Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

CHÌ VÀ CHÀI

Dù hàng hóa tiêu dùng tràn lan khắp thế giới, từ Á-Phi tới Âu Mỹ, song TQ cũng tự thừa biết chửa là cái đinh gỉ gì để treo bảng vàng "nền kinh tế hùng mạnh", bởi các mặt hàng tiêu dùng có bản chất khác xa với các mặt hàng thiết yếu!
Trong vụ mâu thuẫn Điếu Ngư, nguyên liệu dùng chế tác cho các ngành công nghệ cao - đất hiếm - mà TQ thực sự đang xuất cho Nhật tới 90% nhu cầu có vẻ độc quyền sinh sát, đã được mang ra làm phép thử khi hù dọa tuyên bố sẽ quản lý khai thác và hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Nhật Bản và thế giới lúc đầu có vẻ hơi ngỡ ngàng và ngạc nhiên bởi sự cong cớn của vấn đề hơn là sự lo ngại như một số báo chí đã loan tin, bởi sự thực, đất hiếm không phải là hiếm nếu xét ở khía cạnh số lượng cần dùng cho công nghệ cao trước mắt, nó có mặt rải rác khắp vỏ trái đất. Chỉ bởi sự thu gom trong khai thác có chỉ số lợi nhuận quá thấp so với lợi nhuận và hiệu quả khi tách được các thành phần kim loại quí hiếm có trong quặng nên các nền công nghiệp tiên tiến thà mua.

Thế nên, TQ cố ghìm giá đồng tệ nhân dân của mình chừng nào có thể, kệ Mỹ và thế giới la ó khi giá tệ thấp một cách khập khễnh trong tương quan cán cân thương mại của TQ - Mỹ, TQ - Eurozone.
Kinh tế Mỹ đang cố hồi phục thì khủng hoảng tài chính của Eurozone còn đang chơi trò domono thúc bách quốc hội Mỹ thông qua chính sách trừng phạt các nền kinh tế mạnh nhưng kém sòng phẳng và minh bạch. Chưa nói toạc móng heo thì ai cũng biết là ai nếu không phải là mục tiêu anh khựa.

Vấn đề cũng không là gì lắm trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và sự trỗi dậy trong vòng ba chục năm của nền kinh tế trung hoa nếu không có khủng hoảng chính trị Bắc Phi  khối Ả Rập và thách thức Biển Đông.
Nếu ví những mưu toan của Trung Nam Hải khi đầu tư hòng nhuộm đỏ Phi, Âu và khiêu khích , triệt pháViệt Nam ở Biển Đông như là giăng lưới và quăng chài của một tay ngư phủ lão luyện thì kì họp cuối nhiệm kỳ của đảng cộng sản TQ lần này phải lo lắng nguy cơ sẽ bị lủng lưới tuột chài là cái chắc. Và chắc bắp cú nữa, sách-chiến lược bành trướng của Trung Nam Hải sẽ có những điều chỉnh, thậm chí là thay đổi. Còn rắn mềm thế nào thì biết thế!

P/S: Mà sao quyền năng gì mà Mỹ có thể hô hào trừng phạt? Cái này hẳn liên quan thẳng thừng với cái trớ trêu: Trên sáu chục năm rồi, hầu hết dân tình thế giới cong lưng sản xuất vật chất  giá trị an sinh còn chính phủ Mỹ sản xuất giá trị qui ước: in đô - la vô tội vạ. Kể từ sau thế chiến 2, phương châm độc lập tiền tệ gắn với độc lập kinh tế đã phế bỏ qui định "Kim bản vị" để thả rông đồng tiền. Hồi đó, có vài người bảo, loài người đang thiết lập chế độ kiểm soát đồng tiền bằng "Nguyên tử bản vị". :))

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét