Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

THÔNG BÁO CUỐI TUẦN

Cùng dịp chào mừng ngày Quôc khánh, mỗi người dân Việt Nam được hưởng thêm khoảng  0,133 Đồng (12 triệu đồng/90 triệu người) quĩ phúc lỡi xã hội từ nguồn thu xử phạt vi phạm về hoạt động văn hóa cá nhân ở nước ngoài của công dân Phạm thị Vân Quế nghề nghiệp ca sĩ nghệ danh Quế Vân.
Công dân Quế cam tội tự ý tham gia cuộc thi Hoa hậu người Việt Thế giới 2013 California Mỹ khi chưa được phép của Nhà nước CNXHCNVN.
Việc công dân Quế đoạt giải Á hậu 1 đã lộ (nếu không đoạt giải chắc chả ai biết) ra hành vi vi phạm  vào điểm a khoản 4, Điều 17 của Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
Kể ra thì,  quyền cá nhân về  hoạt động văn hóa trong Công ước nhân quyền của Nhân loại mà Việt Nam đã ký và thông qua thì việc tham gia thi cử các kiểu có tính văn hóa là phù hợp, nhưng với VN, điều này là không được phép, dù hành vi của công dân Quế có là tốt đẹp hay không.
Cảnh báo công dân Quế không thể khiếu kiện việc này ra Uỷ ban nhân quyền quốc tế, vì rất may, Việt Nam chưa ký và thông qua Nghị định thư bổ sung Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2008 v/v công nhận năng lực của Ủy ban các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa trong giải quyết khiếu nại của các cá nhân.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

I’ve Got A Dream – Tangled

Nguồn:http://dotchuoinon.com/2013/08/29/ive-got-a-dream-tangled/



 
Chào các bạn,
ta
Bài hát I’ve got a dream nằm trong bộ phim Tangled (Tóc rối). Đây là bộ phim hoạt hình thứ 50 của hãng Walt Disney, sản xuất năm 2010. Bộ phim lấy ý tưởng từ câu truyện cổ tích Rapunzel của anh em Grimm về một cô gái có mái tóc rất dài, sống trên một tòa tháp không có đường vào ngoài chiếc cửa sổ. Đây là bộ phim nhạc kịch hay, tạo hình đẹp, mình rất thích.
Bài hát này nằm ở đoạn phim: Rapunzel – cô công chúa bị phù thuỷ bắt cóc và nhốt trong một toà tháp suốt 18 năm mà luôn nghĩ mình đang sống cùng mẹ. Năm nào, vào đúng ngày sinh nhật của mình, công chúa cũng thấy qua ô cửa sổ những ánh sáng tuyệt đẹp từ đèn lồng mà vua cha và hoàng hậu thả lên trời, với ước mong công chúa sẽ quay trở về.
Vào ngày sinh nhật thứ 18 của mình, Rapunzel xin mẹ-phù thuỷ đi ngắm ánh sáng đó nhưng không được. Công chúa liền tìm cách ra khỏi toà tháp. Được sự giúp đỡ của Flynn, một tên trộm khét tiếng vô tình lạc vào toà tháp, nàng lần đầu tiên bước chân ra thế giới bên ngoài.
Flynn đã đưa công chúa Rapunzel đến một quán rượu toàn đầu gấu, những kẻ mà mẹ-phù thuỷ luôn nói tới để doạ công chúa đừng đi ra ngoài. Thế nhưng ở tại đó, Rapunzel đã cảm hóa được tất cả những tên côn đồ, có lẽ vì công chúa đã khơi gợi những điều tốt đẹp trong những con người tưởng chừng xấu xa kia.

Tôi có một giấc mơ
Tôi độc ác, ghê gớm và đáng sợ
Cái cười khẩy của tôi có thể làm bầy bò sữa đông cứng lại
Cùng khôn ranh bạo lực, tay tôi chẳng phải là tay sạch nhất
Nhưng dù vẻ ngoài xấu xa
Cùng tính khí và cái móc của tôi
Tôi vẫn khao khát trở thành nghệ sĩ piano
Mọi người không thể thấy tôi trên sân khấu chơi nhạc Mozart
Lướt trên những phím đàn đến khi chúng sáng loáng sao?
Đúng thế, tôi thà bị gọi là làm chết người
Với giai điệu hoà tấu chết người của tôi
Cảm ơn bạn, vì sâu bên trong, tôi có một giấc mơ
Anh ấy có một giấc mơ
Anh ấy có một giấc mơ
Thấy chưa, tôi không dữ tợn và xấu xa như vẻ ngoài đâu
Dù tôi có vẻ như đang bẻ xương đùi
Mọi người có thể coi tôi là kẻ mơ mộng
Nhưng như những người khác, tôi có một giấc mơ
Tôi có đầy sẹo, cục u và vết thâm tím
Thêm cái gì đó ở đây đang rỉ ra nữa
Và thậm chí còn không để ý đến da tôi
Nhưng dù với những ngón chân thừa
Cùng cái bướu cổ và cái mũi của tôi
Tôi thực lòng muốn có tình yêu
Mọi người không thể thấy tôi với cô nàng bé nhỏ đặc biệt
Đang chèo thuyền dưới dòng sông sao?
Dù tôi là kẻ phá hoại kinh tởm
Tôi là một người yêu, không phải là người lính
Vì sâu bên trong, tôi có một giấc mơ
Tôi có một giấc mơ
(Anh ấy có một giấc mơ)
Tôi có một giấc mơ
(Anh ấy có một giấc mơ)
Và tôi biết đến một ngày, lãng mạn sẽ lên ngôi
Dù mặt tôi làm mọi người ta la hét
Có một em bé đằng sau nó, đang mơ
Như những người khác, tôi đã có một giấc mơ
Tor muốn rời đi và thành người bán hoa
Gunther làm thiết kế nội thất
Ulf thành diễn viên kịch câm, bánh nướng của Attila thật tuyệt vời
Bruiser đan, Killer khâu vá, Fang có buổi múa rối nhỏ
Và Vladimir sưu tập kỳ lân gốm
Tôi cũng có giấc mơ như các anh, không, thật đấy
Chỉ ít lãng mạn hơn thôi
Chủ yếu ở nơi ấm áp và đầy nắng
Trên hòn đảo của tôi
Tắm nắng, nghỉ ngơi và một mình
Xung quanh là một đống tiền
Tôi có một giấc mơ
(Cô ấy có một giấc mơ)
Tôi có một giấc mơ
(Cô ấy có một giấc mơ)
Tôi chỉ muốn thấy ánh sáng đèn lồng trên trời
Đúng thế
Và với mỗi giờ đang trôi
Tôi rất vui vì rời khỏi tháp
Giống như tất cả các bạn đáng yêu, tôi có một giấc mơ
Cô ấy có một giấc mơ
Anh ấy có một giấc mơ
Họ có một giấc mơ
Chúng ta có một giấc mơ
Sự khác biệt của chúng ta là không thực sự là vô cùng
Chúng ta là một đội lớn
Cứ gọi chúng tôi là dữ
Bệnh
Ác
Và lạc quan thật lố
Vì sâu bên trong, chúng tôi có một giấc mơ
Tôi có một giấc mơ
Tôi có một giấc mơ
Tôi có một giấc mơ
Vâng, vì sâu bên trong, tôi có một giấc mơ
Đúng thế
(PTH dịch)
***
Tangled – I’ve Got A Dream Lyrics
I’m malicious, mean and scary
My sneer could curdle dairy
And violence-wise, my hands are not the cleanest
But despite my evil look
And my temper and my hook
I’ve always yearned to be a concert pianist
Can’t you see me on the stage performin’ Mozart
Ticklin’ the ivories ’til they gleam?
Yep, I’d rather be called deadly
For my killer show tune medley
Thank you, ’cause way down deep inside I’ve got a dream
He’s got a dream
He’s got a dream
See, I ain’t as cruel and vicious as I seem
Though I do like breaking femurs
You can count me with the dreamers
Like everybody else, I’ve got a dream
I’ve got scars and lumps and bruises
Plus something here that oozes
And let’s not even mention my complexion
But despite my extra toes
And my goiter and my nose
I really wanna make a love connection
Can’t you see me with a special little lady
Rowin’ in a rowboat down the stream?
Though I’m one disgusting blighter
I’m a lover, not a fighter
‘Cause way down deep inside, I’ve got a dream
I’ve got a dream
(He’s got a dream)
I’ve got a dream
(He’s got a dream)
And I know one day romance will reign supreme
Though my face leaves people screaming
There’s a child behind it, dreaming
Like everybody else, I’ve got a dream
Tor would like to quit and be a florist
Gunther does interior design
Ulf is into mime, Attila’s cupcakes are sublime
Bruiser knits, killer sews, Fang does little puppet shows
And Vladimir collects ceramic unicorns
I have dreams like you, no, really
Just much less touchy-feely
They mainly happen somewhere warm and sunny
On an island that I own
Tanned and rested and alone
Surrounded by enormous piles of money
I’ve got a dream
(She’s got a dream)
I’ve got a dream
(She’s got a dream)
I just wanna see the floating lanterns gleam
Yeah
And with every passing hour
I’m so glad I left my tower
Like all you lovely folks, I’ve got a dream
She’s got a dream
He’s got a dream
They’ve got a dream
We’ve got a dream
So our differences ain’t really that extreme
We’re one big team
Call us brutal
Sick
Sadistic
And grotesquely optimistic
‘Cause way down deep inside, we’ve got a dream
I’ve got a dream
I’ve got a dream
I’ve got a dream
I’ve got a dream
I’ve got a dream
I’ve got a dream
Yes, way down deep inside, I’ve got a dream
Yeah

Bài hát được lan Irwin Menken và Glenn Evan Slater sáng tác. Mời các bạn cùng nghe nhé.
Chúc các bạn một ngày vui. :)

 

SAO CHO VỪA VẶN

- Mr.Đàm gây được thiện cảm với nhiều người ngay từ khi mới nhập giới ca hát khi bộc bạch tâm sụ cùng các fan ở Huế (về tuổi trẻ  ham chơi, vuột biên vượt bung ) và bị báo chí dè bỉu hội đồng.
Để thành danh như giờ, rõ là Mr.Đàm không chỉ tận lực vất vả mà phải có một thiên bẩm tốt nào đó (chất giọng, phong cách, nhân cách... kể cả may mắn).

- Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét về các diva diviếc là thuần túy về kỹ thuật, hay hoặc dở là thiên kiến chủ quan.

- "Tâm thư" của Mr. Đàm lại "đá" qua vấn đề nhân cách- đạo đức của một người khả kính trong giới nhạc. Đó là sự hỗn xược.

- Mr.Đàm, nếu "cãi", chỉ cần cãi thế này: "Vậy phải chăng Hưng chỉ là thằng chột xứ mù, cảm ơn Bố" - thì vừa vặn bao nhiêu. :D

EM CỦA ANH NGOAN LẮM

 

Những lời bình của Cu Vinh là chuẩn quá rồi còn gì nữa. Nhưng anh cứ thêm lời bình thứ tư :
...
4. Cái tình của bé đối diện mới đáng để chúng ta suy gẫm. Một tình yêu vô bờ nhưng lại hàm chứa một ý thức cực kỳ tinh tế: mọi việc là như thường như thường khi chúng mình thương nhau.Thế đó  :-) (CNC)

 
BÌNH ẢNH: CUỘC SỐNG KHÔNG KHUYẾT TẬT.
Thursday, August 29, 2013


.

Điều gây ấn tượng mạnh mẽ của bức ảnh ngoài việc phản ánh về cuộc sống tinh thần của một cháu bé bị khuyết tật ( mất cả hai tay) làm chúng ta xúc động, mà cái chính là thông điệp quá lớn của bức ảnh này:


1-
Khi con người ta biết rõ ràng mình đang thiếu cái gì thì phải quyết tâm nỗ lực bằng toàn bộ khả năng và ý chí để chủ động bù đắp lấy cái thiếu ấy, đừng kêu ca, đừng than thở, đừng tiêu cực, đừng bó tay. Mà muốn được như thế thì phải biết yêu thương vô hạn cuộc sống đang có, và tìm trong muôn vàn sự khổ đau, sự mất cân bằng một niềm lạc quan vô bờ bến để đứng vững, để chiến đấu, để vươn tới, để dành lấy niềm hạnh phúc.

2-
Và ở đây, nhìn vào ảnh, chúng ta bật khóc không phải vì sự khiếm khuyết tôi nghiệp của cháu bé, mà chính là sức mạnh tinh thần tuyệt vời của cháu, nó toát ra từ ánh mắt, từ động tác, từ cả những cử động rất đời, rất người, rất ấm áp, rất bao dung, và chúng ta bất ngờ là chính cháu bé khuyết tật lại đang an ủi chúng ta, những kẻ lành chân mạnh tay một niềm lạc quan, một niềm vui sống.
3-
Tôi nhìn vào tấm ảnh của cháu, như tôi được cháu an ủi, như đang được cháu vỗ về, như đang được cháu chăm sóc, và tôi thấy mình đang khỏe ra rất nhiều, khỏe cả về tinh thần và thể xác.
Cám ơn tác giả bức ảnh ( không biết là ai) đã đưa tới trước hết cho tôi tấm ảnh độc đáo và ngập tràn tia nắng lạc quan này.
Xin cảm tạ cháu bé, chính cháu đang chứng minh cho cả thế giới biết, khi chúng ta có ý chí, có tấm lòng, có tình yêu, cuộc đời không bao giờ khuyết tật.
Cám ơn các bạn đã đọc và like cho stt đêm khuya này.


Hình ảnh: BÌNH ẢNH.

Điều gây ấn tượng mạnh mẽ của bức ảnh ngoài việc phản ánh về cuộc sống tinh thần của một bé gái bị khuyết tật ( mất cả hai tay) làm chúng ta xúc động, mà cái chính là thông điệp quá lớn của bức ảnh này:

1-
Khi con người ta biết rõ ràng mình đang thiếu cái gì thì phải quyết tâm nỗ lực bằng  toàn bộ khả năng và ý chí để chủ động bù đắp lấy cái thiếu ấy, đừng kêu ca, đừng than thở, đừng tiêu cực, đừng bó tay. Mà muốn được như thế thì phải biết yêu thương vô hạn cuộc sống đang có, và tìm trong muôn vàn sự khổ đau, sự mất cân bằng một niềm lạc quan vô bờ bến để đứng vững, để chiến đấu, để vươn tới, để dành lấy niềm hạnh phúc.

2-
Và ở đây, nhìn vào ảnh, chúng ta bật khóc không phải vì sự khiếm khuyết tôi nghiệp của cháu bé, mà chính là sức mạnh tinh thần tuyệt vời của cháu, nó toát ra từ ánh mắt, từ động tác, từ cả những cử động rất đời, rất người, rất ấm áp, rất bao dung, và chúng ta bất ngờ là chính cháu bé khuyết tật lại đang an ủi chúng ta, những kẻ lành chân mạnh tay một niềm lạc quan, một niềm vui sống.
3-
Tôi nhìn vào tấm ảnh của cháu, như tôi được cháu an ủi, như đang được cháu vỗ về, như đang được cháu chăm sóc, và tôi thấy mình đang khỏe ra rất nhiều, khỏe cả về tinh thần và thể xác.
Cám ơn tác giả bức ảnh ( không biết là ai) đã đưa tới trước hết cho tôi tấm ảnh độc đáo và ngập tràn tia nắng lạc quan này.
Xin cảm tạ cháu bé, chính cháu đang chứng minh cho cả thế giới biết, khi chúng ta có ý chí, có tấm lòng, có tình yêu, cuộc đời không bao giờ khuyết tật.
Cám ơn các bạn đã đọc và like cho stt đêm khuya này.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGẮN VỀ ĐA NGUYÊN

Xét mệnh đề kép : Thể chế đa nguyên (tư tưởng-chính trị) chưa(không) hẳn luôn có chế độ dân chủ, nhưng (một) chế độ dân chủ luôn có thể chế đa nguyên (tư tưởng-chính trị).


-Về khái niệm "Đa nguyên"
 
Cuộc sống vạn vật muôn loài vốn dĩ đa dạng và phức tạp, các qui luật mang tính nguyên lý nhiều khi được nhận thức không đồng đều. Điều này dẫn đến những kết luận chủ quan ổ từng cá nhân cũng như ở từng nhóm. Thế nên, xã hội loài người ở bất kỳ thời đại nào, đều tồn tại các luồng tư tưởng, cụ thể là các quan niệm, quan điểm xã hội khác nhau. Đa nguyên tư tưởng là điều tất yếu.

Mọi nền (thể chế) chính trị từ thời loài người biết thiết lập Nhà nước tới giờ đều phải thiết chế dựa trên một luồng tư tưởng (khi có đầy dủ một lý thuyết gọi là Học thuyết, khi được áp dụng và vận dung gọi là Chủ nghĩa) nhất định. Đó sẽ là luồng tư tưởng (chủ thuyết) thống soái trong thể chế đó, nó chi phối rộng khắp (mọi mặt tương đối) các hoạt động xã hội.(Ví dụ:... là đầy rẫy)
Gọi là tư tưởng thống soái, chỉ đạo, bởi, khi đó, nó - tư tưởng- đại đa số "thấy" là tốt, là đúng. Nhưng trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội, nhận thức thông qua thực tiễn cũng luôn vận động. Thế nên, sự điều chỉnh trong tư tưởng cũng như phủ định tư tưởng lỗi thời, ấu trĩ, và có khi là sai, là tất yếu bởi cứu cánh tồn vong. Qui luật nhận thức và vận động xã hội như thế không  gì khác, chính  là (một trong) bản chất xã hội loài người, bởi vậy,  đa nguyên tư tưởng - đa nguyên chính trị tồn tại và luôn hiện hữu, vận động ở mọi thể chế là tất yếu, không thể phủ nhận.
 
- Thế thì tại sao "Thể chế đa nguyên (tư tưởng-chính trị) chưa(không) hẳn luôn có chế độ dân chủ," ?
 
Chính trị là phạm trù xã hội gắn kết với cộng đồng. Để thuyết phục cộng đồng, các chính khách luôn lấy tiêu chí lợi ích của dân chúng làm phương châm hành động của mình, và quyền của mọi người - dân chủ - luôn được PR như là một mục tiêu hoạt động. Nhưng sự hai mặt của lợi ích công-tư luôn được che đậy bởi tấm màn nghệ thuật chính trị, để khắc chế những tiêu cực chủ động và thụ động, hiến pháp - thỏa thuận chung nhất về những giá trị sống (quyền của mọi thực thể xã hội) phổ quát - và luật pháp - những qui định, qui tắc điều chỉnh các hành vi xã hội, được ban hành và bắt buộc mọi thành phần xã hội phải tuân thủ.
Song, một tiên quyết làm lên sự hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn là công khai và minh bạch. Cho dù để làm được thế thì các chính khách hoặc đảng phái, luôn đầy một bụng quyền mưu cũng không hề đơn giản .  Ở những thể chế thiếu vắng công khai và minh bạch, dù giao giảng bằng tất cả các ngôn từ mỹ miều nhất, thì "dân chủ" vẫn chỉ là cái bánh vẽ.  Và ở quốc gia ấy, có thể nôm na là "đa nguyên cuội". Nên Thể chế đa nguyên (tư tưởng-chính trị) chưa(không) hẳn luôn có chế độ dân chủ.
 
 
 
- Không thể có dân chủ tuyêt đối. Ai đề nghị một nền dân chủ tuyêt đối giống như có lý tưởng trở về thời hồng hoang. Nhưng, trong phạm vi nhận thức của thành phần ưu tú xã hội - giới lãnh đạo/nhà nước - một nền dân chủ đảm bảo các quyền phổ quát của nhân loại, phải được thực thi. Đôi khi cũng còn những hạn chế do ảnh hưởng của tập tục, văn hóa, điều kiện thiên nhiên, song, ở một trình độ dân trí nhất định, những điều luật không còn thích ứng cho các quyển đương nhiên mang tính phổ quát, lập tức phải được bãi bỏ.
Cũng có nghĩa là, nếu nền dân chủ là thực thụ ở một thể chế, thì người ta không thể né tránh một sự thực: Sự đa nguyên tư tưởng vi mô và đa nguyên chính trị vĩ mô.
 Vậy, một nền dân chủ thực sự chỉ tồn tại trong một thể chế đa nguyên hay  chế độ dân chủ luôn có thể chế đa nguyên (tư tưởng-chính trị).
Ngược trên, có thể bảo là, nơi đó có một nền "dân chủ cuội". :D






Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

"GIỜ CHỈ CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ"

"...Vấn đề nữa là hiện trong dân có một tâm lý rất phổ biến là người ta không thích guồng máy hành chính hiện tại. Người ta không thích và ngại tiếp xúc với chính quyền, trong khi cuộc sống của người dân lại có hàng trăm thứ phải gắn với chính quyền, bởi những “người đầy tớ của dân” luôn vòi vĩnh, lạnh nhạt... với dân."

Nguyễn Khoa Điềm

 

 

 

 

Hoàng Văn Minh thực hiện
Thứ hai ngày 6 tháng 6 năm 2011 5:56 AM


Từ dạo quay về làm dân ở Huế, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, sống rất lặng lẽ và kín tiếng. “Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ”, ông nói thế khi bị thắc mắc.

 Nhưng mới đây, ông làm tôi ngạc nhiên khi trong một hội thảo về văn hoá Huế, ông bất ngờ có một tham luận khá gay gắt và “nặng lời”. Phải chăng ông không còn “biết sợ điều phiền toái” nữa, như trong một câu thơ của mình trước đó?
Ông không trả lời ngay câu hỏi của tôi. Ông bảo từ ngày nghỉ hưu về Huế, ngoài chuyện làm thơ, đọc sách, mối quan tâm lớn nhất của ông là các vấn đề văn hoá: “Đó là mối quan tâm nhiều năm của tôi. Tôi thấy tình hình ta cứ làm văn hoá như thế này, ta còn đi xuống nữa. Cho dù ta có tham vọng phát triển đất nước giàu mạnh lên, nhưng hiện văn hoá chúng ta không được chuẩn bị tốt, thì lý tưởng xây dựng xã hội tốt đẹp đó còn lâu mới tới được. Kinh tế cũng không phát triển được”.

Xin ông nói rõ hơn về ý này?
- Tôi nói văn hoá là nói theo nghĩa rộng chứ không phải theo nghĩa tổ chức các câu lạc bộ sáng tác văn học. Toàn bộ cách chúng ta làm ăn, toàn bộ cách chúng ta xử sự, làm kinh tế, quản lý, luật pháp... chúng ta đang rất thiếu hụt về văn hoá. Việt Nam đã bị mất mát rất nhiều về văn hoá do chiến tranh, nhưng cũng do chính chúng ta làm mất. Khi đã thiếu văn hoá, con người ta rất dễ làm điều xằng bậy. Tôi thấy bây giờ trong ứng xử với nhau, cái gì mà con người ta có thể bày tỏ thái độ là họ bày tỏ rất thô bạo. Đó là sự thiệt hại lớn, không lường được đối với sự phát triển đất nước. Cái sai trong con người, cái sai về văn hoá là cái khó điều chỉnh nhất bởi biết đằng nào mà sửa, mà thay đổi.
Tôi đang lo là nhiều người hiện chỉ mới thấy hiện tượng mà chưa thấy được cái gốc sâu xa của vấn đề. Hiện văn hoá vẫn là cái khó đánh giá, khó nhận xét và quy kết. Ví dụ như một người quan sát nền văn hoá Việt Nam, họ phê phán những người làm lãnh đạo văn hoá không tốt, nhưng sự phê phán đó cũng không có chừng độ nào cả. Bởi vậy đôi khi có những cái sai lù lù ra đó, nhưng chúng ta vẫn không nói được một cách rành mạch về chúng.
Vấn đề nữa là hiện trong dân có một tâm lý rất phổ biến là người ta không thích guồng máy hành chính hiện tại. Người ta không thích và ngại tiếp xúc với chính quyền, trong khi cuộc sống của người dân lại có hàng trăm thứ phải gắn với chính quyền, bởi những “người đầy tớ của dân” luôn vòi vĩnh, lạnh nhạt... với dân. Đó là biểu hiện của một sự xuống cấp về văn hoá giao tiếp, văn hoá hành chính, ứng xử. Với một guồng máy như vậy thì làm sao đất nước phát triển khi thiếu sự tin cậy giữa chính quyền và người dân. Hiện dân chỉ đối phó với chính quyền. Tôi không rõ chúng ta điều chỉnh vấn đề này như thế nào?

Thưa, trong một hội thảo về văn hoá Huế mới đây, ông nói: “Ý thức bảo vệ, phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể là một ý thức đương đại...”. Từng là một người làm quản lý văn hoá ở cấp cao nhất, ông thấy ý thức này ở Việt Nam như thế nào?
- Đúng vậy, nó là một ý thức rất mới, chỉ ra đời cách đây vài trăm năm thôi. Lúc đó người ta mới bắt đầu nghĩ rằng văn hoá là một thành tố trong việc phát triển đời sống xã hội và xây dựng con người. Trước đây, rất nhiều giá trị, tất nhiên là quý, nhưng người ta chỉ coi như của cải đơn thuần (ví dụ cái bình cổ). Ở nước ta, phải nói rằng ý thức này ra đời chỉ khi người Pháp vào Việt Nam. Đền Sóc, đền Phù Đổng vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể thế giới, nhưng việc này đã được chuẩn bị từ thời kỳ ông Nguyễn Văn Huyên (Viện Viễn đông bác cổ) kia. Từ những năm 1930, ông đã có những công trình viết bằng tiếng Pháp về Phù Đổng thiên vương.
Muốn hình thành một ý thức như vậy trong xã hội, từ các nhà quản lý cho đến giới nghiên cứu, người dân... thì cần phải có một quá trình tuyên truyền rất công phu. Bởi đôi khi chúng ta đang phá mà không biết là mình phá. Có một thời kỳ, ý thức của chúng ta về các vấn đề này không được tốt. Chúng ta nhìn các giá trị lịch sử trước đây bằng một con mắt không thân thiện. Đứng trước các cung điện triều Nguyễn, chúng ta chửi nó là sản phẩm của giai cấp thống trị. Ngay cả một cái bình cổ trong nhà cũng bị quy kết là tôn thờ các giá trị phong kiến. Bài trừ tất cả các loại văn hoá liên quan tới phong kiến, thực dân... chúng ta đã cắt đứt quá khứ, cắt đứt sâu chừng nào thì được cho là có quan điểm lập trường tốt chừng đó. Đó là một thái độ rất nguy hại. Mấy chục năm nay đã điều chỉnh lại, nhưng không phải đã điều chỉnh hết được. Vậy mới có chuyện ta sống chung với các giá trị của hôm qua nhưng vẫn coi thường, vẫn khinh miệt...

“Ngày nay nhiều hoạt động tinh thần được thực hiện theo nguyên tắc của tiền bạc chứ không phải nguyên tắc của văn hoá, càng không nói là nguyên tắc đạo đức nữa...”. Ông nhận định như vậy có “nặng lời” quá không?
- Tôi thấy chẳng có gì nặng lời cả. Đúng là hiện nay, nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật của ta đang chạy theo đồng tiền. Tôi lấy ví dụ phim “Đường tới thành Thăng Long”, với danh nghĩa phục vụ cho ngày lễ lớn, nhưng lại đi mượn Tàu làm cho, để rồi cuối cùng mất cả trăm tỷ, vậy không phải chạy theo tiền là gì? Hay gần đây là những cuộc bán đấu giá trợ giúp người nghèo, đồng bào bị lũ lụt, thiên tai... lại chỉ là những trò đùa; rồi chuyện xuất bản sách giáo khoa... tiền cả. Tuồng, chèo, cải lương... bây giờ xập xệ hết vì không có tiền. Nếu cứ để kéo dài như vậy thì không biết sẽ tối tăm đến mức nào nữa.
Cái gì làm ra tiền thì đổ xô vào, cái gì không làm ra tiền thì bỏ, ngó lơ... là đang phổ biến. Khi bước vào thời kinh tế thị trường, chúng ta có một cái quên rất cơ bản, đó là kinh tế thị trường này chỉ phát triển khi các yếu tố khác cũng được phát triển thì mới có thể phát triển tốt và lành mạnh. Nếu chỉ thuần tuý là thị trường, tức làm ra tiền, thì nó phát triển không những không bền vững mà còn đầy thảm hoạ. Hãy nhớ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, kèm theo đó là các hệ tư tưởng quan trọng về dân chủ, nhân đạo, về quyền con người, về bảo vệ di sản truyền thống... để làm cho con người vững vàng hơn trước các giá trị đồng tiền. Còn hiện ta như đang thả hết, chỉ coi kinh tế là quan trọng. Chúng ta như một người lâu nay đói khát, bỗng dưng thấy một đống tiền trước mặt là tất cả cùng nhào vồ lấy cho thật nhiều mà quên mất các giá trị làm nên sự đứng đắn, tử tế của một con người.

Tôi xin lặp lại câu hỏi: Có cảm giác, bây giờ ông đã thôi không “biết sợ điều phiền toái”?
- Sống trong một xã hội như xã hội mình thì khi nào cũng phải sợ, bởi điều phiền toái xuất hiện từ những phía mà mình không ngờ được, thậm chí nhiều khi nó đến từ anh em, bạn bè, bởi ta chuẩn bị cho sự phát triển con người chưa đầy đủ. Con người thì bao giờ cũng cần có sự tự do, thanh thản, cần sự chủ động lựa chọn trong suy nghĩ và phát biểu. Nhưng hiện ta chưa đạt tới những điều kiện như vậy, cho nên con người luôn gặp những khó khăn. Thậm chí ngay cả quyền được nói của nhà báo cũng chưa được thể hiện đầy đủ. Hay quyền được đi bỏ một lá phiếu đúng nghĩa của người dân cũng chưa đạt. Cho nên bất cứ lúc nào ta cũng có thể bị phiền toái.
Tôi thường nói với một vài anh em, hiện tôi như gái đã có chồng. Mà chồng thì chỉ có một thôi. Tức là, dù chồng có chết đi rồi, thì tôi cũng chỉ một chồng chứ không tái giá hay léng phéng tìm đối tác. Tôi sống với xã hội này cũng như vậy. Tôi biết mình đã gắn bó, đã được nuôi dưỡng từ trong máu thịt với hệ thống xã hội, với chế độ này. Tôi luôn gắn bó một lòng, nhưng không hẳn khi nào hôm nay tôi cũng phải suy nghĩ như hôm qua cả. Tôi phải có những suy nghĩ mới của tôi về tất cả mọi chuyện.
Nhưng từ đó để nói rằng tôi đi tìm kiếm những cơ hội khác, những manh mối khác thì không phải. Ngày hôm qua tôi chưa nói về điều A, điều B vì tôi chưa nghĩ tới, hoặc thời điểm đó tôi cũng chỉ mới suy nghĩ tới ngang đó. Đã có người hỏi tôi là vấn đề đó hôm qua không thấy bác nói, nhưng bây giờ bác nói? Thật ra hôm qua chưa nghĩ được. Tôi phải sống như mọi người, với chừng ấy năm tháng, đến giờ phút này, tôi cũng chỉ mới nhìn được như mọi người. Bởi tôi luôn mong muốn cho quê hương, đất nước đạt được những giá trị mới chứ không phải giá trị cũ.

Vậy nên thích hơn cả vẫn là “chường cái mặt mình ra trong thơ”?
- Đúng vậy. Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ. Thơ thì phải nói thật lòng mình, không thể giấu mình, không thể nói dối... Việt Nam chúng ta lại quan niệm văn học là đạo lý, trách nhiệm... nên gò bó sự sáng tạo cũng như hạn chế sự thổ lộ. Trong khi văn chương phải thể hiện cái đẹp nội tâm của con người. Gần đây ý thức như vậy đã có, nhưng chưa đủ. Vì vậy tôi đã nghỉ hưu, nhưng nhiều người lãnh đạo mong tôi phải thế này thế kia, phải làm thơ ngợi ca, phải hô hào tiến lên... Vừa rồi khi tôi công bố một số bài thơ trên báo sau khi về Huế, có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí có người chê trách tôi “đổi giọng”, nhưng tôi không quan tâm...
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Hoàng Văn Minh thực hiện
Nguồn: Lao Động Online.

“Trách nhiệm kiểm tra việc đó thuộc Đảng ủy khối, các cơ quan dân chính đảng”

Lên chức giám đốc sở sau 2 năm dính chuyện “thi hộ”


Thứ Hai, 26/08/2013 13:35

(NLĐO)- Sau gần 2 năm lùm xùm với vụ việc “thi hộ” bị phát hiện, ông Nguyễn Trọng Đông, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sắp trở lại giữ chức giám đốc sở này.



Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (Hà Nội) - nơi phát hiện sự việc “thi hộ sếp” 
lùm xùm dư luận suốt năm 2011

 
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng nay 26-8, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Hà Nội, cho biết việc lấy phiếu tín nhiệm chức danh Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội đối với ông Nguyễn Trọng Đông đã hoàn tất. Theo kế hoạch, ông Đông sẽ bắt đầu giữ chức giám đốc sở này từ ngày 1-9 tới.

 

Trước đó, những ngày qua, dư luận râm ran chuyện ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Bí thư Quận ủy quận Long Biên (TP Hà Nội) sắp về giữ chức Giám đốc Sở TN-MT TP Hà Nội. Điều khiến dư luận bàn tán là việc vào năm 2011, ông Đông có "dính líu" tới vụ việc “thi hộ” lùm xùm một thời gian dài mà cuối cùng kết quả xử lý ra sao cũng không được công bố rõ ràng.

 

Đó là buổi thi hết học phần lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính khóa 2 của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, tổ chức ngày 19-10-2011. Học viên Nguyễn Trọng Đông, Phó Giám đốc Sở TN-MT TP Hà Nội, đã không đến dự thi.

 

Tuy nhiên, sau đó, các giám thị coi thi đã phát hiện bài thi của ông Đông có người khác làm hộ và tiến hành lập biên bản sự việc. Sau đó, Sở TN-MT TP Hà Nội tiến hành xác minh và khẳng định người thi hộ là ông Phan Thanh Quang, Phó Phòng đo đạc và bản đồ của Sở TN-MT TP Hà Nội. Ông Quang sau đó bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng, khiển trách về mặt chính quyền.

 

Trả lời báo chí khi đó, lãnh đạo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong cho biết ông Quang đã giải thích với ban giám hiệu nhà trường rằng mình “tự ý đi thi hộ cho ông Nguyễn Trọng Đông vì ông Đông đi công tác. Động cơ là để lấy lòng sếp…”.

 

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong cũng đã yêu cầu học viên Nguyễn Trọng Đông giải trình việc hầu như không tham gia khóa học nhưng lại nhờ người điểm danh hộ như dư luận phản ánh. Tuy nhiên đến nay, rất nhiều nội dung sự việc không được thông tin tới công luận. Đến giữa năm 2012, ông Nguyễn Trọng Đông được luân chuyển, điều động giữ chức Phó Bí thư Quận ủy quận Long Biên.

 

Trước câu hỏi về dư luận mấy ngày qua, khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho rằng mọi việc trong quá khứ đã được giải quyết và có kết luận đầy đủ của các cơ quan chức năng. Ông Nghĩa khẳng định hồi đó ông Phan Thanh Quang đã “tự ý đi thi hộ”.

 

Đáng chú ý, ông Phan Thanh Quang mới đây cũng đã được bổ nhiệm giữ chức phó một phòng khác thuộc Sở TN-MT TP Hà Nội.

 

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP Hà Nội Trần Trọng Dực cho biết chưa xem xét tới việc lùm xùm này. “Trách nhiệm kiểm tra việc đó thuộc Đảng ủy khối, các cơ quan dân chính đảng” - ông Dực nói.

 

T.K

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Haiku

(for Trần Mạnh Phong)

Hai đầu Cực băng tuyết
Một Tâm sôi bỏng và rực nóng
Nơi yên bình lòng Mẹ

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

HỌC NÓI.

http://khai108.blogspot.com/


 Mấy cô nương Hà thành hỏi chuyện chàng thanh niên da vàng tóc đen - nhân viên trong đoàn công tác của một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ về làm việc tại Hà Nội cách đây 2 năm :

     - Anh là người nước nào? ( hỏi bằng tiếng Anh )

     - Dạ, con là người Việt Nam !

   Sau chút bất ngờ khi được nghe câu trả lời bằng tiếng Việt, mấy nường Hà thành ôm bụng cười ngặt nghẽo. Khi được giải thích việc sử dụng đại từ nhân xưng không đúng làm người đối thoại mắc cười, chàng thanh niên nọ chỉ còn biết vò đầu bứt tai.

   Chàng thanh niên da vàng tóc đen nói trên mang quốc tịch Hoa Kỳ nhưng có 100% máu của người An Nam. Học vấn cao : tốt nghiệp ĐH Yale (Mẽo), lấy thạc sĩ tại NUS ( Đại học quốc gia Singapore). Chưa muốn đi làm, chàng săn được học bổng Fulbright về Việt Nam 1 năm để chơi và học thêm tiếng mẹ đẻ. Ở Sài Gòn vài tháng, không thích cách dạy tiếng Việt tại ĐH KHXH & NV TP HCM, chàng về Tuy Hòa - quê ngoại - tầm sư học chữ. Ông cậu ruột của nó là mình đây, trở thành người thầy bất đắc dĩ. Trình độ tiếng Anh của ông thầy cũng ngang ngửa với vốn tiếng Việt của ông trò nên việc xài thêm ngôn ngữ tay quơ là điều cả hai phải vui vẻ chấp nhận. Cũng may việc dạy và học cũng đi đến chữ hai tốt !

   Thọ giáo chưa được bao lâu, nó tương ông thầy một phát :

     - Người Việt Nam mình thông minh, giỏi giang sao cứ mãi nghèo ?

   Để trả lời tường minh cho câu hỏi quá dễ đó, chắc ông thầy phải di cư qua Mẽo ! Nhưng thôi, đó là cả một câu chuyện dài. Điều làm mình lưu tâm là nó nói được mấy tiếng đã gạch chân ở trên ! Và đó là khởi đầu cho việc học nói của nó sau đây :

   Hôm cuối năm dương lịch, nó làm cả nhà náo loạn vì tội lơ đễnh đánh rơi cái bóp trên đường. Không thể về Mỹ chơi Noel và thăm mẹ vì mất hết giấy tờ, cu cậu tự gõ vào đầu và lẩm bẩm "con ngu quá, ngu quá!". Chỉ biết an ủi nó bằng hi vọng sẽ có người tốt bụng nhặt được. Quả nhiên sáng hôm sau, từ cái danh thiếp trong bóp, một cuốc điện thoại hẹn nơi trả lại. Mình thân chinh lo việc này. Khi đưa lại cái bóp còn đầy đủ giấy tờ, cu cậu không giấu nỗi mừng rỡ nhưng lại hỏi :

     - Sao họ trả lại giấy tờ còn tiền của con trong đó thì không ?

   Câu hỏi cũng không quá khó nên mình trả lời theo kiểu cho xong việc :

     - Cậu nghĩ chắc vì họ nghèo chứ không phải họ xấu !

   (Đương nhiên mình dấu nó việc phải trả thêm cho người nhặt bóp vài trăm nghìn tiền điện thoại.)

   Nó im lặng không nói gì.

   Sau tết âm lịch, cu cậu cùng 3 người bạn Mỹ đang làm việc tại Tuy Hòa tổ chức một chuyến picnic thăm các danh thắng ở Phú Yên. Đêm đầu ngủ trên núi Đá Bia, đêm sau ngủ ở biển Mũi Điện (Vũng Rô). Sáng hôm sau trở về nhà trong bộ dạng thê thảm : đầu trần, chân chó. Hoảng hồn, hỏi han, nó bảo tụi con bị ăn cắp mất hết . Ám ảnh vì chuyện cái bóp thì cu cậu khoe :"con ngủ chung với cái bóp, nên còn!"

    Họ lấy của tụi nó tất cả những gì có thể : giày vớ, mũ nón, điện thoại…và để lại những cái bóp còn đủ giấy tờ cách nơi tụi nó ngủ vài chục mét.

    Ngồi nhìn nó ăn ngấu nghiến đĩa cơm làm vội, mình im lặng không biết nói gì. Thì nghe nó nói :

     - Con nghĩ chắc vì họ nghèo chứ không phải họ xấu !


   Thương nó gì đâu !!!

                                                                                                                        Tuy Hòa 28/3/20

TRẬT TỰ SÓI TRÊN THẢO NGUYÊN


 
Những sải chân bổng lướt  của Sói đầu đàn như bay nhưng vững chãi, gọn ghẽ và uy nghi cuốn cả đàn bay theo như cơn lốc. Thảo nguyên xanh rờn và hoang dã mơn mởn với sự đa dạng của địa hình và cỏ cây hoa lá.
Bản năng và khả năng trời cho giúp Sói đầu đàn một sức mạnh vượt trội trong bầy đàn nghiễm nhiên ấn định cho nó một quyền năng thống soái. Trong các cuộc săn đuổi con mồi hoặc trong những cuộc tranh chấp lãnh địa hay mồi săn với Sư tử, Hổ, Beo... quyết định bằng hành động cụ thể của Sói đầu đàn luôn luôn là những lệnh tối thượng mà cả đàn tuân thủ như một phản xạ bản năng. Nhu không thể làm khác, trong khả năng của mỗi cá thể.
Chiều xa lắc ấy, khi mặt trời đỏ ối đã chìm ở chân trời, để lại những quầng huyết dụ loang lổ vần vũ trong những ụn mây đen dày dặn viền ánh bạc của trăng thượng tuần, đàn sói quyết truy sát một con mồi lớn gấp vài chục lần một con sói. không ai được phép kiệt sức và bỏ cuộc khi Sói đầu đàn vẫn còn đang vắt kiệt những sức mạnh cuối cùng tóe ánh máu trong cặp mắt hoang dã.
Phốc.
Phập.
 Cú vươn và bật cuối cùng với sức mạnh của tất cả các ước mơ chinh phục từ bản năng muôn đời đẩy Sói đầu đàn bám được bờ vai to rộng con mồi. Phát đầu tiên sau khi chuyển vững thế là một cú ngoạm cực mạnh và nhanh như một tia sét vào tai kẻ xấu số. Đám sói rã rời đã bị bỏ lại số lớn khá xa dù vẫn cố sải mình trong luồng cuốn, chỉ có vài con còn sức đủ bám theo nhưng không thể nhảy lên đỡ đần Sói đầu đàn để dứt điểm trong cơn tuyệt vọng cuối cùng tranh sống của kẻ không may đã  bị chọn lựa.

Không sao. Như một diễn viên thượng thặng biểu diễn trong cơn mặc khải, phát thứ hai, thứ ba được Sói đầu đàn thực hiện, đanh tới mức, tiếng động phát ra giống như những nhát đóng đinh cuối cùng của phu mộ . Hai phát liền vào mắt của Sói đã vô hiệu hóa hệ thần kinh thăng bằng của kẻ được chăm sóc.
Cả một khối khủng khiếp bổ nhào với một vận tốc kinh hoàng cuốn thành một khối lốc bụi mờ mịt trong cơn chạng vạng. Những con bám sát được thể phi lên than mình con thú còn đang lăn lộn dãy dụa . Vừa lúc lũ sói theo sau đuổi kịp, lao vào cắn xé như điên như dại.
...

DỤNG THÀNH NGỮ



Sự giàu có của ngôn ngữ Việt tạo cho cái kho tục ngữ, thành ngữ Vietnam cực kỳ phong phú. Mảng thành ngữ được đúc kết từ chính cuộc sống để coi khí hậu thời tiết, mùa màng, thời vận... cũng như mảng có ý chỉ dẫn trong các hành vi ứng xử của con người của tổ tiên cho chúng ta sự giàu có về tâm hồn cũng như kiến thức; thậm chí, còn có nhiều thành ngữ còn gợi mở tư duy cho sự tìm hiểu và sang tạo.
Lợi ích nhiều mặt của các thành ngữ dân gian là đương nhiên, nhưng khi sử dụng không phải người nào, khi nào... cũng dùng đúng.
Dẫn một thành ngữ để tế nhị truyền tải thông điệp sẽ rất phản văn hóa nếu dẫn sai, bởi sự sự phản xạ tất yếu khi ý nghĩa của thành ngữ không phản ánh đúng và chính xác vấn đề của thông điệp.


Thành ngữ "đói ăn vụng túng làm liều" dùng để chậc lưỡi nhân đạo, châm chước cho những kẻ khốn quẫn làm việc xấu.

 Cố gạn đục khơi trong từ các ý, tứ của bài viết , với nội dung không những không tệ, khá đằng khác về lập luận và dẫn chứng, thì khi ngẫm lại cái Tít vẫn thấy chối lắm.
Có thể tác giả (Thanh Tùng) muốn nói nên sự bí bết của Báo QĐND về đề tài để đăng cái bài của Trọng Đức? Đăng đại cho đủ chỉ tiêu? Có vẻ không phải.
Hay tác giả TT - theo những lập luận và dẫn chứng trong bài - muốn thông tin rằng Báo QĐND cùng tác giả Trọng Đức, đã cùng quẫn về lý luận và thực tiễn... nên cứ văng mạng, bất chap đúng sai?

Trộm nghĩ, nếu đúng như ý thứ đó thì cái Tit muốn giật nổi bằng một thành ngữ, để làm gì  kệ nó, thì phải dụng thành ngữ khác. "Chó cùng dứt dậu", chẳng hạn?

Thời xa xưa, chắc phải lâu lắm, có thể mãi từ thời hồng hoang lận, khi tổ tiên người Giao Chỉ thuần dưỡng chó sói để nuôi ấy chứ.
Để bắt sống một con chó hoang, người ta dùng gậy gộc và đuốc lửa, lùa chó vào khu bờ rào, bờ dậu quây sẵn. Sự điên loan bất lực  trước lửa và trí tuệ của con người của chó dữ, không thể làm gì khác được, nó đành làm những việc vô ích và vô nghĩa: Cắn dứt rào, dậu.

Và câu thành ngữ "Chó cùng dứt dậu"  được dân gian sáng tác  như thế, để chỉ ra một kinh nghiệm, khi quan sát một sự cùng quẫn và khánh kiệt nào đấy.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Vinh danh xong là bị… sa thải?

Câu chuyện thưởng lấy lệ cho người chống tiêu cực tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức đang gây xôn xao công luận. Một vụ việc tương tự diễn ra ở y tế Bình Phước (BP) - nữ dược sĩ chống tiêu cực, sau khi được vinh danh - đã bị cơ quan chủ quản đuổi việc…

Tố cáo tiêu cực, bị đánh... bầm giập!

Năm 2012, chị Trần Thị Kiều Oanh (sinh 1983) là dược sĩ công tác tại Phòng Giám định y khoa (GĐYK), thuộc Sở Y tế BP. Vào năm 2012, chị Oanh đã đứng ra tố cáo hiện tượng tiêu cực tại Phòng GĐYK. Cụ thể: BS Đoàn Đức Loát - Trưởng phòng GĐYK - cùng một số nhân viên tại đây đã có hành vi nhũng nhiễu, nhận tiền từ người bệnh, thu chi tài chính sai nguyên tắc...
Dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh đi thăm và chăm sóc cho bệnh nhân.
Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy Sở Y tế BP vào cuộc xác minh, nhưng nhận thấy kết luận vụ việc không khách quan, có dấu hiệu bao che sai phạm, chị Oanh khiếu nại tiếp lên cơ quan chức năng. Ngày 30/5/2012, UBKT Đảng ủy khối cơ quan dân-chính-Đảng đã kết luận tố cáo của chị Oanh là đúng sự thật.
Theo đó, BS Loát và một số nhân viên Phòng GĐYK đã nhận tiền hối lộ của những đối tượng đến giám định tại Phòng GĐYK để được công nhận hồ sơ hưởng các chế độ như: Chất độc hóa học, thương-bệnh binh, nghỉ hưu trước tuổi, tai nạn lao động... Số tiền nhận được trong ngày đều được giao lại cho y sĩ Nguyễn Thị Bé. Sau đó, số tiền trên được chia cho ông Loát 1/3; phần còn lại chia đều cho các nhân viên. Riêng chị Oanh đã từ chối, không nhận; trái lại, chị Oanh trực tiếp đứng ra tố cáo việc làm sai phạm trên.

Ngoài ra, chị Oanh còn tố cáo hàng loạt sai khác tại Phòng GĐYK như: Ông Loát xin tiền từ các Cty caosu rồi bỏ túi riêng và chia chác cho một vài cá nhân, dùng tờ phiếu khám sức khỏe để kinh doanh, thu tiền trái quy định, ông Loát lấy tiền ngân sách hàng trăm triệu đồng chia cho 16 nhân viên “chung xuồng”...

UBKT Đảng ủy khối đã đề nghị kiểm điểm những người có trách nhiệm ở Sở Y tế kết luận sai cho người đi tố cáo.

Điều đáng nói, với hành trình tố cáo trên thì chị Oanh cũng phải đối đầu với vô vàn khó khăn, nguy hiểm cho tính mạng… Ngày 26/6/2012, chị Oanh bị y sĩ Nguyễn Xuân Đô dùng ghế sắt hành hung gây chấn thương đầu. Ngày 18/1/2013, tại Sở Y tế BP, chị Oanh bị bảo vệ hành hung, bị chấn thương vai phải và cảnh sát 113 phải đưa đi cấp cứu v.v…

Chị Oanh trong một lần bị đánh đập phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

Vinh danh xong là bị… sa thải?

Vụ việc chống tiêu cực của chị Oanh, sau đó đã được Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV 9) về quay phim và tôn vinh chị Oanh 3 lần vào ngày 23/2, ngày 26/3 và ngày 12/7/2013. Tuy nhiên, thay vì những cá nhân sai phạm tại Phòng GĐYK phải bị xử lý, thì thật tréo ngoe, chính những người làm sai lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra quyết định… đuổi việc người chống tiêu cực là chị Oanh. Tháng 10/2011, ông Loát từng một lần ra thông báo buộc chị Oanh thôi việc trái luật, không đúng trình tự. Sau đó, Sở Y tế đã buộc ông Loát phải rút lại quyết định buộc thôi việc này.

Chưa hết, tháng 1/2012, ông Loát ra lệnh miệng, sa thải chị Oanh lần thứ hai. Chị Oanh lại khiếu nại, Phòng GĐYK lại phải khôi phục việc làm lần thứ hai cho chị Oanh. Thế nhưng, chị Oanh vẫn không được yên; vào ngày 9/4/2013, sau khi VTV 9 tôn vinh chị Oanh lần 1 và lần 2 trên truyền hình, lãnh đạo Phòng GĐYK đã họp bàn kế hoạch đuổi việc chị Oanh lần thứ ba.

Ngày 24/4/2013, lãnh đạo Phòng GĐYK triệu tập chị Oanh lên để thông báo kết quả bỏ phiếu, thống nhất sa thải chị Oanh… Chị Oanh đã kêu cứu lên Thủ tướng. Ngày 8/5/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh BP xử lý vụ đuổi việc chị Oanh và báo cáo vụ việc lên Thủ tướng. Sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Phòng GĐYK không dám thực hiện thủ tục sa thải chị Oanh.

Tuy nhiên, những ngày đầu tháng 8/2013 vừa qua, Phòng GĐYK lại liên tục yêu cầu chị Oanh họp để quyết tâm sa thải bằng được nữ dược sĩ. Trao đổi với chúng tôi, dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh vừa kể lể, vừa khóc với tâm trạng bị khủng hoảng nặng nề: “Hơn ai hết, là những người dám đứng ra chống tiêu cực, phanh phui cái xấu, như 3 đồng nghiệp ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, bản thân tôi cũng đang phải đối mặt với biết bao khốn khổ về tinh thần, thể chất…

Sự vô cảm trong xã hội còn rất nhiều, tôi cũng không biết số phận của mình sắp tới ra sao, khi mà họ quyết tâm phải “diệt” bằng được tôi, vì tôi đã dám đối đầu, “phá bĩnh” họ; thậm chí, họ còn thách thức báo chí, công luận, rằng cứ “vinh danh đi, lên báo đi”, tôi sẽ phải trả giá”.
Theo Cao Hùng/ Lao động

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

VẤN ĐỀ "GĂNG" CỦA GIÁO DỤC VN

 
 
Nếu quan sát và phân tích những hiện tượng sa đọa học đường trong thời gian gần đây ở mọi mặt của nền giáo dục, sẽ thấy cả tỷ nguyên nhân. Sự nhận định  chủ quan và khách quan ở mọi quan điểm, từ các nhà hàn lâm đến những ý kiến dân dã đời thường, tựu trung đều dẫn đến một kết luận: cần thay đổi, cần chấn hưng nền giáo dục và phải làm mạnh mẽ...kẻo quá muộn.
Nhưng bắt đầu từ đâu và làm thế nào, vẫn dừng ở mức chung chung và lùng bùng, dù, Đại hội XI ĐCSVN cũng đã xác định, nếu không chấn hưng được nền giáo dục, đừng mơ tưởng đến những mục tiêu cho phát triển xã hội.
 
Xác định những công tác "găng", mà nếu không xúc tiến và làm tốt thì mọi công tác trong thiết kế, mọi biện pháp tiến hành, dù chi tiết và kỹ lưỡng, cũng không thể hoàn thành, dù nhiệt huyết và tích cực với cả mọi công nghệ , phương tiện nghe nhìn  tràn trề.
Vậy, những vấn đề cốt tử để chấn hưng được nền giáo dục VN hiện nay là gì? Trả lời tốt và đúng câu hỏi này là bức thiết trước tiên  để vạch ra lộ trình chấn hưng có hiệu quả .
 
Trong mọi sự phát triển, cho dù có sách-chiến lược cùng các công cụ chính sách hỗ trợ, dù tốt, đúng, đẹp đến mấy cũng sẽ vô ích, thậm chí còn lạc lối nếu không thiết chế được một chế độ trách nhiệm và giám sát trách nhiệm.
Chế độ dân chủ tập trung của một xã hội không phải là xấu, nhưng nó chỉ thực sự tốt khi trình độ văn hóa xã hội ở một mức rất cao. Nhận thức và ý thức phổ quát về chân thiện mỹ của mọi giai tầng xã hội phải ở mức song hành cùng sự phát triển cực cao của khoa học kỹ thuật, đồng thời, mỗi cá nhân cũng luôn cân bằng được các nhu cầu vật chất và tinh thần đúng qui luật. Nhắc lại điều này để nhận chân cái gọi là "trách nhiệm tập thể", "cha chung không ai khóc" trong thể chế chính trị  VN hiện thời.
 
Thử nhìn lại những người đã mang trọng trách trong sự nghiệp giáo dục VN kể từ 1976 đến nay, các Bộ trưởng phụ trách bộ trồng người ? Sẽ là rất võ đoán nếu kết luận họ là những kẻ bất tài, đức kém khi nhìn vào thực trạng giáo dục ở các giai đoạn đã qua và cả hiện tại. Và điều cần nhấn mạnh, hầu như "đồng chí nào" cũng đã hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao và xứng đáng sự phó thác của nhân dân với đầy đủ các danh hiệu cao quí.
 Rõ là chẳng có vị nào có trách nhiệm và chịu trách nhiệm một cách cụ thể. Cũng hẳn là, vị tân bộ trưởng giáo dục nào, khi  được bổ nhiệm sau mỗi kỳ Đại hội ĐCS đều phải trình bày, it ra là các kế sách rất hay ho.
Và bây giờ, cả xã hội gánh chịu.
 
Một vấn đề cực bức thiết mang tính cơ sở kỹ thuật thuần túy được mổ sẻ: "cách dạy và cách học" hiện thời.
Đúng vậy, cho dù mọi phương tiện vật chất rất đầy đủ, nhưng đó cũng chỉ là những yếu tố khách thể của vấn đề, dạy và học tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào ý thức của giáo viên và học sinh, chủ thể của vấn đề.
Dư luận cho rằng, đời sống giáo viên quá thấp ảnh hưởng thiết thân tới giáo viên; công nghệ thông tin phát triển chóng mặt, gió lành, gió độc trong thế giới phẳng tung hoành búa xua ảnh hưởng trong nếp sống và cách học của tuổi học trò...  Những điều này là cần quan tâm song thực chất chỉ là phần thân và ngọn của vấn đề, không phải cái gốc.
Bởi, cân đối được mức sống giáo viên không là khó, sự kết hợp giáo dục tốt giữa Nhà trường-Gia đình-Xã hội trong giáo dục trẻ vị thành niên  để trải khắp cộng đồng không hề đơn giản, nhưng không thể là bất thể, vì điều kết hợp dạy dỗ những "nhân vật nối dõi" này luôn hiện hữu trong tâm thức xã hội, ở từng phụ Huynh, giáo viên và Nhà nước. 
 
Một công cụ cơ bản và quan trọng nhất trong giáo dục chắc chắn là Sách hướng dẫn và Chương trình học liệu hàm chứa, và  không quá tí nào nếu nói Hướng dẫn và Chương trình ở bậc tiểu học là tối quan trọng, thế thì Bộ sách giáo khoa tiểu học hiện thời thế nào?
Là tối quan trọng bởi ở lứa tuổi hình thành tư duy này của một con người sẽ hình thành các nhân cách , tính cách cá nhân, tài năng và nhân phẩm. Số phận một xã hội là sự tích hợp của các số phận cá nhân, điều đó không cần bàn cãi.
 
Và, sẽ không thể có giáo án tốt(để dạy) và  nền nếp tư duy để nhận thức tốt (cho học) nếu không có một Bộ sách giáo khoa chuẩn.
 
 
 
 Vậy, phải chăng, muốn  Chấn hưng giáo dục  thì những việc  "cần làm ngay" là đây:

 1. Thượng tầng kiến trúc:  Phải xác định trách nhiệm cá nhân để giao đúng người đúng việc. Từ đó mới hoạch định đúng đắn về mọi mặt khác cho giáo dục, từ chiến lược chính sách nói chung đến cách thức tổ chức bộ máy từ cơ sở tới trung ương và các thiết chế giáo dục khác. 
 
 2. Cơ sở hạ tầng: Một Bộ sách giáo khoa chuẩn phải được cấp thiết ban hành, trước mắt là Bộ giáo khoa tiểu học.
 
3. Một Hội đồng giáo dục hoặc Uỷ ban giáo dục cần được thành lập với đủ quyền lực không phụ thuộc và không phải làm theo Chỉ thị, định hướng của bất cứ Tổ chức chính trị nào trên quan điểm duy nhất của khoa học giáo dục: Vun đắp tính nhân bản và tài năng cho các thế hệ tương lai.
 
Thực hiện tốt 3 việc trên, các vấn đề khác, chắc chắn sẽ tuần tự nhi tiến với sự cố gắng của toàn xã hội.


Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013



MẸ


Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ
Đỗ Trung Quân
 


Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
sẽ tới!
 

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

NỖI HỔ THẸN CỦA BÁO CHÍ NHÀ NƯỚC


                                                                                                                                     Phạm Chí Dũng


Hôn mê

Gần hết trong hơn 700 tờ báo nhà nước ở Việt Nam vẫn như đang hôn mê trong nỗi hổ thẹn từ tiềm thức đến vô thức, trong bối cảnh chưa bao giờ xã hội lại cần đến tiếng nói phản biện của báo chí như hiện tình.

Với gần hết đội ngũ tổng biên tập và cả phó tổng biên tập đã được “cơ bản tái cơ cấu”, không có mấy phóng viên nhiệt thành nào lèn được bài viết phản ánh thực tồn xã hội ngổn ngang lên mặt báo.

Cách đây không lâu, báo Thanh Niên suýt bị khởi tố vì mạo phạm Ngân hàng nhà nước qua bài “Rửa vàng”. Còn trước đó, việc bắt và xử tù phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ đã gần như đặt dấu chấm hết cho lớp nhà báo muốn phanh phui câu chuyện “núp lùm” của cánh cảnh sát giao thông.

Hơn một năm đã trôi qua kể từ quý 2 năm 2012 – được xem là cơn thủy triều thình lình của báo chí chính thống với hơn 2.000 bài viết khắc họa về chân dung “Người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn, một phần rất lớn các tờ báo nhà nước lại trở về thế nằm cam chịu dưới vô số “chỉ đạo định hướng” của Ban tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Những định hướng của các cơ quan tuyên giáo và quản lý báo chí lại ngày càng bốc đồng tính xu thời cùng với thời vận quốc gia lâm nguy trong cơn hoạn nạn về tham nhũng, nhóm lợi ích, suy thoái kinh tế, sa sút đạo đức, tệ nạn xã hội…

Bất chấp một số bài viết lên án sự vô cảm của đồng loại, báo chí vẫn hiển hiện như một mặt trận vô cảm không thua sút. Những nội dung phổ biến mà độc giả trong nước được thưởng ngoạn trên báo chí chính thống vẫn rất thường là các tin tức giật gân, câu khách, hay nói như dân gian là logic “cướp giết hiếp”… hẳn có mấy tờ báo còn đủ tự trọng để đánh động dư luận về những chuyện bất công xã hội vốn đang đầy rẫy ở xứ sở được Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tự tin “dân chủ gấp vạn lần tư sản”.

Đã từ hai năm qua, Vietnamnet – một trong những tờ báo điện tử có uy tín và thu hút được lượng truy cập lớn nhất Việt Nam – đã gần như đánh mất bản sắc phản biện của mình. Người ta không còn nhận ra sắc diện cống hiến trên mục Tuần Việt Nam và ở cả những chuyên mục xã hội, kinh tế của tờ báo này. Sau khi báo điện tử Tầm Nhìn bị đóng cửa vào tháng 7/2012, loại bài như “Mùa xuân Myanmar” trên Vietnamnet đã khiến những tác giả của nó không chốn dung thân.

Tương tự, những tờ báo đã từng tỏa hơi ấm nhân bản đồng loại trong vụ Tiên Lãng vào đầu năm 2012 như Giáo Dục Việt Nam, Dân Việt, Người Lao Động, Pháp Luật TP.HCM, Sài Gòn Tiếp Thị… cũng như lắng tiếng trong một tâm trạng mỏng manh chân đứng.

Quá nhiều chuyện cần được nói và cần phải tiết lộ, nhưng lại quá ít can đảm để thoát khỏi vòng kim cô. Những bài báo hiếm hoi về thực trạng quá sức bất công trong thu hồi đất đai ở một số địa phương thi thoảng mới được phản ánh trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, cùng vài ba tờ khác với hàm lượng khiêm tốn hơn nhiều. Song qua cái số hiếm hoi ấy, độc giả vẫn chưa thể nhận ra một sự thật chính đáng nhất: nguồn cơn gây ra bất công và thái độ thích đáng đối với trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo cùng các cơ quan điều hành quản lý liên quan.



“Đừng nấp trong gấu áo của nhân dân”



Suốt nhiều năm qua, không một quan chức cao cấp nào từng công khai vi hành ở các chợ búa và các vùng sâu, vùng xa, nơi những đứa trẻ phải bắt chuột thay cơm và ở những nơi mà sức chịu đựng của người dân đang tiệm cận giới hạn cuối cùng của sự kiệt lực.

Thế nhưng, trước tất cả những cảnh trạng ngang ngược chưa từng thấy của các nhóm lợi ích độc quyền, giới công luận ở Việt Nam vẫn chỉ dám hô hấp một cách hổn hển. Khi thời gian giữa năm 2013 buộc phải chứng nhận ba cú tăng giá xăng dầu và một lần phóng giá điện lực làm náo loạn xã hội, đa phần các bài báo vẫn chỉ chạm khẽ vào hiện trạng giá cả tăng làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và lạm phát. Họa hoằn mới có một tờ báo phỏng vấn những chuyên gia độc lập như Ngô Trí Long, Nguyễn Minh Phong để hé ra đôi chút tính phản biện đối với chính sách tăng giá vô tội vạ. Nhưng những bài báo đó lại quá ít ỏi so với phong trào phản biện chống tăng giá điện và xăng dầu trên báo chí lề phải vào cuối năm 2011, và càng không thể so sánh với gánh ì của trên 17.000 người viết báo có thẻ ở Việt Nam.

Thật hiếm hoi, một tờ báo nhỏ như Văn Hóa Nghệ An vào tháng 8/2013 đã khơi dậy tinh thần phản kháng còn sót lại trong tâm khảm những người viết báo đối với nhóm lợi ích: “Nếu cần gì hãy cứ nói thẳng với Nhân Dân. Nhân Dân chưa bao giờ tiếc một cái gì, kể cả mạng sống vì Đất nước. Hãy minh bạch đối diện với Nhân Dân, đừng nấp trong gấu áo của Nhân Dân để phục kích, làm hại Nhân Dân”.

Cũng còn những cuộc “phục kích” khác…Những năm qua, nghe nói còn có cả những chỉ thị của Ban tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông đối với báo chí về một “vùng cấm” nào đó trong việc đưa tin viết bài về chuyện độc quyền tăng giá, cả về chuyện “tránh để các thế lực thù địch lợi dụng”.

Một nhà báo giấu tên còn cho biết những hành xử ẩn lộ trong mấy năm gần đây của các cơ quan quản lý báo chí đã khiến cho giới phóng viên sinh ra không ít nghi vấn về một mối quan hệ “đi đêm” nào đó giữa các nhóm lợi ích và các cơ quan chỉ đạo báo chí – như hiện tượng đã từng bị dư luận dị nghị không ít lần trong quá khứ. Nhiều người cũng còn nhớ việc một nhà báo đã tố cáo một quan chức tuyên giáo nhận “lại quả” lên đến vài chục ngàn USD xảy ra những năm về trước…

Tiền bạc có thể tạo ra truyền thông nhưng cũng dễ làm cho báo chí phải ngậm miệng. Chưa bao giờ tính nghi ngờ của giới phóng viên lại cao độ như vào lúc này, khi họ liên tục nhận được các chỉ thị bất bình thường từ hệ thống tuyên giáo liên quan đến những “vùng kín” đắt đỏ.

“Định hướng”, “nhắc nhở”, “phê bình”, “kiểm điểm”, “kỷ luật”, “phạt hành chính”… có lẽ mới là ngôn luận chính thống của một nền báo chí được xem là chính thống. Hàng tuần và hàng tháng, cơ quan tuyên giáo và quản lý truyền thông ở cấp trung ương và ít nhất hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM vẫn miệt mài vận động với não trạng lê mòn không đổi khác.

Không có lấy một lối thoát khả dĩ cho báo chí trong việc lên tiếng đánh thức lương tâm và chế ngự tính vô cảm tràn lan trong xã hội. Những phóng viên có nghề và có tâm huyết dần dần bỏ viết, rời khỏi báo, trong khi những nhà báo trẻ kế cận lại chưa thể kế thừa kinh nghiệm và phong cách của lớp đi trước. Còn lại, đại đa số hàng ngũ tổng biên tập mới chính là một dấu ấn đặc trưng cho “nhà báo quan chức” hoặc “trí thức cận thần” khép miệng trùm mền.



Cơ hội và “dũng khí”



Không hoặc chưa thể vượt qua nỗi sợ hãi đang chế ngự chính mình, phần lớn nhà báo quốc doanh đang để vuột khỏi tay họ điều được gọi là lương tâm nghề nghiệp.

Báo chí nhà nước cũng đang dần mất đi cơ hội ngang bằng phải lứa, ít nhất trên phương diện tin tức, so với giới truyền thông xã hội.

Vài cuộc hội thảo, tọa đàm gần đây đã gián tiếp xác nhận trong số hơn 30 triệu người dùng Internet ở Việt Nam, lượng người truy cập vào truyền thông xã hội đã tăng vọt theo cấp số nhân, chuyên chú vào nhiều sự kiện thời sự mà báo chí “lề phải” đã không tự nguyện dấn thân.

Dù vẫn bị những báo cáo nội bộ nào đấy đánh giá là “phản động”, không ít trang mạng xã hội như Basam, Bauxite Vietnam, Quechoa, Chuacuuthe… đang có xu hướng chuyên nghiệp hóa báo chí, với đội ngũ cộng tác viên được tăng trưởng về số lượng và nâng tầm về nghiệp vụ. Nhưng điều rõ ràng nhất có lẽ là các trang này đã không ít lần dám công khai những chủ đề và vấn đề chính trị – xã hội mà giới báo chí nhà nước hầu như không dám đụng đến. Có lẽ, đó cũng là một đặc tính riêng cần khắc họa khi bàn về cái được gọi là “dũng khí báo chí”.

Điều đáng tiếc không kém cho giới báo chí quốc doanh là họ đã không nắm bắt được cơ hội ngay cả khi có dịp may. Bởi từ đầu năm 2013, những điều kiện về đối ngoại chính trị và phản ứng lẫn phản kháng đối nội đã tỏ ra khởi sắc hơn hẳn bối cảnh năm ngoái, đặc biệt là tiếng nói phản biện của giới nhân sĩ, trí thức độc lập ngày càng mạnh mẽ.



Chưa bao giờ truyền thông xã hội lại quyết đoán như hiện nay.



Tuy thế, nghe nói tại nhiều tòa soạn báo quốc doanh vẫn luôn tồn đọng một danh sách những tác giả bị cấm cản. Bài viết của những trí thức từng có tên tuổi trên truyền thông quốc tế như Tương Lai ở Sài Gòn hay Nguyễn Quang A ở Hà Nội lại luôn là “đối tượng” bị ngăn chặn như vậy.

Dù phía trước là cơ hội đang mở ra cho báo chí nhà nước, cơ hội về thông tin và quan trọng hơn là cơ may để bình luận về các sự kiện thời sự, đặc biệt là mối quan hệ Việt - Mỹ đang bớt lạnh giá, nhưng điều rõ ràng là hiện chỉ có quá ít cây bút bình luận mang tính khách quan và độc lập, nếu không tính tới đội ngũ “ngoại giao đoàn” ở các báo đảng quen thuộc như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân.

Cũng chưa cần xét đến nội trị, mối quan hệ đối ngoại giữa nhà nước Việt Nam với Hoa Kỳ và Cộng đồng châu Âu sẽ có thể không được mặn mà theo đúng nghĩa của nó, một khi chính giới quốc tế vẫn chán nản về chuyện giới truyền thông nhà nước Việt Nam còn lâu mới đủ dũng khí để phản biện những vấn đề bất công và bất bình đẳng gay gắt của xã hội, cũng như vẫn chưa “hòa hợp” với giới nhân sĩ trí thức trung lập ôn hòa.

Một nhà báo ở Sài Gòn cảm thán: “Việt Nam đang ‘tự do báo chí’ theo kiểu cách không giống ai. Một nền báo chí chỉ đạo tập trung hóa như vậy mà đòi thâm nhập vào cả Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc sao?”.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

SẾN LUNG LINH

Nguồn: http://gotphieudu.blogspot.com/

 

BỮA CƠM TỐI Ở NHÀ HÀNG LY HÔN của A.N.


Anh cưới chị được 10 năm. Giữa hai vợ chồng không còn xúc cảm và hứng thú. Anh ngày càng cảm thấy đối với vợ hầu như chỉ còn là trình tự và nghĩa vụ. Anh bắt đầu thấy ngán.

Nhất là khi đơn vị vừa nhận về một người phụ nữ trẻ hết sức sôi nổi và cuồng nhiệt bám lấy anh. Anh chợt có cảm giác cô ta là mùa xuân thứ hai của anh. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định ly dị vợ. Chị dường như đã trơ lỳ, bình thản, đồng ý đòi hỏi của anh.


Thủ tục tiến hành rất thuận lợi. Sau khi ra khỏi cửa, anh chị đã trở thành cá nhân độc lập và tự do. Không hiểu sao, anh bỗng thấy trống trải vô cùng, anh nhìn chị nói: "Trời tối rồi, hay là đi ăn cơm đã".

Chị nhìn anh nói: "Vâng. Em nghe nói gần đây vừa khai trương Nhà hàng Ly Hôn, chuyên phục vụ bữa ăn cuối cùng cho các cặp vợ chồng ly dị. Chúng mình đến đấy đi?"

Anh gật đầu. Hai người, một trước một sau lặng lẽ đi vào Nhà hàng Ly Hôn. Anh chị vừa yên vị trong phòng VIP, cô phục vụ đã bước vào nói: "Anh chị dùng gì ạ?"

Anh nhìn chị nói: "Em gọi đi." Chị lắc đầu: "Em ít khi ăn nhà hàng, không quen gọi món, anh gọi đi."

"Xin lỗi, nhà hàng chúng tôi quy định, bữa này do vợ gọi món hàng ngày người chồng thích ăn nhất, và chồng gọi món người vợ thích ăn nhất. Đấy là món "Ký ức cuối cùng."

"Thôi được", chị hất món tóc xõa trước mặt ra sau, nói: "Gà luộc chấm gia vị nước chanh, đậu phụ rán chấm nước mắm nguyên chất rắc hành thái nhỏ, chân giò luộc chấm mắm tôm, rau cải thảo luộc."

"Anh gọi gì ạ?" Cô phục vụ nhìn anh. Anh sững người. Lấy nhau 10 năm, anh thật sự không biết vợ anh thích ăn món gì. Anh há hốc mồm, ngồi thừ ra đấy.

"Những món này đủ rồi, đều là món chúng tôi thích nhất." Chị vội chữa thẹn cho anh. Cô phục vụ cười: "Thực tình mà nói, đến nhà hàng chúng tôi ăn bữa cơm cuối cùng, các anh các chị đều không thể nuốt trôi. Hay là anh chị đừng dùng món "Ký ức cuối cùng" nữa, hãy dùng bữa tối nhà hàng đặc biệt làm cho vợ chồng ly hôn: Đồ uống ướp lạnh. Những người đến đây, không có ai từ chối sự lựa chọn này." Anh chị gật đầu: "Được."

***

Chốc lát, cô phục vụ mang đến hai suất đồ uống ướp lạnh. Trong hai suất có một suất xanh lơ, toàn đá đập vụn; một suất đỏ tươi, còn đang bốc khói. "Bữa tối này gọi là "một nửa ngọn lửa, một nửa nước biển". Mời anh chị thưởng thức." Cô phục vụ nói xong lui ra. Trong phòng ăn im lặng như tờ, anh chị ngồi đối diện, nhưng không biết nói gì với nhau.

"Cộc cộc cộc!" Có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng. Cô phục vụ đi vào, tay bưng chiếc khay có một bông hồng đỏ tươi, nói: "Anh còn nhớ cảnh tặng hoa cho chị đây không? Bây giờ, khi mọi việc đã kết thúc, không còn là vợ chồng, nhưng là bạn. Bạn bè gặp nhau vui vẻ rồi chia tay, anh tặng chị bông hồng cuối cùng đi."

Chị rùng mình, trước mắt hiện ra cảnh anh tặng hoa chị 10 năm về trước. Hồi đó, anh chị vừa đến thành phố xa lạ này, hai bàn tay trắng, bắt đầu xây tổ ấm từ số không. Ban ngày, anh chị đi tìm việc làm, ban đêm chị ra hè phố bán quần áo. Anh vào nhà hàng rửa bát. Nửa đêm mới về đến gian nhà thuê chưa đầy 10 mét vuông. Đời sống khổ cực, nhưng anh chị thấy vui, thấy hạnh phúc.

Tết Valentin đầu tiên ở thành phố này, anh mua tặng chị bông hồng đầu tiên, nước mắt chị chảy dài trên má vì sung sướng quá. 10 năm rồi, cuộc đời đã giàu lên, thế mà anh chị lại chia tay nhau. Càng nghĩ, chị càng tủi, hai mắt ngấn lệ, xua tay nói: "Thôi, thôi, khỏi cần."

Anh cũng nhớ lại 10 năm qua. Và sực nhớ 5 năm nay, anh không mua hoa tặng chị. Anh vội vẫy tay, nói: "Không, phải tặng."

Cô phục vụ cầm bông hồng lên, "xoèn xoẹt" một cái, bẻ làm đôi, ném vào cốc của anh chị, mỗi người một nửa. Bông hồng tức khắc hòa tan trong cốc.

"Đây là bông hồng nhà hàng làm bằng gạo nếp, cũng là món ăn thứ ba gửi anh chị. Mời anh chị thưởng thức. Còn cần gì nữa, anh chị cứ gọi tôi". Nói xong, cô quay người ra khỏi phòng.

***

"Em... anh..." Anh nắm lấy tay chị, nói không nên lời. Chị rút mạnh bàn tay. Không rút nổi, bèn để yên. Anh chị im lặng nhìn nhau, vẫn không nói nên lời.

"Phụt!" Đèn điện tắt ngấm, trong phòng tối om. Bên ngoài vang lên tiếng chuông báo động đổ dồn, có mùi cháy khét lẹt bay vào.

"Chuyện gì thế?" Anh chị vội đứng lên.

"Nhà hàng cháy rồi, mọi người ra ngoài mau, mau lên!" Bên ngoài có người kêu thét lên. "Anh!" Chị ép vào người anh, "em sợ!"

"Đừng sợ!" Anh ôm chặt lấy chị, "Em đừng sợ, có anh ở bên cạnh. Chúng mình chạy ra ngoài đi."

Ngoài phòng, đèn điện sáng trưng, mọi vật như cũ, không có chuyện gì xảy ra. Cô phục vụ nói: "Xin lỗi anh chị, đây là món "Sự lựa chọn từ đáy lòng" của nhà hàng gửi tới anh chị."

Anh chị trở về phòng ăn, ánh sáng chan hòa. Anh cầm tay chị nói: "Vừa nãy là sự lựa chọn từ đáy lòng của chúng mình thật. Anh cảm thấy chúng mình không thể sống thiếu nhau, ngày mai chúng mình đi đăng ký lại!"

Chị cắn môi: "Anh nói thật lòng đấy chứ?"

"Thật! Anh hiểu rồi." Cô ơi, cho thanh toán.

Cô phục vụ đi vào, đưa cho anh chị mỗi người một tấm phiếu màu hồng rất đẹp nói: "Đây là phiếu thanh toán của anh chị, cũng là món quà của nhà hàng gửi tặng anh chị, gọi là "Phiếu thanh toán vĩnh viễn", mong anh chị cất giữ mãi mãi."

Anh nhìn phiếu, mắt đỏ hoe. "Anh làm sao thế?" Chị lo lắng hỏi. Anh đưa phiếu thanh toán của mình cho chị, nói: "Anh có lỗi với em, mong em tha thứ."

Chị cầm tấm phiếu đọc: "Một gia đình ấm cúng, hai bàn tay làm lụng, ba canh ngồi chờ anh về, bốn mùa dặn anh giữ gìn sức khỏe, năm tháng săn sóc anh chí tình, sáu mươi mẹ già vui vẻ, bảy ngày trong tuần nuôi dạy con cái, tám phương giữ gìn uy tín của anh, chín giờ thường xuống bếp làm món anh khoái khẩu, mười năm hao tổn tuổi xuân. Vì ai... Đó là vợ anh".

"Anh vất vả thật đấy. Mấy năm qua em thờ ơ với anh quá." Chị đưa phiếu thanh toán của mình cho anh xem. Anh mở ra đọc: "Một mình gánh vác trách nhiệm, hai vai nặng trĩu cơ đồ, ba canh cặm cụi bên bàn, tứ thời chạy ngược chạy xuôi, vinh nhục biết chia sẻ cùng ai, bể dâu khắc sâu đuôi mắt, nghĩa vụ đối với gia tộc, gập ghềnh chông gai con đường công danh, là người phàm tục làm sao mười phân vẹn mười. Lúc nào cũng tận tình với vợ con... Đấy là chồng em".

Anh chị ôm chầm lấy nhau, oà lên khóc thành tiếng.

                                          A.N  (Xuân Cúc sưu tầm).