Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Buổi sáng cuối năm bốc hơi mất tiêu

Người Nhật nói: "Mất cỡ 1 giờ đồng hồ đi bộ, 18 phút taxi" khi được hỏi từ đây đến đó bao xa.
Nếp sống xã hội công nghiệp hóa tất bật đã đẩy ngôn ngữ của họ direct vào khái niệm không-thời gian để cân đo, thay vì trả lời như thông thường ở VN: "Từ đây đến đó khoảng 8 cây số". Bởi, cùng 1 khoảng cách, nhưng cách thức hành trình của mỗi người là khác nhau để thời gian khó thể định đoán. Tự mỗi người sẽ xử lý theo tình huống và tính cách của mình. Nếp sống CNH chính xác nhưng khổ.

Thế nhưng, cách giao tiếp khi trả lời nhau của đa số người VN ta bây giờ lại không khổ như người Nhật, mà khổ bởi lẽ khác: Mập mờ, ang áng và né xiên vấn đề.

Sáng nay, đi công việc qua tiệm sửa xe quen, thấy cái xích sòng sọc do hết đat, ghé vào nhờ thay mới.
Hỏi: Có sên xe này loại có đệm cao su không?
Trả lời: Có.
Bảo: Thay cho anh.
Các chú thợ xúm vào tháo dỡ để thay trong khi bà chủ tiệm lục tìm hàng. Hết. Phải tới đại lý lấy về.
Nhìn đồng hồ và hỏi: Đại lý ớ đâu, bao xa?
Trả lời: Chút xíu hà.

Và buổi sáng ngày cuối năm cứ thế bốc hơi mất tiêu.
Nếu biết rằng, tiệm không còn hàng và phải xuống tận Q.10 lấy sên để thay, thì để lúc khác rảnh làm.

Rất rất nhiều trường hợp khác thường gặp trong giao tiếp và xử sự của mọi người cái sự ang áng né xiên ấy.
Mọi việc có vẻ vẫn xong và thời gian cứ việc bốc hơi chẳng là v/đ gì. Nguyên nhân vấn nạn này từ đâu ta? Ngôn ngữ hay tư duy?

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

TRIẾT HỌC PHỔ THÔNG


(pic. anh tờ nét)
Có một (trong những) sai lầm cơ bản xuyên suốt để hình thành xương sống trong lý luận về sự hình thành và đấu tranh giai cấp của các tiền bối. Khi quan sát, khảo cứu lịch sử phát triển của muôn loài, các tiền bối đã qui nạp sự tồn vong của muôn loài trong tự nhiên và các hình thái tổ chức xã hội của loài người có nguyên nhân bởi các cặp phạm trù mâu - thuẫn, đối kháng và không đối kháng, để từ đó rút ra kết luận (đại ý): Chỉ khi giai cấp lao động, sau khi bị giai cấp bóc lột tước đoạt tất tật, kể cả sức lao động (hàng hóa) vùng lên làm cách mạng lật đổ giai cấp thống trị... mới hòng tổ chức được một xã hội công bằng và khi đạt đến một trình độ văn hóa đủ cao sẽ xây dựng thành công CNXH(làm theo năng lực, hưởng theo lao đông) rồi CNCS (làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu).

Trong thiên nhiên, khi hiện tượng này triệt tiêu hiện tượng kia (vd: nước và lửa), loài này triệt.tiêu loài kia (vd: loài động vật  với nhau hoặc với các loài thực vật), được các tiền bối cho là "mâu thuẫn đối kháng".

Cũng theo các vị í, Xã hội loài người, với trí tuệ của mình, trong quá trình tổ chức để tồn tại và phát triển, hình thành  2 giai cấp có mâu thuẫn đối kháng nhau, gc thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột. Và chỉ đấu tranh cách mạng mới giải quyết được mâu thuẫn giai cấp đối kháng này.

Tất cả những mâu thuẫn trên thực ra có phải là kiểu mâu thuẫn đối kháng như lý luận và quan niệm của các tiền bối hay không?

Khi phát biểu " Vật chất không bao giờ tự biến mất, nó(vc) chỉ chuyển hóa, và luôn tồn tại ở dạng này hay dạng khác" các khoa học gia đã cảm nhận (ở phần mà khoa học thực nghiệm chưa chứng minh đươc) thế giới vi mô của các sóng, hạt... kể cả tinh thần- linh hồn của con người)

(pic. CNC)
Thiên nhiên luôn có sự điều hòa thích hợp để duy trì sự sống một cách hài hòa và thích hợp nhất. Những hiện tượng thiên nhiên triệt tiêu nhau KHÔNG LÀ MÂU THUẪN!

Xã hội loài người với trí tuệ và đặc tính "dục" của mình, trong lịch sử, đã sảy ra nhiều thảm cảnh nồi da nấu thịt, tàn sát lẫn nhau, là sự thực. Xét kỹ tất cả các cuộc chiến tranh thời cổ đại, cận đại và đương đại; cả cuộc nổi dậy nô lệ Xpac-ta-quyt và các cuộc chinh phục đẫm máu trên kháp thế giới khác, liệu nguyên nhân cốt lõi có phải do mâu thuẫn đối kháng như nhận định và kết luận của các tiền bối.?

Tôi sẽ chứng minh rằng KHÔNG PHẢI! Ai thích thì cùng tranh biện nào?

Để cùng thấy bản chất thực sự của các cuộc tương tàn và nhận chân một phần những Học thuyết khoa học xã hội ấu trĩ và sai lầm, mà nhiều người đã và vẫn còn đang viễn tưởng.



CHIM & CHÓ

Xong phổ thông anh phải lên đường. Hồi đó cực máu. Quyết tâm thư viết bằng máu để đi bộ đội, "giải phóng MN" bị chửi lên bờ xuốn ruộng. Có một lý do phụ bị chửi ngu và đuổi về là câu thòng: "Nếu được nhận vào quân ngũ, tôi nguyện chiến đấu và hy sinh... để xứng đáng là người lính Cụ Hồ". O6ng phụ trách tuyển quân bảo: " Không có lập trường cm. Chỉ có kẻ theo ngụy, theo tây mới gọi là lính, nhé. Về."

Về nhà thì ông ngoại bảo:" Đi học đê, phải học "hết chữ" thì mới được!" Thế là cum củm khăn gói quả mướp lên đường. Chỉ tội Quyn. Nó bỏ ăn, chỉ uống nước gạo cả tuần, thư nhà kể thế.

Rồi người ta cấm nuôi chó. Các cụ phải cho nhà Bác Lộc tận bên tỉnh Hà Đông bên kia Sông Hồng. Thế mà Tết năm đó(sau khi cho 5 tháng), bằng cách nào mà Quyn qua sông và  tìm được đường và về nhà an toàn. Lại mất công Chú Minh phải mang đi làn nữa.

Tết sau đó, Bác Lộc qua chơi hỏi Quyn có về đây không bởi nó đã bỏ đi và  mất tăm từ đó!

Sau này anh nuôi nhiều chó khác. Đủ các loại, nhưng đều là mua hoặc xin, từ bẹc đức, đa-noa... cả Xanh bec-na , cho đến các loại nhỏ phôc, chi hua hua. Mới nhất là 1 nàng pa  - pi - lông khôn thần sầu.
 Nhưng vẫn thương và thắc mắc về Quyn! (Lúc nào rảnh và cảm thấy cô đơn lại kể tiếp. Cả về chim nữa. Mà chắc kỳ sau sẽ viết về kinh nghiệm chọn - xem tướng chó- và nuôi,  ích cho ai thích nuôi chó như mình.)

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

DẤN BƯỚC

(Pic. by CNC)

Bỏ lại
hào quang quá khứ nhạt nhoà để xuyên qua làn ranh
Đạp tan đêm đen
 là Ban ngày,
 Ánh sáng!



Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

CHIM VÀ CHÓ

thì nói chuyện về chim và chó vậy.
Người ta bảo mấy kẻ thích  chim muông thú cây lá hoa cỏ thì thường yếu đuối và hay thương vay khóc mướn. Ngẫm thân không biết mình có vậy không, nhưng dù gì mình vẫn thích, bởi việc gì phải kìm hãm cái sự sung sướng cơ chứ, Tuấn Khanh đã bảo thế.

Tất nhiên thích thì nhiều nhưng đặc biệt thích, thích dữ dội và mê tơi luôn là chó và chim. Cá cũng thích,. Kim long, thanh long và cả hồng long rồi hồng long quá bối mình đã nuôi. Rất thú vị và sảng khoái khi chăm sóc và ngồi ngắm các chú này thả hồn bơi trong bể biếc và lớn lên, thay đổi từng tí sau mỗi đêm, từ vảy, vây, râu ria cùng màu sắc. Nhưng nuôi đám này thì phải có bạn yêu bên cạnh để chia sẻ hoặc càu nhàu nhau, còn trống hươ trống hoác như mình thì nhiều khi cũng lạnh  lẽo chỉ muốn khóc . Bởi đơn giản, các thứ long liếc này rất vô tình, hầu như chẳng biết chia sẻ là gì. Thế nên nhịn cho phẻ.

Chó thì tuyệt vời.
 Chú chó đầu đời của mình tên là Quyn, giống đực, loài bẹc giê thứ thiệt. Bạn thắc mắc sao là men mà kêu là Quyn? Nhà ông bác họ có một chú bẹc giê tên là Kếp. Hồi đó đâu ai biết tiếng Anh, thấy Kếp là tên chó rất hay nên đặt bẹc của mình tên Kin. Nhưng Kin thì có vẻ không điệu khi gọi to lên, hét "Quyn"  nghe cũng hay hay. Thế đấy.
Cho đến tận giờ này, nghĩa là đã trôi mấy chục năm, Quyn vẫn là một bí ẩn. Nó từ đâu đến và đã đi đâu, như thế nào, thực chỉ trời biết.
Lông của Quyn sát da, màu vàng rơm ở vùng đầu, tai và ống chân, ức có màu vàng nhạt, còn lưng , vai thì đen bóng. Cặp tai to dựng đứng 2/3, còn 1/3 phía trên thì bình thường mềm mại rủ xuống nhìn không dữ cũng chẳng hiền. Chỉ khi nó giận dữ hay săn mồi  thì  mới vểnh  dựng đứng. Mắt  màu vàng thau và trong veo.
Hồi đó mình học lớp 8. Hôm đó ở lại đá banh nên về một mình. Trời tối sâm sẩm. Một chú cún con từ bờ ruộng lúa chạy ngay trước xe đạp đang đi, ăng ẳng và ngoắc đuôi rối rít. Cả cánh đồng về chiều đêm tịnh không một bóng người nên mình chẳng dừng lại làm chi, cứ tàng tàng đạp xe và huyt sáo hát.
Nào ngờ, lúc xuống xe mở cổng, thấy cún ta hồng hộc chạy tới, nó đã chạy theo mình cỡ gấn 1 km để về đến  nhà!
Bà ngoại thắc mắc: Chó nào thế? Ông ngoại cũng hỏi: Ai cho? Bảo: Nó theo cháu từ ngoài Đồng Rùa về.

Bí ẩn ở chỗ, hồi đó cả vùng (cỡ vài huyện) hầu như không ai nuôi bẹc giê, con Kếp nhà bác họ cách đó cả gấn 2 chục km. Thậm chí, đa số dân làng xã mình không biết có một giống chó to, cao chỉ có trong sách , phim ảnh ...gọi là bẹc giê, ngoài những mực , vàng, vện và "ếu" . ( Đại đa số chó nuôi ở làng  không được đặt tên, để gọi chó , người ta kêu "ếu ếu", vậy mà "ếu " nhà nào cũng nhận ra tiếng chủ mình để chạy về, sưc).
(Nhờ ai giữ chỗ _cục gạch _ đây nhé:)

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

AI MÀ HIỂU

Một trong những lập luận như là một chứng cứ để Trung Quốc coi Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của mình là việc đoàn thám hiểm đời Minh do Trịnh Hòa chỉ huy đã khám phá ra HS và TS từ những năm đầu thế kỷ 15. Một tài liệu gắn kèm là một tấm hải đồ vẽ hải trình của Trịnh Hòa nhưng là một bản sao (vẽ lại) của một nhà sưu tập đồ cổ Trung Quốc. Tấm hải đồ này được chú giải là sao y lại tấm hải trình của Trịnh Hòa được vẽ vào năm 1418 trong đời Nhà Thanh 1763.
Các học giả Trung Quốc học đã thảo luận và nghi ngờ tính xác thực của tấm hải đồ này, bởi lẽ người TQ đã không có bản gốc (1418) và thậm chí cũng chưa có các chứng thực khoa học về tuổi thực của tấm hải đồ 1763.Mr. Geoff Wade ở Viện nghiên cứu châu Á của trường Đại học Quốc gia Singapore đã tranh cãi kịch liệt về tính xác thực của tấm bản đồ này và cho rằng nó hoặc là đồ giả mạo ở thế kỷ 18 và chưa biết chừng ngay ở thế kỷ 21 này. Bởi  một số điểm sai lầm xuất hiện trên bản đồ và các chú giải của nó mà ông đã chỉ ra một cách thuyết phục.

Nhưng ngay cả khi Trung Quốc đưa ra "tấm hải đồ cổ 1418" như TQ công bố, thì rõ ràng điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì trong tranh chấp lãnh thổ.
Chả có lý nào nếu người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nói những vùng biển đảo đã đi qua của Ferdinan Maggelan và Christofer Culumbo là thuộc lãnh thổ của họ, người ta chẳng dại gì mà dở hơi như người Bắc Kinh cả! :)

Sự tỉ tê ngọt nhạt và cả hù dọa của Đặng Tiểu Bình với Philipin và các nước có chung thềm lục địa Biển Đông rằng gác tranh chấp để khai thác chung với tư cách cá lớn không thể lừa mị được ai bởi yếu tố chủ quyền khăng khăng cuối cùng của TQ với cái lưỡi bò vô lý. 
Thế nên, việc Thủ tướng VN  tuyên bố Hoàng Sa là lãnh thổ VN bị Trung Quốc cưỡng đoạt, dù rất muộn nhưng cũng làm ấm lòng Người Việt và chính phủ các nước liên quan cùng là kèo dưới TQ.

Trung Quốc tất nhiên không từ bỏ dã tâm của mình trong một sớm một chiều. Thu hồi Hoàng Sa sẽ là  thách đố của một vài thế hệ người Việt gần như là điều chắc chắn. Thế mà thay vì xúc tiến những thiết kế hữu hiệu làm tiền đề cho tranh đấu ngoại giao (Triễn lãm lịch sử tồn tại và phát triển của ngư dân Việt Nam nhân Tuần lễ Văn Hóa Việt ở LHQ chẳng hạn) thì Nhà nước và Chỉnh phủ VN lại "triển lãm" Quốc kỳ Trung Quốc với 6 ngôi sao đầy hàm ý(vì đã lặp đi lặp lại) thì thật chỉ có động đất mới hiểu nổi!

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Lan man nghía ngọn cờ 6 sao:)

Người ta sinh ra vốn không hèn, nhưng khi trưởng thành trong mưu sinh, khi lương tâm bị vấy bẩn, tâm hồn bị rách nát nên người ta tự rúm ró, lén lén lút lút và úp mở một cách hèn mọn!
Một chính thể cũng gần giống như vậy, có chút khác biệt chỉ ở tác động gây hại. Cá nhân thì chỉ làm nhục cho gia đình con cháu, còn một chính thể thì làm hại và làm nhục cả muôn dân.

*
Buổi khai sinh của bất cứ chế độ nào được đại đa số dân chúng đi theo và ủng hộ, đều giương cao ngọn cờ chính nghĩa để mong xoá bỏ một hiện thực bế tắc và lầm than xã hội.
Sự quang minh chính đại luôn được sự hậu thuẫn ủng hộ của mọi tầng lớp tiến bộ, của mọi lực lượng giai tầng xã hội, ngõ hầu kiến tạo một xã hội mới, tươi đẹp, với hạt nhân thường là một tập hợp con người ưu tú, thống nhất trong cương lĩnh hành động của một đảng phái chính trị mang tư tưởng tiến bộ, phù hợp với xu hướng  thời đại.
Nhưng oái oăm thay, một mục đích lý tưởng cao đẹp được khuếch trương trên một nền tảng vững chắc mà hiện thân là mong muốn của đa số quàn chúng, nhưng có xuất phát điểm sai lầm thì  sớm hay muộn, cái mục tiêu đã từng là hấp lực cho dân chúng sẽ càng xa vời và biến tướng.
Vô hình trung khi đó, những ngôi sao dẫn lối chỉ đường và lãnh đạo dân chúng thuở nào và đương thời, trở thành sự oan khiên với các cá nhân còn lương tri, đồng thời những kẻ biến thái nhúng chàm, cố lợi dụng uy thế quyền lực hòng duy trì sự vinh thân phì gia với những mưu mô ngu xuẩn, trở thành bia nước bọt của đại đa số dân chúng, tất nhiên của cả lịch sử in future.
*
Từng có giai đoạn hùng mạnh về kinh tế và quốc phòng với một trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, Liên Xô và một số nước Đông Âu (từng) tưởng như sẽ xuất khẩu cách mạng vô sản thành công trên khắp quả đất.

Sư lạc lối và sụp đổ của họ không hẳn chỉ do bệnh quan liêu cửa quyền - vốn là mặc định trong bất cứ tổ chức công quyền và hình thái xã hội nào - dẫn đến trì trệ và khủng hoảng tư tưởng, nguyên nhân sâu sa chính ở ngay quan niệm về cuộc sống cùng sự lầm lạc khi nghiên cứu lịch sử phát triển loài người và sự  tồn vong của các hình thái tổ chức xã hội từ Học thuyết Mac - Lê.


P/S: Không có ai ngứa mũi hoặc tò mò bắt bẻ: Lý thuyết Mác - Lê sai chỗ nào, ở đâu ta? Huhuhu

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

PHÉP THỬ TẬP CẬN BÌNH

Báo chí đưa tin rằng 'nhận lời mời của trung ương ĐCS VN và Phó chủ tịch nước N.T.Doan. PCT Tập Cận Bình có chuyến thăm hữu nghị chính thức VN'.
Thông thường, Ban thư ký cấp quốc gia các nguyên thủ hoặc bộ, ngành luôn có trao đổi và làm việc trước mỗi chuyến "thăm" cấp nhà nước, vậy thì, việc châm trễ trong đưa tin của các báo, đài trung ương trong vụ này có phải là "đặc biệt" ?
Thông thường nữa, sau khi phái đoàn cao nhất của CHXHCN VN do Tổng bí thư TW Đảng Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu mới "thăm và làm việc" chính thức nước CHND TH vừa qua, thì để đáp lại mang tính hữu nghị và hữu hảo, phải là một phái bộ tương đương đáp lễ, nghĩa là TBT  Hồ Cẩm Đào  sẽ phải  thân chinh trong đ/k và thời gian thích hợp.

Nhưng những thông lệ đó đã không sảy ra. Do đó đặt vấn đề rằng đây là một phép thử của TQ với VN trong hiện thời là có căn cứ, bởi logic sau những hoạt động tương tác 2 bên thì TQ hẳn đang phải muốn thấu đáo mấy điểm sau:

Thứ nhất, TCB đang là ứng viên sáng giá được giới chính khách đồn thổi sẽ giữ vị trí cao nhất TQ khi HCĐ rút lui. Vậy trong chuyến thăm này, VN sẽ tiếp đón tiếp TCB  ra sao? Bởi qua cách ứng xử, giao tiếp,... người ta sẽ đọc được quan điểm và cả tình cảm của nước chủ nhà.

Thứ hai, vấn đề Biển Đông, cụ thể là Hoàng Sa vừa mới đước Thủ tướng VN khảng định trước công luận một cách chính thức và sắt đá, trong khi TQ cũng vẫn đang một mực "chủ quyền của TQ ở BĐ là không thể tranh cãi" thì để xem trong chuyến công du này, VN sẽ "đấu tranh, thương lượng bằng biện pháp hòa bình" như thế nào? hay VN sẽ không làm việc(này) với cấp Phó?

Thứ ba, việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Ấn Độ gần như cùng lúc TBT NPT đi TQ có thực là cố ý thể hiện sự độc lập giữa quan hệ ngoại giao Nhà nước và quan hệ hữu nghị Đảng-Đảng mới nảy nòi ở VN vốn chưa từng có hay không?

 Hôm nay TCB đã gặp Nguyễn Tấn Dũng?,  còn TBT NPT và  Chủ tịch nước TTS nữa, họ sẽ tiếp kiến nhau kiểu nào, còn ngày mai nữa, chả lẽ !

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Chuyện trong nhà


Chuyện trẻ con:

* - Bé mới học lớp 1, theo ba mẹ đến nhà chơi. Sau khi tung tẩy tò mò và khám phá, vô uống nước rồi phán một câu xanh rờn: "Nhà bác sao nghèo thế. " "Sao con biết bác nghèo?" "Tại nhà bác không có xe hơi!"

* - Anh trả lời con gái: Chưa được, sang năm con lên lớp 12 bố mới mua xe máy, bây giờ xe đạp điện là được rồi. Vợ anh đế thêm: Phải rồi, ngày xưa mẹ còn không có xe đạp thường mà đi nữa. Suốt 3 năm cấp 3, mẹ phải cuốc bộ 5 km để đến trường đấy. Con gái: Thế hả mẹ. Mà sao ông bà ngoại gian ác thế mẹ nhỉ!

Chuyện người lớn:

- Sao ông để tên trỏng trơ không có chức vụ gì ở chức danh Chủ tịch hội đồng biên tập vậy?
- Thưa anh?
- Ghi rõ vào : Thứ trưởng Bộ ....
 - Dạ, chắc không cần đâu ạ. Đây là các chức danh thực hiện và chịu trách nhiệm pháp lý cho việc thực hiện và phát hành tạp chí thôi ạ. Em nghĩ Thứ trưởng là chức vị quản lý nhà nước, độc lập với công việc của tạp chí...
- Nghĩ gì mà nghĩ, ghi đầy đủ vào!

Lời bàn: Thế đó. Những cách hiểu lệch lạc của người lớn, thậm chí có uy tín chính trị - xã hội, tí một, tí một, tưởng như vô hại sẽ tác động và ảnh hưởng đến nếp nghĩ (chung) như thế nào. Ở chuyện trẻ con, hẳn chú bé đã thẩm thấu ở đâu đó, ai đó rằng, cứ phải có ô tô mới là giàu. Còn ở chuyện người lớn, sự kệch cỡm của anh thứ trưởng sẽ dễ nhận ra ở lăng kính bác chúa đảo Tuần Châu: Bố mày là thượng tá quân đội đấy nhớ!
Ôi, thế nên cái ghi lấy được các kiểu chức danh, chức vụ, chức vị của bác gì Miền Tây trên danh thiếp và thiệp cưới con và vỗ ngực xưng danh là người canh gác ngày đêm bảo vệ hòa bình cho thế giới của bác Triết ở Qui Ba cũng là sự thường ở người Việt ta thời nay!

Chuyện này nữa; có anh bạn (cũng có thể gọi là thân tình vì hay cặp kè cùng nhau) trên danh thiếp ghi; Luật gia - Nhà báo A-B-C. Anh bạn đã tốt nghiệp đại học báo chí, Đại học Luật và cũng đã xong lớp Luật sư gì đó sau khi lấy bằng Cử nhân luật. Một lần cà phê vui mình hỏi: Ông thử định nghĩa Luật pháp là gì nào? Bạn ú ớ rồi lảng: Thế ông "có biết" không? Mình (dân kỹ thuật) nói đại: Luật pháp là những qui định mang tính công cụ để quản lý và điều hòa các hoạt động của tập thể hoặc cá nhân trong các hoạt động xã hội. Bạn bảu: Không phải. Mình: Tất nhiên là chưa phải 1 định nghĩa đầy đủ, nhưng tớ tin chắc đại ý cốt lõi là thế. Hai hôm sau bạn lại bảu: "Cái ông nói không phải "định nghĩa" mà chỉ là "bản chất" của LP thôi".

Giời ôi là giời, bạn (LS-NB) của tôi!

HAY & BỔ :)

  Mình đã thấy rất, rất nhiều vị bằng cấp về khoa học xã hội đầy mình ,thậm chí rất khả kính, song nhiều khi  cũng rất mài mại về từ ngữ trong nói và viết. Thói quen xấu này có nguy cơ làm hỏng ngôn ngữ Việt chứ chẳng đùa. 

Entry bên bác "Khung cửa nhỏ" thật thú vị khi tác giả chỉ ra sự thiếu chính xác rất phổ biến, nhưng còn rất nhiều ca "nặng" hơn, ở ngay các phát ngôn viên của báo, đài chính thống, thì mình nghi rằng, tệ nạn này có căn nguyên nơi ngành giáo dục, đã không chú trọng đến môn "Ngữ pháp" từ lâu rồi.

Dĩ nhiên trong đời thường, dân chúng cứ việc dùng (từ ngữ) theo thói quen, song những  người làm trong lãnh vực văn hoá chớ nên coi thường nếu thực là dòng giống của một cộng đồng có vài ngàn năm văn hiến,bởi ngôn ngữ giống như giây leo dựa và bám vào khung, giàn tư duy logic, và chắc chắn có tác động và ảnh hưởng qua lại trong tiến trình (xém viết "quá trình" :) ) nhận thức mà. Phải vậy không nhỉ!

Dù các khuyến cáo của tác giả cũng còn nhiều điều cần bàn, song nhìn chung, đ6y là ý kiến hay, thú vị và bổ ích!

 

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ

 1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt. 
CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn haynghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn. 

KHẢ NĂNG. “Khả năng” 可 能 là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可 能 (capacité, capable) với khả dĩ 可 以 (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi. 
QUÁ TRÌNH. Quá 過 là đã qua, trình 程 là đoạn đường. Quá trình là đọan đường đã đi qua. Nói thế nầy là đúng: “Quá trình thực hiện công việc đã gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi lại thấy trong sách báo câu đại loại thế nầy: “Quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi là sẽ rất thuận lợi”.Thực là sai lắm rồi. Trong trường hợp nầy, phải dùng chữ tiến trình, đúng cho cả 3 thì quá khứ, hiện tại và tương lai. 
HUYỀN THOẠI. Người viết, kể cả những người có bằng cấp cao, không chịu học tiếng Hán, mà lại thích dùng tiếng Hán để tỏ ra “ta đây” nên nhiều tiếng được dùng sai nghĩa một cách thực buồn cười. Thí dụ, tôi rất thường nghe đài truyền hình, truyền thanh và báo chí nói “huyền thoại Pélé” “huyền thoại Maradona”.. Người có học nghe thực chướng tai, nhưng người nói chẳng ngượng miệng chút nào. Tại sao nghe chướng tai? Huyền 玄 là màu đen, nghĩa bóng là sâu xa, mờ ảo, không có thực. Thoại 話 là câu chuyện. Vậy huyền thoại là câu chuyện mờ mờ ảo ảo, không có thực, do truyền miệng mà ra. Thí dụ chuyện bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, chuyện ông Thánh Gióng cỡi ngựa sắt đi đánh giặc Ân là những huyền thoại. Đằng nầy, ông Maradona, ông Pélé có thiệt 100% sao gọi là huyền. Và 2 càu thủ đó là con người sao gọi là thoại được. Nếu muốn dùng chũ huyền thoại để đề cao 2 cầu thủ đó thì phải nói thế nầy: “Cái tài của 2 ông nầy tưởng như chỉ có trong huyền thoại”. Ông bà mình thường nói: “Dốt thì hay nói chữ, có đúng trong trường hợp nầy hay không?” 
HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy. 
2.- Sai vì cố ý sửa nghĩa gốc Hán Việt 
ĐỘC LẬP Độc 獨 là riêng một mình, Lập 立 là đứng. Vậy theo nghĩa gốc Hán Việt, độc lập là đứng riêng rẻ một mình, không đứng chung với ai cả. Rõ ràng từ nầy là sai nếu dùng để diễn tả tình trạng của một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Tôi thấy Cụ Trần Trọng Kim, Cụ Dương Quảng Hàm dùng từtự chủ để thay thế từ độc lập. Như thế là rất hay. Có người bảo với tôi rằng từ độc lập là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra nên không thể bỏ được. Tại sao vậy? Ông Tôn Dật Tiên thì liên quan đến ngôn của Tàu chứ có liên quan gì đến ngôn ngữ Việt Nam. Tàu dùng sai thì chúng ta đâu có buộc phải theo cái sai của họ. 
PHONG KIẾN.封建 Phong kiến gồm 2 chữ phong tước 封爵 (ban quan tước) và kiến địa 建地 (ban đất để dựng nước). Phong kiến chỉ chế độ hoàng đế phong tước cho người có công và cấp cho một vùng đất rất rộng để thành lập quốc gia, với quân đội, luật lệ và chế độ thuế má riêng biệt. Chế độ nầy hiện hữu ở đời nhà Chu bên Tàu với nước của thiên tử và nước của các chư hầu; từ nhà Tần trở đi thì chế độ phong kiến bị bị bãi bỏ và được thay bằng chế độ trung ương tập quyền. Chế độ phong kiến cũng tồn tại ở vài nước Âu châu như Pháp, chỉ vào thời Trung cổ mà thôi. Ở Việt Nam không bao giờ có chế độ phong kiến (féodalité) mà chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế (royalisme absolu) mà thôi. Gọi chế độ quân chủ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là sai. Có tài liệu còn bảo rằng sự cúng tế đình chùa là tàn tích của phong kiến thì càng sai hơn nữa.
TIÊU CỰC, TÍCH CỰC 消極, 積極 Hiện nay, người ta gán vào hai từ nầy ý nghĩa tốt xấu hết sức rõ rệt. Hành động nào tốt thì được gọi là tích cực; trái lại, hành động xấu thì gọi là tiêu cực. Thực ra, suy từ nghĩa gốc Hán Việt thì sự gán ép như thế là sai. Tich cực, tiêu cực tự nó không có sẵn tính chất tốt hay xấu mà chỉ ấn định cường độ của hành động mà thôi. Thí dụ, trong một đoàn đi làm việc phước thiện thì ai tích cực là tốt và ai tiêu cực là không tốt. Nhưng trong một bọn côn đồ đi tổ chức ăn cướp thì đứa nào tích cực lại là đứa xấu nhất. Trong truyện Tam quốc của Tàu, Từ Thứ, mưu sĩ của Lưu Bị bắt buộc phải về phục vụ dưới trướng của kẻ thù là Tào Tháo. Từ Thứ đã giữ thái độ tiêu cực nghĩa là không hiến mưu kế gì cho Tào Tháo. Thái độ tiêu cực nầy của Từ Thứ, từ cổ chí kim luôn luôn được khen ngợi; vậy tiêu cực có xấu đâu. 
3.- Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm). 
QUỐC GIỖ. Tôi có đọc được câu nầy: “Ngày giỗ tổ Hùng vương là ngày quốc giỗ”. Nói như vậy là sai. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hãy bỏ tiếng ngày quốc giố mà dùng tiếng thuần Việt làngày giỗ cả nước, vừa đúng, lại vừa dễ hiểu, Nơi tiếng Hán, ngày giỗ là kỵ nhật 忌日.Ở một vài tỉnh của Trung Việt, người ta gọi ngày giỗ là ngày kỵ. Ta nên dứt khoát chỉ dùng từ Nôm là ngày giỗ để cho thống nhất toàn quốc. 
GÓA PHỤ. Tôi đã gặp vài lần chữ góa phụ trong sách vở báo chí để chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Gọi như thế là sai vì tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) thì mới đúng. 
ĐỆ NHẤT THÁC. Ở ngõ đi vào của một địa điểm du lịch, có hàng chữ to tướng dùng để quảng cáo “Nơi đây có đệ nhất thác”. Viết như thế là sai. Đặt 2 chữ đệ nhất (tiếng thêm nghĩa) trước chữ thác (tiếng chính), là theo văn phạm Hán Việt thì cả hai chữ đều phải là tiếng Hán Việt mới được. Ở đây, tiếng thác là thuần Nôm, thế là bậy rồi. Không có` tiếng Hán Việt nào có nghĩa thác nước. Thác theo tiếng Hán là bộc bố 瀑 布, nhưng đó lại là tiếng Hán thuần túy nghĩa là chưa được Việt hóa thành tiếng Hán Việt nên chưa thể dùng được. Trong trường hợp nầy, nên viết “Nơi đây có thác đẹp nhất”, vừa đúng, vừa dễ hiểu lại vừa hấp dẫn khách du lịch. 
4.- Sai vì không phân biệt được văn phạm Hán Việt với văn phạm Nôm. 
X QUANG. Mỗi lần có chuyện phải vào bệnh viện là tôi rất khó chịu khi nhìn thấy cái bảng “Phòng X quang” Tôi khó chịu vì cái chữ X quang nầy phạm đến 2 lỗi. Một là lỗi về ngữ pháp và một lỗi vể kiến thức khoa học. Về ngữ pháp, quang là tiếng chính, X là tiếng bổ nghĩa. Đặt tiếng bổ nghĩa trước tiếng chính thì đích thị sử dụng văn phạm Hán Việt rồi. Mà muốn dùng lối văn phạm nầy thì cả 2 chữ đều phải là tiếng Hán Việt. Ở đây X là một mẫu tự latin thì sai quá đi rồi. Về khoa học, quang 光 có nghĩa là sáng, ở đây chỉ tia sáng. Tia sáng là tia kích thích được tế bào thị giác để tạo ra ấn tượng sáng. Trong chuỗi sóng điện từ, các tia nầy chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ bé với độ dài sóng từ 400 nano mét đến gần 800 nano mét mà thôi. Trong khi đó, tia X (với độ dài sóng từ 0,1 đến 10 nano mét) cách tia sáng khá xa, không kích thích được tế bào thị giác thì chắc chăn không phải là tia sáng rồi. Cho nên dùng chữ QUANG cho tia X là sai be bét về vật lý sơ đẳng của lớp 12 trung học. Tôi chẳng hiểu ông “đại giáo sư tiến sĩ” nào đã bày ra cái tên X QUANG đó. Tại sao không dùng chữ “TIA X” như trước đây ở miền Nam, vừa hay, vừa đúng, vừa đại chúng, vừa thuần túy Việt Nam. Không lẽ người ta muốn dùng chữ “X QUANG” để chứng tỏ ta đây biết “nói chữ” hay sao? 
BÊ TÔNG HÓA con đường. Bê tông là từ phu, hóa là từ chính. Đây cũng là văn phạm Hán Việt. Để thành lập từ kép thì cả 2 từ đơn đều phải tiếng Hán Việt. Ở đây bê tông lại là tiếng Pháp (béton) phiên âm ra, do đó nói bê tông hóa là sai. Ngoài ra, nghĩa cũng sai vì từ bê tông hóa được dùng phải được hiểu là con đường đà được biến hóa thành một khối bê tông. Vì vậy, không nên nói bê tông hóa mà nói một cách bình thường: tráng bê tông con đường, vừa đúng lại vừa dễ hiểu. Còn một lô HÓA rất bậy bạ trong sách vở báo chi, trong chương trình truyền thanh, truyền hình như : nghèo hóa, giàu hóa, no hóa, đói hóa, khôn hóa, dại hóa, vân vân. Tội nghiệp cho ngôn ngữ Việt Nam! 
NỮ NHÀ BÁO Tôi còn nhớ, trong chiến tranh I rắc, sau khi lính Mỹ bắn nhầm nhân viên tình báo của Ý bảo vệ người nữ phóng viên vừa được bọn bắt cóc trả tự do, các đài truyền hình ở Việt Nam loan tin nhiều lần và nhắc đi nhắc lại nhóm từ nữ nhà báo. Thực là quá tệ! Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ” Còn muốn dùng văn phạm ngược thì phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”. Ban biên tập các đài truyền hình không biết điều nầy sao? 
TRIỀU CƯỜNG. Từ lâu rồi, tôi thấy xuất hiện rất thường xuyên hai từ triều cường khi người ta nói đến thủy triều trên song.. Hai chữ nầy có thể thay đổi vị trí trước sau và có hai ý nghĩa khác nhau. Cường triều 強 潮 gồm tính từ đứng trước danh từ thì tương đương với một danh từ và có nghĩa là con nước lớn(haute marée). Triều cường 潮 強 thì lại là một mệnh đề gồm một danh từ triều và một động từ cương và có nghĩa là con nước đang lớn lên (la marée monte). Lúc nào cũng dùng chữ triều cường thì có thể sai hơn phân nửa trường hợp rồi. Nhưng tại sao không nói con nước lớn (danh từ) và con nước đang lên (mệnh đề) vừa đúng lại vừa phù hợp với trình độ và thói quen của đại chúng. 
HẠT NHÂN. Đây là từ vật lý học chỉ các hiện tượng xảy ra bên trong cái lõi hay cái nhân của nguyên tử. Miền Nam trước đây gọi là hạch tâm. Hạch 核 là cái hạt, tâm 心 là cái lõi hay cái nhân bên trong . Hạch tâm là cái nhân của hạt. Đó là từ ghép theo văn phạm Hán Việt vì cả 2 từ đều là Hán Việt. Bây giờ người ta chuyển sang dùng 2 từ Nôm thì phải theo văn phạm nôm và phải gọi là “nhân của hạt” hay nhân hạt, cũng như bên ngoài gọi “vỏ hạt” chứ không thể gọi là “hạt vỏ” được. Gọi phản ứng hạt nhân, là sai với văn phạm rồi. Cần phải sửa lại: phản ứng nhân hạt mới đúng. Tuy nhiên, theo tôi, nên giữ từ phản ứng hạch tâm thì hay hơn nhiều. Từ nầy không phải là từ của giới bình dân nên cứ giữ tiếng Hán Việt, không cần chuyển sang tiếng Nôm. 
TẶC. Từ Hán Việt nầy đang được dùng một cách rất bậy bạ và rất thường xuyên như bọn tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, để chỉ những tên ăn trộm. Dùng như thế là phạm vào 2 điều sai. Thứ nhất là sai về ngữ pháp: một từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép. Thứ hai là sai về nghĩa. Tặc 賊có nghĩa là ăn cướp, đạo 盜 mới có nghĩa là ăn trộm, thí dụ đạo văn 盜文 là ăn trộm văn của người khác. Tại sao người ta không nói một cách giản dị và đúng là: bọn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê. . . Cũng cần nói thêm về một từ đang được nhiều báo đem dùng. Đó là từ đinh tặc để chỉ bọn rải đinh trên đường phố. Đinh là một từ có gốc Hán Việt 釘 nhưng đã được Việt hóa hoàn toàn rồi nên ghép với từ tặc thì không ổn. Vả lại, nói đinh tặc là sai nghĩa vì từ đó có nghĩa là bọn ăn cướp đinh; thôi bỏ từ đó đi và nên nói một cách giản dị là “bọn rải đinh” thì hơn. Còn vô số những từ sai khác cùng nguyên nhân trên đây như: Lớp trưởng, phải sửa lại trưởng lớp, Nhóm trưởng, phải sửa lại trưởng nhóm Siêu rẻ, phải sửa lại rất rẻ Siêu bền, phải sửa lại rất bên Vi sóng, phải sửa lại vi ba hay sóng ngắn Vân vân... 
5.- Dùng từ vô nghĩa 
Bệnh viện DA LIỄU. Lần đầu tiên, thấy bảng chữ nầy, thú thật tôi không hiểu là cái gì. Sau hỏi người bạn bác sĩ mới biết đó là “nhà thương chữa bịnh ngoài da và bệnh hoa liễu”. Trời đất! Da là từ thuần Việt. Hoa liễu là từ Hán Việt, sao lại nhập chung một cách kỳ cục như thế. Xét về nguồn gốc, chữ Hán Hoa liễu 花柳 có nghĩa là ổ điếm chứ không phải là một bịnh. Về sau, người ta dùng nhóm từ kép “bịnh hoa liễu” để chỉ cái bịnh lây qua đường tình dục cho những người hay lui tới các hoa liễu. Dùng riêng chữ hoa liễu cho một bịnh đã là sai rồi. Bỏ luôn chữ hoa, chỉ còn chữ liễu thôi thì càng tệ hơn nữa. Riêng chữ liễu 柳 thì có nghĩa là cây liễu. Bệnh viện da liễu tức là bệnh viện chuyên chữa cho bịnh ở da của cây liễu !!! 
ĐẠI TRÀ. Tôi nhớ sau năm 1975, một người bạn dạy sử địa kể rằng, lần đầu tiên đọc sách giáo khoa từ miền Bắc đưa vào gặp câu: “Cây chè được trồng đại trà ở vùng nầy”. Anh ta hơi hoảng vì dạy sử địa bao năm mà bây giờ không hiểu đại trà là gì. Đại là lớn, còn trà là gì? Anh về lật nhiều tự điển kể cả tự điển Hán Việt ra tra thì chẳng thấy chữ đại trà ở đâu cả. Hỏi thăm mãi anh mới rõ trồng đại trà là trồng rộng rãi khắp nơi. Có lẽ ai đó nổi hứng bịa ra từ vô nghĩa đó để thay thế từ dễ hiểu và có sẵn, rồi sau đó những người khác bắt chước nói theo. Ngôn ngữ mà biến chuyển như thế thì cũng đáng buồn. 
SỰ CỐ. Lại một từ vô nghĩa nữa nhưng đang được dùng một cách rộng rãi để chỉ một sự rắc rối vừa mới xảy ra. Trong tiếng tiếng Hán Việt có từ kép cố sự 故事 có nghĩa là chuyện cũ chứ làm gì có từ sự cố. Cái nghĩa mà hiện nay người ta gán cho từ vô nghĩa đó thực là lạ lùng, không thể chấp nhận được. 
HOÀN CẢNH. Trong một bài báo, người ta viết: “Cô ây sống hoàn cảnh lắm”. Đố các bạn biết người ta muốn nói gì? Xin thưa, muốn nói “Cô ấy đang sống trong hoàn cảnh bi thảm”!!! Các bạn có chịu nổi với cách viết văn như thế đó không ? 
ĐÔI CÔNG. Kể từ giải túc cầu thế giới tại Nam Phi, đài truyền hình ở Việt Nam bịa ra một từ mới, đó là từ đôi công và rất thường được lặp đi lặp lại. Theo dõi nhiều trận, tôi mới hiểu ý của các ông trời đó muốn nói: 2 đội chơi đôi công nghĩa là cả 2 đội đều chơi tấn công. Đôi là một cặp (tiếng Nôm), công là tấn công (tiếng Hán Việt). Vậy đôi công là một từ bậy bạ do người kém hiểu biết bịa ra mà hiệu quả rõ ràng là làm xấu đi ngôn ngữ của dân tộc mình. Có người nghĩ rằng, cứ bịa ra những từ mới là làm giàu cho ngôn ngữ. Quan niệm như thế là sai; cũng như muốn làm giàu thì kiếm được thực sự nhiều tiền chức không phải cứ nhét vào tủ các thứ giấy tờ bậy bạ mà gọi làm giàu được. 
XÂY DỰNG. “Anh Hai tôi quyết định xây dựng với người yêu của mình” Các bạn đừng tưởng rằng 2 người quyết định đi xây nhà để ở nhé. Không, 2 người quyết định làm đám cưới dó. Viết văn như thế thì hết chỗ để phê bình rồi. 6.- Dùng sai nghĩa từ thuần Việt. 
NGƯỠNG. Người ít học cũng biết ngưỡng là một giới hạn rất xác định, một gạch ngang rõ nét, và bước qua vạch ngang đó thì mọi việc sẽ thay đổi một cách căn bản. Thí dụ, ngưỡng cửa là một đường ngang, bên trong là phòng, bên ngoài là sân hay mái hiên chứ không còn là phòng nữa. Một thí dụ khác: khi lượng glucose trong máu tăng lên và vượt qua ngưỡng 1% thì đường thoát ra ngoài theo nước tiểu, còn dưới cái ngưỡng đó thì không hề gì. Ngưỡng có nghĩa rõ ràng như thế và học sinh nào cũng biết. Thế mà mổi đêm, trong mục dự báo thời tiết, xướng ngôn viên cứ lải nhải; nhiệt độ đạt ngưỡng từ 32 đô đến 35 độ. Nghe chịu hết nổi. Tôi không trách người xướng ngôn vì bản tin không phải do người xướng ngôn viết mà do các đấng đại trí thức trong ban biên tập viết nên. 
KIÊU NGẠO. Có người nhờ tôi giải thích một câu nói trong sách báo nào đó :”Thằng A hay kiêu ngạo người khác.” Tôi không giải thích được vì không rõ câu nầy có nghĩa: “thằng A thường tỏ ra kiêu căng với người khác”, hay là “thằng A thường chế nhạo người khác”. Chắc chắn cả 2 cách giải thích đều không ổn vì dùng từ kiêu ngạo như thế là sai rồi thì không thể có cách nào giải thích câu nói cho đúng được. 
TRAO ĐỔI. Từ nầy có nghĩa là đưa qua đưa lại các vật với nhau. Ngày nay người ta lại dùng từ nầy một cách sai lầm để thay thế cho từ bàn bạc hay thảo luận. Thí dụ: “Để thực hiện chỉ thị, tôi đã trao đổi với đồng chí chử tịch” 
7.- Dùng từ thiếu chính xác 
CHẤT LƯỢNG. Chất 質là cái khối chứa bên trong một vật (matière,) lượng 量là tính chất của cái gì có thể cân đo đếm được (quantité). Vậy chất lượng hay khối lượng là cái chất bên trong của một vật có thể đo lường được ( masse). Thí dụ: “khối lượng hay chất lượng của một vất là 1 kilo gramme”. Thế mà ngày nay người ta dung từ chất lượng để chỉ cái tính tốt xấu của một vật, không thể đo đếm được (qualité). Thí dụ: “Chất lượng của nước giải khát nầy kém lắm, uống không ngon má cò có hại cho sức khỏe nữa”. 
CẢM GIÁC. 感覺 Đó là sự nhận biết của cơ thể do ngoại giới tác động vào các giác quan của cơ thể. Thí dụ: “Gió về khuya gây cảm giác lạnh. Tiếng đàn gây cảm giác êm đềm”. Ngày nay, người ta thường dùng từ cảm giác thay cho từ cảm nghĩ. Thí dụ: ‘Với tình hình nầy, anh có cảm giác thế nào?”. Thực là sai một cách trầm trọng. 
THỐNG NHẤT. Thống nhất 統一 là làm biến mất tình trạng chia rẻ bắng cách gom các thứ về một mối. Ngày nay người ta lại thường dùng từ thống nhất để diễn tả sự đồng ý, cùng chung quan điểm. Thí dụ, người ta đã nói: “Để thực hiện tốt chỉ thị, tôi cần thống nhất đồng chí chủ tịch”. Nói như vậy là sai.
GIẢI PHÓNG . Giải phóng 解放 là một từ thường dùng trong lĩnh vực chính trị để chi công cuộc cởi bỏ áp bức, trói buộc cho con người. Ngày nay, người ta lại dùng một cách sai lầm từ nầy cho vật chất. Thí dụ: người ta nói giải phóng mặt bằng thay cho từ đúng là giải tỏa mặt bằng. 
ĐĂNG KÝ. Đăng ký 登記 là chép vào sổ một vật được đưa đến. Thế mà ngày, người ta nói: “Tôi đã đăng ký đi nước ngoài” Nghe như người ta sẽ gói tôi lại rồi đem gởi ra nước ngoài. Với con người, không thể nói đăng ký mà phải nói: ghi danh hay ghi tên mới đúng. 
8.- Từ vựng lộn xộn. 
LÁI XE. Đó rõ ràng là một động từ, hay đúng hơn là một từ kép gồm một động từ và một túc từ. Tuy nhiên, ngày nay người ta cũng dùng từ nầy để chỉ người lái xe, tức là danh từ. Vì vậy, người ta có thể nói: “Sáng nay, lái xe đang lái xe gặp một lái xe khác cũng lái xe, cả hai lái xe cùng lái xe về nhà.” Thực là buồn cười. Trước đây ở miền Nam, lái xe dứt khoát chỉ là động từ, còn danh từ phải là người lái xe hay muốn nói gọn hơn thì dùng từ phiên âm Quảng Đông (?), tài xế cũng được rõ ràng minh bạch. 
YÊU CẦU. Đây là một động từ. Thí dụ: “Tôi yêu cầu anh đi ngay”. Sau 75, tôi gặp ngay trong giáo án (tài liệu chính thức để dạy học) 2 chữ: mục đích và yêu cầu. Động từ yêu cầu đã biến hẳn thành danh từ. 
NGHIÊN CỨU SINH. Sinh 生 là tiếng Hán Việt. Dùng làm động từ thì sinh có nghĩa là sống, còn dùng làm danh từ thì sinh có nghĩa là con người đang sống. Thí dụ học sinh là người đi học, giáo sinh là người đi dạy. Nguyên cứu sinh là người đi nghiên cứu. Rõ ràng như vậy, thế mà tôi đã nghe người ta nói và đã thấy người ta viết những câu như “Con tôi được đi nghiên cứu sinh tại Trung quốc” Như thế là nói bậy vì lấy một danh từ làm động từ! 
ẤN TƯỢNG. Theo cụ Đào Duy Anh, ấn tượng 印象(impression) là cái hình tượng do ngũ quan cảm xúc mà còn in sâu vào óc. Vậy ấn thượng là một danh từ của tâm lý học. Thế mà ngày nay người ta đem dùng làm tính từ như “cảnh đó rất ấn tượng”, và cả động từ nữa, như “tôi rất ấn tượng cảnh đó”. Hết sức bậy bạ 
THẦN TƯỢNG. 神像 Từ nầy có nghĩa là hình tượng cao quý như thần. Vậy đây là danh từ nhưng, cũng như chữ trên đây, thần tượng được dùng như tính từ như “người đó rất thần tượng”, rồi cả động từ nữa “anh có thần tượng đồng chí đó không?” 
TRÊN. Rõ ràng đây là một giới từ, bây giờ lại trở thành danh từ. Thí dự: “Cần phải báo cáo cho trên rõ” hay “trên bảo, dưới không nghe”. 
LÀM TỐT. Tốt là một tính từ bổ túc nghĩa cho danh từ, như hạnh kiểm tốt, sức khỏe tốt. Ngày nay tốt được dùng làm trạng từ bổ túc nghĩa cho động từ, như làm tốt, học tốt, thay vi nói làm giỏi, học giỏi.
LÃNH ĐẠO. Tôi không tìm thấy chữ nầy trong các tự điển Hán Việt nhưng lại có trong tự điển của Tàu hiện nay 领导 và có nghĩa là điều khiển, hướng dẫn con đường đi. Vậy rõ ràng đây là một động từ. Tuy nhiên ngày nay người ta lại dùng làm danh từ. Thí dụ: “Lãnh đạo đã chỉ thị như thế” Sự rối loạn về từ vựng trong ngôn ngữ thực là điều rất đáng tiếc. Từ đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của tiếng Pháp, ngôn ngữ Việt Nam dần dần được minh bạch về từ vựng nên trở nên sáng sủa và rõ nghĩa, nay có biểu hiện rối rắm về từ vựng và trở nên tối tăm, có lẽ do mấy ông đi học bên Tàu về. Tiếng Tàu thì rất lôi thôi về từ vựng, ai cũng rõ điều đó. 
9.- Cóp tiếng Tàu đang dùng. 
LƯU BAN. Học sinh kém quá không được lên lớp thì gọi là lưu ban. Trong tiếng Tàu hiện nay, ban 班 là lớp học nhưng với tiếng Hán Việt (gốc từ tiếng Tàu đời Đường) thì ban không phải là lớp học mà có nghĩa rất xa lạ (ban phát, hạng thứ, đem quân trở về). Do đó, dùng tiếng lưu ban để nói học sinh không được lên lớp thì không ổn chút nào. Dùng chữ lưu cấp 留級 thì gần đúng nghĩa hơn. Nhưng thôi, lưu ban, lưu cấp làm chi. Mình đã có chữ thuần Việt đã dùng từ lâu là ở lại lớp, rất hay vì phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được. 
TRANH THỦ. Đây là từ mới được đưa vào Nam sau 1975, và có nghĩa là lợi dụng tình hình để làm được việc gì đó. Thí dụ: “trong chuyến đi tham vừa qua, anh ấy đã tranh thủ kiếm chác được chút ít” Tôi đã cố tìm hiểu xuất xứ của từ nầy và nhận ra rằng từ tranh thủ không có trong tiếng Hán Việt nhưng hiện nay đang được dùng bên Tàu. Việc đem tiếng Tàu hiện nay, phiên âm Hán Việt rồi nhập vào ngôn ngữ Việt Nam là đều điều không hợp lý vì nó sẽ làm rối rắm ngôn ngữ của mình. Nên nhớ tiếng Hán Việt có nguồn gốc tiếng Hán ở đời Đường chứ không phải là tiếng Tàu ngày nay, đã khác khá nhiều với tiếng Tàu đời Đường, về phát âm cũng như về ý nghĩa. Thí dụ,大家 , tiếng Hán Việt đọc đại gia và có nghĩa là người hay gia đình có vai vế trong xã hội, trong khi đó tiếng Tàu hiện đại đọc là dà jià và có nghĩa là tất cả mọi người. Một thí dụ khác: 東西 tiếng Hán Việt đọc là đông tây và có nghĩa là 2 phương hướng, trong khi tiếng Tàu hiện đại đọc là dòng xì và có nghĩa là hàng hóa. Cho nên tiếng Tàu ngày nay phải được xem là ngoại ngữ đối với ngôn ngữ Việt Nam và không nên nhập một cách bừa bãi vào tiếng Việt. 
10.- Đảo ngược từ kép làm sai nghĩa. 
ĐIỂM YẾU Từ kép nầy gồm 2 tiếng đơn ghép theo văn phạm Nôm có nghĩa là cái điểm không mạnh. Có người đem đảo ngược lại thành yếu điểm theo văn phạm Hán Việt thì lại có nghĩa hoàn toàn khác hẳn: điểm rất quan trọng. 
THẤP ĐIỂM. Từ nầy thường được dùng sai một cách thực buồn cười. Cao là tiếng Hán đã được Việt hóa, nên có thể dùng theo văn phạm Hán hay Nôm cũng đều có một nghĩa duy nhất là “ở phía bên trên”. Thí dụ: điểm cao và cao điểm cùng một nghĩa. Trong khi đó thấp lại có hai nghĩa khác nhau tùy theo tiếng Hán hay Nôm. Theo tiếng Nôm thì thấp có nghĩa là ở bên dưới, nhưng với tiếng Hán thi thấp có nghĩa là ẩm ướt.. Vì vậy, khi nói điểm thấp thì đó là chỗ ở dưới thấp, nhưng khi đảo lại thành thấp điểm thì có nghĩa là nơi ẩm ướt. Thực là buồn cười khi đọc báo thấy: “giao thông giờ cao điểm, giao thông giờ thấp điểm” hay “dùng điện lúc cao điểm và dùng điện lúc thấp điểm” 
11.- Đảo tư kép bừa bãi và không cần thiết. 
XA XÓT. Tôi đọc được cách đảo kỳ cục trong một tác phẩm bán rất chạy trong thời gian gần đây. Nguyên câu đã viết là: “…ông Năm xa xót nhìn hai đứa trẻ….”. Đảo từ như thế là bừa bãi, chẳng nhằm lợi ích gì. Với văn vần thì có thể tạm chấp nhận sự đảo từ cho hợp thi luật; nhưng với văn xuôi thì không thể đảo từ một cách bừa bãi được. Còn rất nhiều từ kép bị đảo xuôi đảo ngược vô tội vạ nữa: Nguy hiểm / hiểm nguy; đơn giản / giản đơn; khai triển / triển khai; từ chối / chối từ; bảo đảm / đảm bảo; bền vững / vững bền; minh chứng / chứng minh; phục hồi / hồi phục; biệt ly / ly biệt; tha thướt / thướt tha; thẩn thờ / thờ thẩn; tranh đấu / đấu tranh; thơ ngây / ngây thơ; xúc cảm / cảm xúc; quang vinh / vinh quang; kinh hoảng / hoảng kinh; ái ân / ân ái ….. Ôi thôi, nhiều quá, quá nhiều, không sao kể hết ngay tức thì được. Có lẽ trên thế giới, không ngôn ngữ nào có các từ bị đảo ngược lung tung như ngôn ngữ Việt Nam hiện nay. Cứ cái đà nầy, tôi e có ngày mình sẽ đọc được một câu thế nầy: “Người sĩ-chiến sinh-hi ngoài trận-mặt để vệ-bảo quốc-tổ, dân-nhân ở phương-hậu phải tỏ lòng ân-tri với các hùng-anh sĩ-liệt”!!! 
12.- Ghép từ bừa bãi. 
KÍCH CẦU. Đó là nhóm từ “kich thích nhu cầu tiêu thụ” được ghép cho ngắn lại làm cho nghĩa trở thành hết sức tối tăm. Nghe từ ghép “kích cầu”, tôi cứ tưởng công việc của mấy ông công chánh đang thực hiên ở dưới sông. Cách ghép nấy nghe rất chướng tai nhưng lại rất phổ biến hiện nay. 
GIAO HỢP. Có một chuyện ghép từ rất khôi hài mà người ta thường hay kể lại. Chuyện thế nầy: Đồng chí giám đốc phài một nữ nhân viên qua một xí nghiệp bạn với lời dặn đò cẩn thận: “Cô hãy sang đó và cố gắng thuyết phục cho họ chịu giao hợp nhé”. Ý đồng chí giám đốc muốn nói giao hợp có nghĩa là giao thiệp và hợp tác; không biết cô nữ nhân viên có hiểu đúng ý đồng chí giám đốc hay không 
13.- Dùng từ dao to búa lớn 
CHIẾN. Đá bóng chỉ là một trò chơi thể thao thuần túy thế mà các xướng ngôn viên và bình luận viên của chúng ta luôn luôn gọi đó là cuộc chiến. Cuộc chiến thì phải có đổ máu, phải có quyết tâm tiêu diệt kẻ thù hay ít ra làm cho kẻ thù phải khốn đốn. Một hôm đi ngang qua sạp báo tôi thấy một tờ báo chạy một cái tựa rất lớn ở trang nhất: “nội chiến ở bán đảo Ibérique”. Tôi giật mình không hiểu tại sao giữa hai nước anh em Tây ban nha và Bồ đào nha lại nổ ra chiến tranh. Tôi vội vã móc tiền ra mua ngay tờ báo đó rồi chạy nhanh về nhà để đọc. Đọc xong, tôi ngã ngửa, Thì ra, trong một cuộc bốc thăm do FIFA tổ chức, hai đội tuyển bóng tròn của Tân ban nha và Bồ đào nha gặp nhau trong cuộc chơi play-off. Thế mà người ta dám gọi là nội chiến. Xin chào thua cách dùng ngôn từ Việt Nam ngày nay. 
CHIẾN ĐẤU. Tôi đã từng nghe nói: “Chúng ta phải cương quyết chiến đấu với tư tưởng sai trái”. Nghe thực đáng sợ. 
NGÀI. Đã có lúc, nhân danh lập trường giai cấp, lập trường ta bạn thù, người ta gọi các lãnh tụ của nước tư bản bằng thằng nọ thằng kia. Bây giờ, chúng ta chơi với tư bản thì ai người ta cũng gọi bằng “ngài”. Ngài thủ tướng, ngài đại sứ, ngài nghị sĩ, vân vân. Nghe có vẻ nịnh bợ quá đi thôi. 
THAM QUAN. 參觀 Đi chơi để ngắm cảnh thì gọi là tham quan, có nghĩa là tham dự vào một công cuộc xem xét, nghiên cứu. Gọi thế mới hách chứ. 
NGHIÊN CỨU SINH. Đi học thêm ở ngoại quốc, chuyện quá tầm thường, nhiều khi lợi dụng làm chuyện bậy bạ, lại tự tâng bốc mình là đi nghiên cứu. 
14.- Dùng từ Hán Việt thay từ Nôm một cách kỳ cục. 
KHẨN TRƯƠNG Một đồng nghiệp của tôi định cư tại Uc từ năm 1975. Cách đây vài năm, thầy về Việt Nam lần đầu tiên và dùng tàu hỏa ra Hà nội thăm quê. Giữa khuya, tàu đến ga Đồng hới thuộc tỉnh Quảng bình. Đang ngủ say, bỗng thầy giật mình tỉnh dậy vì tiếng loa “… hành khách khẩn trương lên”. Thầy hoảng hồn phóng xuống giường, chạy ra khỏi buồng của toa xe vì tưởng xe trật đường rầy hay có hỏa hoạn xảy ra. Nhưng không, nhân viên trên toa tàu chỉ nhắc nhở hành khách nào xuống tàu ở ga nầy thì nhanh lên, thế thôi! Tội nghiệp, thầy Phụng hoảng hồn cũng phải vì ở miền Nam trước đây, ngươi ta ăn nói một cách giản dị và chỉ hay dùng tiếng Hán Việt trong văn chương và khi có việc nghiêm trọng mà thôi. 
BÁO CÁO. Một người bạn đã nói với tôi: “Báo cáo anh, chiều nay tôi phải lên xe về Hà nội”. Tôi nghe chữ báo cáo thì cứ tưởng anh ta đang nói với một vị tư lệnh trên chiến trường. 
15.- Thay từ Hán Việt thông dụng bằng từ Nôm bất hợp lý.
MÁY BAY LÊN THẲNG. Cái loại máy bay có thể bay lên mà không cần phi đạo, ngày trước người miền Nam, từ thành thị đến thôn quê, từ người có học đến người thất học, đều gọi bằng một cái tên rất gọn là trực thăng. Sau 1975, người ta sửa lại là máy bay lên thẳng, không hiểu lý do tại sao. 
LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ. Ngày trước miền Nam có một binh chủng đặt tên là Thủy quân lục chiến. Đó gần như là một danh từ riêng. Sau 75 thì sửa lại là lính thủy đánh bộ cho có vẻ nôm na, dù thủy và bộ vẫn là tiếng Hán Việt. Có người bảo rằng cái gì của ta thì dùng tiếng Hán Việt mới bảnh, còn cái gì của kẻ thù thì dùng tiếng Nôm để làm giảm giá trị. Nếu quả đúng như thế thì đó thực là một quan niệm hết sức sai lầm và xúc phạm một cách trầm trọng đến giá trị tiếng thuần Việt của dân tộc mình. 
16.- Chưa có được những từ thỏa đáng cho khoa học và kỷ thuật hiện đại. 
COMPUTER dịch là máy vi tính là không thỏa đáng. Máy vi tính có nghĩa là máy dùng làm những phép tính rất nhỏ. Chức năng của computer không phải chỉ như thế. Xin để dành cho các nhà chuyên môn về kỷ thuật và các nhà ngôn ngữ nói chuyện với nhau để chọn từ cho chính xác. 
INFORMATION TECHNOLOGIE dịch là tin học, cần xét lại 2 điểm. Thứ nhất, tecgnologie là một kỷ thuật, dịch bằng một chữ học trơ trọi thì không ổn. Thứ hai, muốn dùng từ kép “tin học” thì 2 từ đơn phải đều là tiếng Hán Việt. Nhưng tin là tiếng Nôm còn tín mới là tiếng Hán Việt. 
*ON LINE, OFF LINE, dịch là trực tuyến và ngoại tuyến thì e không ổn. Ở tiếng Mỹ, on và off là 2 từ đối nghịch nhau thì dịch sang tiếng Việt cũng cần 2 từ đối nghịch nhau mới được. Cho nên dùng 2 từ trực và ngoại thì chẳng ổn chút nào. Một lần nữa, chúng ta chờ đợi sự bàn bạc giữa các chuyên viên kỹ thuất và ngôn ngữ. (Không rõ tác giả, trích TrieuThanh Magazine)

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

MỘT THỜI

tù đọng (by cnc)

XÚ THẠCH

"Ngọc hoàn thủ" :) - (CNC)


Khi đề xướng Thiên đường chủ nghĩa cộng sản từ cảm hứng khi nghiên cứu chế độ công xã - cộng sản nguyên thủy của loài người, các tiền bối đã nhận biết, mọi mâu thuẫn trên đời phần lớn có sự can thiệp của vật chất khi mang tính sở hữu chủ. Thế nên, để giải quyết vấn nạn này, lý tưởng nhất là tìm cách xóa bỏ tính sở hữu cá nhân đối với toàn bộ của cải tạo ra trong quá trình lao động xã hội.

Công bằng mà xét thì quả là ý tưởng đẹp, chỉ có điều, các tiền bối cận đại, vì nôn nóng và ấu trĩ, cứ bê nguyên cái "Thuyết tiến hóa" của mit tờ Sac - lơ Đac - uyn như một lý lẽ tối hậu về sự tồn tại và phát triển của muôn loài, họ không tiên lượng được sự "phát triển" của Tinh thần trong quá trình hấp thu và tái tạo năng lượng trí tuệ.

Sự ấu trĩ theo phân tích của Carl Mark về giá trị hàng hóa với bản tính thặng dư sau một quá trình lao động đến bây giờ trẻ nít cũng hiểu là chẳng có ai "ngu" mà nuốt hết tất tần tật. Sự tồn tại sống còn là luôn phải điều chỉnh để dung hòa. ("Ông ăn chả bà xơi nem", hoặc "anh có cơm thì chú mày có cháo": Các cụ giao chỉ cũ kỹ nói cấm có sai tẹo nào!)

Rõ là còn thứ khác, tạm gọi là "giá trị tinh thần" cùng với "thặng dư" cả "tương đối" và "tuyệt đối" của nó, đã sản sinh như thế nào?, các vị ấy, ngoài Hegen có đề cập nhưng bị phản bác, từ Mác, Ăng cho đến Lê, Xit, Mao... tất tần tật đều cố cưỡng bức để qui nạp thành "văn hóa", mà theo họ, văn hóa là thuần túy do giáo dục và môi trường và là sản phẩm nhân tạo!

Không phải ngẫu nhiên mà một tiền bối cổ đại, khi ngắm nghía cấu tạo tinh thể của các loại đá quí đã thốt lên: Đây chính là biểu hiên sự uy nghi của trời đất! Vậy nên, cái sự hiểu biết của loài người về phân tử, nguyên tử, rồi các loại "hạt" p. n ...cứ như càng ngày, càng tiến lại càng "cụt". Mới chỉ lấy khoảng 3 trăm dữ liệu để tính sác xuất cho điều kiện để tồn tại sự sống của vạn vật trên Trái đất, đã ra con số 1 phần nhiều tỷ tỷ (gần  = 0)! Tham vọng mới nhất, người ta còn đang muốn mục kích sở thị bản lai diện mục cái "hạt của chúa" nữa! Sẽ tìm thấy lúc nào đó, song đó chỉ là lời giải để ê ki va lăng với cả đống đống tiền mà thôi, để tiếp tục lại tìm kiếm. Ai dám bảo 'cụt' !

Dông dài cho vui, bởi khi quan sát một viên xú thạch, thấy sự bầm dập của cuộc đời có vẻ đẹp dã man và khốc liệt của nó, cũng như vẻ đẹp riêng của Chủ nghĩa cộng sản. Chỉ có điều nên ghi nhận, ở nước Nga vừa đây, sự bất mãn của dân chúng với anh Putin có vẻ có lợi cho  Đảng (cộng sản) của anh Dư, nhưng chắc hẳn, tuyệt đối và vĩnh viễn không có còn kiểu Cách mạng vô sản Tháng Mười được nữa.
Do đó, ai cố bám vào "chuyên chính vô sản" để cướp đoạt và duy trì quyền lực thì quả là mông muội.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

CẤM CHẸP CHẸP :)

Phú Sĩ vào Đông (foto qua kiếng xe: CNC)
Dù cao tới tới 3 776 M nhưng Phú Sĩ sẽ không hùng vĩ và tráng lệ nếu không có 5 hồ nước ngọt nằm dải dác xung quanh cùng những rừng dương, anh đào bạt ngàn. Dĩ nhiên cũng phải kể đến tuyết và cả bão tuyết lúc đông về!

Thế nhưng, hơn tất cả vẻ đẹp thiên nhiên trời tạo, chính tính cách và tâm hồn Người Nhật mới làm nên sự ngưỡng mộ gần như sùng bái của cả thế giới đối với Phú Sĩ.

Cô đơn và trầm mặc một cách diễm lệ nhưng bất khuất, chỉ cần khoảng 3 thập niên (1945 - 1975), từ đổ nát hoang tàn chiến bại và nhục nhã, người Nhật đã vươn mình.

"Nhìn người mà ngẫm về ta"?
(Nghiêm cấm "chẹp chẹp"!)

TÔI VÀ MÌNH



Tìm một cái cớ để tôi hờn em
Hồn lại rơi vào bầu trời trong vắt
Lưu luyến khôn nguôi ánh nhìn đôi mắt
Một khoé cười nồng  ấm nắng chiều thu
Tìm một lý do để tôi ghét em
Chỉ  thấy  hoa thơm nghiêng tràn hương thắm
Chỉ  thấy  lung linh giọt sương say đắm
Âu yếm chồi xanh  hoà tan ánh mai hồng
Thì ra tôi đã như lòng sông
Chẳng thể nào không ôm dòng nước
Như viên miễn miền gió bay về phía trước
 như mình đã mãi mãi yêu em.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

TIN VÀ CAM CHỊU ĐẾN BAO

Bệnh nhân bị cắt 2 quả thận vẫn còn mệt
10:58:00 14/12/2011, cập nhật cách đây 1 giờ
Chiều 13/12, bệnh nhân Hứa Cẩm Tú (37 tuổi, ngụ ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) cho biết trong người rất mệt.
Vụ cắt thận của bệnh nhân Tú bước đầu đã được hé mở phần nào khi phía Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ báo cáo với lãnh đạo UBND thành phố và Sở Y tế trong buổi làm việc trực tiếp ngày 12/12 mà báo chí bị "cấm cửa".
Trong khi đó, theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, ngày 1/12, chị Tú đến bệnh viện điều trị sỏi thận. Ngày 6/12, BS-Ths Trần Văn Nguyên, Trưởng khoa Ngoại thận-Tiết niệu của bệnh viện, đã trực tiếp phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân Tú. Trong quá trình cắt bỏ thận trái, do máu ra nhiều nên BS Nguyên đã xử lý mổ hở cắt bỏ quả thận dính vào quả thận trái. Vì bệnh nhân bị thận móng ngựa (2 quả thận dính nhau) đây là bệnh lý hiếm gặp khiến bệnh nhân Tú mất cả 2 quả thận, phải chạy thận nhân tạo suốt đời. Tuy nhiên, trong hồ sơ bệnh lý, BS Nguyên lại thể hiện bệnh nhân Tú còn 1 quả thận và BS Nguyên cũng không giải thích vì sao phải thực hiện thêm ca mổ hở để cắt quả thận còn lại của chị Tú với anh Nguyễn Thiện Trí là chồng của chị Tú, đã gây bức xúc cho gia đình và dư luận. 

Nguồn CAND Online 



Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

NGƯỜI ANH HÙNG


Phóng viên Hoàng Khương nhận Bằng khen ghi nhận nhứng đóng góp tích cực cho ngành CSGT

Báo CÔNG AN NHÂN DÂN(CAND) đưa tin vụ Cơ quan CSĐT TP HCM quyết định tống đạt khởi tố đồng thời bắt tạm giam nguyên thượng úy CSGT Hoàng Minh Đức và các cá nhân liên quan trong vụ đưa và nhận hối lộ đã bị phanh phui trên một loạt phóng sự điều tra của  Hoàng Khương trên báo Tuổi trẻ từ hồi 7/2011.
Một sự kỳ quặc ở bài này là mâu thuẫn giữa nội dung và cái tiêu đề. Cả bài tin nêu lại hầu như toàn bộ vụ việc mà nhà báo Hoàng Khương đã vạch ra trước công luận về những tiêu cực tồn tại bấy lâu nay trong ngành CSGT cả XH đều rõ và nhức nhối nhưng ít khi bị phát hiện bởi luôn khó tìm chứng cứ. Nhưng cái tit được giât :  "Cần truy tố phóng viên Hoàng Khương, báo Tuổi trẻ vì "đưa hối lộ" " nhưng không có nêu được PV HK phạm tội  "đưa hối lộ" như thế nào ( chỉ có một câu liên quan mang tính "chụp mũ": "Hòa đã có hành vi móc nối nhận tiền của Trần Anh Tuấn và Nguyễn Văn Khương (tức phóng viên Hoàng Khương) để đưa cho Huỳnh Minh Đức" trong quyết định khởi tố kẻ môi giới hối lộ Tôn Thất Hòa! )
Hẳn nhóm tác giả này không có bằng chứng( và cũng không thể có) Hoàng Khương đã đưa tiền cho người môi giới hoặc đưa thượng úy Đức trong vụ này, đơn giản, cũng như các vụ làm phóng sự đ/tr khác, H.Khương luôn chỉ là một phóng viên tác nghiệp, thực hiện chức trách của mình. 
Người hiện diện và chứng kiến vụ việc vi phạm pháp luật  không thể là người phạm tội nếu người đó không có hành vi tham gia trực tiếp vào vụ việc. Cũng rất dễ nhận biết, phóng viên HK chẳng cần phải "gài bẫy" như ý kiến của một số người, nhưng để có những bằng chứng xác thực, để giúp ngành CSGT trong sạch, HK đương nhiên phải trực tiếp có mặt tại "hiện trường" để thực nhiện chức trách nhà báo và nghĩa vụ công dân của mình.

 Không có được đọc cái Quyết định khởi tố và tạm giam đối với Tôn Thất  Hòa, song, nếu có đúng như thế, khi công dân Nguyễn Văn Khương (PV H. Khương) không hề (và chắc chắn thế) đưa tiền cho Hòa, có thể yêu cầu đính chính hoặc kiện ra tòa về tội vu khống. Trường hợp không phải thế thì nhóm PV báo CAND thật trơ trẽn và ấu trĩ.

Thế nào là một người anh hùng? Vì những việc làm của người đó có ích cho cộng đồng, xã hội mà rất ít người có thể làm được.  Nói ra thì giản đơn vậy nhưng, để làm được những công việc ít người có khả năng và dám làm thì hẳn không phải người bình thường.
http://tuoitre.vn/Ban-doc/455177/3000-y-kien-ban-docngay.html 
.....


cho thấy Hoàng Khương đã phải ngược xuôi vất vả và cả nguy hiểm đến thế nào. Và chính thế mà anh đã từng nhiều lần được khen thưởng, kể cả từ ngành công an cảnh sát.
Hiện tại, Cơ quan báo TT đã "tạm đình chỉ" HK bởi áp lực và cả sự cẩn trọng thừa thãi, và những kẻ, hoặc là quan liêu, hoặc thực sự là sâu mọt, vây cánh liên quan với Đức hoặc ngưu mã bênh nhau sẽ gây khó cho PV Hoàng Khương, nhưng chắc chắn Bộ, ngành công an không phải là thúi hết.
Hơn nữa Anh hùng Hoàng Khương không bao giờ là đơn độc!


.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Vụ án(?) chẳng có gì là li kỳ

Bệnh nhân được chuyên khoa  xác định bị bệnh thận ở tình trạng một quả tốt, quả kia bị ứ nước độ 3-4 và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định mổ, cắt bỏ quả hư. Sau khi giải phẫu, do tình trạng khác thường trầm trọng của bệnh nhân, người nhà đưa bệnh nhân đi kiểm tra bằng siêu âm mới tá hỏa khi được báo chẳng còn quả thận nào.

Bác sĩ trưởng khoa niệu là người trực tiếp giải phẫu bệnh nhân thừa nhận đã cắt béng cả quả lành của người ta với lý do: để bảo toàn tính mạng bởi không cầm máu bệnh nhân được trong quá trình giải phẫu, và hứa sẽ đền bù thỏa đáng (chu cấp nuôi con và chạy thận miễn phí suốt đời(!) cho bệnh nhân.

Sự vụ này vừa sảy ra ở bệnh viện thành phố Cần Thơ. Đã mấy ngày qua trong sự phản ánh và ca thán của mọi người, chưa thấy một tiếng nói nhận xét khách quan nào của giới chuyên môn (Y-NGOẠI-NIỆU), thế là Sờ lốc hôm nhà ta phải vào cuộc.


Giaỉ phẩu sinh lý thận cho thấy, động mạch cấp máu cho hai thận cũng cấp máu cho nhiều cơ quan phía dưới thận, như vậy, giả sử trong quá trình mổ, bác sĩ bị "lỗi kỹ thuật", cắt phạm vào động mạch, phía trên nhánh cấp máu cho thận kia, bác sĩ lập tức phải thắt mạch để cầm máu, khi đó quả thận lành không được cấp máu nên tắc tử. Nối mạch để phục hồi hoạt động chức năng cho quả thận này là quá khó khăn và tốn kém, vậy nên, bác sĩ đã xử lý nhanh là cắt béng cho nó gọn.

Sự vụ có thể chỉ trần trụi như vậy. Nếu chỉ có thế thì Sờ lốc hôm còn gì nữa mà nói, bởi y chả quan tân đến tổ chức Bác sĩ đoàn hay chính quyền sẽ kết luận thế nào, trách nhiệm thuộc về mạch máu tuôn xối hay tại cái thứ nước bệnh tật chứa trong quả thận của một công dân nữ nghèo.

Được biết vợ của bác sỹ tội đồ cũng bị hư mất một thận. Với nền y học hiện đại ngày nay, việc cắt bỏ và thay thận thuận tiện và dễ dàng ngang thiến gà nếu có nhiều tiền, chỉ khổ nỗi mua thận tươi thì hơi bị khó. Hơn nữa, có mâu thuẫn hiển nhiên khi theo lời bác sĩ rằng thì là phải cắt quả thận lành này để gấp gáp cầm máu khi tính mạng con bệnh bị nguy hiểm.
Mọi tài liệu sử y cho biết, động mạch chủ bị đứt sẽ gây nguy đến tính mạng trong những trường hợp chính sau: 1. Chảy mất quá X%, tới mức các bộ phận đều tê liệt; 2. Không còn đường nối cung cấp lên vùng  não bộ làm thần kinh trung ương ngưng ; 3. Cận tim làm tim ngưng do mất cân bằng áp huyết.
 Lại được biết, động mạch chủ cấp máu cho thận cũng đồng thời cấp máu cho vùng hạ bộ và chi dưới, thế thì khi (chẳng may) cắt nhẩm vào động mạch, để cứu nạn nhân, có lẽ bác sĩ cần cắt nhiều bộ phận khác nữa, bởi sự liên thông máu- thận lành- các bộ phận khác phía dưới là tương đồng và bình đẳng trước dao kéo.


P/S: Từ cái vụ giản dị "Vụ án ngã ba đường" về pháp lý đến cái vụ nhẹ nhàng về y  pháp y đức này, trộm nghĩ, xã hội ta đang tăng tốc phát triển theo hướng may nhờ vạ chịu, chỉ có trời thấu, cứ ở đó mà kêu và chờ.



Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

XÂY DỰNG ĐẢNG :)

Độc đảng cầm quyền là dở bởi không có cơ hội để soi và sửa mình. Người xưa đã đúc kết thấu đáo rằng: bị chê bôi không phải là họa mà là phúc nếu ta nghiêm cẩn xem xét thân mình. Độc trị sẽ không là xấu để dẫn đến mạt nếu đảng độc quyền có người đủ tài đức dẫn dắt đảng mình giữ trọn được liêm sỉ. Liêm sỉ của đảng chính là danh dự của mỗi cá nhân đảng viên khi bảo vệ lý tưởng và mục đích hoạt động của đảng mình được ghi trong cương lĩnh và điều lệ đảng.

Ai chả biết, từ lúc thành lập chính phủ lâm thời và công bố Tuyên ngôn độc lập 1945, Đảng cộng sản Việt Nam đã tự nhận sứ mệnh dẫn dắt cộng đồng các dân tộc VN đi đến bến bờ hạnh phúc. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc cho VN là cứu cánh trong toàn bộ các hoạt động tinh thần và vật chất của đảng. Để thực hiện mục đích tối thượng đó (ĐL-TD-HP), trong bối cảnh bị ảnh hưởng và chi phối bởi các quốc gia, phe phái quốc tế trên thế giới, việc sử dụng các chủ thuyết như những công cụ lýluận cho từng thờikỳ, giaiđoạn là tất yếu, song tính thực tiễn của mỗi chủ thuyết luôn chỉ thíchhợp giai đoạn tính, và chắc chắn không thể là chân lý, càng không thể coi là nguyên lý phát triển của loài người.

Sự khập khiễng, thậm chí sai, của Học thuyết Macxit-Lêninist được phát triển chắp vá sau này đã đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng lý tưởng bằng sự sụp đổ của cả hệ thống các nước XHCN do Đảng cộng sản cầm quyền, vậy hà cớ gì Đảng cộng sản VN còn cứ khư khư coi tư tưởng Mac-Lê là kim chỉ nam cho sách lược và chiến lược phát triển của mình, nếu thực sự những người đứng đầu tự nguyện hi sinh phấn đấu vì mục đích "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bàng - văn minh" ?

Tự nhận "trách nhiệm chính trị" trong vụ Vinashin, thủ tướng chính phủ - đảng viên của đảng độc quyền - nếu biết giữ liêm sỉ của đảng mình có nên từ nhiệm? và Đảng CSVN có biết  chuyển mình, đào thải những tư tưởng cũ rích và lạc hậu, để song hành cùng thời đại và có cơ hội "sánh vai cùng các cường quốc năm châu"* ?

* là câu nói(ước mơ?) của Cố chủ tịch ĐCSVN HCM)

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

LÃNG MẠN

Tuyên ngôn Đảng cộng sản thế giới trong chương 1 viết "Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp...." rồi "Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản."  và kết ở chương cuối (IV) thế này: "Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới."

Qúa trình nhận thức để trí tuệ loài người trưởng thành  trải qua 3 công đoạn: Cảm, Thấy và Biết. Khổ nỗi vòng đời là ngắn ngủi nên đa phần là xấu số, chưa kịp Biết, Thấy đã ngủm; tệ hơn, nhiều kẻ còn chưa kịp Cảm nữa!
 Nhưng, dù gì thì ở thời hiện tại, cả tỉ ti người có được bảo ban, học hành... cũng đã Thấy hai năm rõ mười: các chính thể do "giai cấp vô sàn", từ Cộng hòa Liên bang Xô-viết tới các quốc gia được gọi chung là "các nước cộng sản, xã hội chủ nghĩa, lại bị chính nhân dân của mình cách mạng mình, thật chẳng gì éo le hơn!

Vậy "Tuyên ngôn ĐCS" có là một ngộ nhận xa xỉ?

Con người nhìn chung muốn tồn tại và sinh trưởng cần được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu, ít nhiều thế nào cũng được gọi chung là "dục". Đạo Phật răn dạy phải diệt "dục" để đến được Niết bàn hẳn có Lý, song le, tuyệt đại đa số chẳng biết 'niết bàn' là ở ngay chính mình, khi vượt qua công đoạn Biết.

Sự bịa đặt hoang đường về "giai cấp" và "tính giai cấp" của Quốc tế cộng sản I đã lảm đảo điên thế giới. Lịch sử loài người quả đã có nhiều cuộc lật đổ, song quyết chẳng phải "...những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới."
Thật là lãng mạn, tới mức chẳng còn biết gì về sự vận động, hoán đổi luôn là Qui luật. Bởi có  mấy ai có thể vượt qua công đoạn Biết mà quên được nhu cầu "tinh thần và vật chất"mà người dời qui nạp thành 2 đại dục vọng là tình và tiền!

Và Qui luật hoán đổi này sẽ áp liền cho bất kể thể chế chính trị - kinh tế - xã hội nào một khi  thể chế đó dám lợi dụng sự Ưu sinh* - vốn là độc sở hữu của Thiên nhiên -.cho mình ở mức thái quá mà quên lãng sự bác ái xã hội. 

P/S: *Ưu sinh" này rộng hơn "Thuyết ưu sinh" - chọn lọc gen ngớ ngẩn! 

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011







見渡せば
花も紅葉も
なかりけり
浦の苫屋の
秋の夕暮れ

藤原定家(Fujiwara Sadaie )

Khi nhìn ra xa
Hoa và lá đỏ
Trơ lại cành không
Chỉ túp lều trên bãi cạn
Trong chiều thu mênh mông


(Chuyển ngữ :Hoàng Long; pic.: CNC)