Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Armageddon

Việc Nga thông báo về hải trình của Hàng không mẫu hạm đang định hướng Địa Trung Hải là không phải vì tình hình rối rắm ở Syria có vẻ không khớp với thông điệp của TT Nga trước bàn dân thiên hạ hôm qua. Kể từ khi NATO uỵch Beograd cho đến giờ này, khi thế lưỡng cực thế giới đã thay đổi chỉ còn cực rưỡi, thậm chí gần như đơn cực, lần đầu(?) "người ta" nhấn mạnh về nỗi ám ảnh "Đệ tam Thế chiến", thế nên, cái vụ Syria này chắc chắn có nhiều màn hay.
Những thông tin sự triển khai tên lửa đạn đạo về phía tây của Nga có vẻ như kỳ này người Nga không nốc vôt - ka để quên sầu đau chăng?

Liệu đêm nay, hay chậm lắm là ngày mai, Trung Quốc cũng sẽ tấu theo là cái chắc.


http://www.youtube.com/embed/eBf0I-rB0m0?feature=player_embedded

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

ZEN

Tĩnh lặng (Foto: CNC)


Giun đất rất hiền (Pic.: CNC)

Kẻ phụng sự (Foto: CNC)

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Splendor of Autumn

SPLENDOR 1 (foto:CNC)


SPLENDOR 2 (foto:CNC)
Chùa Vàng Kinkakuji 



SPLENDOR 3 (foto:CNC)
Ngang lưng Phú Sĩ


SPLENDOR 4 (foto: CNC)
Thanh niên Nhật biểu tình nhân Ngày lao động 23-11

SPLENDOR 5 (foto: CNC)
Thanh niên Nhật biểu tình nhân Ngày lao động 23-11

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

BÌNH MINH

Quan điểm: HẠN CHẾ CỦA QUYỀN LỰC NHÂN DÂN

23 Tháng 9 2005 - Cập nhật 00h29 GMT

Trong một phần loạt chương trình Who Runs Your World (Ai làm chủ thế giới của bạn?), Mark Almond, giảng viên môn Lịch sử Hiện đại ở Oriel College, đại học Oxford, nhận định về huyền thoại và thực tế của "Quyền lực Nhân dân"

Chúng ta sống trong thời đại cách mạng. Diễn giải theo ý Karl Marx, bóng ma đang ám ảnh thế giới: Quyền lực Nhân dân.
Hình ảnh đám đông, ôn hòa biểu tình chống lại các chính thể phi dân chủ và tham nhũng, đã trở thành biểu tượng của thời hiện đại. Bắt đầu ở Philippines năm 1986 khi danh từ "People Power" (Quyền lực Nhân dân) được tạo nên, và cất cánh năm 1989 khi một biển người dường như che khuất giới cộng sản cũ ở Đông Đức hay Prague, huyền thoại về cách mạng nhân dân cất cánh.
Một thập niên sau khi Chủ nghĩa cộng sản kiểu Sôviết sụp đổ, một làn sóng mới của Quyền lực Nhân dân lại quét sạch nhiều nhà hậu Cộng sản, những người đã nắm quyền sau khi cờ đỏ bị kéo xuống.
Từ Serbia năm 2000 đến Ukraine Giáng sinh năm ngoái, một kịch bản y chang được diễn: các cuộc bầu cử tranh cãi được kéo theo bởi đám đông trên đường phố và sự sụp đổ của kẻ xấu.
Quyền lực Nhân dân có vẻ đang trở thành quy luật. Nhưng có thật là nó đơn giản như thế?
Khoảnh khắc biểu tượng
Các nhà tâm lý học đám đông biết sự tham gia vào một đám đông có thể gây say ra sao. Người quan sát và người tham gia dính cả vào không khí hội hè. Nhưng cảm giác say sưa chưa bao giờ là kim chỉ nam cho sự hiểu biết.
Không khí hội hè của các cuộc cách mạng Quyền lực Nhân dân trong mấy năm gần đây - ví dụ, các cuộc hòa nhạc rock ở Kiev mùa đông năm ngoái - che khuất các cân nhắc chính trị đằng sau hội hè.
Tại đa số các xã hội trong phần lớn thời gian của lịch sử, con người có những lý do chính đáng để phẫn nộ. Các cuộc cách mạng quần chúng rõ ràng phổ biến kể từ khi người dân Paris tràn vào ngục Bastille năm 1789. Trên thực tế, khi đám đông tràn vào nhà tù, hành hình cai ngục và lính gác, họ chỉ tìm thấy bảy tù nhân để trả tự do - và không ai là tù chính trị.
Mặc dù cuộc giải phóng ngục Bastille chẳng có cao trào, nó đã thành khoảnh khắc biểu tượng trong lịch sử. Trong suốt 200 năm, hình ảnh đám đông tấn công các tòa nhà chính phủ, và lật đổ chính thể cũ đã in sâu vào đầu óc công chúng.
Các bộ phim như Tháng Mười 1917 của Eisenstein được xem như loại phim nửa kịch nửa tài liệu, mặc dù thật ra số diễn viên phụ bị giết trong cảnh quay lại lúc tấn công Lâu đài Mùa đông còn nhiều hơn số người chết khi trao quyền cho người Cộng sản của Lênin. Hình ảnh đợt sóng cách mạng của nhà làm phim in sâu trong tâm trí người dân toàn cầu.
Những hình ảnh yên bình của các cuộc cách mạng Quyền lực Nhân dân sau năm 1989 đã thay thế vị trí của các đám đông bạo lực ở Pháp và Nga trong tâm trí công chúng. Nhưng liệu Quyền lực Nhân dân có thật thực hiện lời hứa giải phóng khỏi các chính trị gia thoái hóa?
Vấn đề là ở chỗ Nhân Dân không thể cai trị. Chỉ vài người có khả năng này. Quyền lực Nhân dân có thể truất phế một nhóm cai trị và đưa người khác lên. Nhưng chỉ Quyền lực Nhân dân không thôi thì không thể bảo đảm một chính phủ trung thực.
Hãy nhìn danh sách các cuộc biểu tình và cáo buộc tham nhũng ở Philippines từ năm 1986. Nghĩ về lãnh đạo Serbia, Zoran Djindjic, người bị bắn chết ba năm trước bởi chính viên cảnh sát tham gia cùng nhân dân chống lại Milosevic. Hay xem lại cuộc tranh giành ở Ukraine giữa các anh hùng của cách mạng Cam năm ngoái.
Tàn tích
Các chính thể tham nhũng cho chúng ta biết đôi điều về cái xã hội mà họ cai trị.
Ferdinand và Isabella Marcos có thể đã bóc lột người dân Philippipnes, nhưng chính quyền họ cũng phản ánh các vấn đề xã hội sâu sắc. Nhưng lãnh đạo Mobutu của Zaire từng bình phẩm, "Phải có hai người thì mới tham nhũng được."
Sự căm phẫn của quần chúng nhắm đến các lãnh đạo nhận hối lộ, nhưng nếu không có doanh nhân, trong và ngoài nước, cho tiền, thì tham nhũng lớn chẳng thể xảy ra. Người dân thường căm ghét cảnh sát thoái hóa, nhưng có bao nhiêu người chưa từng nộp tiền cho cảnh sát giao thông để khỏi ghi biên bản - nếu họ có tiền?
Người Philippines đuổi gia đình Marcos ra khỏi đất nước không đổ máu, nhưng họ không thể đuổi phẩm chất Marcos ra khỏi con người họ dễ như thế. Người Ukraine cũng thấy các nhà cai trị mới cũng không khá hơn người cũ.
Khi nhân vật xấu bị truất phế, thật ngây thơ khi nghĩ phần còn lại của chính quyền lập tức hối cải, thành chính nhân quân tử trở lại. Nhân dân duy trì sự giao tiếp xã hội dưới chính quyền cũ và không thể thoát khỏi thực tế rằng các thói quen cũ bám lấy họ cả sau khi lãnh đạo và biểu tượng cũ đã bị truất bỏ.
Lễ hội của một cuộc cách mạng Quyền lực Nhân dân, giống như mọi lễ hội, để lại dư vị cho người tham dự.
Hy vọng Quyền lực Nhân dân như giải pháp chống lại chính phủ thoái hóa dẫn tới nguy cơ thúc đẩy một vòng xoáy bất ổn. Giải pháp duy nhất cho bình minh lạnh giá của thực tế mới theo sau đêm dài mừng vui cách mạng lại là phải chữa bệnh cho cuộc cách mạng.
Các xã hội thành công cũng là các xã hội tẻ nhạt. Công việc đều đều của chính phủ, với cơ chế kiểm soát, giúp nhiều cho nhân dân hơn là khoảnh khắc vinh quang ngắn ngủi trên đường phố.
Các cuộc cách mạng đôi khi có thể cần thiết, nhưng kết quả luôn hỗn độn. Nguy hiểm của hôm nay là khi người dân chứng kiến các thỏa thuận u ám theo sau Quyền lực Nhân dân, họ đi từ hy vọng sang tuyệt vọng. Thay vì nuôi dưỡng nền dân chủ, những đen tối chính trị theo sau cách mạng Quyền lực Nhân dân thường lại khiến người dân, từng đổ xuống đường hàng triệu người, trở nên lạnh nhạt trong nhiều năm kế tiếp.
Quyền lực Nhân dân thường là một câu chuyện cổ tích ngược đời - ban đầu là thắng lợi của sự thơ ngây, và sau đó những  tính toán và tham vọng bước lên sân khấu... và hạ màn.

Nguồn BBC. com.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

KIẾM SỐNG

Kiếm sống (foto:CNC)

200 k /ngày!

Nghề nào cũng để sống, song hiện thời, nhiều công việc phải gọi là "kiếm sống". Không phải ở tính chất công việc, mà là cách đối xử của xã hội (luật-lệ). Tất nhiên ở các quốc gia văn minh không thế; những người cạo gỉ, sơn Tháp Eiffel chẳng hạn(định mức lao động-tiền lương cùng các chế độ khác).

Nên chăng cần có các Nghiệp đoàn lao động ngoài quốc doanh và không bị chi phối, chỉ đạo bởi Công đoàn?