Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

NHAM CHI LUẬN 6

thần nông gì mà thấy ghê :)
Nghĩa vụ thiêng liêng của những người viết sử chân chính là tái tạo lại những khoảnh thời gian xã hội đã mất cho tâm thức xã hội tương lai. Song le không ít học giả cả Đông và Tây thường vá víu và suy luận theo chủ quan hòng biện giải để gieo rắc tư tưởng của mình, song, cuộc sống khôn cùng và vĩ đại, chuyển vận theo quỹ đạo chân lý của thời gian cũng sàng lọc ra những hạt sạn dối trá, từng bị lấp liếm trong những mưu toan và cũng bởi chính sự dễ dãi thoải mái hài lòng của nhận thức phần lớn loài người.
Cộng đồng xã hội dễ dàng chấp nhận huyền sử và bán huyền sử như một phần lịch sử, chính đây là ngọn nguồn của những quan niệm lệch lạc xa rời chân lý.
Nhưng chẵng hề là mãi mãi.

Một ví dụ rất điển hình về những nhận thức đối với nền văn minh, văn hóa cổ đại Phương Đông khi, cho tới tận bây giờ, những ghi chép mang tính hệ thống của các sử gia Hán tộc (từ Tư Mã Thiên, Trinh ...) như những cứ liệu quí giá để khảo cứu. Và chính trong đó, những phết phẩy dối trá vô tình và hữu ý dần dần lộ diện.
 Sự tranh cãi triền miên của các học giả Trung Quốc từ xưa tới nay về muôn mặt của Kinh Dịch như những giá trị triết học của nhận thức và ý thức loài người cũng cho ta thấy những lấp lánh của sự thật quá khứ xa xăm. Thuyết Tam hoàng - Ngũ đế bồng bềnh rồi cô lắng lại Một nhân vật thần thánh Thần Nông là đã từng có thật, bởi nhân vật bán huyền sử này cho người đời cứu cánh để thỏa mãn tương đối câu hỏi của muôn đời về ý nghĩa sự tồn tại của mình trong liên quan Sự Sống - Thiên Nhiên( Vũ trụ).
Khí hậu ẩm thấp cùng lũ lụt của Phương Nam (vùng Xích Qủy cổ đại của Việt tộc) không thể cung cấp cho các nhà khoa học những mẫu vật khảo cổ khả cứu, thế là một mẫu xương Người Vượn Bắc Kinh cùng những mẫu vật công cụ, vật dụng dày dặn lớp phong hóa... gần như nghiễm nhiên được coi là nơi khởi xuất của Nền văn minh Hoa Hạ - Bắc Hoàng Hà và cả một nền tư tưởng triết học cổ đại Phương Đông: Kinh Dịch.

Nhưng, như một sự thật bị khỏa lấp trong chiều ngưỡng mưu mô thật giả lẫn lộn, trong một bình minh hợp lý, chân lý sẽ phải tỏ rạng như một thứ ngọc thiệt của trời đất. Quê quán của Thần Nông phải được minh định. Và khi đó, những quan niệm về sự hình thành muôn loài, quan hệ giữa con người, trời, đất diễn giải theo ngũ hành, phong thủy sẽ rành rẽ  chẳng còn liên quan gì với cuộc sống du cư săn bắt và hái lượm của người Hán cổ.

***

Phụ chú: Đương nhiên Nền Văn Minh Lúa Nước có biểu trưng tối thượng là Thần Nông, thế mà nhân vật Thần Nông của các sử gia Trung Hoa ra sao? Nào là giáp, hài... y mão, nào là ... , thế này thì sao mà cày cấy gặt hái  cơ chứ! (chưa cần nói đến cả ti tỉ thứ khác trong xuyên suốt sử liệu- cả bịa đặt và không thể bịa đặt xuyên tạc của đám hậu hẩu bối Tư Mã thị !)


Thần Nông Hoa Hạ


Thần Nông Âu-Mỹ (Scorpion)


Biểu tượng Thần Nông của Người Việt: Chòm Thần Nông
( hơi khác hình Scorpion mượn tạm này, chỗ cái càng bọ cạp có nhiều sao hơn nhiều, là cái đầu của Thần Nông, trong thực tế, chòm sao này soay chuyển quanh vùng 3 sao (phần mông) sáng phía dưới)

(Hồi còn rất nhỏ, những đêm hè nóng bức, trên chiếu trải giữa sân gạch đã ráo nước (khoảng trước bữa tối, vài trai tráng có nhiệm vụ gánh nước từ giếng làng đổ tràn sân cho mát), ngửa người ngắm trời sao, ông ngoại chỉ cho anh nhận biết Chòm sao thần nông phía đông nam dải Ngân Hà. Và được giảng giải cách coi Thiên lịch cho mùa màng.
Tất tật công việc của nhà nông đều phải dựa vào thời tiết mưa nắng. Chòm Thần nông, Chòm cái gầu, con vịt, cái cày.... cung cấp thông tin để biết phải khu xếp ra sao cho các vụ cấy hái cho các mùa màng hàng năm...  và đã có quá trời sách bản - sách chữ nho,  dày đặc  chữ lớn chữ nhỏ li ti cùng các hình thiên văn trong tráp lớn, bị anh xé trộm để làm diều sáo, cả chục lần bị đòn phạt mà quyết không chừa, tiếc làm sao. :-)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét