Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 10

Có lẽ chỉ sự thật nào có thể trở thành văn hóa, những sự thật chủ chốt, bao quát, có thể nói lên được bản chất của vấn đề, giúp cho hậu thế những bài học bổ ích thì sẽ thành lịch sử (*1). Tất nhiên không chỉ có những bài học về sự thành công mà có cả những bài học về sự thất bại. Vì vậy những từ “minh triết”, “hiền minh” là đúng nhất dùng để chỉ những phẩm chất cần phải có của một nhà viết sử(*2). Người ta cần phải thấu suốt hết mọi lẽ, với tấm lòng thiện đức, thì mới có thể viết được sử." (Trích bài viết của Đông La).


*1. "Văn hóa" và "Lịch sử" là hai phạm trù độc lập. Cái này không bao giờ trở thành cái kia. Quan hệ giữa hai VH và LS phát xuất chỉ khi những hành vi có tính sự kiện văn hóa xã hội (và cả phi vhxh)  tác động lên thời cuộc và trở thành một dữ liệu nhận thức; mặt kia (của quan hệ), LS ghi nhận và phản ánh khách quan những hành vi sự kiện văn hóa hoặc phi văn hóa ấy.
*2.  Bất cứ một nhà hiền triết nào, dù quán thế đến vô cùng, cũng không thể viết được (Lịch) sử! Lịch sử được hình thành như người anh em sinh đôi cùng thời gian. Sự trống vắng, khiếm khuyết của lịch sử là do chủ quan, phiến diện của con người.
Người chép sử (no "viết") (xưa gọi là quan ngự sử) cần một phẩm chất tối thượng là trung thực và khách quan vô ngã. Phẩm chất "minh triết- hiền minh" là thứ sa sỉ, luxury cho người chép sử ; nhưng là phẩm chất cần có của các nhà quản lý xã hội.
Bác Đông La này chắc đa lông, phủ kín cả mắt mũi nên dũng cảm một cách chả biết gì. 

Vậy "Lịch sử" là gì?
Tóm gọn xin thưa : Lịch sử là thời gian có ý nghĩa trong nhận thức của con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét