Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGẮN VỀ ĐA NGUYÊN

Xét mệnh đề kép : Thể chế đa nguyên (tư tưởng-chính trị) chưa(không) hẳn luôn có chế độ dân chủ, nhưng (một) chế độ dân chủ luôn có thể chế đa nguyên (tư tưởng-chính trị).


-Về khái niệm "Đa nguyên"
 
Cuộc sống vạn vật muôn loài vốn dĩ đa dạng và phức tạp, các qui luật mang tính nguyên lý nhiều khi được nhận thức không đồng đều. Điều này dẫn đến những kết luận chủ quan ổ từng cá nhân cũng như ở từng nhóm. Thế nên, xã hội loài người ở bất kỳ thời đại nào, đều tồn tại các luồng tư tưởng, cụ thể là các quan niệm, quan điểm xã hội khác nhau. Đa nguyên tư tưởng là điều tất yếu.

Mọi nền (thể chế) chính trị từ thời loài người biết thiết lập Nhà nước tới giờ đều phải thiết chế dựa trên một luồng tư tưởng (khi có đầy dủ một lý thuyết gọi là Học thuyết, khi được áp dụng và vận dung gọi là Chủ nghĩa) nhất định. Đó sẽ là luồng tư tưởng (chủ thuyết) thống soái trong thể chế đó, nó chi phối rộng khắp (mọi mặt tương đối) các hoạt động xã hội.(Ví dụ:... là đầy rẫy)
Gọi là tư tưởng thống soái, chỉ đạo, bởi, khi đó, nó - tư tưởng- đại đa số "thấy" là tốt, là đúng. Nhưng trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội, nhận thức thông qua thực tiễn cũng luôn vận động. Thế nên, sự điều chỉnh trong tư tưởng cũng như phủ định tư tưởng lỗi thời, ấu trĩ, và có khi là sai, là tất yếu bởi cứu cánh tồn vong. Qui luật nhận thức và vận động xã hội như thế không  gì khác, chính  là (một trong) bản chất xã hội loài người, bởi vậy,  đa nguyên tư tưởng - đa nguyên chính trị tồn tại và luôn hiện hữu, vận động ở mọi thể chế là tất yếu, không thể phủ nhận.
 
- Thế thì tại sao "Thể chế đa nguyên (tư tưởng-chính trị) chưa(không) hẳn luôn có chế độ dân chủ," ?
 
Chính trị là phạm trù xã hội gắn kết với cộng đồng. Để thuyết phục cộng đồng, các chính khách luôn lấy tiêu chí lợi ích của dân chúng làm phương châm hành động của mình, và quyền của mọi người - dân chủ - luôn được PR như là một mục tiêu hoạt động. Nhưng sự hai mặt của lợi ích công-tư luôn được che đậy bởi tấm màn nghệ thuật chính trị, để khắc chế những tiêu cực chủ động và thụ động, hiến pháp - thỏa thuận chung nhất về những giá trị sống (quyền của mọi thực thể xã hội) phổ quát - và luật pháp - những qui định, qui tắc điều chỉnh các hành vi xã hội, được ban hành và bắt buộc mọi thành phần xã hội phải tuân thủ.
Song, một tiên quyết làm lên sự hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn là công khai và minh bạch. Cho dù để làm được thế thì các chính khách hoặc đảng phái, luôn đầy một bụng quyền mưu cũng không hề đơn giản .  Ở những thể chế thiếu vắng công khai và minh bạch, dù giao giảng bằng tất cả các ngôn từ mỹ miều nhất, thì "dân chủ" vẫn chỉ là cái bánh vẽ.  Và ở quốc gia ấy, có thể nôm na là "đa nguyên cuội". Nên Thể chế đa nguyên (tư tưởng-chính trị) chưa(không) hẳn luôn có chế độ dân chủ.
 
 
 
- Không thể có dân chủ tuyêt đối. Ai đề nghị một nền dân chủ tuyêt đối giống như có lý tưởng trở về thời hồng hoang. Nhưng, trong phạm vi nhận thức của thành phần ưu tú xã hội - giới lãnh đạo/nhà nước - một nền dân chủ đảm bảo các quyền phổ quát của nhân loại, phải được thực thi. Đôi khi cũng còn những hạn chế do ảnh hưởng của tập tục, văn hóa, điều kiện thiên nhiên, song, ở một trình độ dân trí nhất định, những điều luật không còn thích ứng cho các quyển đương nhiên mang tính phổ quát, lập tức phải được bãi bỏ.
Cũng có nghĩa là, nếu nền dân chủ là thực thụ ở một thể chế, thì người ta không thể né tránh một sự thực: Sự đa nguyên tư tưởng vi mô và đa nguyên chính trị vĩ mô.
 Vậy, một nền dân chủ thực sự chỉ tồn tại trong một thể chế đa nguyên hay  chế độ dân chủ luôn có thể chế đa nguyên (tư tưởng-chính trị).
Ngược trên, có thể bảo là, nơi đó có một nền "dân chủ cuội". :D






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét