tôi, giáo sư Lý nói rằng Khổng Tử thiếu “quê hương tinh thần” là đã cho ông hơi nhiều điểm. Sự thật là ông đi khắp đó đây không phải để tìm quê hương tinh thần của mình, mà là tìm một chỗ để làm quan. Mục tiêu lớn của ông là trở thành quân sư, nhưng ông đã thất bại. Ông là con chó nhà tang không chủ, nhưng nếu được kẻ cầm quyền nào tin dùng, thì chú chó không chủ kia đã trở thành chó gác cửa.
Cũng nên biết là giáo sư Lý Linh không phải người đầu tiên gọi Khổng Tử là chó nhà tang. Người xưa đã từng đánh giá ông như thế. Truyện Khổng Tử trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên (145?-86 trước CN) viết rằng, vào năm 40 tuổi, khi không đạt được gì, Khổng Tử đã than rằng “Ta cùng đường rồi!” và rằng “Chẳng chỗ nào trong thiên hạ dung được ta!” Cũng theo Sử ký, dân chúng thời Khổng Tử đã tả rằng nhìn ông “băn khoăn lo lắng như con chó ở nhà có tang”. Khi đệ tử kể lại cho Khổng Tử nghe lời nhận xét này về mình, ông đã bảo rằng nói như thế là đúng làm sao, đúng làm sao![4] Ngày nay, những kẻ “bảo vệ Đạo lý đích thực” thì cho rằng những lời nói kia của Khổng Tử là những lời tinh tế có ý nghĩa lớn lao về thuật trị quốc và dạy người. Họ bảo Lý Linh gọi Khổng Tử là chó nhà tang như vậy là phạm thượng, phản bội, vô đạo và cuốn sách đó chỉ đáng vứt vào sọt rác. Có bạn ‘phẫn Nho’ còn cho rằng giáo sư Lý “mắc bệnh thần kinh!”
Người tôn thờ Khổng Tử có thể nguyền rủa sách của giáo sư Lý đủ kiểu, nhưng thực ra những gì ông viết về Khổng Tử, nhất là trong lời mở đầu rất thẳng thắn và thu hút, đã vượt xa những gì mà Tương Khánh và những “nhà tư tưởng mới” về Khổng Tử rêu rao. Rất nhiều học giả nổi tiếng đã đánh giá cao cuốn Chó nhà tang của giáo sư Lý.
Trong bài viết có tên “Tính khả thi của Nhân, Nghĩa – Điểm sách Chó nhà tang của Lý Linh”, sử gia Ngô Tư viết: “Giáo sư Lý đã làm rất tốt. Các dự án văn hóa sau này cũng phải được xây dựng trên những văn bản gốc cốt lõi. Theo tôi, những phát hiện của Lý Linh trong cuốn sách nói về Luận ngữ của ông còn hay hơn những gì Chu Hy (1130-1200) nói về Khổng Tử.”
Trong một bài điểm sách tương tự, giáo sư Tiên Lý Quần của Khoa Trung văn Đại học Bắc Kinh viết: “Cách giáo  sư Lý Linh đọc Luận ngữ cho thấy một điểm rất lớn đó là sự đồng cảm chân thật, ‘từ trái tim đến trái tim’ với Khổng Tử, sự đồng cảm của một trí thức với một trí thức. Sự đồng cảm này giúp ông nhìn thấy vấn đề được gói ghém trong hình tượng ‘chó nhà tang’ kia là gì. Khi tôi đọc cụm từ ‘chó nhà tang’ tôi cũng thấy có ít nhiều nhạo báng, nhưng quan trọng hơn, tôi cảm được sự trăn trở và nỗi buồn đau của Khổng Tử.”
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Lưu Mộng Khê, giám đốc Sở Nghiên cứu Văn hóa Trung Quốc, thuộc Viện Nghiên cứu Nghệ thuật Trung Quốc, đã khen ngợi công phu nghiên cứu văn bản rất có trách nhiệm và cách làm việc nghiêm túc của giáo sư Lý Linh, góp phần giải độc những huyền thoại về Khổng Tử.
Giáo sư Tần Hy tại Đại học Thanh Hoa, trong bài “Làm thế nào Luận ngữ trở thành kinh điển?” đã viết rằng: “Hiện có những kẻ tìm cách nâng Luận ngữ lên thành một thứ Thánh Kinh của đạo Khổng, điều này cũng y như trước đây có kẻ muốn nâng cuốn sách nhỏ mỏng tang có tên Mao tuyển lên thành ‘đỉnh cao’ của chủ nghĩa Mác. Thử hỏi sự phấn khích với Mao tuyển đã làm phong phú chủ nghĩa Mác hay đã phá thối nó? Cũng vậy, sự phấn khích dành cho Luận ngữ hôm nay sẽ tôn vinh đạo Khổng hay chỉ làm hỏng nó?”
Trung Quốc vốn có truyền thống sùng thánh lâu đời, và trong mắt những người sùng bái thánh hiền xưa hoặc nay thì Khổng Tử nằm ngoài tầm tra vấn; ông là một vị vua không ngai đáng kính, là người nắm giữ chân lý, là quân sư của các thời đại, ông được tặng danh hiệu “Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương” (“Vị vua và vị thánh tuyệt hảo của văn hóa”, danh hiệu được gán cho ông vào thế kỷ thứ 14) và với danh hiệu ấy, các vị hoàng đế đứng trước ông cũng phải cúi đầu. Đối với Khang Hữu Vy (1858-1927) và Hội Khổng học của mình, Khổng Tử là giáo chủ của một tôn giáo và cũng là một vị thánh; còn đối với những nhà Khổng học ngày nay thì ông là biểu tượng cho văn hóa Trung Quốc. Với họ, mỗi câu trong Luận ngữ đều là những lời giáo huấn thấu tình đạt lý về nghệ thuật trị quốc và tu thân. Nếu thời xưa, lời xưng tụng to tát nhất dành cho Luận ngữ là câu “Chỉ dùng nửa bộ Luận ngữ cũng có thể trị cả thiên hạ”, thì câu tán dương thời nay lại là câu “Giáo huấn của Khổng Tử đã quản thiên hạ 5000 năm trước, nay sẵn sàng để quản thiên hạ 5000 năm sau.” Có kẻ còn nói “Không đọc Khổng Tử không phải là người!” Ngày nay, có những “tín đồ đạo Khổng mới” lại còn ngụy tạo ra những tin tức giật gân, chẳng hạn như chuyện râm ran gần đây, rằng vào năm 1988, 75 người đoạt giải Nobel toàn thế giới đã họp nhau tại Paris để bầu chọn Khổng Tử là nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người! [5]
Trước cơn ‘tẩu hỏa nhập ma’ vì sùng bái thánh nhân này, tôi xin hỏi các nhà Nho tân thời một câu tầm phào sau: “Trong con mắt các vị thì Khổng Tử đương nhiên là thánh rồi, thế nhưng, ngài cũng chỉ là người, vậy ngài có đánh rắm phun hương không?!”
Sự sùng bái kia khiến người ta mất khả năng phân biệt đâu là người đâu là thánh, đâu là lời nói đời thường đâu là lời phán của trời. Họ gán cho những lời dạy thông thường trong Luận ngữ những ý nghĩa thâm thúy, cao siêu. Chẳng hạn như hai câu mở đầu của Luận ngữ “Học nhi thời tập chi, bất diệc thuyết hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?” (Học mà mỗi buổi mỗi tập, chẳng cũng thích ư? Có bạn ở xa nghe tiếng mà tìm lại, chằng cũng vui ư?)[6] Thử hỏi sự thâm thúy cao siêu trong câu này nằm ở đâu mà thiên hạ phải khổ công chú giải suốt suốt 2000 năm qua cho đến tận bây giờ?
Chu Tố Nhân (1885-1967) trong cuốn Luận ngữ tiểu ký đã nói đúng: “Luận ngữ chỉ cách tu tập để thành người tốt và cách ứng xử với đời… Đó có thể là một cẩm nang hữu ích cho hậu thế, nhưng dứt khoát không được xem đó là những chân lý không bao giờ thay đổi hoặc những chuẩn mực đạo đức. Càng không nên nghĩ rằng nó chứa đựng những triết lý chính trị sâu sắc có thể trị quốc và mang lại hòa bình cho thiên hạ.” Ngay G.W.F. Hegel, triết gia lớn của Đức, cũng chỉ xem Luận ngữ như một cuốn sách ghi chép những đạo lý thường thức, không hơn không kém.
Chính Hán Vũ Đế (156-87 trước CN) người ra quyết định “độc tôn Nho thuật” đã hóa phép cho Khổng Khâu trở thành đức Khổng Phu Tử. Con chó nhà tang chết còn bộ xương, nay bộ xương bỗng chốc phục sinh và trở thành con chó gác cửa cho các triều đại quân chủ chuyên chế Trung Hoa.
Vì đạo Nho tỏ ra có ích cho quyền thống trị của vua chúa chuyên chế, nên địa vị của con chó giữ cửa được chăm sóc, củng cố, một khi ngồi vào chỗ rồi là nó cứ ngồi đó suốt hai ngàn năm. Và khi thần tượng của giới có học được triều đình thổi lên đến tận trời xanh, thậm chí biến thành tượng thờ giát vàng trong tổ miếu hoàng gia, thì đó là lúc trí thức Trung Hoa có tư tưởng tiến bộ bị đầy xuống địa ngục, biến thành nữ tì phục vụ quyền lực. Một trường hợp điển hình là Tư Mã Đàm (165-110 trước CN) cha của Tư Mã Thiên. Hai cha con đều phục vụ triều đình nhà Hán trong tư cách những thái sử. Khi Tư Mã Thiên vì dám can ngăn Hán Vũ Đế mà bị xử thiến, ông đã bi phẫn than rằng:
Cha ta cũng chẳng đạt được gì đáng ghi tên vào sổ sách triều đình. “Nghề viết văn, viết sử, xem sao, xem lịch thì cũng gần với bọn thầy bói, thầy cúng. Chúa thượng vẫn đùa bỡn nuôi như bọn con hát, còn thế tục vẫn coi thường.”[7]
Đến thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi các cường quốc Tây phương ép Trung Quốc mở cửa cho thế giới thì hệ thống quyền lực và ý thức hệ cũ lập tức suy vong nhanh chóng. Năm 1911, khi Cách mạng Tân Hợi kết liễu đế chế truyền thống thì Đạo Khổng, hệ ý thức của vua chúa độc tài, cũng mất hẳn chỗ dựa. Một lần nữa, “chó giữ cửa” lại trở thành “chó nhà tang” lang thang xó chợ. Mặc dù Viên Thế Khải (1859-1916) đã xoay sở để trở thành hoàng đế vào tháng 1 năm 1916 và cố phục hồi nghi lễ Đạo Khổng, nhưng cũng chẳng được bao lâu. Chỉ sáu tháng sau, Viên Thế Khải chết. Sự sụp đổ toàn diện của những định chế truyền thống và ý thức hệ cũ đã diễn ra, không thể nào tránh khỏi.
Theo tôi, khi các nhà Nho truyền thống mất chỗ dựa quyền lực thì đó là nỗi bất hạnh của họ, con chó gác cửa cung đình lại trở thành con chó lang bạt. Nhưng, nếu nhìn cách khác thì đây lại là một vận may lớn, là cơ hội để giới có học ở Trung Quốc có thể trở thành người trí thức hiện đại, có thể vứt bỏ những bệ đỡ của quyền lực độc tài mà họ vẫn dựa vào, có thể nuôi dưỡng và phát huy tinh thần phê phán độc lập. Cơ hội đã đến dù họ muốn hay không.
Nhưng rủi thay, thời kỳ “chó lang” bất đắc dĩ này chỉ kéo dài khoảng 50 năm. Khi Cộng sản Trung Quốc thiết lập chế độ cực quyền trên toàn quốc thì người trí thức cũng chẳng còn được thoải mái làm chó hoang nữa. Phần lớn bị đàn áp, truy đánh, dập dụa như “bầy chó mắc mưa”, một số gặp thời biến thành “chó giữ cửa” cho chính quyền Mao Trạch Đông. Quách Mạt Nhược (1892-1978) là một ví dụ điển hình, trong thời kỳ dân quốc ông còn dám mắng cả Tưởng Giới Thạch, nhưng sau năm 1949 thì ông chẳng khác nào con sâu nhũn gọi dạ bảo vâng trong tay Mao Trạch Đông.
Số phận của Khổng Tử trong thế kỷ 20 có lẽ sẽ khiến chính Khổng Tử choáng váng. Hai lần ông trở thành mục tiêu của những cuộc vận động chính trị chống lại mình. Lần đầu là trong phong trào Ngũ Tứ Vận động khởi đầu năm 1919, và lần kế tiếp là trong phong trào “phê Lâm [Bưu], phê Khổng [Tử]” do Mao Trạch Đông phát động năm 1974. Những năm sau vụ Thiên An Môn [1989], giới trí thức có khuynh hướng chống lại những gì được cho là cấp tiến, và họ xem cả hai phong trào Ngũ Tứ Vận động lẫn Phê Lâm Phê Khổng của Mao Trạch Đông là như nhau và bác bỏ cả hai. Nhưng làm như thế là họ không thấy hai cuộc vận động đánh đổ nhà Khổng này thực ra hoàn toàn khác nhau.
Trước hết, hai cuộc vận động có điểm xuất phát khác nhau. Ngũ Tứ là cuộc vận động văn hóa tự phát từ dưới lên. Người tham gia chủ yếu là những trí thức đô thị đã hấp thu tư tưởng mới, giá trị mới, và phương pháp mới du nhập từ phương Tây, và họ dùng những chuẩn mực phương Tây để hiểu vì sao Trung Quốc lạc hậu. Họ bất mãn với quan điểm vào cuối thế kỷ 19 cho rằng việc bắt kịp phương Tây chỉ là vấn đề kỹ thuật, hay thay đổi hình thức chế độ. Họ đi đến kết luận rằng thay đổi cốt lõi phải là thay đổi văn hóa. Ngược lại, phong trào “phê Lâm, phê Khổng” vào năm 1974 là một màn vận động chính trị từ trên xuống của Mao Trạch Đông, kẻ có quyền lực tuyệt đối và muốn đưa Tư tưởng Mao lên vị trí độc tôn và không tư tưởng nào khác trong hay ngoài nước được phép có mặt.
Thứ hai, tính chất của hai cuộc vận động này cũng khác hẳn nhau. Đối tượng mà các trí thức cách tân của Ngũ Tứ Vận động chống đối không phải là Khổng Tử thời Tiên Tần, lúc trăm nhà đua tiếng vào thế kỷ thứ năm trước CN, mà là Đức Thánh Khổng của Hán Vũ Đế, người đã đưa đạo Khổng lên vị trí độc tôn. Họ muốn đánh đổ sự độc quyền tư tưởng của đạo Khổng, của con “chó gác cửa”. Ngược lại, chiến dịch của Mao Trạch Đông chống lại Khổng Tử không liên quan gì đến nỗ lực cải tổ văn hóa, và cũng chẳng liên quan gì đến Khổng Tử. Cuộc vận động chỉ là công cụ giúp Mao cạnh tranh quyền lực với nhóm chóp bu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mục tiêu cuối cùng của Mao là hạ bệ Lâm Bưu và cảnh cáo nhà “đại nho” Chu Ân Lai.
Nói cách khác, hai cuộc vận động chống Khổng Tử có bản chất khác nhau. Một bên là những nhà trí thức không quyền lực một bên là kẻ nắm quyền lực tuyệt đối chẳng khác gì một Tần Thủy Hoàng kiểu mới. Một bên là cuộc cách mạng văn hóa tự phát từ dưới lên, một bên là cuộc vận động chính trị từ trên xuống. Một bên cố tìm lối thoát cho văn hóa Trung Quốc, một bên chỉ mong củng cố quyền lực độc tôn.
Đó là lý do đến nay tôi vẫn tán đồng nỗ lực chống ảnh hưởng của Đạo Khổng như Ngũ Tứ Vận động chủ trương, và tiếp tục chống đối cuộc vận động chống Đạo Khổng của thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Trong luận văn viết năm 1935 “Khổng Phu Tử của Trung Quốc hiện đại”, khi Lỗ Tấn gọi Khổng Tử là thánh nhân “mô-đen” là ông có ý phê phán truyền thống tôn sùng thánh nhân của chế độ chuyên chế Trung Quốc. Ông viết: “Những kẻ đặt Khổng Tử lên bàn thờ, thánh hóa ông chính là những kẻ cầm quyền, hoặc những kẻ muốn nắm quyền. Việc này hoàn toàn không phải là việc của dân chúng bình thường.”
Theo tôi thì tệ sùng bái thánh nhân ở Trung Quốc là một công trình văn hóa giả tạo cực lớn do các đời vua chúa cùng bọn văn nhân cung đình phối hợp tạo nên. Vị Khổng Tử mà các vua chúa và quần thần “phong thánh” đã đánh mất hoàn toàn mọi mối liên quan với vị Khổng Tử đích thực, và đáng được xem như một món hàng giả vô cùng nguy hiểm.
Thực ra, nếu đọc kỹ các triết gia Tiên Tần, sẽ không khó nhận ra rằng tư tưởng của Khổng Tử cũng chỉ là những lời thuyết giáo đạo đức bình thường. So với Trang Tử (369-286 trước CN), Khổng Tử không có cái siêu thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, cũng không có trí tưởng tưởng đẹp đẽ kỳ vĩ, hoặc ngôn ngữ trôi chảy bất tận, cũng không có khả năng hòa quyện tri thức triết học với vẻ đẹp văn học thoát tục, hoặc tỉnh táo mà nhìn thấu đáo bi kịch của con người. So với Mạnh Tử (372-289 trước CN), Khổng Tử không có được cái khí phách của một trang nam tử, hoặc tầm nhìn rộng lớn, đó là chưa kể đến khả năng đối diện với quyền lực với thái độ đầy tự trọng, hoặc sự quan tâm thật lòng tới dân đen. Chính Mạnh Tử là người đã nói “dân vi trọng, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.  So với Hàn Phi Tử (281-233 trước CN), Khổng Tử còn có vẻ hư ngụy, giả dối, không thẳng thắn, thiếu sắc bén, cũng không có khả năng châm biếm tài hoa. So với Mặc Tử (470-391 trước CN) Khổng Tử không lấy bình đẳng làm lý tưởng và tính thiện tự nhiên, đạo đức tự giác làm nền tảng cho một chủ nghĩa mới như chủ nghĩa kiêm ái, cũng không có một hệ thống lý luận cụ thể rõ ràng nào.
Ngược lại, những lời giáo huấn của Khổng Tử chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí tuệ lớn. Những chỉ dạy ấy cực kỳ thực dụng, khôn khéo, nhưng không có tính thẩm mĩ hoặc triết lí thâm thúy. Ông cũng không có nhân cách cao quý hoặc tầm nhìn khoáng đạt. Ban đầu ông lang bạt tứ xứ muốn được làm quan, sau thất bại bèn trở thành thày dạy đạo đức. Danh hiệu vị thầy chăm chỉ, và “dậy người không mệt mỏi” dành cho ông thực ra cũng chỉ phản ảnh ước muốn viển vông xuất phát từ một nhân cách nông cạn. Nguyên tắc nổi danh của ông “thịnh thế tắc nhập, loạn thế tắc ẩn” (thời thịnh trị thì dấn thân, thời loạn lạc thì ở ẩn), nếu nhìn kĩ sẽ thấy đó chính là cái đạo xử thế khôn lanh, thể hiện tính vô trách nhiệm và cơ hội chủ nghĩa. Thật hoài phí và tổn hại cho dân tộc Trung Hoa biết bao khi chính nhà tư tưởng này, nhà tư tưởng thực dụng hết mực, khôn lanh hết mực, và đời thường hết mực này, đức Khổng Tử, kẻ tránh né trách nhiệm xã hội và không biết cảm thông với đồng bào thọ nạn này, đã trở thành vị thánh và là mẫu mực cho họ noi theo. Dân tộc nào thì thánh nhân nấy, và thánh nhân nào thì dân tộc nấy. Tôi e rằng toàn bộ tính nô lệ trong lòng người dân Trung Quốc bắt nguồn từ đây, một thứ siêu di truyền văn hóa kéo dài từ xưa và tiếp tục đến ngày nay.
Ngoài việc truy tìm ý nghĩa đích thực của Luận ngữ, giáo sư Lý Linh còn muốn nhắm tới chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiện nay của Trung Quốc. Giáo sư Lý thách thức những trào lưu thời thượng như cơn sốt đọc cổ văn, cơn sốt thờ Khổng Tử, và gián tiếp đặt vấn đề về sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc. Việc Lý Linh ám chỉ Khổng Tử như con chó lang thang “không một quê hương tinh thần” cũng là để phê phán các nhà Nho mới đang ra sức cổ vũ cho Khổng Tử như vị cứu tinh của thế giới. Giáo sư Lý cho rằng: “Tôi chẳng hứng thú gì khi người ta cắm ngọn cờ Khổng Tử trên toàn thế giới. Khổng Tử không thể cứu Trung Quốc, cũng chẳng thể cứu thế giới.”
Mục tiêu thứ hai mà Lý Linh nhắm tới là truyền thống phò quyền lực của giới trí thức Trung Quốc. Lời chỉ trích này rất thức thời vì giới Nho gia mới hiện đang tranh thủ lấy lòng giới cầm quyền. Họ độc tôn đạo Khổng, hô hào cho đạo Khổng, không phải vì muốn dùng đạo Khổng phục hồi đạo đức nước nhà, mà là họ chú trọng đến công năng chính trị “tu, tề, trị, bình” của đạo Khổng, họ muốn thống nhất chính trị và tôn giáo. Họ muốn Khổng Tử  trở thành “quân sư” hoặc giữ địa vị “quốc sư”. Họ muốn Nho giáo trở thành “quốc giáo”, và họ muốn nhà cầm quyền luật hóa các mục tiêu này. Khi làm việc này, rõ ràng những nhà Nho mới đang cho thấy tham vọng trở thành “quân sư” cho các đế vương hiện đại – hoặc trở thành một dạng “vua triết gia” theo kiểu Plato, thực sự nắm quyền lực trong tay. Khi tân trang hình ảnh cho Khổng Tử, họ thực ra đưa Trung Quốc ngược trở lại với thời Hán Vũ Đế. Họ muốn tái lập thời đại mà trong đó tư tưởng đa dạng của cả trăm nhà đều bị bãi bỏ, để độc tôn duy nhất đạo Khổng, họ muốn phục hồi tệ sùng bái “thần thánh” truyền thống.
Giáo sư Lý Linh nhận ra rằng trong lịch sử Trung Quốc, giới trí thức, vốn mang trong đầu rất nhiều điều không tưởng, chỉ thực sự hữu dụng khi nằm ngoài quyền lực và giữ vai trò phê phán nhà cầm quyền. Khi có quyền lực trong tay họ sẽ trở nên nguy hiểm, thậm chí thảm họa, cho quốc gia. Giáo sư Lý viết: “Giới trí thức, với mắt bén, đầu sáng, có thể trở nên độc tài hơn bất cứ ai. Đặt gươm đao phủ vào tay họ, thì kẻ đầu tiên mất mạng sẽ chính là những trí thức khác.” Điều này xảy ra vì thói quen của giới trí thức Trung Quốc tự cho rằng mình có trí tuệ tối ưu, đạo đức tối ưu, lí tưởng tối ưu, và sự hiểu biết tối ưu, cao hơn bất cứ ai. Họ tự cho mình cái quyền “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của mọi người”, và tin rằng họ còn có thế cứu vớt mọi người thoát vòng tai ương và kiến tạo thiên đường trên mặt đất. Trương Tải (1020-1077 trước CN) đời nhà Tống tóm tắt mục tiêu của người trí thức Trung Quốc trong bốn câu sau đây: “Vì trời đất lập đạo, vì dân sinh lập mệnh, vì thánh nhân xưa mà truyền thụ giáo huấn, vì muôn đời mà mang lại thái bình.” Ngày nay nhiều trí thức Trung Quốc vẫn mang não trạng này, cho thấy truyền thống tự mãn và cuồng vọng của trí thức Trung Quốc đã trở nên thâm căn cố đế, khó thay đổi.
Giáo sư Lý Linh muốn kêu gọi giới trí thức Trung Quốc hôm nay học lại bài học lịch sử, biết giữ khoảng cách với nhà cầm quyền, từ bỏ mộng trở thành quân sư, chấm dứt việc biến kinh sách truyền thống thành công cụ chính trị, phải giữ tính độc lập trong tri thức, tư tưởng, học thuật, phát huy tinh thần sáng tạo của người trí thức. Ở đoạn cuối lời giới thiệu sách, giáo sư Lý viết:
“Hãy bình tâm mà đọc Luận ngữ, đừng chính trị hóa, đạo đức hóa, giáo phái hóa Luận ngữ. Mục tiêu duy nhất là tìm cho được con người Khổng Tử thật, giữa một thời đại mà, mượn chính lời Khổng Tử, lễ nhạc đã suy đồi.”
Nếu giới trí thức Trung Quốc bỏ qua lời khuyên này, số mệnh của họ sẽ chẳng khác gì những kẻ đi trước, sẽ chỉ là những con chó chạy quẩn quanh phục vụ kẻ khác, đến khi không được ai công nhận thì trở thành chó nhà tang lang thang xó chợ đầu đường, gặp vận may được cưng chiều thì làm chó gác cửa.
Theo tôi, đại bi kịch của lịch sử văn hóa Trung Quốc không phải là việc Tần Thủy Hoàng (259-210 trước CN) “đốt sách chôn nho”, mà chính là việc Hán Vũ Đế “bãi truất trăm nhà, độc tôn đạo Nho”. Từ chủ trương này, Đổng Trọng Thư (175-105 trước CN) đã sửa đổi học thuyết của Khổng Tử, biến những đế chế vốn dĩ được thiết lập dựa trên bạo lực trở thành biểu hiện của đạo trời. Nguyên lý của Đổng Trọng Thư, ghi trong cuốn Lịch sử Tiền Hán, cho rằng “trời không đổi gì thì không gì phải đổi” (“thiên bất biến đạo diệc bất biến”) là căn cứ để khẳng định tính hợp pháp của chế độ, rằng sự trường tồn của các triều đại là việc đã được vũ trụ an bài. Lập luận này khoác lên mình chế độ bạo lực toàn trị một lớp áo nhân trị êm ái. Đương nhiên các đế vương thấy ngay tác dụng của lớp áo ngoài này, nên đã tiếp tục lập đạo Khổng thành một ý thức hệ chính thống độc tôn và trở thành con đường chính thức để kẻ có học lập thân, có nghĩa là trở thành “đầy tớ ngoan ngoãn” cho kẻ cầm quyền. Chính Mao Trạch Đông cũng định vị thân phận của giới trí thức rất rõ ràng  khi dùng câu nói “da [kẻ cầm quyền] không còn, thì lông [trí thức] bám vào đâu?”
Trách nhiệm lớn nhất của giới trí thức Trung Quốc hôm nay không phải là bảo vệ truyền thống sùng thánh mà quyền lực độc tài chủ xướng, mà là thoát khỏi sự lệ thuộc và vị thế phục dịch cho quyền lực độc tài kia. Chúng ta cần kế thừa và phát huy truyền thống Ngũ Tứ, mà giáo sư Trần Dần Khác (1899-1969) đã tóm tắt bằng câu “tư tưởng tự do, nhân cách độc lập”.
Lưu Hiểu Ba
Bắc Kinh, 18/8/2007
Xuất bản lần đầu trên vào ngày 2/9/2007 trên boxun.com.
Ghi chú của người dịch
“Giải Khổng Tử công bố danh sách đề cư“, BBC Việt ngữ 10/9/2012
** Xem “Khổng giáo, công cụ của quyền lực mềm“: Con số 320 Viện Khổng Tử được The Economist nhắc tới vào đầu năm 2011, trong khi ký giả Carrie Gracie của BBC gần đây lại nói có tới con số gần 1.000, đây là con số đáng ngờ, vì ngay cả phía Trung Quốc cũng chỉ dự định đạt được con số 1.000 Viện Khổng Tử vào năm 2020. Hình ảnh minh họa cho bài của Carrie Gracie cũng không chính xác vì bức tượng Khổng Tử tuy được khánh thành long trọng tại Thiên An Môn vào tháng 1/2011, nhưng đến tháng 4/2011 thì bức tượng cao 9 mét này đã được âm thầm dời đi trong đêm. Nghe nói tượng hiện được đặt trong vườn tượng thuộc Viện Bảo tàng Quốc gia. Nguồn các thông tin này xem tại: The Economist, 20/1/2011BBC Việt ngữ 10/10/2012Tân Hoa Xã (tiếng Anh), 10/2/2006.
——————————————
[1] Táng Gia cẩu: Ngã độc Luận ngữ 丧家狗:我读《论语》, Lý Linh, NXB Nhân Dân Sơn Tây, Trung Quốc, 2007
[2] Trong nguyên bản, Lưu Hiểu Ba dùng cụm từ “nhị thánh nhân, tam thánh nhân” để chỉ hai vị, dịch giả T. E. Moran nêu danh tính hai vị là Mạnh Tử và Vương An Thạch để độc giả phương Tây dễ hiểu. Ở nhiều đoạn khác, T. E. Morgan cũng ghi thêm ngày sinh, ngày mất bên cạnh tên tác giả để độc giả phương Tây dễ tham khảo.
[3] Quan điểm chỉ dùng Luận ngữ để tìm hiểu tư tưởng của Khổng Tử cũng là quan điểm của học giả Nguyễn Hiến Lê, vì có chứng cớ xác thực cho thấy Khổng Tử là người viết ra Luận ngữ, trong khi các tác phẩm khác lại không phải. Nguyễn Hiến Lê viết: “Từ xưa tới nay hầu hết các học giả viết về học thuyết Khổng tử đều dùng cả tứ thư lẫn Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Khổng Tử Gia ngữ v.v… làm tài liệu, như vậy theo tôi không phải là tìm hiểu Khổng Tử mà tìm hiểu Khổng giáo trong suốt thời Chiến Quốc, vì trong những sách dẫn trên, ngoài bộ Luận ngữ là bộ đáng tin nhất, còn thì bộ nào cũng chứa nhiều tư tưởng của người sau, không phải của Khổng Tử.
Tôi lấy thí dụ cuốn Đại học của Tăng Tử (một môn sinh được trực truyền) ngay trong đoạn đầu nói về việc tu thân để tề gia, trị quốc…, cũng đã có một ý tôi cho không phải của Khổng tử mà của Tăng Tử, tức “tri tri tại cách vật”, vì trong Luận ngữ ông không hề nói tới sự cách vật.
Sách Trung dung của Tử Tư, cháu nội Khổng Tử, cũng có những tư tưởng siêu hình, mà Khổng tử tránh phần siêu hình.
Rồi những câu “cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa”, “nhất hạp nhất tịch vi chi biến, vãng lai bất cùng vi chi đạo” (trong Kinh Dịch – Hệ từ thượng) mà nhiều người dẫn (chẳng hạn Trần Trọng Kim trong Nho giáo) và cho là quan niệm về thiên lý, về đạo của Khổng Tử, thì sao tôi thấy có màu sắc của Lão giáo quá.
Ngay như Lễ kí, thiên Tăng Tử Vấn (Tiểu Đái kí) phần lớn không tin được vì xuất hiện sau Khổng Tử bảy trăm năm (thế kỷ II sau Tây Lịch) và do người đời Hán viết.
Căn cứ vào những bộ đó thì không khác gì tô xanh tô đỏ lên học thuyết của Khổng Tử, còn đâu chân diện mục của nó nữa. Từ lâu tôi vẫn bất mãn về điều đó và chỉ thấy mỗi một học giả ở Pháp, ông Etiemble, trong cuốn Confucius (Gallimard 1966) là không dùng phương pháp đó mà chỉ căn cứ vào mỗi hệ Luận ngữ mà thôi.”
(Trích từ Lời nói đầu, Nguyễn Hiến Lê viết ngày 1/7/1978, in trong cuốn Khổng Tử, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1992, trang 7-8).
[4] Đoạn nói về “chó nhà tang” được Tư Mã Thiên ghi trong Sử ký như sau:
“Khổng Tử đến nước Trịnh, thày trò lạc nhau. Khổng Tử đứng một mình ở phía đông cửa thành. Có người nước Trịnh bảo Tử Cống:
- Ở cửa phía đông có một người trán giống Nghiêu, cổ có vẻ Cao Dao, vai ông ta giống Tử Sản, nhưng từ lưng trở xuống thì kém vua Vũ ba tấc, có vẻ băn khoăn lo lắng như con chó ở nhà có tang.
Tử Cống nói thực với Khổng Tử. Khổng Tử mừng rỡ cười mà rằng:
- Hình dáng bên ngoài là việc vụn vặt, nhưng nói “giống như con chó của nhà có tang” thì đúng làm sao! Đúng làm sao!”
(Trích Sử ký – Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch và giới thiệu, NXB Văn Học, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 1999, trang 163-164)
[5] Trong cuốn Khổng Tử – Luận ngữ với cuộc sống hiện đại, do Dương Minh Hào sưu tầm và biên dịch, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2012, phần Lời mở đầu của Dương Minh Hào cũng ghi một “tin giật gân” tương tự, xin trích nguyên văn:
“Năm 1991 trong tuyên ngôn đại hội những người nhận giải thưởng Nôben toàn cầu tại có câu: ‘Nếu nhân loại muốn được tiếp tục sinh tồn ở thế kỷ 21, thì cần phải trở lại hơn hai ngàn năm trăm năm trước để hấp thu lấy những trí tuệ cũa Khổng Tử.’
Các nhà khoa học trên toàn thế giới đều đã nhất trí cao với nhận thức này.”
[6] Trích Luận ngữ, Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu, NXB Văn Học, năm 1994, trang 25.
[7] Trích từ Sử ký – Tư Mã Thiên, bản dịch của Phan Ngọc, sđd, trang 5-6.

 Bản tiếng Việt © 2012 Phan Trinh & pro&contra