Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 8











Các Học giả Hán-Nôm  có (thể cả Việt và Hoa) khi ngâm cứu quá trình phát triết ngôn ngữ-chữ viết cho rằng thế này:
"Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư"
Nghĩ như thế, nói như thế và viết như thế chẳng khác gì nghĩ, nói và viết như thế này: "đồng chí ấy bị thương 2 lần, 1 lần ở Tà lưa (địa danh nào đó) và lần kia ở mông đít" !

  Sao ư? Thế không thấy "giáp cốt văn", "kim văn"  là nói về sự phát triển của chữ viết cổ gắn với sự phát triển của văn hóa người cổ, trải dài theo các Thời đại, là chữ trên mu, xương, trên kim loại đồng sắt; thế gian còn có cả "thạch văn" nữa; khác hẳn  "chữ (kiểu) triện", "chữ (kiểu)lệ", "chữ (kiểu)  khải" "(kiểu) chữ thư", "chữ thảo"... là các lối (cách, kiểu) viết à!


 Xu hướng tiện lợi, thực dụng là bản tính loài người. Các loại chữ (ký âm) tượng hình Đông Á, bao gồm Việt, Hoa, và Hàn, Nhật được giản hóa dần và tùy theo không-thời gian.
Bê nguyên khúc này của ai đó biên trên Wiki cho mà nghĩ thêm:

"Bán đảo Triều Tiên:
Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul (한글) hay Chosŏn'gŭl (조선글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chosŏn'gŭl lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh, và được dùng để ký âm tiếng Triều Tiên. Tuy Chosŏn'gŭl đã xuất hiện nhưng chữ Hán (Hancha) vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh. Còn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, người ta đã bỏ hẳn chữ Hán.

Nhật Bản

Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji (漢字 Hán tự) và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 4, 5. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana (萬葉假名 Vạn Diệp Giả Danh). Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな (平假名 Bình Giả Danh) và Katakana カタカナ (片假名 Phiến Giả Danh). Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng bốn loại ký tự:

Chữ Hán (hay Kanji 漢字)
Chữ mềm (hay Hiragana ひらがな)
Chữ cứng (hay Katakana カタカナ)
Chữ La Tinh (hay Romaji ローマ字).

Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (Nhật: 音読 (音讀) (Âm Độc)?) và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (Nhật: 訓読 (訓讀) (Huấn Độc)?). Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi là Kokuji (Nhật: 国字 (國字) (Quốc Tự)?), tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (國字國訓), nghĩa là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ". Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam (xin xem phần sau về chữ Nôm). Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947.
Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo, 常用漢字表 Thường Dụng Hán Tự Biểu) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo, 人名用漢字表 Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu)."

  và ngay cả TQ nè:

"Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể (正體字) và chữ Giản thể (簡體字)."

Một câu hỏi đặt ra ở đây là: Chữ nôm của người Việt Cổ có trước chữ Hán Cổ của Hoa Hạ là một sự thật ? Bởi chính chữ Hán là một dạng giản hóa (ít nét vẽ hơn) của chữ nôm.

***

Theo "Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt" thì thế này nữa:
" "Kinh Dương Vương cai trị nước Xích Quỷ truyền đến đời Hùng Vương lập nước Văn Lang với bờ cõi rộng lớn Đông giáp Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ Tôn Tinh (Chiêm Thành) chia nước làm 15 bộ..."

Câu chuyện nói trên tưởng như huyền thoại được ghi trong sách Dã sử Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp (1370-1400) bỗng nhiên được minh chứng bằng cổ vật thời Đồ Đá Mới, được ông Shi Xingeng đào được ở làng Lương Chữ (Liangzchu), Chiết Giang vào năm 1936. Từ sự khai quật này các học giả Hoa Kỳ và Trung Hoa đã gọi tên là Văn Hóa Lương Chữ.

Điều lạ lùng là các cổ vật Lương Chữ đã trải rộng khắp Miền Gió Mùa, gắn liền với Văn Minh Luá Nước và chăn nuôi gia súc là đất cũ của nước Cổ Việt (Bách Việt) tương ứng với việc Sử gia Tư Mã Thiên (145 năm trước Công Nguyên) mô tả "Năm Tân Mão (1109 trước Công Nguyên) đất Việt là Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Châu, Nam Hải, Nhật Nam đều là phần đất của dân Việt xâm mình, cắt tóc để tránh giao long làm hại..."

Về Văn Minh Lúa Nước, lý thuyết của Tiến sĩ Madeleine Colani khai quật thóc hóa thạch ở Hòa Bình Việt Nam từ năm 1920 đến 1927 nói rằng nền Văn Minh Hòa Bình có từ hàng ngàn năm trước Công Nguyên.

Lý thuyết của Colani tiếp đó được Tiến sĩ Solheim II của Đại Học Hawaii của Hoa Kỳ xác nhận năm 1971 là Văn Minh Hòa Bình có từ 15 ngàn năm trước Công Nguyên; hai nền Văn Hóa Long Sơn (Longshan) và Ngưỡng Thiều (Yangshao) đều có gốc ở Văn Hóa Hòa Bình."!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét