Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

LOẠN XÌ NGẦU ĐẦU DÊ THỊT CHÓ

Kích thước trung bình của xe buýt 25 chỗ (lấy số trung bình cho nhiều loại và làm tròn số-không tính chiều cao) : 7 m x 2,5 m ; của xe mô tô : 2 m x 0,7 m.

Như vậy trên cung đường nội thị có chiều rộng 8 m, dài 25 m thì diện tích là 200 m2. Tính cho lưu thông 2 chiều thì mỗ chiều lưu thông ta có 100 m2.

Vậy lưu lượng tĩnh trên 100 m2 đường cùa xe mô tô là: 100 / (2 + 0,5).(0,7+ 0,2) = 44 xe.
 Cùa xe buýt là:  100/ (7 + 13). 2.5  =  2 xe.

Trong đó các số  0,5; 0,2 và 13 là khoảng cách an toàn giữa các phương tiện (tạm tính 13 m cho xe buýt, dù theo Luật GT là > 20 m ).

Như vậy, nếu trung bình xe moto là 1,5 người và xe buýt đầy  là 25 người thì lưu lượng tĩnh của moto là 44x1,5 = 66 người; của xe buýt: 25 x 2 = 50 người.

Do đặc điểm  của moto có  tính cá nhân - độc lập nên tốc độ (trong ngưỡng Luật) không đồng đều nên lưu lượng động sẽ luôn lớn hơn lưu lượng tĩnh; nghĩa là trong 1 đơn vị thời gian lượng người lưu thông trên 100 m2 đường sẽ luôn lớn hơn 66 người. Do xe buýt chạy hàng 1 nên lưu lượng động luôn bằng lưu lượng tĩnh; cũng có nghĩa là chỉ 50 người trong 1 đ/v thời gian.

Với cách tạm tính như trên ta thấy rõ ưu thế của phương tiện moto cá nhân trong vận trù lưu lượng người tham gia  giao thông.

Để giải quyết vấn nạn ùn tác giao thông, điều tiên quyết phải thấy được các nguyên nhân cơ bản theo các số liệu khảo sát thống kê. Tiếc rằng các hình thức điều tra, khảo sát... ngõ hầu có các số liệu chính xác để phân tích thì hình như các cơ quan quản lý nhà nước đết chịu làm!

Theo quan sát chủ quan (nhưng thực tế)  thì các trường hợp là lý do chính và thường xuyên gây ùn tắc giao thông ở HN và HCM là:

1. Địa điểm thường ùn,tắc: - Tại các giao lộ,
                                         - Đường giao thông qua chợ truyền thống (không phài siêu thị)
2. Một số nguyên nhân thường thấy:
                                         - Phương tiện vận tải lớn ( công te nơ, xe tải, xe buýt) không tuân thủ LGT, cùng cướp đường rồi không có không gian né hoặc lùi (bởi các phương tiện  cùng tham gia giao thông ùn lên)
                                         - Tai nạn giao thông nặng., cảnh sát phải can thiệp xác minh.
                                         - Va quẹt , cãi lộn + thói tọc mạch dân chúng thích dừng lại coi.

                                  Rõ ràng với những quan sát   và phép tính giản đơn trên là đúng thì việc giải quyết vấn nạn ùn tắc không còn là khó. Mà thực tế cũng chẳng có gì nan giải mà loạn xì ngầu với nhiều phát biểu trớt huớt, vô thưởng vô phạt của ngay các nhà quản lý vĩ mô; từ đòi cấm các kiểu cùa anh La Thăng đến anh cu Phạm Quang Nghị huyên thuyên- click here!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét