Tất cả mọi người luôn thường nghe, nói và viết: nhân dân ta, nhân dân Việt Nam, nhân dân TQ, nhân dân Pháp… thậm chí : nhân dân thế giới. Vậy cũng có nghĩa không thể có 2 loại nhân dân Việt Nam, 2 loại nhân dân TQ hoặc ở bất kỳ quốc gia, thế giới nào.
Nội hàm của từ “nhân dân”luôn thể hiện một cộng đồng trong một lãnh thổ bao gồm nhiều sắc tộc, tôn giáo, tư tưởng và cả nghề nghiệp, không phân biệt, tất cả được gọi chung là “Nhân dân”.
Trong tương quan với các ngôn ngữ khác trên thế giới là từ people, 人們 , populus, Menschen, persone, Les gens , ... đều liên quan với “người” và trong các tự điển đều giải nghĩa là một tập hợp người, cộng đồng người. Khi chuyển ngữ sang tiếng Việt thường dịch là “nhân dân”, quần chúng”, “công chúng” ...
Có người hỏi, các đảng phái, tổ chức chính trị... có phải là “nhân dân” hay không? Đương nhiên câu trả lời là Không.
Các đảng phái, tổ chức đoàn thể chính trị hoặc tôn giáo ... được thành lập bởi một số người trong một cộng đồng ở một hoàn cảnh xã hội nhất định .
Cương lĩnh hành động và mục đích theo đuổi trong thực tiễn có mang lại sự phồn vinh cho cộng đồng hay không, sẽ là yếu tố xác quyết tổ chức hay đảng phái đó xứng đáng là đại diện cho nhân dân (cộng đồng) hay không, nhưng nên nhớ, mỗi cá nhân trong đảng, tổ chức đó, đều là một thành phần của nhân dân, là con, em, anh, chị,cha, mẹ,ông bà... rất cụ thể trong cộng đồng.
Cương lĩnh hành động và mục đích theo đuổi trong thực tiễn có mang lại sự phồn vinh cho cộng đồng hay không, sẽ là yếu tố xác quyết tổ chức hay đảng phái đó xứng đáng là đại diện cho nhân dân (cộng đồng) hay không, nhưng nên nhớ, mỗi cá nhân trong đảng, tổ chức đó, đều là một thành phần của nhân dân, là con, em, anh, chị,cha, mẹ,ông bà... rất cụ thể trong cộng đồng.
Trong một cộng đồng, giữa các cá nhân, cá thể, luôn có sự khác biệt về nhiều mặt, cả tinh thần, thể chất và vật chất, nhưng không thể chia, tách những cá nhân, cá thể... đó thành các loại “nhân dân” khác nhau.
Trách nhiệm của những cá nhân, cá thể ưu tú của xã hội , thông qua các tổ chức của mình là phải thống nhất hóa sự khác biệt ấy cho một mục đích chung: sự phồn vinh của cộng đồng!
Trách nhiệm của những cá nhân, cá thể ưu tú của xã hội , thông qua các tổ chức của mình là phải thống nhất hóa sự khác biệt ấy cho một mục đích chung: sự phồn vinh của cộng đồng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét