Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

ÙN TẮC GIAO THÔNG HAY NÃO TRẠNG



Không tiến được, không lùi được, càng không thể rẽ ngang, tất cả mọi người như đã thành những cái nêm xit xịt, cố nhích từng cm một. Mùi khét lẹt cùng tiếng ồn của không biết bao nhiêu cái bô xe, của cả ô tô và môtô, hình như chả còn là bận tâm của bất kỳ ai, dân lao động hay trâm anh thế phiệt, mọi gương mặt với mọi vẻ nhăn nhó và ngác ngơ chỉ còn vênh lên  vẻ lo lắng, sốt ruột...:cùng ước mơ bi hài " Gía như mình bay được!"

Cam đoan, tất cả những cư dân của Hà Nội hay tp HCM đang độ tuổi đi làm, đã bị vài lần như trên, do ùn tắc giao thông.

Cả nước hăng hái ( cứ như thời chống ngoại xâm), đứng đầu là các nhà quản lý đô thị, các nhà khoa học ... với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, đang cố gắng tìm mọi phương cách để giải quyết vấn nạn này.
Có nhiều cách giải quyết, cả tạm thời trước mắt và lâu dài, nhưng phương cách cố đỉn và thúi nhất, và có vẻ cực dễ thực hiện : Thu thêm phí giao thông.
Dĩ nhiên ý tưởng này là sáng kiến của những người có quyền ban bố pháp luật - các cán bộ quản lý nhà nước. Họ suy luận với một não trạng duy vật biện chứng: uýnh vào vật chất, cụ thể bóp hầu bóp miệng ...là dân chúng phải sợ hãi, phải tự động tuân thủ mà không dám dùng các phương tiện xe cộ nữa.
Có những kẻ rắn hơn thì đưa ra biện pháp "cấm" các kiểu, nào là cấm phương tiện này nọ, nào là cấm lưu thông từng khu vực hoặc thời gian cao điểm, và cả cấm (hoặc hạn chế) mua bán xe cộ loại này loại kia nói chung.

Cả một buổi hội thảo về ùn tắc giao thông với những cá nhân, thành phần có trách nhiệm và ưu tú nhất do Viện nghiên cứu quy hoạch-phát triển tp HCM hôm rồi kết thúc với sự lửng lơ không trọng lượng của sự bế tắc. Cũng có một vài ý kiến (của ô. Võ Kim Cương - Phó KTS trưởng) là nghe được, nhưng rốt cuộc, chỉ còn những cái cười trừ ngao ngán!

***

Không kể ùn tắc do những tai nạn giao thông nghiêm trọng (quốc gia nào cũng có ít nhiều) thì đại đa số, điểm gút gây ùn tắc cho dòng lưu thông trong đô thị VN là ở các giao lộ -  ngã 3 và ngã 4, ngã 5. Là đô thị nhỏ được qui hoạch từ thời dân cư thưa thớt, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ được nâng cấp theo thời gian và sự phát triển, nên các giao lộ thương rất dày. Thế nên khi sảy ra ùn tắc ở một điểm sẽ dồn ứ dây chuyền đến các điểm xung quanh. Kết quả là ùn tắc cả khu vực.

Nếu giả dụ huy động 1/3 các phương tiện giao thông đường bộ của thành phố HCM ( tất cả là 350 000 xe hơi các loại và 3 500 000 xe máy) xuống đường cùng lúc, với mật độ đường của hệ thống đường bộ ( dù rất thấp, bình quân khoảng 611,77người/1km2 ) và lưu thông một cách trật tự, chắc chắn vẫn chuyển vận tốt.
Vậy nguyên nhân chính để ùn tắc chưa phải là do số lượng các loại phương tiện xe cô - nhất là xe gắn máy 2 bánh - dù có vẻ như sắp quá tải với diện tích đường hiện tại.

Như trên đã nói, cái nút ách tắc thường tập trung ở các giao điểm, vậy giải quyết triệt để và tốt cho lưu thông ở những nút này trong các giờ cao  điểm sẽ  là cách tối ưu trước mắt  trong khi chờ quy hoạch các kiểu (tăng diện tích giao thông - ngầm hoặc trên không, giảm mật độ bằng cách giãn diện tích kinh doanh sản xuất và dân cư...)

Một ví dụ điển hình là diểm ngã 5 Gò Vấp (Chuồng Chó). Trước đây hầu như luôn ùn tắc vào các giờ cao điểm, song gần đây, không còn ùn tắc bởi luôn được kiểm soát và chỉ dẫn của cảnh sát giao thông.

Lẽ đương nhiên, song song với sự kiểm soát tích cực ở các giao điểm vào giờ cao điểm, sở GTCC cũng nên nghiên cứu phân luồng 1 chiều nhiều hơn và phân tuyến xe thật hợp lý, kể cả biện pháp cấm vượt cho các loại xe 4 bánh ở những khu vực "nhạy cảm" !

Và có chính sách hợp lý với các bác tài các phương tiện công cộng để tăng cường ý thức khi hành nghề kiếm sống!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét