Dĩ nhiên nhiều thuyết khác đề cập đến "Sự sống" và cuộc sống vạn vật nói chung thì phản bác kịch liệt điều trên, song để dễ chuyện, giả vờ không quan tâm đến những vấn đề tồn tại chưa lý giải được về những đốt trung gian cơ bản còn thiếu trong lịch sử tiến hóa-nếu là thật- của các lớp, ngành động thực vật.
Trở lại với "Tư duy".
Đã mấy chục năm nay (từ 1986), xã hội VN ra rả câu "Đổi mới tư duy". Thậm chí câu nói này, thời cách nay không lâu còn là câu nói cữa miệng của mọi ban, ngành; cả người có học và người rất ít học. Nhưng hầu như, chỉ rất ít người hiểu rõ cái cốt yếu của vấn đề.
Đại đa số, cả người nói lẫn người nghe chỉ mang máng: đổi mới tư duy là thay đổi cách nghĩ, cách làm... để có tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao hơn trong mọi hoạt động. Không sai nhưng là thiếu trầm trọng. Bởi điều cốt lõi của đổi mới tư duy là phải thay đổi nhận thức, nói rõ hơn là phải biết phủ định những nhận thức sai lầm, lệch lạc.
Trong quá trình lãnh đạo của một đảng phái hay của một tôn giáo, dù thành công đến đâu, nếu không biết phủ định những nhận thức có tính phương châm giai đoạn tính (cả sai và đúng) của mình, tất sẽ suy đồi và diệt vong. Thực tế nhãn tiền (mới và vẫn còn đang sảy ra) là minh chứng không gì hùng hồn hơn.
***
Khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, điều tiên quyết phải né tránh hết khả năng trong việc dùng từ, ngữ có nhiều nghĩa. Các từ ngữ được chọn dùng luôn (cố gắng) có một nghỉa và một cách hiểu duy nhất trong câu hoặc mệnh đề. Các điều, chương, mục... tuyệt đối không mâu thuẫn với nhau, để toàn bộ văn bản trở thành một thể thống nhất, giúp các hoạt động xã hội trong mọi lãnh vực hài hòa và tương hỗ nhịp nhàng.
Có một mâu thuẫn trong Hiến pháp CHXHCNVN đã được nhiều ý kiến phản ánh. Không xét đến động cơ của các ý kiến, thử khách quan xem xét ở khía cạnh kỹ thuật "tư duy" xem sao.
Điều 4, chương I qui định:
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.Điều 83- chương VI qui định:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Rất dễ nhận ra, 2 Điều này có mâu thuẫn. (chưa cần phân tích cụm từ "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh" có tính chủ quan và không thật sự cần thiết-khi làm Luật. Bởi, nếu Đảng csvn xứng đáng lãnh đạo dân tộc hay Nhà nước VN, thì cứ việc qui định, nếu được sự đồng thuận của toàn dân, việc chi phải rườm rà "thanh minh thanh nga".)
Cái mâu thuẫn khó gỡ ở 2 mệnh đề: " ĐCSVN... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước" (điều 4) và " Quốc hội... là cơ quan quyền lực cao nhất" (điều 83)
Theo logic cuộc sống, muốn lãnh đạo toàn diện phải có quyền lực cao nhất và ngược lại, chỉ có quyền lực cao nhất mới có thể lãnh đạo toàn diện. Vậy vô hình trung, ĐCSVN và QH là một pháp thể ? Điều này là mâu thuẫn với thực tế.
Không biết các cụ nhà ta lần này sửa HP có xét đến điều này?
Và có chịu đổi mới tư duy? Hơn nữa, biết tư duy phủ định những cái ung bướu của chính mình, :DDD
1 trong 3 Vị Thần được tôn thờ trong văn hóa Ấn Độ là Thần Hủy diệt-Silva, không phải vì sợ hãi mà chính là niềm hy vọng lớn nhất của cuộc sống - những thứ xấu xí, lạc hậu, không phù hợp có nghĩa vụ: hóa! :)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét