Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Vinh danh cái đét gì thế nài?

  
Sáng nay tôi mới đọc được tin, anh tài xế Hồ kim Hậu, lái xe chở bia, được vinh danh là công dân tiểu biểu của Đồng nai!!!
http://laodong.com.vn/xa-hoi/tai-xe-bi-hoi-bia-tro-thanh-cong-dan-tieu-bieu-tinh-dong-nai-173866.bld

Anh chị xem clip cái đã nhẻ, nó đây:

Tôi tưởng nghe nhầm, thật không tin ở mắt mình nữa, vì theo tôi, anh thoát đi tù đã là rất may mắn cho anh.
Đầu tiên, anh thanh minh lý do bia lật ở quãng cua là do tránh 1 xe du lịch đi ẩu, nhưng ở Việt nam, đầy rẫy các xe đi ẩu, và nếu là lái xe, anh phải tính toán được việc đó để bảo đảm tốc độ, thế nhưng, có 1 camera đã ghi lại được, hoàn toàn không có xe đi láo nào, không hề có ai tránh ai hết.
Thì anh quay sang nói xe mất phanh ( giây 1,30), và bất kì 1 lái xe chuyên nghiệp nào ở Việt nam cũng nhận ra xe anh hoàn toàn không mất phanh, anh vẫn đạp phanh và dừng lại ở xa như bình thường.
Anh cũng trả lời phỏng vấn, nói anh chạy tốc độ 40 km/h, nhưng với lực li tâm khá lớn văng tới 90% bia sang tới tận lề đường bên kia, tốc độ xe của anh lúc đó không thể dưới 70km/h.
Thành thực mà nói, anh đã lái xe phóng như 1 tay đua F1 thực thụ.
Tóm lại, anh cố gắng nói dối để bao che cho việc, anh chạy xe quá cẩu thả, rất có thể đống bia không được chằng buộc kỹ, nhưng đó hoàn toàn là trách nhiệm của anh, và khi đống bia bị văng ra đường, anh hoàn toàn phải chịu trách nhiệm.
Và đống bia đã văng vào chân và làm ngã 1 chị đi xe máy, tôi xem lại nhiều lần và vẫn sởn gai ốc vì sợ, nếu đống bia đó đổ ập vào đầu chị xấu số đó, gần chắc chị sẽ mất mạng mà không biết tại sao, may thay, đống bia đã ụp xuống cách chị chỉ vài mét, chị bị đống bia đẩy ngã sõng soài, nhưng chị dậy được, hoàn hồn, và cố dắt xe khỏi đống bia suýt thành đống mồ chôn chị.
Và anh lái xe Hậu đã suýt giết người vì sự cẩu thả, lại đang được vinh danh, thành công dân tiêu biểu của Đồng nai, thật là chuyện chỉ có ở Việt nam.

Lí do anh được vinh danh, là anh đã trả lại hết số tiền bà con quyên góp cho anh để bồi thường cho nhà máy bia, để anh khỏi phải còng lưng trả nợ, nhưng nhà máy bia đã rộng lượng không bắt anh bồi thường.
Số tiền bà con quyên góp cho anh, chỉ để chứng tỏ ràng, họ khinh bỉ những người hôi bia, và họ gom tiền cho anh chỉ để anh biết, đời này vẫn còn người tốt hơn những người hôi bia. Số tiền khá lớn, riêng chuyển khoản đã trên 200 triệu.
Thậm chí có người treo cả băng rôn với dòng chữ ““Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ thay cho những ai đã “cướp vài lon bia” ở đây trưa ngày 4/12”.

Thế nhưng ngay khi biết mình không phải bồi thường, anh Hậu không hề có ý định trả hết, anh tuyên bố giữ lại 40% để chi tiêu riêng, 60% anh sẽ làm từ thiện.

Tôi biết 1 chị trên facebook, chị đã nhanh nhảu ủng hộ anh 10 triệu, và khi biết anh không phải bồi thường, chị vội điện thoại và cho người đến xin lại …9 triệu, biếu anh 1 triệu, chị nói số tiền sẽ này dành cho người cần hơn, vì anh không phải đền nữa, nhưng anh trì hoãn trả, viện đủ lí do. Khiến chị rất tức giận, trách móc ầm ĩ trên facebook.

Và trong khi chị chất vấn vợ anh về số tiền, chị vợ đã thú thật, tài khoản đang bị công an phong tỏa.

Vậy là việc trả lại hết toàn bộ số tiền cũng chưa chắc phải hảo ý của anh, vì anh đã tuyên bố sẽ giữ lại 40% cho con gái và từ thiện (?) 60% còn lại.

Theo tôi việc trả hết tiền là do anh bị buộc phải làm vậy, hẳn phía công an đã nắm được yếu huyệt của anh sau khi đến hiện trường đo đạc vết phanh, vết bia trượt, qua đó biết được tốc độ xe và thêm cái cái clip quay lại cảnh đống bia bị văng ra do lực li tâm quá lớn, họ đã khẳng định được tốc độ xe anh vượt ngưỡng cho phép, và do anh suýt giết 1 chị xe máy, họ có căn cứ để truy tố anh, tất nhiên nếu anh không chịu trả tiền.

Vậy là, 1 công nhân tiêu biểu của Đồng nai đang được vinh danh, gần chắc chỉ là anh vi phạm luật may mắn, anh thoát tội chỉ nhờ có những người tham lam hôi bia của anh, anh thoát, do tội của anh bị tội của số đông phủ lên.
Và dư luận chĩa mũi dùi vào số đông hôi bia mà quên đi tội chạy ẩu của anh.
Những người vinh danh anh, hẳn sẽ phân vân khi xem lại clip, 1 chiếc xe tải lao như đang trong trường đua công thức 1, 1 bên thành tung ra và đống bia đổ ập xuống đường, suýt giết chết 1 chị đi xe máy…

Tôi không biết chị bị ngã do đống bia này ở đâu, chị có bị thương gì không, nhưng tôi có thể khẳng định, trong số đông những người vinh danh anh Hậu, không bao giờ có chị.

Được múa bởi Ngẩu Pín

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Tư bản hàn lâm

 

Wolfgang Kemp
Phạm Thị Hoài dịch
 
 
Trong sự bế tắc của ngành giáo dục Việt Nam hiện tại, người Việt đương nhiên đặt kì vọng vào những mô hình giáo dục đào tạo ở các nước phát triển, đặc biệt ở Mỹ. Hơn 16.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ. Bài viết sau đây của một học giả Đức, đăng trên tờ Süddeutsche Zeitung, cung cấp một góc nhìn cảnh báo về nền đại học ở đất nước có nhiều trường đại học được coi là tốt nhất thế giới này. Độc giả quan tâm có thể tham khảo thêm bài viết của nhà báo Mỹ Thomas Frank đăng trên The Baffler số mới nhất về cùng chủ đề.
Người dịch
________
Đó là hệ thống đại học ở Mỹ (higher education). Trong khi tiểu bang cuối cùng ở Đức vừa bỏ hẳn chế độ thu học phí đại học[1] thì tiền học ở Mỹ lại tăng vô kể. Mức học phí ở Mỹ không căn cứ vào phí tổn và dịch vụ được cung ứng. Không, các trường đại học ngự trên đống tài sản cao nhất cũng đòi những mức học phí cao nhất, vì đó “là chiến lợi phẩm, là biểu tượng”, như ông cựu hiệu trưởng Đại học George Washington đã thẳng thừng tuyên bố vài năm trước. Học phí ở trường này thời ông đương chức là 50.000 dollar. Thêm vào đó là 10.000 dollar tiền ăn ở trong kí túc xá sinh viên. Tất nhiên một người trẻ tuổi còn có những nhu cầu khác. Bỏ rẻ vào đó 5000 dollar nữa, thế là thành 65.000 dollar một năm, theo tỉ giá hiện nay tức là khoảng 47.000 euro. Nhìn vào con số đó thì biểu dương tính phúc lợi xã hội của đại học ở Đức bao nhiêu cũng chưa đủ – dù là giữ hay bỏ chế độ học phí 500 euro một học kì.
Trong số mới nhất (số 23) của tạp chí The Baffler, Thomas Frank đã cất lên một khúc “chiến ca hàn lâm” (Academy Fight Song) thật sôi sục. Chiến ca (fight songs) là những ca khúc cổ xúy các đội thể thao của các trường đại học ở Mỹ. Khúc ca ra trận của Thomas Frank vừa phẫn nộ, vừa có cả tuyệt vọng và tự phê bình. Ông viết: “Chúng ta là thế hệ những kẻ trố mắt đứng nhìn một nhúm kí sinh trùng và tỉ phú phá nát nền đại học để vụ lợi”. Sự phê phán triệt để của ông tập trung vào những điểm sau: cuộc chạy đua của mức học phí, sự thống soái của bộ máy quản trị, những công cụ thống trị mới của chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism), hệ thống đại học trong vòng tay của “giới độc quyền, các tập đoàn và những đám mãnh thú thả giàn khác”. Những đám mãnh thú mà Frank đề cập liên quan đến vòng xoáy phi lí của giá bán các giáo trình bắt buộc; toàn bộ ngành luyện trắc nghiệm để chuẩn bị cho các thí sinh được nhận vào trường (test prep); hệ thống quản lí tuyển sinh (enrollment management), tức một hệ thống kinh doanh tư nhân phụ trách việc điều phối tuyển sinh. Thêm vào đó là hoạt động kinh doanh của các trường đại học trong các lĩnh vực bất động sản, thể thao và bằng sáng chế. Sản phẩm của cạnh tranh thả giàn là cái được mệnh danh “university inc.”, hay công ti cổ phần đại học. Trước hết, đó là cuộc cạnh tranh giữa các đại học có vốn tài trợ phải bảo tồn lợi nhuận và các trường đại học doanh lợi (for-profit). Mới đây Thượng viện Hoa Kì đã thực hiện một công trình nghiên cứu về ngành kinh doanh đang nở rộ này. Sau đây là một con số rút ra từ công trình dày 800 trang đó: Tại các trường đại học doanh lợi, trung bình chỉ 17,4 % doanh thu được dành cho giảng dạy, tất cả phần còn lại là lợi nhuận, quảng cáo và quản lí. Những trường này không hề có nghiên cứu. Hiệu trưởng các trường đại học truyền thống có nằm mơ cũng không thấy cái tỉ lệ ấy, nhưng họ đang hăng hái tiến theo hướng đó. Đến nay, 75 % số tiết học là do các giáo sư trợ giảng (adjunct professor), tương ứng với giảng viên hợp đồng ở Đức, đảm nhiệm. Ở Mỹ đã xuất hiện khái niệm “giáo sư giẻ rách”. Giải quyết xong vấn đề khó chịu là ai sẽ phải đứng lớp thì ban quản trị nhà trường sẽ rảnh tay lo việc chính: việc chiêu mộ các giáo sư ngôi sao. Từ lâu câu nói tếu sau đây đã được truyền tụng trong các trường đại học: Hỏi: Thượng đế và một giáo sư ngôi sao khác nhau ở điểm nào? Đáp: Thượng đế ở khắp nơi, tức ở đây cũng có. Giáo sư ngôi sao cũng ở khắp nơi, nhưng ở đây thì không bao giờ. Giờ đây cái nghề ngoại trú, hiện diện bao la này còn có một danh xưng riêng: trong hệ thống vươn ra toàn cầu của Đại học New York (NYU) nó được gọi là “giáo sư toàn cầu” (global professor). Slavoj Žižek chẳng hạn, bây giờ là “giáo sư tiếng Đức uy tín toàn cầu” (global distinguished professor of German) của NYU (mà chắc tự ông ta cũng thấy khoái) và cũng ở đó Ernst Fehr là “giáo sư kinh tế uy tín toàn cầu” (global distinguished professor of economics). Những ngôi sao đó cũng là chiến lợi phẩm như các mức học phí cực khủng. Giới lãnh đạo bộ máy quản lí rất yêu các ngôi sao, vì khi trả cho các ngôi sao một mức lương mà ta cứ tạm tính là 400.000 dollar (cộng các khoản phụ cấp, trong khi mức trung bình ở đại học Mỹ là 98.000 dollar) thì giới lãnh đạo khỏi phải lo mức lương khủng của chính họ quá lẻ loi. Hiện nay huấn luyện viên các đội thể thao ở đại học không còn dẫn đầu bảng lương nữa – trừ khu vực miền Trung Tây Hoa Kỳ, ở đó thì quả thật ngoài thể thao còn có gì đáng kể nữa? Lương cao nhất bây giờ thuộc về các hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, chánh văn phòng, họ sẵn sàng nhận “thù lao” ở mức một triệu dollar. Ngoài ra lại còn các khoản tiền thưởng, vì trong các doanh nghiệp kinh tế cũng có tiền thưởng kia mà – và trong chế độ tư bản hàn lâm thì không có gì đáng phấn đấu hơn cái gọi là hoạt động doanh nghiệp (entrepreneurial). Cái từ vựng khủng khiếp của những “tuyên ngôn về sứ mệnh kinh doanh” và “dự thảo chiến lược”: nào là “tác nhân thay đổi” (change agent), nào là “năng động chiến lược” (strategic dynamism), nào là tăng trưởng (growth)…, đều từ đó mà ra. Nghe khá quen tai – ở Đức bây giờ danh hiệu thần chú “Exzellenz” (Đại học Ưu tú) cũng ngày càng thông dụng.
Bộ máy hành chính quản trị đã củng cố địa vị thống soái của nó trong các đại học Mỹ từ rất nhiều năm nay. Số lượng nhân viên hành chính đã vượt xa số lượng giáo sư từ lâu. Công trình nghiên cứu mang tên The Fall of the Faculty của Benjamin Ginsberg (2011) đã chỉ ra quá trình từng bước tước đoạt quyền lãnh đạo và quản trị của các giáo sư ở đại học: Từ 1975 đến nay, số lượng nhân viên cao cấp trong bộ máy quản trị tăng đến 85 %, số lượng nhân viên cấp dưới tăng 240 %, trong khi các khoa giảng dạy chỉ tăng 50 %[2].
Mới đây, khi thỉnh giảng tại Đại học New York (học phí 60.000 dollar một năm), tôi chứng kiến một vụ xung đột quyền lợi kéo theo nhiều hậu quả. Châm ngòi là sự đối đầu kinh điển giữa một bên là quyền quyết định và mong muốn thay đổi của chủ sở hữu và một bên là thái độ khoanh vùng của người sử dụng. Tôi sống trong một tòa nhà đồ sộ về chiều ngang, một quần thể dài vô tận, với 13 tầng, một kiến trúc như của Le Corbusier, nhưng vẫn không đủ hiện đại, vì đằng sau dãy nhà này là một công viên với sân chơi cho trẻ em, bể bơi và cây xanh, rồi lại đến một dãy khác, và cả hai chụm lại thành một không gian văn hóa của một thế giới đô thị khép kín khá khác thường ở Manhattan. Quần thể đó được gọi là “Washington Square Village”, và có lẽ cũng nên nhắc đến là toàn bộ khu vực này từng thuộc về một quỹ phúc lợi mang một cái tên đẹp: Snug Harbor, Bến Nương thân. Ông John Sexton, hiệu trưởng NYU, vốn đã được thỏa lòng hăng say xây cất bằng việc thành lập hai chi nhánh của NYU ở Abu Dhabi và Thượng Hải [3] – tất nhiên là bằng tiền của bên xin nhận quyền kinh doanh đại học này – và bằng cách đó dựng nên cái Đại học Mạng Toàn cầu (Global Network University) đầu tiên, với những “giáo sư toàn cầu” nêu trên – nhưng xem ra vẫn chưa đủ: ông ta trình ra thêm một dự án xây dựng quy mô 3,5 tỉ dollar ở khu vực Bến Nương thân, số tiền mà ở nơi khác đủ để xây và trang bị toàn bộ một trường đại học mới. NYU vốn đã là chủ bất động sản lớn nhất ở phía Nam Manhattan. Bây giờ khoảng không gian đẹp đẽ giữa hai dãy nhà nói trên sẽ bị hai tòa nhà cao tầng cuốn vào nhau kì quặc đè lên, trung tâm thể thao sẽ bị giải tỏa mặt bằng và một loạt nhà cao tầng khác sẽ mọc lên. Bao nhiêu nền văn hóa đã tiêu vong, chỉ vì ham xây dựng quá mức. Trong trường hợp này thì chỉ có ông hiệu trưởng bị đi tiêu. Giảng viên và sinh viên đã quá chán tình trạng bị cai trị từ trên xuống ròng rã nhiều năm trời và liên tục phải đối mặt với những chiến lược tăng trưởng mới. Đa số các phân khoa đã biểu quyết bất tín nhiệm. Kết quả: nhiệm kì của ông hiệu trưởng sẽ kết thúc vào năm 2016. Từ nay đến lúc đó, ông ta hưởng một mức lương là 1,5 triệu dollar một năm, cộng thêm 2 triệu do thâm niên công tác. Sau đó, tiền lương hưu ít ỏi của ông ta sẽ là 800.000 dollar cộng thêm khoản tín dụng cho ngôi nhà nghỉ ở đảo Fire Island. Chuyện đó có giấu cũng không được nữa: Trường đã cấp 72 triệu dollar tín dụng để các chủ nhiệm khoa, cán bộ quản trị cấp cao và các giáo sư ngôi sao mua nhà, nhà trong thành phố và cả nhà nghỉ, thậm chí là cả một trang trại. Hội đồng Quản trị không hề thấy thông lệ này có gì đáng trách. Đúng thế: đó là tiêu chuẩn sống đương nhiên của giới này. Vì thế, trước vụ phản kháng của giảng viên và sinh viên năm 2013, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Ban Quản trị tỏ ra mềm nhũn nhưng không hủy bỏ thông lệ cấp tín dụng xây dựng nói trên. Một hệ quả khác: Một thỏa thuận tạm hoãn xây dựng 9 năm với khu Snug Harbour. Ở phía sau, các tòa nhà cao tầng sẽ tới tấp mọc lên.
Ở Đức, tuy nhiều thứ còn rất chừng mực nhưng sự phát triển đáng kinh ngạc ở Mỹ nên được coi là cảnh báo nghiêm trọng. Trong thời gian gần đây, các trường đại học lớn ở Đức đã thuê hơn 1000 giảng viên hợp đồng một học kì, với mức thù lao tồi tệ. Đồng thời, chế độ minh tinh cũng bắt đầu phát triển, các trường đại học tư đã và đang được thành lập, ngôn ngữ quản trị hoành hành, bộ máy hành chính càng ngày càng phình to – ở Đại học LMU tại München cán cân đã ngang bằng: 700 giáo sư và nhân viên hành chính cũng chừng ấy. Ngày nay, tất cả những gì được mệnh danh đại học: cử nhân (bachelor), thạc sĩ (master), tín chỉ (credit points), công nhận chứng chỉ, đánh giá, cam kết mục tiêu.., được thử nghiệm đầu tiên ở Anh hai mươi năm trước. Năm 2010, người Anh lại tiến thêm một bước lớn về phía chủ nghĩa tư bản hàn lâm: Họ điều chỉnh ngân sách của các trường đại học bằng nguồn thu học phí. Nhà nước chỉ còn tài trợ một số trường hợp cá biệt và những bộ môn “định hướng tương lai”. Báo cáo về kết quả bước đầu đã có. Mới đây trong tạp chí London Review of Books, ông Stefan Collini, giáo sư Anh ngữ và Lịch sử Tư tưởng tại Cambridge, bản thân là một ngôi sao, đã có bài về sự biến chất của các trường đại học từ những thiết chế giáo dục công ích thành những doanh nghiệp kinh tế toàn cầu. Nhan đề cho bài viết về kết quả thê thảm này là: “Sold out”. Đã bán sạch.
___________
GS Wolfgang Kemp là nhà nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật, từng thỉnh giảng tại nhiều trường đại học Hoa Kì. Hiện ông là giáo sư tại Đại học Leuphana, Lüneburg.
Nguồn: “Akademischer Kapitalismus”, Süddeutsche Zeitung 4/1/2014 (bản in, không có bản online)
Bản tiếng Việt © 2014 pro&contra

[1] Trước 1970, học phí đại học ở CHLB Đức (Tây Đức cũ) đồng đều là 150 DM, sau đó bỏ hẳn. Năm 2005, 7 tiểu bang thuộc Tây Đức cũ khôi phục chế độ học phí 500 Euro / học kì. Năm học 2012/2013, chỉ còn 2 tiểu bang và năm học 2013/14 chỉ còn một tiểu bang giữ chế độ đó. Năm học 2014/2015, tiểu bang cuối cùng sẽ bỏ chế độ học phí đại học. (Các chú thích trong bài đều của người dịch.)
[2] So sánh với Đức: trong vòng 10 năm gần đây (2002-2012), số người làm việc tại các đại học ở Đức tăng 28%, hiện tổng cộng là 639.700 người, trong đó nhân viên hành chính, dịch vụ chỉ tăng 6%, còn nhân viên khoa học, nghệ thuật tăng gấp đôi.
[3] Một bài viết trên New York Times (“Liberal Education in Authoritarian Places“) được Vietnamnet dịch đăng dưới nhan đề “Trường Mỹ xuất khẩu danh tiếng, liệu còn tự do học thuật?“. Bài viết rất khơi mở này dường như quá xa xỉ với công chúng Việt Nam. Nếu đại học NYU cũng thiết lập một chi nhánh tại Việt Nam – như ở Abu Dhabi và Thượng Hải – thì người Việt chắc chắn không đặt câu hỏi về việc cái thường được ca ngợi là tự do học thuật của các đại học Mỹ có thể bị nướng vào công cuộc kinh doanh toàn cầu của phương Tây, nếu cần thì với cả các quốc gia chuyên chế. Tư bản không có hệ tư tưởng

Hồ Đức Thanh

 


Hôm này là sinh nhật của Hồ Đức Thanh, một bạn trẻ đã mất cách đây chỉ có hai ba tuần, ở độ tuổi 31. Là một bạn trẻ đã sống theo lương tâm của mình, là một người hết sức khiêm tốn, và là một người mới quan tâm đến xã hội dân sự với những ý định tốt nhất, Thanh đã ra sức một cách rất cảm dũng chỉ vì tương lai của Việt Nam.
Tôi đã không biết nhiều về Thanh. Chúng tôi đã chỉ gặp nhau một lần khoảng 30 phút trong một thời gian mà tôi tìm hiểu về sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam. Trong những tuần tiếp theo chúng tôi đã trao đổi thỉnh thoảng (trên dưới mười lần) qua Facebook.
Vào một ngày giữa tháng tám, Thanh cùng một nhóm người trể đã bị bắt ngay trong lớp tiếng Anh của họ. Sau đó, Thanh cùng một số người bạn đã phải chịu những hành vi bạo động trái phép, như chúng ta đều biết. Như chính Thanh đã kể lại trong một thông điệp:
6h tối hôm qua, lớp tiếng Anh căn bả sinh hoạt như thường lệ tại nhà một bạn trong nhóm, ngôi nhà này thường là chỗ lui tới của nhiều anh em, lớp học có 2 nữ, 4 nam, không đông như thường lệ. Đột nhiên, công an bất ngờ xông vào, rất nhiều người mặc thường phục, không đeo biển hiệu, có máy quay, dùng lời lẽ thô bạo uy hiếp chúng tôi. Họ bóp cổ anh Trung , chủ nhà, và bắt mọi người bỏ điệ thoạ di động lên bàn, không dùng laptop.
Sau đó, chúng tôi bắt đầu phản công, mọi người sau một hồi bất ngờ, bắt đầu lên tiếng chỉ tất cả các ông công an mặc thường phục, yêu cầu hnói rõ họ tên, lý do đột nhập nhà người khác không xin phép quay phim chụp ảnh không được phép, vi phạm quyền tự do cá nhân…
,,,Họ nói là đây là đoàn kiểm tra tạm trú tạm vắng, chúng tôi nói, các anh kiểm tra, nhưng không mặc quân phục, chúng tôi không biết các anh là ai…
Sau đó ít phút, họ bất ngờ không đối thoại, chuyến sang dùng vũ lực đưa chúng tôi về đồn công an (police station), nói là mời (invite) nhưng 2 công an lực lưỡng kèm một người, dùng sức mạnh, đánh nguội (strike secretly ), trước sự chứng kiến của đông đảo người dân xung quanh tôi cố gắng chống cự (một cách vừa phải), họ to tiếng đe dọa, và nhiều người dân đã trông thấy và lên tiếng bênh vực chúng tôi  rồi họ đưa về đồn, mỗi ngừoi bị đưa vào các phòng riêng….
“The man that watching his watch was the man hit me and took my phone away” – Hồ Đức Thanh

Họ không nói chúng tôi vi phạm gì, nhưng tra khảo và moi thông tin, họ dùng vũ lực lấy điện thoại trong túi quần tôi, và những ngừoi khác cũng thế ….sau đó họ ép tôi ký vào biên bản (paper) , nói rằng tôi không có giấy tờ chứng minh nhân dân, và đấy được cọi là vi phạm.  Tôi không đồng ý, vì theo luật, họ phải bắt quả tang tôi đang vi phạm, rồi sau đó mới có quyền yêu cầu tôi xuất trình ID card (giấy chứng minh nhân dân) và cứ thế đôi co, cuối cùng họ giữ điện thoại tôi, và để tôi về, tôi không biết sẽ lấy lại điện thoại bằng cách nào
Nhưng em nói anh điều này, khi 5 ông công an làm việc với em, một ông có vẻ là sếp, mặc thường phục (not uniform) chất vấn em, em ngắt lời, hỏi ngay : xin lỗi anh tên gì, khi làm việc với công dân anh bắt buộc phải mặc đồng phụcđeo bảng tên, và em nói thế 3 lần với 3 người, và họ đều dừng lại, và buộc phải để cho các ông khác có đồng phục làm việc vì vậy có thể thấy, nếu người dân dũng cảm, yêu cầu cơ quan công quyền làm đúng qui định, thì họ sẽ phải làm, họ biết rõ những gì họ được làm, không được làm. Đa số các trường hợp , khi công dân bị mời vào đồn công an (police station), người dân rơi vào thế bị động, họ dễ dàng quên đi những quyền mình có.
Trong những tháng tiếp theo, tức là đoạn cuối cùng trong cuộc đời, Thanh đã chịu rất nhiều áp lực từ mọi phía về những hành động hoàn toàn ôn hòa. Tôi thực sự chưa rõ về những nguyên nhân đã dẫn đến sự qua đời của Thanh, và tôi không suy đoán hay loại trừ khả năng đã có liên quan gì với những sự cố trong mua hè và những tuần tháng sau đó mà Thanh đã rơi vào tình trạng phiền muộn sâu.
Song, tôi hy vọng trong một tương lai gần, một chuyện như vậy sẽ không xảy ra được ở Việt Nam nữa.  Đến lúc đó và nhiều năm sau nữa, chúng ta sẽ nhớ mọi đóng góp của Thanh và những người khác, đã và đang trả một giá quá cao chỉ vì bày tỏ những chính kiến của họ một cách xây dựng và hoàn toàn bất bạo động. Ở Hàn Quốc, Đài Loan và các nước văn minh trong khu vực khộng có những chuyện xấu như vậy.
Mới tối hôm qua tôi đã nhớ đên bạn ấy khi đang chiếu một phim tài liệu về Ngải Vị Vị trong lớp của tôi ở TĐH City University of Hong Kong. Ông Ngải Vị Vị có nói một câu rất cảm động, và làm cho tôi nhớ đến Thanh. “If you know something and don’t say it, who are you?”
Tôi và nhiều người khác đã được biết Thanh là một người rất hiền lành. Dù nghĩ gì về chính trị, là thành viên của Ban Tuyên Giáo hay là dân thường ở ngoài bộ máy, chúng ta phải phấn đấu hướng tới một nước Việt Nam  thực sự đảm bảo nhân quyền. Riêng tôi sẽ nhớ Hồ Đức Thanh mãi.
Rest in peace. Sẽ nhớ.
JL

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Anh thỉnh ơ - rê - ka



 

 

Có vẻ như thuyết “Mèo trắng-Mèo đen” tàu khựa chủ trương tính “hiệu quả làm đầu” đã được  áp dụng triệt để cho Giải thưởng VHNT Việt Nam kỳ này.

Khó thể biết rành rẽ dây bị dật như thế nào, kiểu chuyện cười trong kho tàng rừng cười dân gian việt ấy. Chả là, có một vợ chàng “ăn tham” kia (khổ, truyện umor việt đa phần là dính đến ăn uống – chắc chị tại sứ sở ta đói kinh niên, đói triền miên, hic!), muốn giữ sĩ diện gia phong nên phải làm mẹo cột dây vào áo chồng khi ngồi mâm ăn cỗ.  Chồng sẽ “gắp” khi vợ giật, để từ tốn giống người. Nào ngờ, có con gà mắc vào dây cột ấy làm anh chồng “gắp” lia gắp lịa, sạch cả mâm cỗ nhà người ta rồi vẫn còn bị giật, gắp luôn cả xương sẩu đồ thừa bỏ!

Giống cái Giải VHNT gì đó cho cuốn sách “Bóng tối của Ánh sáng”.

 

Công tâm xét thì tác giả thế nào thây kệ, vấn đề là “ tác phẩm” và uy tín của một Giải thưởng có tính quốc gia, đương nhiên là sẽ lưu truyền hậu thế.

 

Bạn là Mít Đặc hay Biết Tuốt (2 nhân vật nhí trong “Mít Đặc tới xứ Mặt Trời”) không quan trọng, chỉ cần bạn có chút quan tâm tới giới viết/lách  việt đương đại, cả thực và ảo, dù đã đọc hoặc không “tác phẩm” đoạt giải, thì vẫn cam đoan rằng, chí ít, thông điệp – nếu có – của “Bóng tối của Ánh sáng” sẽ được bạn nhận chân chỉ là những chửi bới búa xua khùng khùng ương ương tệ hơn cả Chí Phèo. Chí Phèo chỉ là ca say xỉn cùng quẫn so với ca chí phèo hiện đại này,  tâm thần nốc phải rượu thuốc rầy chắc.

 

Có một sự lạ là cái tựa “Bóng tối của Ánh sáng” rất có vẻ “ trừu tượng - siêu thực” này không gợi cho mọi người thấy một thứ tư duy cực tối tăm* của tác giả hay sao? Mà theo “giới thiệu” của tác giả, rất nhiều “cánh chim đầu đàn” của Văn Hóa Việt đặt xin/mua hồ hởi. Đó hẳn  là “thành công” của tác giả và tác phẩm, song le, chính điều này trong mai hậu, lịch sử VHNT Việt sẽ là những trang thậm hoen ố, bút đã sa rồi.

 

Thứ “tư duy” cởi truồng (truyện Vua cởi truồng ấy mà) của đám quan lại vô sỉ tưởng chỉ có ở xa xưa và hãn hữu, thế mà giờ đây nghênh ngang hãnh tiến ở văn đàn việt quả là khó bề tưởng tượng. Thử phân tích phân teo một chút chút thôi. Để rõ.

 

Chẳng sa đà vào khoa học /vật lý lý thuyết làm gì cho tốn thì giờ. Thẳng thừng vào thực tế thì thế này.

Ánh sáng? Không có nó thì không có cuộc sống, ai cũng biết vậy. Ánh sáng về nghĩa phải hiểu là soi rọi cho muôn vật, nghĩa bóng có thể được hiểu là sản phẩm đặc hữu của Người (Human): Trí tuệ. Và Nó là vật chất. Thế nên, trong tưởng tượng “không tưởng” của các tác giả nghệ thuật trừu tượng và cả surréalisme , mọi thứ được đẩy tới đỉnh điểm biến thái, kỳ dị. Song phải lưu ý về ý đồ (thông điệp) của tác giả thông qua tác phẩm của mình, gì thì gì, vẫn là những hướng thiện đích thực, dù cách khơi gợi trong diễn tả có dị hợm hay phổ quát cỡ nào.

Vậy thì cái “bóng tối” của hạt photon được các vị í tưởng tượng ra như thế nào?  Để có cái bong? Sự khánh kiệt tư duy? Hay chỉ đơn thuần là là thứ tư duy tối tăm, cùng quẫn?

 

Nếu bạn lật ngược cái tít như một mệnh đề, thành là “ánh sáng của bóng tối” chẳng hạn, có thể thấy hơi hướng của sự có lý khi liên tưởng đến một tia hi vọng nào đó khi bĩ cực  trong trạng thái tâm lý lạc quan, kể cả trường hợp của A.Q (Lỗ Tấn). Để ru mình.  Nhưng, những người chấp nhận  và ra vẻ “hiểu“ “bóng tối của ánh sáng” thì họ, những kẻ đang tung hê nhau, đã thả trí tưởng tượng về đâu? Họ hể hả(?) khi những từ ngữ này khơi gợi trong tâm trí (của họ hẳn thế) rằng, các tư tưởng của các nhân vật được dề cập trong cuốn sách  đoạt giải(cũng của họ) lảng vảng những tư tưởng tối, ví như cái bóng của các hạt photon mà tác giả đã “tinh vi” nhận thấy, chăng?

Nực cười chưa. Bởi thực ra, những nhánh của tư tưởng Nhân sinh, Dân chủ… những quyền phổ quát của loài người không còn là mới mẻ trong Triết học  cổ kim, có chăng chỉ là(có vẻ mới mẻ) ở những nơi còn đang loay hoay tìm cho sứ sở mình  một mô hình nhà nước hữu hiệu và văn minh hơn mà thôi, tất nhiên  nếu họ thực muốn.

 

Trở lại vấn đề “mèo đen/mèo trắng”.

Khi nhiều cây bút cự phách và tiêu biểu cho một nền văn hóa – dù mỏng mảnh – một thời kỳ, nhưng mang màu sắc tiến bộ của ánh sáng văn minh, bị một kẻ được thế giới mạng tung hê là “thần quynh nặng” chửi bới (có khi chỉ đơn thuần là sự muốn khảng định mình của một cá thể yếm thế, mặc cảm và biến thái (có thể rất thật thà trong mớ kiến văn lộn xà ngầu), thì các “đồng chí” tuyên tuyên việt đương đại ta vớ được và dường như rất hể hả reo to “ơ-rê-ka, mèo đây rồi, - đen trắng hay hen suyễn gì thây kệ - hiệu quả, hiệu quả!”. Vậy đấy, một quá trình chóng vánh của một Giải thưởng danh giá(?) đã được thiết lập!

 

Không là gì khác, một hoen ố và khẳm mùi của văn học nghệ thuật mai này.

 

 

P/S:  “ *” : Tính ngữ “tăm tối” (hay “tối tăm”) trong tiếng việt phái chăng bị gọi chệch của từ “tâm tối” ? Cái “Tâm” theo văn hóa Á Đông không đơn thuần là Tim, mà toàn bộ tâm trí của một con người. Cũng như là toàn bộ các phản ứng hóa sinh trong một cơ thể sống để hình thành trí tuệ  và tình cảm, nhận thức,  ý thức và lòng vị tha nhân tính.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Chia đều hay chia không đều?

Nguyễn Vạn Phú

Có lẽ đã đến lúc đừng quá chú trọng GDP năm này tăng trưởng bao nhiêu, GDP đầu người nay đã lên đến chừng nào. Nó có thể không nói lên điều gì cả nếu chênh lệch giàu nghèo ngày càng giãn ra.

Mỗi lần nghe nói GDP đầu người của dân Việt Nam năm rồi đã lên đến 1.960 đôla Mỹ, người viết bài này lẩn thẩn tự nhẩm tính: một hộ gia đình có năm người ở nông thôn, tính ra mỗi năm sẽ có thu nhập gần 10.000 đôla Mỹ, tức trên 210 triệu đồng.

Khả thi không, chuyện thu nhập bình quân một hộ ở nông thôn lên gần 20 triệu đồng/tháng? Thật khó hình dung quá. Hay GDP đầu người ở TP.HCM năm 2013 đã lên đến 4.500 đôla Mỹ. Một gia đình ba người sẽ có thu nhập chừng 23 triệu đồng/tháng! Cũng khó hình dung quá.

Thôi thì cứ lấy một cái ví dụ như thế này cho rõ. Một dãy phố có năm nhà, thu nhập bốn nhà đầu tiên sàn sàn nhau, cỡ 10 triệu đồng/tháng; riêng nhà thứ năm là một đại gia ngành xuất khẩu, thu nhập cả 1 tỉ đồng/tháng. Có thể nói thu nhập bình quân của dãy phố này là 208 triệu đồng/tháng được chăng (1 tỉ cộng 40 triệu chia cho 5)? Không hề. Bốn nhà đầu tiên sẽ cười vào mũi bạn, nói thống kê kiểu trên trời.

Chính vì vậy mỗi khi nói đến thu nhập hộ gia đình, người ta thường dùng khái niệm thu nhập hộ gia đình trung vị (median household income), tức chia đôi số hộ làm hai rồi lấy thu nhập của hộ ở giữa, chứ không tính theo kiểu bình quân nữa. Một dãy phố có năm hộ, thu nhập hằng tháng lần lượt là 10 triệu, 35 triệu, 40 triệu, 47 triệu và 250 triệu đồng thì thu nhập hộ trung vị là 40 triệu đồng (còn tính theo kiểu bình quân sẽ có thu nhập bình quân lên đến 76,4 triệu đồng).

Dùng khái niệm thu nhập hộ gia đình trung vị so sánh với thu nhập bình quân đầu người sẽ cho thấy chênh lệch giàu nghèo lên đến mức độ nào (thật ra thu nhập bình quân đầu người không chỉ gồm thu nhập của người lao động mà trong đó còn thêm những yếu tố khác, thu nhập của người lao động chỉ chiếm chừng một nửa).

Ví dụ GDP đầu người tính theo ngang bằng sức mua của Singapore năm 2012 lên đến trên 60.000 đôla Mỹ, nhưng theo khảo sát của Gallup (một tổ chức thăm dò dư luận chuyên nghiệp của Mỹ) thì thu nhập đầu người trung vị của Singapore (cũng tính theo ngang bằng sức mua) chỉ là 7.345 đôla Mỹ và thu nhập hộ gia đình trung vị ở nước này là 32.360 đôla Mỹ.

Thử hình dung như thế, cái phần trên của dân cư nước này sẽ có thu nhập lớn chừng nào và mức nghèo khó (của các hộ ở phần dưới) ở đảo quốc này không phải là nhỏ. Theo một số ước tính nhân tranh luận có nên đặt ra ngưỡng nghèo ở Singapore hay không thì ước chừng một phần tư dân Singapore đang sống dưới mức nghèo khó. Dĩ nhiên ngưỡng này là khá cao so với các nước đang phát triển (chừng 900 đôla Singapore/người/tháng).

Nếu đừng dùng từ “nghèo” dễ gây hiểu nhầm, số liệu thống kê chính thức cho thấy chừng 26% lao động Singapore nhận ít hơn 1.500 đôla Singapore/tháng, trong khi mức lương bình quân ở nước này là 3.000 đôla Singapore/tháng. Thử hình dung trong một đất nước mà thu nhập đầu người danh nghĩa là trên 52.000 đôla Mỹ/năm mà đến một phần tư chỉ hưởng mức lương chưa đến 15.000 đôla Mỹ/năm sẽ thấy sự chênh lệch thu nhập cao như thế nào.

Trở lại Việt Nam, để tránh việc khó hình dung nói ở đầu bài, phải đi tìm số liệu thu nhập hộ gia đình trung vị tương tự như trường hợp Singapore.

Trước hết phải nói ngay là theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, thu nhập đầu người tính theo ngang bằng sức mua của Việt Nam là trên 3.700 đôla Mỹ chứ không chỉ là 1.750 đôla là thu nhập đầu người danh nghĩa. Nói nôm na do giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nước ta còn thấp so với ở Mỹ nên sức mua (ví dụ ổ bánh mì hay hớt tóc) ở Việt Nam còn cao hơn nhiều nơi khác (1.750 đôla ở đây có sức mua bằng 3.700 đôla ở Mỹ).

Theo khảo sát của Gallup vừa công bố vào tháng trước, thu nhập đầu người trung vị của Việt Nam (tính theo ngang bằng sức mua) là 1.124 đôla Mỹ và thu nhập hộ gia đình trung vị là 4.783 đôla Mỹ (con số trung vị của cả thế giới lần lượt là gần 3.000 đôla và gần 10.000 đôla).

Chuyện Việt Nam còn nghèo so với thế giới thì ai cũng biết và ngay cả chênh lệch giàu nghèo bên trong Việt Nam là lớn thì ai cũng hay. Nhưng dù sao đây là những con số đáng tham khảo. Gallup cho biết họ thu lượm thông tin từ năm 2006-2012 ở 131 quốc gia, mỗi nước phải khảo sát hơn 2.000 người để tính toán đưa ra những con số này.

Thế thì Tổng cục Thống kê có tính toán con số này không? Tìm kiếm các nguồn niên giám thống kê các năm, không thấy con số “thu nhập hộ gia đình trung vị” như khái niệm thế giới thường dùng. Chỉ có khái niệm “thu nhập bình quân đầu người một tháng”, năm 2012 là 2 triệu đồng (hơn 3 triệu ở thành thị và hơn 1,5 triệu đồng ở nông thôn). Có lẽ đây chính là “thu nhập đầu người trung vị” vì tính ra mỗi năm chỉ chừng 1.143 đôla Mỹ.

Báo chí các nước vào dịp đầu năm ít khi đưa tin GDP của nước họ tăng bao nhiêu phần trăm. Nếu có thì họ thường gắn với chuyện “thu nhập hộ gia đình trung vị” tăng hay giảm để phân tích mức sống của người dân nói chung có cải thiện gì trong năm qua hay không.

Trong tuần lễ cuối cùng của năm, báo chí Mỹ nhấn mạnh một khảo sát cho thấy thu nhập hộ gia đình trung vị thực của nước này vẫn còn thấp hơn năm 2009 khi ông Obama nhậm chức chừng 4,4% (đối với hộ người da đen thì mức sụt giảm còn cao hơn, gần 11%).

Trong cùng thời gian đó GDP tăng 10%, lợi nhuận của khối doanh nghiệp tăng 50% và chỉ số S&P500 tăng đến 77%. Nhiều nhà bình luận dùng các con số này để nói thật ra với dân Mỹ, khủng hoảng vẫn còn hiển hiện rất rõ bất kể GDP có tăng như thế nào chăng nữa.



Vì vậy có lẽ đã đến lúc đừng quá chú trọng GDP năm này tăng trưởng bao nhiêu, GDP đầu người nay đã lên đến chừng nào. Nó có thể không nói lên điều gì cả nếu chênh lệch giàu nghèo ngày càng giãn ra. Nên tìm hiểu thu nhập hộ gia đình trung vị có tăng được đồng nào không bởi đó là mức tăng nhiều người sẽ cảm thấy rõ rệt nhất.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

RẤT HAY, NHƯNG

 Tác giả viết hay, rộng và tương đối ĐÚNG về thực trạng Việt Nam, song le, ví Tổ Quốc như Bà Mẹ điên là quá khiên cưỡng khi phải đề cập đến phạm trù "chung/riêng", nếu chỉ là muốn  cụ thể hóa một thứ tình cảm thiêng liêng (kiểu TQ như Mẹ) thì ở đây cần nhận chân một thực tế : Mẹ điên (mất ý thức) hay Mẹ ác(với đầy đủ ý thức và nhận thức)?
Mà như thế thì rất tiếc, bài viết chẳng còn nhiều giá trị tư tưởng, dù là bài rất hay và có vẻ như là thấu đình đạt lý! (CNC) 


***



Tôi đã học cách bơi trong lũ và yêu bà mẹ điên như thế nào?

 

 

Bài viết có thể giúp ích cho ai đó và chính vì lẽ đó, tôi viết bài này.

Câu chuyện là thế này:

Bố con tôi tại Death Valley, CA 4/2012
Sau khi ở Mỹ khoảng 1 năm, 30 ngày cuối cùng, gia đình tôi gồm 2 người lớn, 3 đứa trẻ (9 tuổi, 7 tuổi và 4 tuổi), quyết định đi từ Cali vòng xuống miền Nam, đi bọc dưới miền Nam rồi men theo bờ Đông lên New York. Ngày gia đình tôi đến New York để chuẩn bị bay sang châu Âu 40 ngày đi du lịch, sau đó, chúng tôi sẽ bay về Việt Nam, một cựu chiến binh Mỹ có cô con gái lai lấy một anh chàng gốc Việt làm nghề sửa ô tô đã nhìn thẳng vào tôi và hỏi:
- Tại sao mày đưa con mày về?
Tôi bảo rằng tôi thích nước Mỹ nhưng tôi yêu Việt Nam, và đó là lý do chính tôi về.
Ông ta bảo:
- Mày có biết ở đó có VC (Việt cộng), mày đang đánh cắp tương lai của con mày. Trẻ con ở đây có tương lai rộng mở, có điều kiện rất tốt.

Bố con tôi tại San Mateo, CA 4/2012
Là người bố, ít ai không thương con. Câu nói đó theo tôi đến ngày hôm nay. Nhiều khi tôi cũng nghi ngờ quyết định của mình.
Hồi đó, tôi nghĩ thầm:
- Mày nghĩ 90 triệu người Việt Nam và những đứa trẻ ở đó đều không có tương lai chắc. Mày đang nói về Việt Nam ở những năm 60 hay 70 gì đó. Ở Việt Nam hôm nay còn nhiều người rất khổ, tao biết, nhưng nếu mày biết phần đấu vươn lên, có may mắn và biết tha thứ thì mày vẫn có thể lựa chọn một tương lai cho con mày.
Tôi nói vậy nhưng trong lòng thỉnh thoảng vẫn hoài nghi và bất an lắm.

Song, có một điều tôi biết chắc chắn là ở Mỹ, tôi không cảm thấy hạnh phúc vì đất nước đó quá rộng, có quá nhiều người quá giỏi và họ cũng sống hết mình cho đất nước đó. Tôi chỉ là hạt cát trong sa mạc mênh mông ấy. Nước Mỹ không phải của người Việt, nước Mỹ là của tất cả những người đang đi tìm hạnh phúc mới. Họ có thể da trắng, da đen, da vàng, da nâu, da đỏ. Người ta không quan tâm bạn đến từ đâu, vấn đề là bạn có sống đúng, sống có ích cho mình, cho cộng đồng hay không mà thôi.

Và khi tôi cảm thấy quá nhỏ bé trong một cộng đồng thì cộng đồng cũng chẳng quan tâm đến sự tồn tại của tôi. Nhưng ở nhà tôi, ở đất nước tôi, mẹ tôi quan tâm đến hơi thở của tôi, gia đình, bạn bè quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của tôi, nhiều người lao động đang quằn quại tìm lối thoát cho cuộc sống của mình và có thể họ cần đến một chút kiến thức của tôi... Và khi tôi cảm thấy hạnh phúc thì có thể tôi sẽ làm cho gia đình tôi hạnh phúc. Điều đó ngược lại nếu tôi ở Mỹ. Bản thân tôi không hạnh phúc thì tôi không thể làm cho gia đình tôi hạnh phúc.

Và đó là lý do chính tôi quay về.



TẠI SAO NGƯỜI TA SỢ VỀ VIỆT NAM?

Theo tôi, có 6 LÝ DO làm người ta sợ:

Thứ nhất là môi trường: chúng ta đang hủy phá thiên nhiên, chặt cây làm thủy điện, đang bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân và từ năm 2014 đến năm 2030, Việt nam sẽ có 14 lò ở 5 tỉnh miền Trung, điều mà người Đức đến năm 2022 sẽ loại bỏ hoàn toàn và người Đan Mạch sẽ cho là ngớ ngẩn vì đến năm 2050 họ sẽ dùng toàn bộ năng lượng mặt trời
(Xem Việt nam sẽ cắt đôi nếu có sự cố hạt nhân).

Ngoài ra, với đà rác thải và xử lý rác bừa bãi như hiện nay, chẳng mấy chốc, chúng ta sẽ là một bãi rác khổng lồ. Đó là chưa kể với đà nóng lên của địa cầu, Việt Nam là nước sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất trong vấn đề nóng lên toàn cầu.

Thức hai là y tế:
Tất cả chúng ta đều thừa nhận là đến các cơ sở y tế Trung ương, chúng ta sẽ khiếp sợ về sự quá tải của bệnh viện và thói coi mạng người như rơm rác của rất nhiều những người làm y tế. Ta không thể phủ nhận còn rất nhiều người ngày đêm hi sinh cuộc sống riêng tư của mình để làm nhiều hơn cho cộng đồng, nhưng cơ chế và nền giáo dục đã làm rất nhiều người không còn giữ được phẩm chất của mình.

Thứ ba là giáo dục:
Chúng ta đã quá quen với cụm từ "tị nạn giáo dục". Các ông bố bà mẹ đã làm hết sức mình để cho con mình tiếp cận được nền giáo dục nhân bản. Họ gửi con vào trường Quốc tế với cái giá cắt cổ, họ gửi con ra nước ngoài với toàn bộ vốn liếng của mình. Không chỉ những người kinh doanh, những người lao động mà ngay cả các quan chức tỏ ra trung thành với lý tưởng Cộng sản cũng gửi con đến các trường danh tiếng ở các nước tư bản phát triển để mong con mình có được một nền giáo dục đích thực.
Bản thân tôi nhiều khi cũng cảm thấy phát điên vì thói hình thức, cứng nhắc, gian dối và bất cập của nền giáo dục nước nhà.

Thứ tư là vệ sinh an toàn thực phẩm:
Chúng ta cũng biết là Việt Nam là nước có tỉ lệ ung thư hàng năm tăng hàng đầu trên thế giới. "Lãnh đạo Cục Cảnh sát PCTP về môi trường dẫn chứng: các nhà khoa học nghiên cứu độc lập cho rằng: 70% nguyên nhân các ca mắc ung thư là do chế độ ăn uống không đảm bảo, chủ yếu do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại; 20-25% do môi trường sinh hoạt và điều kiện sống kém; 5-10% do di truyền (yếu tố di truyền cũng chứa đựng ảnh hưởng bởi quá trình mắc ung thư do thực phẩm, chế độ ăn uống nên sẽ lặp đi lặp lại nhiều thế hệ)
Theo Gocnhinalan.com.
Quá tải bệnh viện ung bướu
Nếu đến Bệnh viện ung bướu thành phố, chúng ta sẽ không lạ gì với tình trạng quá tải ở đây. Người bệnh có thể phải nằm cả dưới sàn...
Hình ảnh đáng sợ đó ám ảnh chúng ta.
Hàng năm, Việt Nam có thêm hàng 100 ngàn ca ung thư mới và có 73,5 % là tử vong và là quốc gia có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới.

Chúng ta đều biết nguồn nước của chúng ta bị ô nhiễm bởi nhiều lý do, trong đó có chất độc da cam và tình trạng xả nước thải vô tội vạ của các cá nhân và nhà máy....
Chúng ta cũng quá biết tình trạng dối trá trong việc kiểm định chất thải động cơ của nhiều cơ quan đăng kiểm.
Chúng ta cũng không lạ gì với việc các cá nhân thản nhiên vứt rác trên những bãi biển nổi tiếng của chúng ta như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Cửa Đại....
Chúng ta cũng không lạ gì với việc người nông dân vì ý thức thấp kém, trình độ không được giáo dục tốt đã thản nhiên phun thuốc trừ sâu ngay trước khi thu hoạch, sử dụng chất tăng trưởng bừa bãi trong chăn nuôi.
Và họ chính là nạn nhân đầu tiên của việc sử dụng bừa bãi này.
Chúng ta cũng không lạ gì các doanh nghiệp nhập khẩu những lô hàng ôi thiu từ nước ngoài về rồi vì lợi nhuận đầu độc chính những con người cùng giống nòi.

Chúng ta đang có một "mâm cơm hóa chất" và với cái đà này, giống nòi của chúng ta sẽ không còn. Tất cả chúng ta sẽ bị ung thư hoặc sẽ có Gen ung thư và chúng ta sẽ chết dần. Đừng lạc quan hão về tương lai của chúng ta nếu chúng ta không chịu thay đổi. Chúng ta chẳng cần giữ Trường Sa làm gì vì chúng ta sẽ là một dân tộc chết yểu và hèn nhát.
Cách duy nhất là không phải một người mà tất cả chúng ta phải thay đổi cách sống của mình nếu không muốn chết và làm cho con em chúng ta chết theo.

Thứ năm là giao thông:
Chúng ta cũng quá biết là hàng năm chúng ta có bao nhiêu tai nạn giao thông thảm khốc. Đa số là do trình độ nhận thức quá thấp kém khi tham gia giao thông và trình độ quản lý thiếu trách nhiệm và tư cách của rất nhiều người quản lý.
Chúng ta cũng biết đa số người tham gia giao thông đều không được đào tạo đúng theo tiêu chuẩn tốt, và hơn hết là thái độ tham gia giao thông luôn muốn tranh nhiều hơn là nhường. Nó thể hiện một trình độ nhận thức bầy đàn và rất kém trong ứng xử, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội. Chúng ta luôn cảm thấy lo sợ khi bố mẹ, anh em, vợ con phải ra đường vì đối với những người ta từng tham gia giao thông ở những nước văn minh, giao thông Việt Nam là kiểu giao thông tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.

Vâng, đất nước tôi như thể, thử hỏi ai mà không sợ. Ta còn sợ chẳng trách gì Tây.


Thứ sáu là Chính trị:
Chúng ta đang tỏ ra theo đuổi một thể chế Chính trị có lẽ là lạc hậu và hão huyền nhất thế giới. Cả thế giới hôm nay chỉ còn có 4 thể chế giống như chúng ta, tuy có khác nhau đôi chút về cách áp dụng. Thể chế Chính trị của chúng ta đã góp phần không nhỏ vào sự kéo lùi phát triển của cả dân tộc.
Những nước đi theo mô hình chính trị giống ta đã gặp không ít khó khăn trong việc phát triển đất nước và mang nhiều tai tiếng trên cộng đồng Quốc tế.


GIẢI PHÁP CHO CHÍNH TÔI:

Có lẽ cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là đối diện với nó chứ không phải lẩn trốn nó. Vì thế, tôi vẫn về Việt Nam.

Thứ nhất, về môi trường:
Tôi không đưa con và trung tâm thành phố, và đó cũng phù hợp với chủ trương giãn dân của Chính phủ. Tôi thường chọn những nơi hơi xa trung tâm, tuy sinh hoạt đôi cái bất tiện, nhưng được cái nọ mất cái kia. Tôi đã được thở không khí trong sạch 10 năm ở Đức và 1 năm ở Mỹ, tôi thấy không khí cần cho cuộc sống thế nào và chính vì thế, tôi chịu đi xa một chút, nhưng con tôi được thở theo đúng nghĩa.
Tôi cũng dạy con tôi là không bao giờ được vứt rác ra đường, dù chỉ là một cây tăm nhọn hay cái vỏ kẹo cao su vì tương lai của chính chúng.
Tôi cũng dạy chúng là hãy tiết kiệm năng lượng vì chừng nào chúng ta chưa có nguồn năng lượng sạch, và không phải là thủy điện hay điện hạt nhân mà người ta vẫn rêu rao, thì chính sự lãng phí năng lượng sẽ giết chết chúng sau này.
Tôi cũng dạy chúng biết dị ứng trước tất cả các trò hủy phá môi trường như chặt cây, xả nước thải vô tổ chức, ỉa đái bậy...
Thằng con trai 5 tuổi của tôi hỏi bố:
- Bố ơi, tại sao lại có quạt thông gió trong toilet?
Tôi bảo để nó thông hơi, thổi mùi thúi ra ngoài khi con đi ị.
Nó lại bảo:
- Thổi ra ngoài thì nhà thối.
Tôi bảo là không thổi ra ngoài nhà, thổi ra ngoài đường.
Nó lại bảo:
- Thổi ra ngoài đường thì người ta thối.
Tôi bảo khí ra ngoài đường thì bay lên cao, ngoài kia rộng lắm.
Nó bảo:
- Bay lên cao thì con chim sẽ ngửi thối.
Tôi im lặng và nó lại bảo:
- Bay lên cao thì con chim ngửi thối- Nó nhắc lại.
Tôi bảo ngoài kia rộng lắm, chim ngửi không sao hết....

Vâng, con trai ạ, hãy đừng làm cho con chim nó ngửi thối. Cái của con trai thải ra hoàn toàn không thối, nó sẽ rất nhanh phân hủy và trở về với đất, cái đáng sợ trên thế gian này là cái khác con ạ. Nó có thể là 14 cái lò hạt nhân kia, nó có thể là những túi nilon đang nằm tấp ở đâu đó ở những góc sông, con rạch, nó có thể là những chất hóa học không có khả năng phân hủy hoặc cần rất nhiều thời gian để có thể phân hủy.
Cái con thải ra có ...mùi của sự sống mặc dù nó được gọi là ...không thơm.

Thứ hai là y tế:
Đây có lẽ là thứ tôi sợ nhất ở đây. Tuy có những bác sĩ giỏi nhưng điều kiện y tế, phương tiện máy móc và số lượng phục vụ của nó làm cho tôi thực sự lo lắng về tương lai của ngành này. Tôi cố gắng làm việc thật tốt để con tôi có thể hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất, nhưng rất tiếc, không phải ai cũng có cơ hội đó, và cách duy nhất để thoát ra khỏi tình trạng này là mỗi một người hãy nhìn thẳng vào sự thật và đấu tranh bằng hành động cùng lời nói để chúng ta một ngày có một nền y tế nhân bản.

Thứ ba là giáo dục:
Ngày tôi đi Đức về, đã sống 10 năm ở đó, tôi hiểu phần nào về nền giáo dục tôi đã hấp thu ở quê nhà. Ngày về, tôi lại vào trường đại học học tiếp và tôi thấy sau 10 năm, nên giáo dục của ta hoàn toàn không có gì khác biệt 10 năm về trước, chỉ có thêm gánh nặng và sức ép mà thôi. Bản thân đã từng đi thi quốc tế về âm nhạc do Bộ Văn hóa cử đi năm 1989. Tôi là chú gà chọi na ná như các chú gà nòi đang luyện để thi toán, thi thể thao ngày nay. Bao nhiêu năm, về cơ bản, nền giáo dục của ta vẫn vậy. Kẻ dốt thì hay thích thành tích, tâm lý bẩy đàn hay tâm lý đại biểu. Trong cộng đồng có kẻ kha khá một chút là cả làng tự hào theo, mà "một con én không thể làm nên mùa xuân", một đại biểu không thể kéo theo một bầy đàn không hiểu biết. Vì vậy, trước khi lấy vợ, tôi đã xác định là con tôi sẽ học ở nhà, không gửi đến trường. Cũng rất may là chúng ta chưa có chế tài phạt những kẻ không cho con đi học như tôi, chỉ khuyến khích, động viên cha mẹ đưa con đến trường như các bé ở những vùng thiểu số mà thôi. Tuy nhiên, tôi khác, tôi giữ con ở nhà vì muốn chúng hấp thụ một nền giáo dục nhân bản hơn mà không phải trả hàng ngàn USD cho mỗi đứa khi gửi chúng vào những trường Quốc tế ở Việt Nam. Tôi đã lấy vợ và một trong những tiêu chí của vợ tôi là phải có chút tiếng Anh kha khá để ít nhất có thể hướng dẫn các con tôi theo một chương trình giáo dục từ xa chất lượng nào đó. Con thứ nhất của tôi vào lớp 1, vợ tôi vẫn chưa hình dung được công việc mình phải làm. Bằng mọi cố gắng, tôi cố gắng gửi con vào trường Quốc tế có giá thành hợp lý nhất nằm ở Sài Gòn. Tôi chuyển cả nhà vào SG, mua nhà cạnh trường và giao con cho vợ. Tôi phải đi làm kiếm tiền. Một năm trôi qua, vợ tôi vẫn chưa tự tin lắm về phương pháp giáo dục của mình. Cô xin Visa sang Mỹ để tìm cách tiếp cận nền giáo dục được cho là tân tiến nhất thế giới. Sau những ngày suy nghĩ tương đối căng thẳng, tôi quyết định cùng gia đình bay sang Mỹ với sự hỗ trợ và động viên của cả nhà vợ. Vợ tôi phải sang trước để thuê nhà hoặc phòng trọ cho cả gia đình. Khoảng 2 tuần sau, tôi và 3 đứa nhỏ lên máy bay bay chặng đường dài tưởng chừng không dứt đến thiên đường giáo dục. Hàng ngày, được sự đồng ý của lớp học, tôi dành chút thời gian quan sát con tôi hòa nhập vào nền giáo dục Mỹ. Vợ tôi cũng học về giáo dục, chương trình khoảng 3 năm, nhưng sau 1 năm, chúng tôi cảm thấy đủ và muốn về Việt Nam.
Và càng ngày, tôi cảm thấy chúng tôi làm việc tốt hơn với những đứa trẻ của mình.
Cũng có nhiều gia đình người nước ngoài đến Việt Nam bằng nhiều lý do nhưng cũng không thể trang trải chi phí giáo dục ở các trường Quốc tế ở Việt Nam. Họ cũng tự dạy con họ và chúng tôi tìm cách liên hệ với họ để có những sinh hoạt mang tính cộng đồng. Và hôm nay, nếu bạn vào google, gõ chữ "homeschooling in Việt Nam" thì bạn sẽ tìm thấy không ít những người Việt đang tìm lối thoát cho con đường cụt của nền giáo dục Việt Nam.
Và tôi tin rằng các bạn sẽ tìm thấy một số người bạn ở trong đó.

Con đường của chúng tôi còn dài, nhưng ít nhất, nó cũng là lối thoát và có thể là cho các con của tôi.


Thứ tư là vệ sinh an toàn thực phẩm:
Mỗi lần ngồi xuống mâm cơm, tôi không khỏi băn khoăn vì không biết mình ăn gì. Biết là rau đấy, gạo đấy, đậu đấy, thịt đấy nhưng thực ra có những gì ở trong thì chỉ có nhà sản xuất mới biết được. Ai cũng biết là mọi người đến lúc nào đó sẽ chết, nhưng chết sớm hay chết muộn, chết trong quằn quại đau đớn hay chết như vui vẻ như "cày xong thửa ruộng". Và việc chết như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hàng ngày anh ăn gì. Báo chí nói đến nhiều về gạo tẩy trắng, đậu bỏ thạch cao, hoa quả cho thuốc bảo quản, rau phun thuốc sâu ngay trước khi hái mang ra chợ bán, mực ngâm tẩm hóa chất, thịt bò, thịt lợn được nuôi phản khoa học...Trong một xã hội đầy dối trá, muốn tìm sự thật quả thật là khó, đến rau ở siêu thị cũng bị nhiều điều tiếng thì sẽ phải tin vào ai. Nhiều lúc, nhìn bát rau rất ngon nhưng đều ăn trong e ngại. Người ta bảo ra chợ nhìn thấy rau xấu, có sâu là rau sạch. Tôi lại nghe người ta bảo có người bán sâu ở chợ để mấy bà bán rau mua sâu bỏ vào rau bẩn đánh lừa người tiêu dùng. Báo chí cũng đưa tin người ta múc nước cống để tưới cho rau tươi....Ừ thì báo chí bao giờ chả muốn làm rùm benh lên để báo bán chạy, nhưng không có lửa thì không có khói, người tiêu dùng biết tin vào ai trong một xã hội vàng thau lẫn lộn, thật giả khó phân biệt. Ngày sang Mỹ, tôi biết đến một loại thực phẩm mang tên "organic food" (thực phẩm hữu cơ). Nó là loại thực phẩm được nuôi trồng thân thiện với môi trường và đảm bảo gần như tuyệt đối. Giá thành của loại thực phẩm này cao hơn hẳn so với thực phẩm thông thường được coi là an toàn ở Mỹ. Thực phẩm hữu cơ được trồng ở những nơi xa khu dân cư, nhà máy, các nguồn nước ô nhiễm.....Nó không được bón phân hóa học mà chỉ được phép dùng phân xanh, phân chuồng đã qua xử lý và đặc biệt không được phun thuốc trừ sâu. Người nông dân phải tìm ra những phương thức tự nhiên để loại bỏ sâu bệnh cho nông trại của mình như trồng những cây đuổi sâu bọ hoặc trồng những cây sâu bọ thích ăn hơn xung quanh giống cây họ định thu hoạch để sâu tập trung vào những cây đó mà không phá cây họ trồng. Người ta nói đến chữ "thiên địch" có nghĩa là dùng những gì thiên nhiên có để địch lại những gì thuộc về thiên nhiên mà có hại cho cây trồng, vật nuôi họ định nuôi trồng. Nếu họ nuôi gia súc thì gia súc phải được nuôi tự nhiên, không nhốt một chỗ và cho ăn thức ăn tăng trưởng. Nước dùng cho tưới tiêu phải là nguồn nước sạch. "Với quan niệm cho rằng nông trại là một phần của cơ thể (the farm as organism),để mô tả một nền nông nghiệp chỉnh thể, cân bằng sinh thái, ngược hẳn với nông nghiệp hóa học (chemical farming)" Theo TS Nguyễn Bá Thoại, Bv Đà Nẵng.

Một con heo nuôi thả rông có thể lớn chậm hơn nhưng khả năng đề kháng của nó tốt hơn nếu nó sống sót và khi ăn thịt nó, thịt nó sẽ ngọt hơn, rắn chắc hơn và an toàn hơn.
Một con bò được ăn có tự nhiên, sống trong điều kiện tự nhiên sẽ cho sữa chất lượng cao.
Một cây rau, một quả táo được trồng tự nhiên sẽ lớn chậm hơn, khi thu hoạch nó cũng sẽ ngon hơn và đặc biệt, quá trình lớn chậm thường đi đôi với việc "chết chậm", có nghĩa là cây rau hay quả táo đó sẽ lâu bị héo hơn.
Một cây rau hay quả táo được bón phân tăng trưởng, ngày hôm trước đến ngày hôm sau là nhìn khác ngay. Lớn nhanh thường đi đôi với chết nhanh và khi thu hoạch, người ta sợ nó héo, họ lại cho thuốc bảo quản để quá trình héo chậm lại. Tôi đã từng để quả táo rất đẹp ở ngoài, không cho tủ lạnh trong mùa hè mấy tháng mà quả táo vẫn.....còn tươi.
Thật đáng sợ, tôi không thể tưởng tượng được nếu tôi ăn quả táo đó thì có nghĩa là tôi ăn cái gì và tác hại của nó thế nào cho cơ thể tôi và nòi giống của mình trong tương lai.

Về cân bằng sinh thái thì các ý kiến đều công nhận thực phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường và góp phần tạo nên nguồn nước trong sạch và hệ sinh thái điều hòa. Các bạn thử tưởng tượng, hàng giờ, hàng phút, lượng thuốc bảo vệ thực vật được tưới trên khắp hành tinh, mưa xuống, nó ngấm xuống đất, chảy xuống khe và rất nhiều nơi, chúng ta đang sống bằng nguồn nước ngầm chảy dưới đất.

Cũng theo ông tiến sĩ Thoại, "lúc đầu thực phẩm hữu cơ chỉ chiếm từ 1- 2% lượng bán ra trên thế giới, nhưng những chợ thực phẩm hữu cơ đang trên đà phát triển nhảy vọt ở cả các nước đã cũng như đang phát triển. Năm 2002 doanh số mới 23 tỉ đô la đến 2006 đã vọt lên 40 tỉ đô la. Các chợ thực phẩm hữu cơ tăng liên tục trung bình 20% có quốc gia tăng đến 50% mỗi năm. Ở nước ta gần đây đã có nhiều thực phẩm hữu cơ trong siêu thị ở các thành phố lớn.
Nông nghiệp hữu cơ hiện nay đã được ứng dụng ở hơn 120 nước trên thế giới; bắt đầu từ Mỹ và các nước châu Âu hiện nay đang phát triển nhanh tại Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh".

Ông Thoại cũng cho rằng "Về năng suất và số lượng: Từ lúc khởi đầu nhiều người xem đây là nhóm thực phẩm xa xỉ dành cho giới trung và thượng lưu- nhiều tiền, muốn “tối ưu” chất lượng sống; nhưng dần dà nhiều nhà khoa học uy tín lại nhận thấy chính nông nghiệp hữu cơ với việc sản xuất thân thiện môi trường, hạn chế ô nhiễm…về lâu về dài cũng góp phần hạn chế đói nghèo. Tại hội nghị của WHO về 'Nông nghiệp hữu cơ và an ninh lương thực' diễn ra ở Roma (Italia) năm 2007 các chuyên gia của các trung tâm nghiên cứu cho thấy khi quay về phương thức canh tác hữu cơ thì nông dân sẽ tiết kiệm được tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…cùng lúc với việc đa dạng mùa vụ, xuất khẩu cũng được giá và bền vững tương lai hơn. Tổ chức lương thực thế giới (FAO) cũng nhận định nông nghiệp hữu cơ có khả năng cung cấp đủ lương thực nuôi sống dân số trên thế giới hiện nay".

Ở Việt Nam, nếu bạn đánh từ khóa "Organic Viet nam", bạn sẽ nhận được nhiều kết quả, trong đó có PGS, Hiệp hội hữu cơ Việt Nam, tổ chức mà ngày 04/09/2013 đã chính thức nhận được thư thông báo từ IFOAM (Tổ chức Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế) rằng tiêu chuẩn PGS Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên trong gia đình tiêu chuẩn hữu cơ IFOAM.

Vậy, tiêu chuẩn hữu cơ PGS là bộ tiêu chuẩn nội địa đầu tiên ở Việt Nam được công nhận ở cấp Quốc Tế bởi một tổ chức nông nghiệp hữu cơ uy tín nhất Thế Giới hiện nay.
(Xem http://vietnamorganic.vn)

Từ trang web này, các bạn ở Hà Nội sẽ được cung cấp các thông tin chính thống các cơ sở sản xuất thực phẩm hữu cơ mang tiêu chuẩn PGS và khách hàng có quyền và nghĩa vụ đóng góp, có thể tố cáo các sai phạm của các cá nhân tổ chức mang tiêu chuẩn PGS nhưng không làm đúng chức năng để đàm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.

Bạn có thể google khái niệm "PGS là gì?" và mạng sẽ cho bạn kết quả của Wiki:
"Là Hệ thống đảm bảo có sự tham gia– PGS (Participatory Guarantee System) hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, Newzeland, Achentina, Peru... Hệ thống đảm bảo này dựa vào sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ, khuyến khích hoặc thậm chí yêu cầu sự tham gia trực tiếp của người nông dân và người tiêu dùng vào quá trình cấp chứng nhận".

Đơn giản, bạn sẽ là người tham gia trong quá trình sạch hóa nông nghiệp vì quyền lợi của chính bạn, của gia đình, con cái bạn và vì sự phát triển của đất nước.

Cũng với từ khóa "Organic Viet nam", các bạn ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận Đà lạt sẽ nhận được thông tin về cơ sở tiên phong Organic nào đó tại Đà lạt. Các bạn có thể thăm viếng cơ sở của họ, tâm tình với người chủ cơ sở, tôi tin rằng các bạn sẽ tìm được niềm đam mê với thực phẩm hữu cơ (organic food) và hiểu tại sao có những người sống hết mình vì nó.

Cá nhân tôi, qua giới thiệu, tôi được biết đến ông tiến sĩ Nguyễn Bá Hùng với trang web www.organikvn.com và anh Thịnh 132B Nguyễn Cao, Q7, Phú Mỹ Hưng, Tp HCM, điện thoại 08 54124262. Anh Thịnh là Việt kiều Mỹ, có niềm đam mê không giới hạn đối với "organic food".

Các bạn ở Đà nẵng có thể thăm viếng cửa hàng rau sạch 24 Phan Đình Phùng với đội ngũ nhân viên đáng tin cậy và cửa hàng rau đối diện số 29, phân phối sản phẩm với tên Global GAP và trang web www.dalatgap.com.

Các bạn ở Hà Nội và Sài Gòn cũng có thể tiếp cận dịch vụ của www.vuonrau.com. Rau sẽ được gửi từ Đà lạt trong một ngày cố định đến khách hàng của hai thành phố lớn này. Hai cửa hàng ở Đà Nẵng và www.vuonrau.com không phải là "organic food", nhưng theo cảm quan, tôi thấy đây là những cơ sở đáng để tin cậy và cần sự kiểm chứng nhiều hơn nữa từ khách hàng.
Nếu các bạn không có điều kiện ăn thực phẩm hữu cơ thì phương pháp nuôi trồng có hóa chất vẫn là nguồn thực phẩm nuôi dưỡng đa số người Mỹ hiện nay, và nếu nó được làm đúng qui trình ở các cơ sở uy tín thì vẫn chưa phải điều đáng ngại cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn.

Trong xã hội thật giả lẫn lộn, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những con người, những tấm lòng muốn xây dựng một xã hội chuẩn mực. Vấn đề là những kẻ "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" này đang ở đâu và chúng ta phải tìm kiếm, động viên họ vì mâm cơm chúng ta đang ăn.

Cũng xin lưu ý các bạn là tôi không có quá nhiều tiền để có thể cổ phần trong nhiều công ty rau như thế và tất cả những địa chỉ nêu trên không có một đồng vốn của tôi, và tôi cũng không chịu trách nhiệm về công việc làm ăn của họ. Tôi chỉ muốn cùng các bạn tìm đến những địa chỉ đích thực để bỏ lên bàn ăn những thứ mà tôi tin chắc là nó sẽ không làm hại con tôi và con cái các bạn.

Về cơ bản, chúng ta đại đa số là những kẻ không ăn quá nhiều, vấn đề là chúng ta ăn gì và tiêu hóa nó như thế nào mà thôi.


Thứ năm là giao thông:
Tôi không phải người lái xe giỏi và tôi tin rằng không có người lái xe giỏi. Nghề lái xe rất dễ vì hầu như ai cũng học được, khó vì đã là con người, không ai lúc nào cũng cẩn thận được. Con người không thể nắm tay mãi được, lúc ngủ, lúc chết phải duỗi ra, mà chẳng ai thức mãi hay sống mãi được. Bạn không thể lúc nào cũng là người cẩn thận được, sẽ có lúc bạn bất cẩn, và chỉ trong tích tắc, bạn sẽ chết. Đó là giao thông. Bạn thường đổ lỗi cho ngoại cảnh khi gây tai nạn nhưng đa số là do bạn chưa đủ kinh nghiệm. Ngày tôi học lái xe tại Đức, tôi đã mất tương đối nhiều thời gian. Đức là nước duy nhất trên thế giới không hạn chế tốc độc trên cao tốc nếu không có biển báo giới hạn. Bạn có thể chạy bao nhiêu tùy thích. Bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt luật giao thông, nếu không, bạn sẽ mất mạng trong tích tắc. Vào mùa Đông, đường hay bị đóng băng và đó là thử thách không nhỏ đối với tài xế vì đường có thể tự nhiên trơn tuột. Bạn đang đỗ xe trên dốc, bạn vào nhà, trời đang lạnh cóng, một chút mưa phùn là đường phủ một lớp băng mỏng trơn như sàn trượt băng, bạn ra xe chỉ cần hạ phanh tay, chưa cần nổ máy là xe bạn đã tự do trượt xuống dốc. Tôi và bạn tôi đã bị như vậy. Khi tôi lái xe, tôi luôn tập trung vào những lỗi lớn có thể gây tai nạn lớn, những lỗi nhỏ, và quệt nhỏ tôi hay bị. Giống như kẻ không bao giờ ốm, khi lớn, ốm một trận chết luôn vì họ hay chủ quan là họ khỏe. Tôi có anh bạn lái xe không bao giờ va quệt ai trong nhiều năm. Anh ta đi luôn nhanh. Tôi nhắc anh ta là nên đi chậm lại và anh không phải người lái xe giỏi. Có vẻ như anh ta không tin tôi lắm vì tôi cũng thấy anh ta xử lý nhiều tình huống rất khéo léo và anh ta cũng cảm nhận như vậy.

Điều đó chưa chắc đã tốt cho anh ta.

Về Việt nam, tôi lại phải học lại cách lái xe ở Việt Nam. Tôi cảm thấy khó khi tham gia giao thông ở Việt Nam mặc dù đã lái gần 10 năm ở Đức. Tôi luôn nhận thấy nhiều rủi ro tiềm ẩn trong ý thức cũng như luật giao thông ở đây.
Mua xe và lái được gần chục năm, tôi vẫn cảm thấy khó khi ngồi sau vô lăng ở thủ đô.

Sang Mỹ, tôi dịch công chứng bằng Việt, bằng Đức (lúc này đã được đổi sang bằng quốc tế Châu Âu). Lên DMV, tôi hỏi có đổi được không, họ bảo được với điều kiện tôi phải làm "Test". Người Mỹ hình như không quan tâm bạn có bằng gì, vấn đề là bạn làm được gì và bạn phải chứng tỏ là bạn làm được bằng "Test". Tôi trượt và phải học lại. Sau này, tôi hiểu rằng nếu tôi không học lại, khi tham gia giao thông ở đây, tôi sẽ làm nguy hiểm cho người khác và chính tôi.
Luật giao thông Mỹ khác luật châu Âu.

Trước khi về Việt Nam, tôi cùng vợ và các con chạy từ miền Đông xuống miền Nam, qua các tiểu bang miền Nam và men bờ Đông lên New York trong vòng 30 ngày như tôi đã nói ở trên.
Vâng, riêng tiểu bang Cali đã có diện tích rộng hơn toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Bây giờ, tôi về Việt Nam, tôi không thích lái xe nữa vì tôi thấy nhiều cái rất nguy hiểm. Nhiều lúc, có việc phải đi xe liên tỉnh, tôi ngồi trên xe và hiểu rằng tại sao Việt Nam nhiều tai nạn giao thông như thế.
Lỗi không phải chỉ do người đi xe máy mà đa số người lái xe Việt Nam đều không được đào tạo theo đúng cách.

Vậy, hãy luôn cẩn thận khi ra đường, bạn phải quan sát đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái, dưới đất và nhiều khi cả trên trời vì đường Việt Nam nắp cống hay bị mất do mấy chú nghiện ăn cắp, ổ gà nhìn giống "ổ trâu", trên trời có thể bất thình lình dây điện rơi vào người bạn và hàng ngàn vạn lý do khác. Tôi biết gia đình tôi quen ở khu bên cạnh chết cả gia đình ở Hà Nội vì dây điện rơi vào người trong khi tham gia giao thông.
Chuyện đó lâu rồi nhưng đối với tôi vẫn như chuyện ngày hôm qua.

Bạn phải luôn trau dồi khả năng tham gia giao thông, nếu có điều kiện, bạn hãy học ngay một chiếc bằng lái xe ô tô, bất kể bạn có đủ tiền mua xe hay không. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu khi ngồi sau vô lăng, phía trước là cuộc sống, nếu bạn vô trách nhiệm, điều gì sẽ xảy ra,  mà ở Việt nam, không ít những người vô trách nhiệm đang làm việc đó, và bạn là cuộc sống chạy trước mũi xe.
Nếu bạn có điều kiện học bằng lái xe ở nước văn minh nào đó, hãy làm ngay để có thể tiếp cận được phong cách lái xe văn minh.
Đừng coi thường nghề lái xe, vì đó là cuộc sống của bạn và gia đình bạn.

Có chuyện kể rằng một nhà hiền triết và một anh chàng ít học cùng là khách trên một du thuyền. Nhà hiền triết hỏi chàng trai ít học về một chủ để cao siêu, chàng ít học tỏ ra không biết, nhà hiền triết bảo anh ta phí đã 1/4 cuộc đời khi không biết những điều đó. Nhà hiền triết lại hỏi anh chàng trai..."dốt nát" về một chủ đề khác, anh ta cũng chẳng biết, nhà hiền triết bảo anh ta đã phí nửa cuộc đời vì không biết những thứ đó. Ngay lúc đó, thuyền bị gió to và lật. Chàng trai hỏi nhà hiền triết có biết bơi không, ông ta bảo không.
Chàng trai nói: "Ông đã làm phí cả cuộc đời mình".

Muốn sống sót ở đời, bạn phải trang bị cho mình những kỹ năng tối thiểu. Tham gia giao thông là một kỹ năng mà bạn bắt buộc phải học như ra sông thì phải biết bơi. Nếu giao thông ở các nước văn minh như dòng sông hiền hòa, phẳng lặng thì giao thông Việt nam giống như dòng nước lũ.

Bạn phải học cách bơi và sống sót trong lũ.

Những việc nhiều khi tưởng đơn giản nhưng nó không phải thế.


Thứ sáu là Chính trị:
Ngày tôi sang Đức, lúc đó ở Việt nam rất khổ. Tôi thề sẽ không quay về vì đất nước tôi quá nghèo và quá lạc hậu. Tôi chửi rủa nơi tôi đã sinh ra, chửi rủa thể chế Chính trị đã làm tôi ngu thêm. Người ta bảo tôi là "bỏ tố quốc ra đi là đi tìm một người mẹ khác tốt đẹp hơn mẹ mình". Tôi cho điều đó là nhảm nhí vì ở đâu tôi được người ta đón nhận, được phát triển hết khả năng của mình và đặc biệt là được tôn trọng, ở đó là quê hương của tôi. Nếu mẹ tôi quá xấu, quá bảo thủ và ngu dốt thì tôi phải tìm một người mẹ khác đẹp hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho tôi. Tôi đã không quan tâm "bà mẹ" đã nuôi tôi đến ngày tôi 24 tuổi và ruồng bỏ nó vì trong mắt tôi, "bà" rất xấu.

Và sự thực không phải vậy.
Mẹ điên
Một ngày, tôi tình cờ đọc được câu chuyện có người con trai tật nguyền, nghèo khó không lấy được vợ. Mẹ anh ta muốn có cháu để nối dõi đã cưới cho chàng trai một bà phụ nữ nửa điên, nửa tỉnh. Được mấy năm, người phụ nữ đó sinh được đứa con đẹp đẽ. Sợ người phụ nữ điên làm ảnh hưởng đến cháu mình, bà đã đuổi người phụ nữ đó ra khỏi nhà. Quãng đời tuổi nhỏ của cậu bé luôn mong ngóng một người mẹ. Một ngày, người phụ nữ điên nhớ con trở về. Nhận ra mẹ mình là một người nửa tỉnh, nửa điên, cậu bé vô cùng đau khổ, thất vọng và hắt hủi mẹ mình. Rồi cuộc sống luôn khó khăn, cậu là niềm hi vọng của cả nhà và cậu đã đỗ đại học. Cả nhà phải làm việc vất vả cho cậu ăn học. Lúc đó, người mẹ điên của cậu (lúc này đã được về nhà) phải đi bộ chặng đường dài, nhiều khi trong lạnh giá để đem đồ tiếp tế cho cậu. Một ngày, mẹ cậu mang cho cậu những quả đào dại rất ngon, cậu khen ngon và thời gian sau, mẹ cậu không bao giờ gặp cậu nữa. Cả nhà đi tìm thì mới hiểu rằng những quả đào đó chỉ còn lại ở những vách núi nguy hiểm vì Trung Quốc lúc đó đói kém, không thể có những quả đào chín ở những nơi dễ hái.
Mẹ cậu nằm dưới vách núi với máu và những quả đào vung vãi xung quanh....

Nếu tổ quốc của chúng ta là một bà mẹ điên thì "bà" cũng đã nuôi tôi đến năm 24 tuổi, và từ ngày tôi về nước năm 1999 đến nay là gần 15 năm. 24 + 15 là 39 năm nuôi một đứa con hoang dại mà nó không hát lên được một bài ca tình yêu thì đứa con đó cũng chẳng đáng sống.
Nếu tổ quốc là một bà mẹ điên thì tôi cũng mang trong mình dòng máu đó - dòng máu của kẻ điên, nên sự lựa chọn quay về để cùng sống với những "kẻ điên" cũng là điều có thể giải thích được.

Tâm lý luôn đổ lỗi cho người khác là tâm lý từ thủa khai thiên lập địa khi  Adam phạm tội đầu tiên của loài người, không nghe lời Đức Chúa Trời mà ăn trái cấm. Khi Chúa Trời hỏi Adam: "Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng?" Adam đã muốn đổ lỗi cho Ava và thưa rằng: "Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi". Khi Đức Chúa Trời hỏi Eva rằng: "Người có làm điều chi vậy?" thì Eva cũng thưa rằng: "Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi".

 Sách Sáng thế đoạn 3, câu 11-12-13.

Như vậy, lỗi của Adam, ông đổ cho bà Eva, bà Eva đổ cho con rắn, và cả hai người đều ..."vô can"(?), không muốn chịu trách nhiệm gì về việc của mình đã gây ra.

Chúng ta thường đổ lỗi cho một lý do nào đó mà thường không cảm thấy trách nhiệm của mình trong đó. Lý do đó có thể là Đảng Cộng sản, một nền dân trí thấp kém, một lũ người vô học.....
Nếu thể chế chính trị và tổ quốc là một bà mẹ nửa điên nửa tỉnh, ta chỉ mặt mẹ ta và nói: "Bà là một mụ điên, tôi rất buồn là tôi mang trong mình dòng máu điên đó, tôi thật bất hạnh khi là con của mụ, mụ là nỗi nhục của tôi, là kẻ hút máu, là kẻ đã làm tôi ngu đi, đầy đọa cuộc sống tôi...."  thì tôi e là sẵn máu điên, bà sẽ không e ngại ném tôi vào lò lửa địa ngục mà không thương tiếc.
Nếu ta biết khơi dậy mảng tỉnh trong người mẹ điên, chăm sóc, nuôi dưỡng như một mầm non sắp tàn thì biết đâu một ngày, mầm non đó sẽ đâm chồi nẩy lộc cho ra đời một thân cây cành lá sum suê như chính người con học Đại học tôi kể trên.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Tôi không thích đất Huế. Nó là hiện thân của sự lạc hậu, chùa chiền, hủ tục.... Nhưng nếu có dịp, tôi sẽ ghé lại nơi đây để nghe giọng nói ấy, giọng nói giống như của một người đồng bào, người con đã được sinh ra ở đó, người con mà trong tim tôi luôn có một khoảng để tỏ ra trân trọng, để cúi mình trước ngôi mộ của ông, để tỏ lòng biết ơn vì cái lớn trong con người nhỏ bé ấy - cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, một rừng xương khô
Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ

2X: Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên màu da
Con chớ quên màu da, nước Việt xưa
Mẹ mong trông con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha, quên hận thù

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
Gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, một bọn lai căng
Gia tài của mẹ, một lũ bội tình. 

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu 
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu  






GIA TÀI CỦA MẸ - NS Trịnh Công Sơn

Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt


Lê Mạnh Chiến
 I. Vài lời của tác giả nhân việc đăng bài lên mạng Internet
Bàì viết về hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt mà quý vị độc giả sẽ đọc dưới đây được viết theo lời nhắn nhủ từ một biên tập viên của báo Người Đại biểu Nhân dân (nay là báo Đại biểu Nhân dân). Trước đó, tác giả đã viết bài 170 sai lầm trong một cuốn từ điển và đã gửi cho tạp chí Thế Giới Mới để đăng nhiều kỳ, nhưng chỉ mới đăng được 6 kỳ (từ số 582 ra ngày 26/4/2004 đến số 587 ra ngày 31/5/2004) với 67 ví dụ thì bị dừng lại. Tác giả đã đến Văn phòng đại diện của tạp chí Thế Giới Mới ở Hà Nội để tìm hiểu sự tình và được một biên tập viên ở đó cho biết, đại ý như sau: “Bài này được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt vì đã vạch rõ những cái sai nghiêm trọng trong một cuốn từ điển từng được nhiều người “có tiếng” ca ngợi.
Tuy nhiên, dẫu chưa nêu rõ ai là tác giả của quyển từ điển có hại kia nhưng nhiều độc giả đã phát hiện ra GS Nguyễn Lân, mà như ông đã biết, GS Nguyễn Lân được coi là một ngôi sao sáng của ngành giáo dục Việt Nam, còn tạp chí Thế Giới Mới là cơ quan thuộc Bộ Giáo dục, cho nên, nếu “vạch áo cho người xem lưng” một cách kỹ quá thì cũng có phần “bất tiện”. Nghe vậy, tác giả rất thông cảm và biết ơn tạp chí Thế Giới Mới. 
Dường như hiểu được khó khăn của tác giả trong việc công bố một bài mà một biên tập viên đáng kính của báo Đại biểu Nhân dân cho là “rất cần phổ biến rộng rãi”, người này đã nhắn tin qua nhà văn Vương Trí Nhàn và nhắc rằng do chức năng và khuôn khổ của báo Đại biểu Nhân dân, nên chỉ có thể đăng được bài ngắn mà thôi. Thế là tác giả phải gói ghém lại trong khoảng 4000 chữ, với 20 ví dụ về những lầm lỗi của GS Nguyễn Lân. Vì phải đụng chạm với một ngôi sao trong làng từ điển tiếng Việt (được trao tặng Giải thưởng nhà nước năm 2001 về khoa học và công nghệ cho “Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt”) nên tác giả phải “dè dặt”, bèn đặt tiêu đề là “Những quyển từ điển có rất nhiều sai lầm”. Trong khi đó, tác giả cũng gửi bài gần giống bài này (lấy những ví dụ khác) cho tạp chí Nghiên cứu và Phát triển với tiêu đề Hai quyển từ điển có hại cho tiếng Việt thì được BBT tạp chí này thêm một chữ rất (trở thành Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt) và đăng ngay. Tạp chí Văn hóa Nghệ An số 56 (tháng 01/2005) cũng đăng bài này với tiêu đề ấy. Tác giả rất cảm ơn và thấy đúng là phải đặt tiêu đề như thế. Bởi vậy, ở đây, tác giả xin lấy tiêu đề như tạp chí Nghiên cứu và Phát triển đã sửa chữa giùm.
Cũng xin nói thêm về “số phận” của bài này sau khi được đăng trong hai số báo Người Đại biểu Nhân dân (số 67 và 68, ngày 27 và 29 tháng 4 năm 2005).
Sau khi bài này được đăng trên báo Người Đại biểu Nhân dân chừng hai tháng, nhân khi tác giả đến tòa soạn để nộp một bài khác (hình như là bài Chớ nên bịa đặt cứ liệu lịch sử nói về việc bịa đặt cứ liệu lịch sử trong sách Lịch sử Hà Tĩnh (nói rằng sách Đường thư đã ghi chép việc “Mai Thúc Loan từng làm phu gánh quả vải tươi sang kinh đô Trường An”, mà tất cả các nhà sử học hàng đầu, được gọi là “tứ trụ” của giới sử học đều phạm phải) nên đã hỏi thăm về phản ứng đối với bài Những quyển từ điển… Tác giả được biết rằng tình hình ở đây tuy giống như ở tạp chí Thế Giới Mới (bài báo được hoan nghênh) nhưng có hơi khác một chút xíu. Số là ngay trong ngày 27/4/2005, nghĩa là khi bài báo mới in được một nửa, GS Nguyễn Lân Dũng đã gọi điện thoại đến tòa soạn (vì ông là đại biểu Quốc hội, được phát báo đến tận tay), cực lực phản đối việc đăng bài này, với lý do đại để nói rằng ”GS Nguyễn Lân là một nhân vật nổi tiếng đã “thành danh”, sao dám làm mất uy tín của ông? Ban biên tập đã trả lời đại ý là: “Vì thấy bài này viết rất chặt chẽ, có chứng cứ đầy đủ, rất có trách nhiệm và rất bổ ích nên chúng tôi đăng. Còn nếu đồng chí thấy có gì sai thì cứ viết bài phê phán, chúng tôi sẽ đăng ngay”. Từ đó đến nay đã gần 8 năm trôi qua mà vẫn không thấy GS Nguyễn Lân Dũng hoặc bất cứ ai vạch được điều gì sai trái của tác giả. Điều đó chứng tỏ rằng những sai lầm nghiêm trọng của GS Nguyễn Lân mà tác giả Lê Mạnh Chiến đã phê phán là hoàn toàn chính xác, không thể bác bỏ. Sự im lặng của GS Nguyễn Lân Dũng và của những người mê tín GS Nguyễn Lân là bằng chứng hùng hồn nhất để khẳng định điều đó.
Mặc dầu những người muốn phản đối bài báo này đều đành phải bó tay nhưng tác giả vẫn cảm thấy rất đáng buồn, bởi vì, tuy người ta vẫn luôn mồm nói câu “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” nhưng báo Giáo dục và thời đại thì từ chối, không đăng bài nói về mối hại đối với tiếng Việt, Bộ Giáo dục thì coi như không có vấn đề gì xảy ra. Đặc biệt, GS Nguyễn Lân Dũng, một đại biểu Quốc hội được tiếng là thẳng thắn, cương trực, vì dân, v.v. thì lại cực lực phản đối bài báo rất cần cho dân, sau đó, liên tục cho tái bản hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt mà vẫn không có ai lên tiếng. GS tiêu biểu, được coi là chuyên gia hàng đầu về tiếng Việt, ngôi sao của ngành giáo dục thì như vậy, GS Đại biểu Quốc hội thì như vậy, Bộ Giáo dục thì như vậy, các trường đại học và cả một đội ngũ giáo sư đông đảo… tất cả đều thờ ơ với số phận của tiếng Việt như vậy, thử hỏi, làm sao mà nền giáo dục không “xuống cấp”, văn hóa không lụn bại, đạo đức không suy đồi? Tác giả tuy có quyền tự hào nhưng vẫn mang trong mình một nỗi đau khôn nguôi.
Bao giờ nền giáo dục nước ta mới hồi sinh?
Bài này được viết đã lâu nhưng chưa hiện diện trên mạng Intternet. Nhận thấy nó còn giữ nguyên ý nghĩa thời sự, tác giả mong được các blogger cho phổ biến tới đông đảo độc giả. Sau đây là bài mà báo Người Đại biểu Nhân dân đã đăng ở số 67 và 68, ngày 27 và 29 tháng 4 năm 2005.
II. Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt 
Mùa thu năm 2003, thầy giáo về hưu H.H.Phúc ở Hà Tĩnh có đưa cho chúng tôi xem một quyển từ điển giải nghĩa các từ Hán-Việt dày hơn 860 trang, mà theo thầy thì nó rất tồi tệ, rất có hại cho người sử dụng vì nó có quá nhiều sai lầm nghiêm trọng. Thầy đề nghị chúng tôi đọc và phân tích, phê phán những chỗ sai để cảnh báo trước toàn xã hội về tai hại của nó. Chúng tôi liền mở ra xem, lướt qua vài chục tờ ở vần A thì giật mình khi thấy ở từ ác ôn, soạn giả giải thích rằng ôn nghĩa là bệnh dịch. Thực ra, vốn là 惡 棍 ác côn, do sự biến âm chút ít mà thành ra ác ôn. Chữ côn có nghĩa gốc là cái gậy và nghĩa mở rộng là kẻ hư hỏng; nó có mặt trong các từ du côncôn đồ. Do đó, ác ôn là kẻ hư hỏng, gây nhiều tội ác. Lướt qua vài trang, gặp từ anh hùng thì thấy giải thích rằng hùng nghĩa là loài thú khỏe nhất. Tuy từ điển này không ghi chữ Hán, nhưng qua cách giải thích như vậy thì ta biết rằng soạn giả nghĩ đến chữ hùng (熊) nghĩa là con gấu. Nhưng, trong từ anh hùng 英雄 thì hùng (雄) nghĩa là người có tài trí kiệt xuất. Cách giải thích các từ tố ôn và hùng như thế chứng tỏ rằng soạn giả không hề biết chữ Hán (mặc dầu có thể đã từng đi học chữ Hán, nhưng “chữ của thầy đã trả hết cho thầy” rồi), mà chỉ đem lời đoán mò để giảng giải các từ ngữ Hán-Việt, may ra thì đúng. Lật vội mấy trang nữa, liếc vào từ đại sứ 大使, một từ rất quen thuộc, ta lại phải kinh ngạc vì ở từ này, chữ đại nghĩa là lớn (大) thì soạn giả lại giảng rằng đại nghĩa là thay thế (代). 
Chỉ với ba ví dụ vừa nêu cũng đủ để kết luận ngay rằng quyển từ điển này không đáng tin cậy và rất có hại cho người sử dụng nó. Lúc bấy giờ, chúng tôi chưa biết ai là người biên soạn, vì quyển sách bị xé mất mấy trang đầu và vài trang cuối. Thầy H.H. Phúc bảo tôi: “Rồi ta sẽ biết tên sách và tên tác giả thôi, nhưng trước mắt, ông nên chiu khó đọc và phát hiện thêm nhều sai lầm trong đó để cảnh báo trước công luận về mối nguy hại do nó gây ra”. Tôi đồng ý với thầy vì thấy điều đó là cần thiết, hơn nữa, tôi cũng có chút tò mò, muốn biết soạn giả này liều lĩnh và vô trách nhiệm đến mức nào. Thế là tôi phải đọc tương đối kỹ hơn, và bước đầu đã phát hiện được khoảng 170 sai lầm trong cuốn từ điển này.
Tạp chí Thế Giới Mới từ số 582 đến số 587 (từ ngày 26.4. đến 31.5.2004 ) đã công bố bài 170 sai lầm trong một cuốn từ điển nhưng độc giả chưa biết tên cuốn từ điển đó. Bài ấy đã được đăng liên tiếp trong 6 kỳ mà chỉ mới nêu được 68 từ phạm sai lầm. Nhưng, như thế cũng đủ cho thấy nhiều sai lầm rất đáng sợ mà soạn giả đã phạm phải.
Sau đó, được một số độc giả mách bảo, chúng tôi đã xác định được rằng quyển sách chứa hàng đống sai lầm kia chính là Từ điển từ và ngữ Hán Việt của GS Nguyễn Lân (bản mà chúng tôi đã đọc là của Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, HN, 2002). Một số độc giả còn cho biết thêm rằng những sai lầm mà chúng tôi đã nêu đều có mặt đầy đủ trong quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000), mà người biên soạn cũng chính là GS Nguyễn Lân. Chúng tôi đã đối chiếu hai quyển với nhau thì thấy rằng Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2112 trang) chứa gần như trọn vẹn cả Từ điển từ và ngữ Hán Việt (867 trang), cho nên, những từ bị giảng sai trong Từ điển từ và ngữ Hán Việt thì đều có mặt trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng được đọc bài Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, trong quyển Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm của tác giả Huệ Thiên (do Nhà xuất bản Trẻ phát hành vào quý 3 năm 2004; bài này được in lại từ tạp chí Văn ở TP Hồ Chí Minh , số 6, tháng 9 và số 8, tháng 11 năm 2000), trong đó, tác giả chỉ mới ‘’đọc lướt’’ các vần A, B, C (chiếm 1/5 quyển sách) mà đã vạch ra được 117 điều “chưa ổn’’. Những ý kiến phê bình của ông Huệ Thiên rất xác đáng. Tuy nhiên, vì chỉ mới “đọc lướt’’ cho nên trong phần mà ông đã đọc qua vẫn còn những sai lầm nghiêm trọng chưa bị phát hiện. Từ đó, chúng ta biết rằng ngoài những sai lầm giống như ở Từ điển từ và ngữ Hán Việt (mà chúng tôi đã tìm thấy hơn 200 trường hợp), Từ điển từ và ngữ Việt Nam còn chứa vô số sai lầm khác nữa, rất có hại cho việc học tập và giảng dạy tiếng Việt.
Như vậy, riêng GS Nguyễn Lân đã biên soạn ra hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt. Điều này làm cho nhiều người đau lòng, nhưng đó là sự thực không thể chối cãi. Với số lượng sai lầm nhiều đến mức ấy thì phải in thành sách hoặc đăng nhiều kỳ liên tiếp mới có thể tải hết được. Trong phạm vi một bài viết cho một lần đăng báo, chúng tôi chỉ có thể nêu vài chục ví dụ về những sai lầm nằm trong cả hai quyển từ điển kể trên để độc giả chứng giám.
1. ẩn lậu 隱漏
Theo soạn giả thì ẩn = giấu kỹ, lánh đi, ngầm; lậu = rỉ ra ngoài, và ẩn lậu nghĩa là giấu giếm, không thẳng thắn nói ra. Quả thật, trong chữ Hán, chữ lậu 漏 này có nghĩa là rỉ ra ngoài. Nhưng như thế thì các từ tố ẩn và lậu có vẻ như trái nghĩa với nhau, bởi vậy, giải nghĩa như vậy là không thoả đáng, mà có thể nói là sai. Chữ lậu còn có vài nghĩa khác nữa, mà trong trường hợp này nó có nghĩa là lọt, là thoát (lậu võng nghĩa là lọt lưới), cũng là trốn tránh mà thôi. Vậy ta có thể nói rắng, ẩn lậu nghĩa là giấu giếm, là lẩn tránh. Soạn giả định nghĩa rằng ẩn lậu nghĩa là giấu giếm, không thẳng thắn nói ra là để “khắc phục” điều mâu thuẫn mà ông cũng nhận thấy như chúng tôi chăng, nhưng, không thẳng thắn nói ra nghĩa là nói một cách ấp úng vì sợ sệt, hoặc là ở trong tình thế không thể giấu giếm được nên đánh phải nói ra chứ đâu có phải là ẩn lậu.
2. bàn hoàn 盤桓
Từ bàn hoàn có hai nghĩa: a) quanh quẩn không dứt ra được; b) quấn quýt với nhau. Giải thích như thế cũng tạm được. Về các từ tố, soạn giả cho rằng bàn là quanh co, hoàn là uốn éo. Thực ra, bàn 盤 nghĩa là vòng vèo, còn chữ hoàn 桓 này có các nghĩa như sau: a) cột gỗ dựng bên cạnh các dịch trạm (tức là trạm chuyển công văn) hoặc các công thự để quy định vị trí đứng đợi. Như vậy, từ bàn hoàn 盤桓 có nghĩa ban đầu là đi lại quanh quẩn cái cột mốc để mong ngóng. Về sau, nó có nghĩa mở rộng là bồi hồi, vương vấn, và quấn quýt.
3. bắc thần 北辰
Bắc thần nghĩa là sao bắc cực. Chữ thần 辰 này có nhiều nghĩa, trong đó, có nghĩa là thiên thể, là tinh tú, là ngày tháng, là đế vương (khác hẳn với chữ thần 臣 nghĩa là kẻ bề tôi hoặc chữ thần 神 trong từ tinh thần 精神). Trong trường hợp này, thần 辰 có nghĩa là ngôi sao. Nó còn có âm là thìn để chỉ ngôi thứ 5 trong 12 ngôi địa chi (tí, sửu, dần, mão, thìn, tị…). Soạn giả đưa ra một định nghĩa rất dài dòng: bắc thần là ngôi sao sáng hình như đứng yên một chỗ trên bầu trời và giúp ta xác định hướng chính bắc. Ðịnh nghĩa này không sai nhưng quá rườm rà. Ðiều không thể tha thứ được là ông đã “phán” bừa rằng thần nghĩa là tinh thần.
4. bị cáo 被告
Bị cáo là người bị tố cáo và bị toà án đem ra xét xử. Soạn giả đã hiểu đúng nghĩa của từ này, nhưng thật đáng ngạc nhiên khi thấy ông giải thích rằng cáo nghĩa là báo cho biết! Nếu đúng như vậy thì từ bị cáo chẳng liên quan gì với việc báo cho biết. Ðành rằng chữ cáo 告 cũng có nghĩa là báo cho biết, nhưng nó còn có một số nghĩa khác nữa, mà cụ thể ở đây làbuộc tội, vạch tội.
5. bức xạ 輻射
Theo soạn giả, bức nghĩa là bắt buộc, xạ nghĩa là bắn; bức xạ là sự phát và truyền năng lượng dưới dạng sóng và dạng hạt. Có thể chấp nhận định nghĩa này về bức xạ. Nhưng soạn giả đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi ông đoán liều rằng bức nghĩa là bắt buộc. Chữ bức 輻 ở đây (khác hẳn chữ bức 逼 là bắt buộc) có nghĩa gốc là nan hoa ở bánh xe, và có nghĩa mở rộng là toả ra khắp mọi phía xung quanh.
6. cử tọa 擧座
Về từ tố cử, soạn giả nêu ra các nghĩa: cất lên, đưa lên, nổi dậy, thi đỗ; còn tọa thì có nghĩa là ngồi. Thực ra, chữ tọa 座 ở đây có nghĩa là chỗ ngồi (khác với chữ tọa 坐 nghĩa là ngồi). Về chữ cử, ngoài vài nghĩa mà soạn giả đã nêu, còn có nhiều nghĩa khác, trong đó có nghĩa là tất cả., và đó chính là nghĩa của nó trong từ cử tọa. Vì thế, cử tọa nghĩa là tất cả những người ngồi dự một cuộc họp
7. dạ hợp 夜合
Theo lời soạn giả thì dạ = ban đêm; hợp = thích hợp; và dạ hợp là một loài cây cùng họ với ngọc lan, hoa trắng rất thơm, nở về ban đêm. Cách cắt nghĩa từ tố hợp như trên đã khiến ông tin rằng dạ hợp nghĩa là thích hợp với ban đêm nên loài hoa này ắt phải nở về đêm! Ðó là một điều sai nghiêm trọng. Ðúng là chữ hợp 合 có một nghĩa là thích hợp, là phù hợp, nhưng nó còn có nhiều nghĩa khác nữa. Trước hết, nghĩa ban đầu của nó là khép lại, mà đó cũng chính là nghĩa cụ thể trong từ dạ hợp 夜合. Từ điển Từ nguyên nói về cây dạ hợp như sau: “mộc bản, diệp trường, hoa thanh bạch sắc, hiểu khai dạ hợp, cố danh”. Nghĩa là: thân gỗ, lá dài, hoa màu trắng xanh, trời sáng thì nở, ban đêm thì cụp lại, do đó mà có tên ấy. Như vậy, vào ban đêm, hoa dạ hợp không thể nở được, dẫu đã nở rồi cũng phải cụp lại.
8. Ðịa Trung Hải 地中海
Ðịa là đất, là lục địa; trung là ở trong, ở giữa; hải là biển. Ðịa Trung Hải là biển ở trong lục địa. Tuy nhiên, từ này đã trở thành tên riêng để chỉ một biển cụ thể, có diện tích 25 triệu km2, nằm ở phía nam Châu Âu, phía bắc Châu Phi, phía tây Châu Á, thông với Ðại Tây Dương qua eo biển Gibraltar và thông với Biển Ðỏ qua kênh đào Suez. Ðiều đáng ngạc nhiên là sau khi giải thích rằng Ðịa Trung Hải là biển ở giữa lục địa, soạn giả đưa ra một câu ví dụ: Biển Caxpiên của Liên xô là một địa trung hải. Như vậy, ông đã không định nghĩa được từ Ðịa Trung Hải, lại còn dùng từ này như một danh từ chung, với nghĩa là cái hồ lớn. Hơn nữa, biển Caxpiên còn có 43.200 km2 thuộc chủ quyền của Iran chứ không hoàn toàn thuộc Liên Xô trước đây.
9. đồng lõa 同伙
Có lẽ ai cũng biết rằng từ đồng lõa có hai nghĩa: 1) người trong cùng một nhóm để làm một việc bất chính (danh từ), và 2) cùng tham gia một nhóm làm việc bất chính (động từ). Soạn giả dạy rằng lõa là cái bọc. Thực ra, lõa là âm đọc chệch từ chữ hỏa 火 nghĩa là lửa, là bếp. Theo binh chế thời xưa, mười người lính thì cùng nấu một bếp, tạo thành một hỏa, như một tiểu đội vậy. Đồng hỏa 同伙 (chữ hỏa 火 ở đây thường được viết là 伙 để chỉ người) nghĩa là người trong cùng một bếp ăn, mở rộng ra là bọn người cùng một nhóm “làm ăn với nhau” (thường là bất chính.)
10. giám quốc 監國
Soạn giả cho biết: giám nghĩa là trông coi, quốc là nước. Đúng. Nhưng ông định nghĩa rằng giám quốc là người đứng đầu một nước cộng hoà tư sản thì sai to. Càng sai nữa khi ông viết rằng Ngày nay người ta dùng từ “tổng thống” để thay từ “giám quốc”. Thực ra, giám quốc là người cầm quyền tạm thời khi vua vắng mặt hoặc khi vua còn nhỏ. Ví dụ, năm 1908, Phổ Nghi lên ngôi khi mới hai tuổi, đình thần nhà Thanh đã cử cha của ông ta là Tải Thuần làm giám quốc. Cuối năm 1787, tướng của Nguyễn Huệ là Vũ Văn Nhậm ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh rồi lập Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận (chú của Lê Chiêu Thống ) làm giám quốc vì Lê Chiêu Thống đã chạy khỏi kinh thành để cầu cứu quân Thanh. Khi Nguyễn Huệ ra Bắc giết Vũ Văn Nhậm, ông vẫn để Lê Duy Cận làm giám quốc.
11. kinh lạc經絡
Soạn giả cho biết rằng chữ kinh 經 có các nghĩa: sửa trị, đường dọc, sách vở, từng trải, thường. (Chúng ta hiểu rằng trong từ kinh lạc, thì kinh có nghĩa là đường dọc). Còn chữ lạc thì ông cho rằng đó là dây thần kinh, và kinh lạc là hệ thống dây thần kinh nối liền các huyệt. Nhưng, theo từ điển Từ Hải thì kinh lạc là mạng lưới các đường vận chuyển khí huyết (theo quan niện của Đông y, gần có nghĩa như năng lượng) trong cơ thể. Kinh 經là những đường chính chạy theo chiều dọc của cơ thể; lạc絡 là những đường nối ngang giữa các đường dọc ấy; các huyệt châm cứu đều nằm trên mạng lưới kinh lạc. Hệ kinh lạc khác hẳn hệ thần kinh, và các đường kinh lạc không trùng với các dây thần kinh.
12. linh sàng 靈床
Linh là thiêng liêng, là liên quan đến người chết; sàng là cái giường. Các từ tố này đã được soạn giả giải nghĩa đúng. Nhưng ông cho rằng linh sàng là giường thờ người mới chết chưa đem chôn. Nếu như vậy thì phải chăng Nguyễn Du đã dùng sai từ này ở hai câu thơ trong Truyện Kiều:
 Sang nhà cha, tới trung đường,/ Linh sàng bài vị thờ nàng ở trên.
Thật ra, từ linh sàng có hai nghĩa: 1) giường đặt thi thể người chết khi đám tang; 2) cái bàn nhỏ đặt trước bàn thờ, làm “chỗ nghỉ” cho linh hồn người chết khi chưa hết tang. Đó chính là cái “giường thờ”, rồi từ đó, dân ta cũng gọi cái bàn thờ là “giường thờ” khiến nhiều người, kể cả những người biên soạn từ điển tiếng Việt đã định nghĩa: “giường thờ” là bàn thờ tổ tiên, cao và rộng! (Hoàng Phê). Trong hai câu thơ trên đây, linh sàng mang nghĩa thứ hai.
13. lộng hành 弄行, lộng quyền 弄權
Lộng hành nghĩa là hành động một cách coi thường mọi người. Lộng quyền nghĩa là đem quyền hành ra làm trò đùa, muốn làm gì thì làm, chẳng kể gì đến phép tắc luật lệ. Chữ lộng 弄 có một số nghĩa thông thường là: chơi đùa; đem sự vật khác hoặc sự việc khác ra làm trò đùa; khinh nhờn, coi thường. Với nghĩa như thế, người ta còn có từ lộng nguyệt, nghĩa là chơi đùa với trăng, tức là vui chơi dưới ánh trăng, lộng ngôn là nói năng bừa bãi, thích nói gì thì cứ nói, và lộng bút nghĩa là viết lách vô trách nhiệm, không biết cũng viết bừa, coi thường mọi người. Tiếc thay, soạn giả chỉ nắm được nghĩa sơ sài của các từ lộng hành và lộng quyền rồi suy ra rằng lộng nghĩa là lấn át. Chưa kể đến hàng trăm trường hợp giảng giải liều lĩnh khác, chỉ riêng trường hợp này cũng đã đủ cho phép mọi người coi ông là một kẻ lộng bút.
14. lưu chiểu 留照
Soạn giả giảng rằng lưu = giữ lại; chiểu = văn bản; và lưu chiểu là tác phẩm văn nghệ nộp cho cơ quan lưu trữ của nhà nước để làm tài sản chung. Nhưng, chẳng có chữ chiểu nào có nghĩa là văn bản cả. Hơn nữa, chúng ta biết rằng chữ chiểu ở đây chính là biến âm của chữ chiếu 照, tức là đối chiếu, là so sánh để phát hiện thật hay giả hoặc đúng hay sai. Lưu chiểu là giữ lại bản mẫu của văn bản đã lưu hành để so sánh, kiểm tra khi cần thiết. Mục đích chính của việc lưu chiểu là như thế chứ không phải để làm tài sản chung. Soạn giả đã không hiểu chữ chiểu và cũng không hiểu gì về từ lưu chiểu.
14. lỵ sở治所
Lỵ sở là trung tâm hành chính của một địa phương. Nhưng thật là sai lầm khi soạn giả đoán rằng lỵ là đến nơi. (Chữ này có mặt trong từ lỵ nhậm 蒞任, nghĩa là đến nơi nhậm chức). Ông không biết rằng lỵ sở vốn là trị sở治所 nhưng bị đọc chệch đi và đã trở thành thói quen. Lỵ ở đây chính là trị 治, nghĩa là cai quản, điều hành công việc, và cũng dùng để gọi tắt từ trị sở.
15. thôi thúc 催促
Từ này tưởng là quá đơn giản, thế mà soạn giả đã giảng sai. Theo ông, thôi nghĩa là thúc giục, và thúc nghĩa là buộc. Thực ra, chữ thúc 促 này có nghĩa là giục giã, là đòi phải tăng tốc, như trong từ đốc thúc, khác với chữ thúc 束 nghĩa là buộc. Chữ thúc trong từ thôi thúc cũng có âm là xúc, và có mặt trong từ xúc tiến.
16. thế nghiệp 世業
Soạn giả đã giảng rằng thế nghĩa là quyền lực hoặc trạng thái (có dạng chữ Hán là 勢), nghiệp nghĩa là nghề, và thế nghiệp là chức vụ do cha ông để lại trong thời phong kiến. Thực ra thế 世 nghĩa là đời, nghiệp 業 là sự nghiệp hoặc sản nghiệp. Thế nghiệp 世業 là sự nghiệp hoặc tài sản do đời trước để lại. Các bộ từ điển đáng tin cậy đều định nghĩa như thế.
18. trữ tình 抒情
Vì không biết “mặt chữ” mà chỉ phỏng đoán theo cảm tính nên soạn giả đã giảng giải rằng trữ là chứa chất, tình là tình cảm; trữ tình là chứa chất tình cảm. Thật là sai lầm nghiêm trọng. Nên nhớ rằng ở đây, trữ 抒 nghĩa là biểu đạt, là bày tỏ. Trữ tình nghĩa là bày tỏ tình cảm. Cần phân biệt chữ trữ 抒 này với chữ trữ 貯 trong từ tích trữ.
19. vi điện tử 微 電 子
Vi điện tử là hạt điện tử rất nhỏ, đó là cách giải thích của soạn giả, khiến người đọc buồn cười. Điện tử, tức electron, là một loại hạt cơ bản bền vững, là hạt tích điện âm trong mọi vật chất thông thường, có khối lượng bằng khoảng 9,11 x 10-28gram và điện tích khoảng -1,602 x 10-19 coulomb. Như vậy, điện tử có khối lượng và điện tích rất cụ thể, làm gì có thứ điện tử rất nhỏ khác nữa?
Từ vi điện tử vốn được dịch từ tính từ microelectronic(al) trong tiếng Anh (hoặc micro-electronique trong tiếng Pháp), nó chỉ có thể đóng vai trò tính từ, như trong các cụm từ như mạch vi điện tử, thiết bị vi điện tử, v.v. để chỉ mạch điện tử hoặc thiết bị điện tử có kích thước cực kỳ nhỏ bé.
20. viễn phố 遠浦
Soạn giả giải thích rằng viễn = xa; phố = chỗ bán hàng, nhà trạm; và viễn phố = nơi ở xa. Rồi ông trích dẫn câu thơ Gác mái, ngư ông về viễn phố… của Bà huyện Thanh Quan. Ông không hiểu rằng ở đây, phố 浦 nghĩa là bến sông chứ không phải phố 鋪 là cửa hàng. Viễn phố 遠浦 nghĩa là bến sông ở xa. Bà huyện Thanh Quan ở thế giới bên kia hẳn phải nổi giận và vô cùng đau lòng cho đất nước nếu bà biết rằng có một nhà biên soạn từ điển tiếng Việt ở cuối thế kỷ XX đã giảng giải thơ của bà như thế.
Vài chục thí dụ trên đây chỉ là một phần mười của những sai lầm mà chúng tôi đã phát hiện được trong Từ điển từ và ngữ Hán Việt, mà cũng nằm cả trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân. Đương nhiên, vì Từ điển từ và ngữ Việt Nam chứa trọn nội dung của Từ điển từ và ngữ Hán Việt và còn thêm rất nhiều từ ngữ khác ít liên quan đến Hán ngữ nên nó còn phạm vô số sai lầm khác mà tác giả Huệ Thiên đã cho thấy một phần qua bài Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân.
Qua những thí dụ này, chúng ta thấy soạn giả Nguyễn Lân luôn luôn sẵn sàng “sáng tác” nghĩa cho các từ tố; hơn nữa, ông lại rất thiếu kiến thức về văn hóa, lịch sử và khoa học. Nếu trong đời một giáo viên đứng trên bục giảng mà một hai lần phạm vài sai lầm như những trường hợp kể trên thì cũng trở thành trò cười và mang tiếng cả đời rồi. Huống chi, từ điển là sách cung cấp những hiểu biết chính xác về từ ngữ, ở đây là từ ngữ tiếng Việt, mà phạm đến vài trăm sai lầm lớn như thế, sao có thể chấp nhận được?
Một thực tế rất đáng buồn là Từ điển từ và ngữ Hán Việt chứa nhiều sai lầm nghiêm trọng như vậy nhưng sau lần xuất bản đầu tiên năm 1989 (Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh), nó đã được tái bản nhiều lần. Vì thế nên đến năm 2000, GS Nguyễn Lân lại cho ra đời quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam lớn hơn và càng nhiều sai lầm hơn. Đặc biệt, Từ điển từ và ngữ Hán Việt thì được GS Lê Trí Viễn coi là cuốn từ điển Hán Việt tốt nhất từ trước đến nay, và nó sẽ là công cụ tra cứu không thể thiếu được đối với bất kỳ ai, trước hết là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, các nhà biên soạn, khi muốn nắm được nghĩa chính xác của từ và ngữ Hán Việt trong tiếng Việt hiện nay. Còn về giá trị của Từ điển từ và ngữ Việt Nam thì GS Vũ Khiêu cho rằng “trí tuệ và tâm huyết của tác giả đã tạo ra một tác phẩm rất có giá trị mà cả xã hội đang mong đợi” (theo Lời giới thiệu).
Khỏi phải bàn về tính khả tín của hai vị giáo sư này.
L. M. C.