Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

SILEX 12

Sau Hội nghị  "Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay”ngày 31.7 vừa qua của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, cụm từ "Chấn hưng giáo dục" được các phương tiện truyền thông nhấn nhá mạnh mẽ. Thực trạng khủng hoảng học đường không còn chỉ là những ung nhọt làm  nhức nhối Xh, mà đã đến lúc không thể không giải quyết ngay.
Nhưng, hầu như các nhà chức trách, những người tâm huyết và trăn trở với nền giáo dục vẫn chưa xác định một cách cụ thể làm thế nào, bắt đầu từ đâu và đâu là những mấu chốt chủ yếu gây tắc nghẽn trong cố gang cải cách để giải quyết khủng hoảng giáo dục hiện thời.
Vẫn là những ý kiến được phát biểu từ rất lâu; nào là :phải chú trọng giáo dục nhân cách học sinh, phải có chế độ lương bổng thích hợp những người làm công tác giáo dục, phải đặt lại các mục tiêu giáo dục ở từng cấp học, phải cải tiến cách dạy và cách học...vân vân và vân vân.
Ngay cả các vấn đề trong 2 bản Kiến nghị về giáo dục của GS. Hoàng Tụy cùng các cộng sự gửi Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ vào 2004 và 2009, dù tương đối sâu và rộng khi phân tích các nguyên nhân và đề ra các giải pháp, cũng chưa vạch ra và chỉ rõ căn bệnh thật sự của nền giáo dục VN để giải quyết một cách căn cơ.
Một nhìn nhận chung đều thấy, trong thời gian gần đây, đời sống của những người làm công việc giáo dục đã khấm khá hơn trong mức sống xã hội(có thể do nhiều cách - cả tích cực và tiêu cực); các chính sách vĩ mô cũng như các biện pháp nhằm cải tiến, khắc phục những trì trệ trong quản lý giáo dục , cũng đã được quan tâm rốt ráo, song, hình như khủng hoảng học đường ngày càng trầm trong.
 
Theo GS. Hoàng Tụy, chúng ta đã lệch lạc tư tưởng trong triết lý giáo dục, điều này là hệ trọng nhưng chưa thể tác động cấp thời và trực tiếp để hủy hoại cả một nền giáo dục, vốn dĩ không đến nỗi nào ở cả 2 quốc gia Việt thời còn phân tranh. Bởi, một triết học giáo dục đúng đắn có thể hình thành và nhận thức theo quá trình thực tiễn tích cực.
Chính sách lương bổng cho giáo viên cũng đã cải tiến, thu nhập giáo viên hiện giờ đại đa số không còn ở mức đáy (vấn đề cấp bách trong kiến nghị của Hoàng giáo sư) như chục năm trước. Và tình hình vẫn là thế: báo động nguy hiểm.
 
 
 
 
Vậy những cái nút vón cục (chính và phụ) làm tắc mạch máu nuôi dưỡng một nền giáo dục nằm nơi đâu,
Để giải quyết dứt điểm chúng ta phải làm thế nào,
Trước mắt, một cách cấp bách, chúng ta phải bắt đầu  từ đâu,
Để chấn hưng giáo dục ?
 
 
P/S: Về triết lý giáo dục, sự sai lầm không chỉ ở VN, mà ở cả nhiều nước Tây-Âu nữa. Nhưng họ đã, đang nhận thức lại, để điều chỉnh.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét