Người Âm (foto:CNC) |
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011
Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011
Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011
NHÂN DÂN ?
Tất cả mọi người luôn thường nghe, nói và viết: nhân dân ta, nhân dân Việt Nam, nhân dân TQ, nhân dân Pháp… thậm chí : nhân dân thế giới. Vậy cũng có nghĩa không thể có 2 loại nhân dân Việt Nam, 2 loại nhân dân TQ hoặc ở bất kỳ quốc gia, thế giới nào.
Nội hàm của từ “nhân dân”luôn thể hiện một cộng đồng trong một lãnh thổ bao gồm nhiều sắc tộc, tôn giáo, tư tưởng và cả nghề nghiệp, không phân biệt, tất cả được gọi chung là “Nhân dân”.
Trong tương quan với các ngôn ngữ khác trên thế giới là từ people, 人們 , populus, Menschen, persone, Les gens , ... đều liên quan với “người” và trong các tự điển đều giải nghĩa là một tập hợp người, cộng đồng người. Khi chuyển ngữ sang tiếng Việt thường dịch là “nhân dân”, quần chúng”, “công chúng” ...
Có người hỏi, các đảng phái, tổ chức chính trị... có phải là “nhân dân” hay không? Đương nhiên câu trả lời là Không.
Các đảng phái, tổ chức đoàn thể chính trị hoặc tôn giáo ... được thành lập bởi một số người trong một cộng đồng ở một hoàn cảnh xã hội nhất định .
Cương lĩnh hành động và mục đích theo đuổi trong thực tiễn có mang lại sự phồn vinh cho cộng đồng hay không, sẽ là yếu tố xác quyết tổ chức hay đảng phái đó xứng đáng là đại diện cho nhân dân (cộng đồng) hay không, nhưng nên nhớ, mỗi cá nhân trong đảng, tổ chức đó, đều là một thành phần của nhân dân, là con, em, anh, chị,cha, mẹ,ông bà... rất cụ thể trong cộng đồng.
Cương lĩnh hành động và mục đích theo đuổi trong thực tiễn có mang lại sự phồn vinh cho cộng đồng hay không, sẽ là yếu tố xác quyết tổ chức hay đảng phái đó xứng đáng là đại diện cho nhân dân (cộng đồng) hay không, nhưng nên nhớ, mỗi cá nhân trong đảng, tổ chức đó, đều là một thành phần của nhân dân, là con, em, anh, chị,cha, mẹ,ông bà... rất cụ thể trong cộng đồng.
Trong một cộng đồng, giữa các cá nhân, cá thể, luôn có sự khác biệt về nhiều mặt, cả tinh thần, thể chất và vật chất, nhưng không thể chia, tách những cá nhân, cá thể... đó thành các loại “nhân dân” khác nhau.
Trách nhiệm của những cá nhân, cá thể ưu tú của xã hội , thông qua các tổ chức của mình là phải thống nhất hóa sự khác biệt ấy cho một mục đích chung: sự phồn vinh của cộng đồng!
Trách nhiệm của những cá nhân, cá thể ưu tú của xã hội , thông qua các tổ chức của mình là phải thống nhất hóa sự khác biệt ấy cho một mục đích chung: sự phồn vinh của cộng đồng!
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011
CƠ HỘI
Vai trò phản ánh sử tính của văn nghệ - nghệ thuật gia nói chung là có nhưng thường rất mờ nhạt. Văn nghệ sỹ không có sứ mệnh sao chép sự thật như các sử gia, Một điều kiện ắt cần và tiên quyết của sáng tạo là tự do, thế nên ngay trong khi sáng tác, sự tự do trong căn của người nghệ sỹ (thật) thường hay vượt khỏi giới hạn thông tục, chính vì điều này trong các tác phẩm văn học sử, các sự kiện luôn được nhào nặn theo sáng tạo có tính thiên kiến của tác giả.
Nhưng trong các tác phẩm hội họa, điêu khắc... và nhất là nhiếp ảnh thì lại khác. Trong khi đi tìm cái đẹp làm đề tài cho sáng tạo của mình, lịch sử do ý thức và cả vô tình, lịch sử đã nghiễm nhiên đọng lại.
Tính sử trong các tác phẩm nghệ thuật thường ít được quan tâm, nhưng riêng với các nhà khoa học, các mẫu nguyên bản một vài trong tác phẩm nghệ thuật có khi lại là manh mối để tìm được, hoặc ít ra cũng manh mún những nghiên cứu để hiểu rõ thêm một con người, một sự kiện nhất thời hoặc tìm ra các qui luật, cả của thiên nhiên và xã hội.
Buổi dạo lang thang sườn đồi trên cao nguyên ngợp xanh đầy gió có lẽ cũng bình thản trôi đi để lại cho chàng họa sĩ sự ngon miệng bữa tối và một giấc ngủ êm bình, nếu không có những tia sáng nửa đỏ nửa vàng bỗng hắt lên những chùm lá mơn mởn xanh non.
Mặt trời thu hoàng hôn trên cao nguyên rất dịu nên gió thỏa sức tung tẩy, nhẹ nhàng và tinh nghịch. Mọi chiếc lá bị lật qua lật lại tùy cảm hứng của gió, thế nên mấy chiếc lá đã suộm vàng, suộm đỏ cũng lấp loáng lên thứ ánh hồi dương của quy luật sinh tử
(đi măm cái đã- còn đấy)
Nhưng trong các tác phẩm hội họa, điêu khắc... và nhất là nhiếp ảnh thì lại khác. Trong khi đi tìm cái đẹp làm đề tài cho sáng tạo của mình, lịch sử do ý thức và cả vô tình, lịch sử đã nghiễm nhiên đọng lại.
Tính sử trong các tác phẩm nghệ thuật thường ít được quan tâm, nhưng riêng với các nhà khoa học, các mẫu nguyên bản một vài trong tác phẩm nghệ thuật có khi lại là manh mối để tìm được, hoặc ít ra cũng manh mún những nghiên cứu để hiểu rõ thêm một con người, một sự kiện nhất thời hoặc tìm ra các qui luật, cả của thiên nhiên và xã hội.
Buổi dạo lang thang sườn đồi trên cao nguyên ngợp xanh đầy gió có lẽ cũng bình thản trôi đi để lại cho chàng họa sĩ sự ngon miệng bữa tối và một giấc ngủ êm bình, nếu không có những tia sáng nửa đỏ nửa vàng bỗng hắt lên những chùm lá mơn mởn xanh non.
Mặt trời thu hoàng hôn trên cao nguyên rất dịu nên gió thỏa sức tung tẩy, nhẹ nhàng và tinh nghịch. Mọi chiếc lá bị lật qua lật lại tùy cảm hứng của gió, thế nên mấy chiếc lá đã suộm vàng, suộm đỏ cũng lấp loáng lên thứ ánh hồi dương của quy luật sinh tử
(đi măm cái đã- còn đấy)
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011
HOÀNG HẢI DU THUYẾT
Dễ hình dung, nếu anh Hồ hoặc Ôn sang Bình Nhưỡng gặp anh Kim Chính Nhật thì là sự úy lạo lớn đi kem những "chỉ thị" theo kiểu "ủy", thế nên chuyến công du của Lý Khắc Cường đợt này, từ Bắc zô Nam, từ Bình Nhưỡng rồi Xơ Un làn này có vẻ như một chuyến du thuyết theo truyền thống bình thiên hạ của Trung Quốc đại Hán.
Giữa lúc này, khi tình hình chính trị khối Ả Rập vốn phân hóa nhưng rõ nét thân Tây, thân Đông, giờ đang hình thành một xu thế ngoại giao mới có vẻ bất lợi cho Đông, hơn nữa, sự dây dưa cố tình can thiệp của Hoa Kỳ nơi vành đai Thái Bình Dương châu Á cùng với những cương cường của vài quốc gia nhỏ bé Đông Nam Á được khích lệ bởi Ấn, Úc... thì việc vỗ êm Biển Hoàng Hải là việc thuận hơn cả để rảnh rang lo vấn đề và mục tiêu khác, nhất là Phương Nam, khi ý đồ của Diều hâu phái - PLA vốn đang mạnh thế trong quốc hội có sự nhất trí cao.
Với Bình Nhưỡng, hẳn anh Khắc Cường sẽ phải kiểm điểm cơ số Uranium và Plutonium bao nhiêu, thế nào và thuyết phục nên hòa hưỡn với Nam Hàn, mềm dẻo tối đa, thậm chí cứ lu loa kêu gọi tìm một giải pháp lâu dài (cái này là dụng mưu) cho vấn đề tái thống nhất Bán đảo Triều Tiên. Những lợi ích mà Bình Nhưỡng thu được xứng đáng đổi bằng một chút màu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mà thực chất từ bao năm không thể khấm khá và ngời sáng nổi tại vì cái gì đó có tên là Qui luật. Dĩ nhiên Trung - Triều núi liền núi, sông liền sông, chứ không như Libya xa xôi, lại bị bao vây bởi thiên nhiên khốn nạn sa mạc và biển cả.
Với Xơ Un, chuyến du thuyết này của Cường tiên sinh hẳn không dễ dàng chút nào. Cái khó của thuyết khách luôn là những sự thật hiển hiện, chẳng thể thuyết phục người ta trắng là đen, ngày là đêm hoặc 1 cộng 1 bằng 4!
Ấy vậy mới có những thuyết khách thiên tài, khi chỉ với 3 tấc lưỡi, có khi thay đổi cả thế sự. Nói vậy thôi, chứ cái kiểu nhử mồi lừa lợi thì đã xưa như trái đất, Cường tiên sinh chả lạ gì điều đó.
Liệu chủ đề chính của cuộc du thuyết này của sứ giả Trung Hoa có phải thuyết phục Xơ Un đồng ý cùng Bình Nhưỡng nối lại bàn tròn 6 bên khi Bình Nhưỡng có nhiều nhượng bộ?
Và Trung Quốc lợi gì khi biển Hoàng Hải êm lắng?
Nguyện vọng tối thiết của Xơ Un hẳn đã được mổ sẻ kỹ lưỡng ở Trung Nam Hải và gọn gàng trong gói hành trang của Cường tiên sinh sẽ thò ra có làm mờ mắt Li Mun Bắc và các cộng sự? Khó!
Nhưng dù sao, cái lưỡi bò vốn dĩ sinh ra để liếm bậy, ai chả biết tỏng.
Giữa lúc này, khi tình hình chính trị khối Ả Rập vốn phân hóa nhưng rõ nét thân Tây, thân Đông, giờ đang hình thành một xu thế ngoại giao mới có vẻ bất lợi cho Đông, hơn nữa, sự dây dưa cố tình can thiệp của Hoa Kỳ nơi vành đai Thái Bình Dương châu Á cùng với những cương cường của vài quốc gia nhỏ bé Đông Nam Á được khích lệ bởi Ấn, Úc... thì việc vỗ êm Biển Hoàng Hải là việc thuận hơn cả để rảnh rang lo vấn đề và mục tiêu khác, nhất là Phương Nam, khi ý đồ của Diều hâu phái - PLA vốn đang mạnh thế trong quốc hội có sự nhất trí cao.
Với Bình Nhưỡng, hẳn anh Khắc Cường sẽ phải kiểm điểm cơ số Uranium và Plutonium bao nhiêu, thế nào và thuyết phục nên hòa hưỡn với Nam Hàn, mềm dẻo tối đa, thậm chí cứ lu loa kêu gọi tìm một giải pháp lâu dài (cái này là dụng mưu) cho vấn đề tái thống nhất Bán đảo Triều Tiên. Những lợi ích mà Bình Nhưỡng thu được xứng đáng đổi bằng một chút màu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mà thực chất từ bao năm không thể khấm khá và ngời sáng nổi tại vì cái gì đó có tên là Qui luật. Dĩ nhiên Trung - Triều núi liền núi, sông liền sông, chứ không như Libya xa xôi, lại bị bao vây bởi thiên nhiên khốn nạn sa mạc và biển cả.
Với Xơ Un, chuyến du thuyết này của Cường tiên sinh hẳn không dễ dàng chút nào. Cái khó của thuyết khách luôn là những sự thật hiển hiện, chẳng thể thuyết phục người ta trắng là đen, ngày là đêm hoặc 1 cộng 1 bằng 4!
Ấy vậy mới có những thuyết khách thiên tài, khi chỉ với 3 tấc lưỡi, có khi thay đổi cả thế sự. Nói vậy thôi, chứ cái kiểu nhử mồi lừa lợi thì đã xưa như trái đất, Cường tiên sinh chả lạ gì điều đó.
Liệu chủ đề chính của cuộc du thuyết này của sứ giả Trung Hoa có phải thuyết phục Xơ Un đồng ý cùng Bình Nhưỡng nối lại bàn tròn 6 bên khi Bình Nhưỡng có nhiều nhượng bộ?
Và Trung Quốc lợi gì khi biển Hoàng Hải êm lắng?
Nguyện vọng tối thiết của Xơ Un hẳn đã được mổ sẻ kỹ lưỡng ở Trung Nam Hải và gọn gàng trong gói hành trang của Cường tiên sinh sẽ thò ra có làm mờ mắt Li Mun Bắc và các cộng sự? Khó!
Nhưng dù sao, cái lưỡi bò vốn dĩ sinh ra để liếm bậy, ai chả biết tỏng.
Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011
VIẾT VẨN VƠ VỀ VỚ VẨN (tiếp)
Chơi golf rất tốn tiền và thời gian? Đúng thế, lịch sử phát triển môn chơi này ở châu Âu cho thấy, có vẻ chỉ dành cho các danh gia vọng tộc, rồi các hiệp sĩ và các "ông chủ"... nhưng ngay hiện thời, golf không còn là món chơi đặc hữu của quí tộc nữa kể cả ở Anh và Xcôtlen, sứ sở của tinh thần bảo thủ. Các doanh gia, trí thức, nghệ sỹ và cả sinh viên... đều có thể chơi nếu thích, vì có nhiều câu lạc bộ golf hoạt động dựa vào hệ thống sân chơi công cộng với chi phí vừa phải.
Có nghĩa là xã hội hoàn toàn có thể tổ chức và phát triển golf theo hướng xã hội hóa, để cả những người lao động có thể tham gia khi có công ăn việc làm và mức sống ổn định, và golf đơn thuần cũng chỉ là một lựa chọn phù hợp của người chơi.
Dư luận quần chúng ác cảm với golf bởi đã có nhiều sự lợi dung, lạm dụng golf kể từ khi golf được khởi xướng du nhập và phát triển từ các vị lãnh đạo cấp cao (Cụ Nguyễn Mạnh Cầm chẳng hạn) trong xu thế "hòa nhập và mở cửa". Những tiêu cực trong qui hoạch và cả trong sinh hoạt (thi đấu) golf dù chưa có vụ nào trầm trọng nhưng đã có. Sự bộn bề của nền kinh tế VN cùng rất nhiều khó khăn trong đời sống các tầng lớp dân chúng là sự tương phản rõ nét của golf so với đời sống thực tế, nhưng hoàn toàn không phải lỗi ở golf mà ở chính các cấp chính quyền và đạo đức, văn hóa của những golfer ngang xương VN.
Giữ gìn môi trường thiên nhiên là xu hướng bắt buộc của nhân loại, những thú chơi tao nhã, văn minh và lý thú là 1 trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống. Để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn thiên nhiên, golf là thứ thích hợp tối ưu giúp ngành công nghiệp du lịch phát triển cũng như nâng cao đời sống thể chất cộng đồng ( Ngành công nghiệp golf Mỹ có doanh thu cỡ 65 tỉ USD/năm).
Giờ nói về cái lệnh cấm của Bộ trưởng Thăng với các cán bộ của mình.
Văn bản này trái luật nhưng có vẻ rất hạp với đa số người lao động. Nhưng sự ủng hộ của dư luận chung thực chất là phản ánh một bất mãn, và bức súc của đại đa số dân chúng khi tệ nạn tham nhũng do công quyền và sự phân hóa giàu - nghèo đang thực sự ngày càng sâu sắc. Có một tầng lớp mới, giàu lên nhanh chóng do lợi dụng cơ chế, từ những kẻ lừa đảo đến một số _ không ít _ cán bộ trong bộ máy công quyền, tổ chức Đảng cộng sản cầm quyền.
Lệnh của bác Thăng chẳng khác gì một cục nước đá thả vào bát nước chè xanh của dân chúng lúc trưa hè oi nồng. Và chỉ là thế thôi, cục nước đá sẽ tan dần và sự oi nồng sẽ còn nguyên, giải golf của VNAirline sẽ vẫn tiến hành, số đông cán bộ ngành GTVT vì sợ (do hèn) sẽ không còn công khai chơi golf cuối tuần, nhưng đảm bảo, không vì thế mà ngành GTVT làm việc tốt hơn. Các vấn nạn núp danh qui hoạch, dự án dỏm, thông thầu... rồi tai nạn và ách tắc giao thông ...trong ngành GTVT rõ là có nguyên nhân mà golf hoàn toàn không có trách nhiệm.
Tích cách sốc vác và lốp xốp của bác Thăng thật đáng quí trong bối cảnh trì trệ và cả gian manh của ngành GTVT ở mọi lĩnh vực, mọi cấp. Nhưng Bộ trưởng Thăng sẽ còn vấp nữa nếu không thôi kiểu lãnh đạo mang tính chỉ đạo phong trào, đoàn thể!
Có nghĩa là xã hội hoàn toàn có thể tổ chức và phát triển golf theo hướng xã hội hóa, để cả những người lao động có thể tham gia khi có công ăn việc làm và mức sống ổn định, và golf đơn thuần cũng chỉ là một lựa chọn phù hợp của người chơi.
Dư luận quần chúng ác cảm với golf bởi đã có nhiều sự lợi dung, lạm dụng golf kể từ khi golf được khởi xướng du nhập và phát triển từ các vị lãnh đạo cấp cao (Cụ Nguyễn Mạnh Cầm chẳng hạn) trong xu thế "hòa nhập và mở cửa". Những tiêu cực trong qui hoạch và cả trong sinh hoạt (thi đấu) golf dù chưa có vụ nào trầm trọng nhưng đã có. Sự bộn bề của nền kinh tế VN cùng rất nhiều khó khăn trong đời sống các tầng lớp dân chúng là sự tương phản rõ nét của golf so với đời sống thực tế, nhưng hoàn toàn không phải lỗi ở golf mà ở chính các cấp chính quyền và đạo đức, văn hóa của những golfer ngang xương VN.
Giữ gìn môi trường thiên nhiên là xu hướng bắt buộc của nhân loại, những thú chơi tao nhã, văn minh và lý thú là 1 trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống. Để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn thiên nhiên, golf là thứ thích hợp tối ưu giúp ngành công nghiệp du lịch phát triển cũng như nâng cao đời sống thể chất cộng đồng ( Ngành công nghiệp golf Mỹ có doanh thu cỡ 65 tỉ USD/năm).
Giờ nói về cái lệnh cấm của Bộ trưởng Thăng với các cán bộ của mình.
Văn bản này trái luật nhưng có vẻ rất hạp với đa số người lao động. Nhưng sự ủng hộ của dư luận chung thực chất là phản ánh một bất mãn, và bức súc của đại đa số dân chúng khi tệ nạn tham nhũng do công quyền và sự phân hóa giàu - nghèo đang thực sự ngày càng sâu sắc. Có một tầng lớp mới, giàu lên nhanh chóng do lợi dụng cơ chế, từ những kẻ lừa đảo đến một số _ không ít _ cán bộ trong bộ máy công quyền, tổ chức Đảng cộng sản cầm quyền.
Lệnh của bác Thăng chẳng khác gì một cục nước đá thả vào bát nước chè xanh của dân chúng lúc trưa hè oi nồng. Và chỉ là thế thôi, cục nước đá sẽ tan dần và sự oi nồng sẽ còn nguyên, giải golf của VNAirline sẽ vẫn tiến hành, số đông cán bộ ngành GTVT vì sợ (do hèn) sẽ không còn công khai chơi golf cuối tuần, nhưng đảm bảo, không vì thế mà ngành GTVT làm việc tốt hơn. Các vấn nạn núp danh qui hoạch, dự án dỏm, thông thầu... rồi tai nạn và ách tắc giao thông ...trong ngành GTVT rõ là có nguyên nhân mà golf hoàn toàn không có trách nhiệm.
Tích cách sốc vác và lốp xốp của bác Thăng thật đáng quí trong bối cảnh trì trệ và cả gian manh của ngành GTVT ở mọi lĩnh vực, mọi cấp. Nhưng Bộ trưởng Thăng sẽ còn vấp nữa nếu không thôi kiểu lãnh đạo mang tính chỉ đạo phong trào, đoàn thể!
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011
VIẾT VẨN VƠ VỀ VỚ VẨN (tiếp)
" Chơi với chính mình!", lời cửa miệng của các golfer chân chính, nghe có vẻ buồn cười nhể, nhưng thực ra nếu lắng lòng một chút sẽ thấy hơi bị hay đấy. Tuổi thơ của bất kỳ ai, chẳng từng chơi một mình đầy thú vị. Bộ phim " ở nhà một mình" chả từng làm cả thế giới người lớn thích thú tận tâm can là gì, nhỉ?
Khác với con nít , người lớn khi có thể chơi một mình thông qua golf, họ thực sự chơi với chính mình và hoàn toàn không ảo tưởng và ngây thơ như thời bé thơ chờ mẹ. Có thể nói, khi đó - lúc chơi golf - một con người tinh thần, chứa đựng mong ước về chân thiện mỹ phải đối đầu vớí một con người vật chất thuần túy, với cấu tạo xương thịt trần tục có khả năng vận động trong không gian 3 chiều, để rốt cuộc, người chơi thấy thấp thoáng bản ngã của mình!
Tính ưu việt của golf là rèn luyện thể chất thì quá rõ thông qua luật chơi và cách chơi của từng người, bởi thế người Hàn Quốc chẳng ngần ngại khi chính thức đưa môn chơi này vào chương trình giáo dục cho các công dân tương lai của mình.Có một tin vui khi Trường học sinh năng khiếu TP HCM vừa "được phép" làm sân golf mini và sân tập cho học trò của trường.
Mọi người kịch liệt phản đối sự phát triển, qui hoạch sân golf khắp cả nước là đương nhiên. Bởi thực chất của rất nhiều dự án đều là có tính cơ hội, cái này lỗi tại ai thì không cần phải nói. Song thật đáng tiếc, VN hoàn toàn dư khả năng để làm lợi muôn bề khi có được ngành "công nghiệp golf"( Cái này đã phân tích chút ít nhưng bị người nào ngứa tay xóa mất rồi).
(còn)
Khác với con nít , người lớn khi có thể chơi một mình thông qua golf, họ thực sự chơi với chính mình và hoàn toàn không ảo tưởng và ngây thơ như thời bé thơ chờ mẹ. Có thể nói, khi đó - lúc chơi golf - một con người tinh thần, chứa đựng mong ước về chân thiện mỹ phải đối đầu vớí một con người vật chất thuần túy, với cấu tạo xương thịt trần tục có khả năng vận động trong không gian 3 chiều, để rốt cuộc, người chơi thấy thấp thoáng bản ngã của mình!
Tính ưu việt của golf là rèn luyện thể chất thì quá rõ thông qua luật chơi và cách chơi của từng người, bởi thế người Hàn Quốc chẳng ngần ngại khi chính thức đưa môn chơi này vào chương trình giáo dục cho các công dân tương lai của mình.Có một tin vui khi Trường học sinh năng khiếu TP HCM vừa "được phép" làm sân golf mini và sân tập cho học trò của trường.
Mọi người kịch liệt phản đối sự phát triển, qui hoạch sân golf khắp cả nước là đương nhiên. Bởi thực chất của rất nhiều dự án đều là có tính cơ hội, cái này lỗi tại ai thì không cần phải nói. Song thật đáng tiếc, VN hoàn toàn dư khả năng để làm lợi muôn bề khi có được ngành "công nghiệp golf"( Cái này đã phân tích chút ít nhưng bị người nào ngứa tay xóa mất rồi).
(còn)
VIẾT VẨN VƠ VỀ VỚ VẨN
Dư luận quần chúng phần đông đồng tình và ủng hộ Văn bản của Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu cán bộ lãnh đạo ngành GTVT không chơi golf, kể cả những ngày nghỉ chế độ để tập trung và tích cực làm việc.
Văn bản mệnh lệnh hành chính của bộ trưởng Thăng được nhiều ý kiến ủng hộ bởi đại đa số chỉ nhìn nhận golf là một môn chơi tốn kém, cả thời gian, tiền bạc và chưa thích hợp với khả năng chung của xã hội về nhiều mặt. Song nếu thật khách quan phân tích vấn đề - golf và lệnh cấm golf( trong ngành gtvt - để thấy, qua 1 việc nhỏ này, rõ là có vấn đề, thậm chí rất vớ vẩn.
Cái vớ vẩn thứ nhất là lệnh cấm của bộ trưởng, thứ hai là có sự hiểu lầm của mọi người khi quan niệm sai lầm về một môn chơi.
Trước tiên nói về golf. Khỏi dông dài về lịch sử nhưng chắc phải nói qua về cách chơi một chút.
Một sân golf thường có 18 đường chơi dài ngắn khác nhau không qui định dài bao nhiêu, miễn là đủ dài để người chơi trung bình dùng kết sức mạnh cho 1 với par 3 ; 2 với par 4 và 3 cú đánh hết sức với par 5. Tất nhiên do quá xa nên bóng ít khả năng vào lỗ ngay, nên người chơi còn được phép đẩy nhẹ 2 lần nữa. Tổng số lần đánh cùa 1 người chơi hết 18 lỗ là 72 lần đánh, nôm na gọi là 72 gậy. Người chơi nào có 72 lần đánh vào lần lượt hết các lỗ coi là người hoàn hảo, có handicap (khiếm khuyết) = 0. Nhiều hơn 72 là lỗi. Thí dụ: Nếu phải 90 lần đánh mới vào (lần lượt) hết 18 lỗ thì người đó có 18 lỗi (90-72=18) và gọi là handicap 18; mất100 lần đánh sẽ có handicap 28...
Tóm lại, người chơi có nhiệm vụ phải đưa trái bóng golf vào một lỗ nhỏ với gậy từ khoảng cách > 100m đến 500 m cho 1 par (đường chơi ). Như vậy, để có handicap nhỏ hoặc 0, người chơi phải cực kỳ cẩn tắc, chỉn chu và khéo léo, có khi cả linh giác nữa. Chính những yêu cầu này của môn chơi hấp dẫn mọi người, thậm chí có người gọi golf là "ma túy xanh" bởi tính "gây nghiện" của nó.
Nét độc đáo của golf khác biệt mọi môn chơi khác ở chỗ nó không phải là môn chơi đối kháng, có thể chơi cùng bạn hữu, song mỗi người tự chơi, cố gắng sao để tự vượt chính mình. Và chính điều này tác động và rèn luyện tính cách, nhân cách và tư duy người chơi.
Bạn sẽ thắc mắc vượt chính mình, rồi cả rèn luyên... là sao, khi cũng là chơi thể thao thôi, trò chơi nào mà không cần sự khéo léo, cẩn thận và sức khỏe. Mà bất cứ môn gì, người ta cũng luôn cố gắng để chơi hay hơn đó thôi, có gì khác biêt đâu nào?
Thì đây, mà thôi, chưa kể đâu ,. :)
(còn)
Văn bản mệnh lệnh hành chính của bộ trưởng Thăng được nhiều ý kiến ủng hộ bởi đại đa số chỉ nhìn nhận golf là một môn chơi tốn kém, cả thời gian, tiền bạc và chưa thích hợp với khả năng chung của xã hội về nhiều mặt. Song nếu thật khách quan phân tích vấn đề - golf và lệnh cấm golf( trong ngành gtvt - để thấy, qua 1 việc nhỏ này, rõ là có vấn đề, thậm chí rất vớ vẩn.
Cái vớ vẩn thứ nhất là lệnh cấm của bộ trưởng, thứ hai là có sự hiểu lầm của mọi người khi quan niệm sai lầm về một môn chơi.
Trước tiên nói về golf. Khỏi dông dài về lịch sử nhưng chắc phải nói qua về cách chơi một chút.
Một sân golf thường có 18 đường chơi dài ngắn khác nhau không qui định dài bao nhiêu, miễn là đủ dài để người chơi trung bình dùng kết sức mạnh cho 1 với par 3 ; 2 với par 4 và 3 cú đánh hết sức với par 5. Tất nhiên do quá xa nên bóng ít khả năng vào lỗ ngay, nên người chơi còn được phép đẩy nhẹ 2 lần nữa. Tổng số lần đánh cùa 1 người chơi hết 18 lỗ là 72 lần đánh, nôm na gọi là 72 gậy. Người chơi nào có 72 lần đánh vào lần lượt hết các lỗ coi là người hoàn hảo, có handicap (khiếm khuyết) = 0. Nhiều hơn 72 là lỗi. Thí dụ: Nếu phải 90 lần đánh mới vào (lần lượt) hết 18 lỗ thì người đó có 18 lỗi (90-72=18) và gọi là handicap 18; mất100 lần đánh sẽ có handicap 28...
Tóm lại, người chơi có nhiệm vụ phải đưa trái bóng golf vào một lỗ nhỏ với gậy từ khoảng cách > 100m đến 500 m cho 1 par (đường chơi ). Như vậy, để có handicap nhỏ hoặc 0, người chơi phải cực kỳ cẩn tắc, chỉn chu và khéo léo, có khi cả linh giác nữa. Chính những yêu cầu này của môn chơi hấp dẫn mọi người, thậm chí có người gọi golf là "ma túy xanh" bởi tính "gây nghiện" của nó.
Nét độc đáo của golf khác biệt mọi môn chơi khác ở chỗ nó không phải là môn chơi đối kháng, có thể chơi cùng bạn hữu, song mỗi người tự chơi, cố gắng sao để tự vượt chính mình. Và chính điều này tác động và rèn luyện tính cách, nhân cách và tư duy người chơi.
Bạn sẽ thắc mắc vượt chính mình, rồi cả rèn luyên... là sao, khi cũng là chơi thể thao thôi, trò chơi nào mà không cần sự khéo léo, cẩn thận và sức khỏe. Mà bất cứ môn gì, người ta cũng luôn cố gắng để chơi hay hơn đó thôi, có gì khác biêt đâu nào?
Thì đây, mà thôi, chưa kể đâu ,. :)
(còn)
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011
PHI TRỌNG TRƯỜNG
Việc EVN dự định tăng 11% giá điện liệu có như hắt gáo nước lạnh vào cục than phật phờ đang nhen đỏ lên ý chí của chính phủ muốn kìm hãm lạm phát cuối năm ở 18% ?
Thật khó tưởng tượng, với một độc quyền, đặc quyền gần như tuyệt đối để "kinh doanh", mà đến thời điểm hiện tại, EVN đang nợ các doanh nghiệp khác tới trên 10 000 tỉ đồng!
Đợt tăng giá lần này là lần thứ 2 trong năm. Hồi tháng 3, chính phủ đã đồng ý cho tăng > 15% và ngay tắp lự, chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 3,32%, cao một cách đột biến, đạt kỷ lục trong 3 năm gần nhất, làm cho mọi dự đoán của các chuyên gia kinh tế , cả tây lẫn ta, ngỡ ngàng! "Phải chăng mức tăng 3,32% đã vượt ngoài tưởng tượng của giới chuyên môn, hay năng lực dự báo trong chỉ tiêu kiềm chế cả năm đặt ra là có vấn đề?"(theo Anh Quân-VnEconomy).
Vậy nên, nếu EVN đạt được "mục tiêu" cuả mình, sẽ tăng trên 26% (cho cả 2 đợt/năm), thì các cố gắng có vẻ duy ý chí của chính phủ không tắt ngúm thì hẳn con kiến bỗng nhỏ như con voi.
***
Không hiểu cái Hội đồng lý luận TW nghiên kiếc cái gì mà con đường "chúng ta đi" ngày càng không giống đường. Sự hùng mạnh của các công ty 90-91, sau này chuyển thành mô hình tập đoàn, công ty mẹ cong ty con hầm bà lằng xáng kấu, cứ lụn bại dần dần. Dân tình một thời ngưỡng mộ các ông kẹ, bởi lương lậu ngất ngưởng của ai có hồng phúc phục vụ trong tổng cộng trên 20 đ/ vị chủ chốt nắm vận mệnh kinh tế VN. Thế nhưng nếu nhìn lại những số liệu (TCTK) công bố trong năm 2010, thì các ông kẹ vĩ mo này ( gồm 21 tập đoàn, tổng công ty 91) chỉ nộp ngân sách nhà nước 173.549 tỷ đồng, chỉ chiếm 32,9% tổng thu ngân sách 528,1 nghìn tỷ đồng (công bố của Bộ tài chính). Nếu so sánh tỷ lệ nguồn lực đầu tư từ ngân khố quốc gia cho các ông kẹ này với các thành phần kinh tế khác thì thấy ngay "hiệu quả" của các định hướng sách-chiến lược của (đương nhiên) HĐLLTW và bộ máy hành pháp !,?
Vậy nên giây thần kinh ngạc nhiên của các chuyên gia KT tây ta lần lượt bị Vinashin, EVN, Seaprodex, AirVN, BCVT... làm tê liệt thì có gì là khó hiểu Có chăng khó hiểu là sự tồn tại vô lý của cái kim chỉ nam phi trọng trường để các dự báo kinh tế không trở thành sự mỉa mai lố bịch!
Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011
CÚ BẮT TAY
Là khoảng khắc của lịch sử thì hẳn rồi, nhưng vấn đề nhìn nhận các hành vi và cả thủ thuật khi tiếp rước nhau trong quan hệ quốc tế - nhất là xét trong tiềm thức văn hóa Á Đông - thì cú bắt tay của 2 ngài cũng có khối thứ có thể trở thành tiền đề của trà dư tửu hậu về mối bang giao của tương lai.
Vẻ mặt nặng như chì và lạnh ngắt của đàn anh không làm cho đàn em lúng túng, một mặt nói lên bản lĩnh trong dự trù mọi tình huống, mặt khác cũng phản ánh một kết cục nào đó đằng sau những thủ tục quốc tế thông thường nhưng thiếu vắng 21 tiếng đại bác lẽ ra phải có.
Những gì sảy ra trước đó và thậm chí ngay tại thời điểm đó ở Biển Đông, Việt Nam và Ấn Độ không thể chỉ tác động một cách mơ hồ khi sự cập nhật thời tiết từng phút từng giây bây giờ là chuyện nhỏ.
Một tay bắt, tay kia chồm lên tay mặt đối tác có thể hiểu như một mong muốn của cái ôm nồng thắm tình hữu nghị, song hiển nhiên cũng y chang động tác khởi động của miếng kokiu của Aikido được cải tiến từ một thế kiếm đạo: Soay người bổ thẳng!
Nhưng, hình như có một khập khiễng giữa muốn và không nên sự rối thật khó gỡ. Cắt phăng hay rút từng sợi một đều là không đủ khà năng, vậy nên ngày càng bùng nhùng là cái chắc!
Dù gì thì cũng là cú bắt tay lịch sử.
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011
CHÌ VÀ CHÀI
Dù hàng hóa tiêu dùng tràn lan khắp thế giới, từ Á-Phi tới Âu Mỹ, song TQ cũng tự thừa biết chửa là cái đinh gỉ gì để treo bảng vàng "nền kinh tế hùng mạnh", bởi các mặt hàng tiêu dùng có bản chất khác xa với các mặt hàng thiết yếu!
Trong vụ mâu thuẫn Điếu Ngư, nguyên liệu dùng chế tác cho các ngành công nghệ cao - đất hiếm - mà TQ thực sự đang xuất cho Nhật tới 90% nhu cầu có vẻ độc quyền sinh sát, đã được mang ra làm phép thử khi hù dọa tuyên bố sẽ quản lý khai thác và hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Nhật Bản và thế giới lúc đầu có vẻ hơi ngỡ ngàng và ngạc nhiên bởi sự cong cớn của vấn đề hơn là sự lo ngại như một số báo chí đã loan tin, bởi sự thực, đất hiếm không phải là hiếm nếu xét ở khía cạnh số lượng cần dùng cho công nghệ cao trước mắt, nó có mặt rải rác khắp vỏ trái đất. Chỉ bởi sự thu gom trong khai thác có chỉ số lợi nhuận quá thấp so với lợi nhuận và hiệu quả khi tách được các thành phần kim loại quí hiếm có trong quặng nên các nền công nghiệp tiên tiến thà mua.
Thế nên, TQ cố ghìm giá đồng tệ nhân dân của mình chừng nào có thể, kệ Mỹ và thế giới la ó khi giá tệ thấp một cách khập khễnh trong tương quan cán cân thương mại của TQ - Mỹ, TQ - Eurozone.
Kinh tế Mỹ đang cố hồi phục thì khủng hoảng tài chính của Eurozone còn đang chơi trò domono thúc bách quốc hội Mỹ thông qua chính sách trừng phạt các nền kinh tế mạnh nhưng kém sòng phẳng và minh bạch. Chưa nói toạc móng heo thì ai cũng biết là ai nếu không phải là mục tiêu anh khựa.
Vấn đề cũng không là gì lắm trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và sự trỗi dậy trong vòng ba chục năm của nền kinh tế trung hoa nếu không có khủng hoảng chính trị Bắc Phi khối Ả Rập và thách thức Biển Đông.
Nếu ví những mưu toan của Trung Nam Hải khi đầu tư hòng nhuộm đỏ Phi, Âu và khiêu khích , triệt pháViệt Nam ở Biển Đông như là giăng lưới và quăng chài của một tay ngư phủ lão luyện thì kì họp cuối nhiệm kỳ của đảng cộng sản TQ lần này phải lo lắng nguy cơ sẽ bị lủng lưới tuột chài là cái chắc. Và chắc bắp cú nữa, sách-chiến lược bành trướng của Trung Nam Hải sẽ có những điều chỉnh, thậm chí là thay đổi. Còn rắn mềm thế nào thì biết thế!
P/S: Mà sao quyền năng gì mà Mỹ có thể hô hào trừng phạt? Cái này hẳn liên quan thẳng thừng với cái trớ trêu: Trên sáu chục năm rồi, hầu hết dân tình thế giới cong lưng sản xuất vật chất giá trị an sinh còn chính phủ Mỹ sản xuất giá trị qui ước: in đô - la vô tội vạ. Kể từ sau thế chiến 2, phương châm độc lập tiền tệ gắn với độc lập kinh tế đã phế bỏ qui định "Kim bản vị" để thả rông đồng tiền. Hồi đó, có vài người bảo, loài người đang thiết lập chế độ kiểm soát đồng tiền bằng "Nguyên tử bản vị". :))
P/S: Mà sao quyền năng gì mà Mỹ có thể hô hào trừng phạt? Cái này hẳn liên quan thẳng thừng với cái trớ trêu: Trên sáu chục năm rồi, hầu hết dân tình thế giới cong lưng sản xuất vật chất giá trị an sinh còn chính phủ Mỹ sản xuất giá trị qui ước: in đô - la vô tội vạ. Kể từ sau thế chiến 2, phương châm độc lập tiền tệ gắn với độc lập kinh tế đã phế bỏ qui định "Kim bản vị" để thả rông đồng tiền. Hồi đó, có vài người bảo, loài người đang thiết lập chế độ kiểm soát đồng tiền bằng "Nguyên tử bản vị". :))
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011
BƠI
Việc 2 phái đoàn cấp cao nhất cùng đi thăm chính thức (theo nghĩa tầm quốc gia đại sự) 2 nước TQ và ÂĐ của VN cũng là bình thường nếu không sảy ra tình trạng tranh chấp đến hồi gay cấn ở Biển Đông.
Không thể ôm nồng cháy ông hàng xóm khổng lồ dắt đầy dao găm trong thắt lưng, cũng không thể nắm tay tin cậy với Mỹ bởi những điều kiện tiên quyết, thế nên VN giống như đang bơi giữa mênh mông không định hướng.
Hẳn phải tồn tại những câu hỏi mang tính đặt vấn đề của phía TQ với phái đoàn củaTổng bí thư NPT về mục đích cốt lõi thăm ÂĐ của Chủ tịch TTS. Đó là sự cắc cớ tồn tại trong suốt hành trình thăm viếng Trung Hoa của 2 ngàiTổng, Tướng.
Khả năng vẫn sẽ là ỡm ờ ngoại giao nước đôi - dù cực nhạy cảm - kiểu như: ... Đó thuần túy là kinh tế... hoặc ... VN, PVN cũng sẵn lòng chào đón các Tập đoàn DKTQ đến cùng khai thác trên cơ sở win-win.
Nhưng sự dũng cảm(nếu có thế) của các nhà lãnh đạo VN trong hoạch định và tổ chức cuộc công du này thực đáng khen ở tính lập trường và quan điểm, dù vẫn đang bơi quờ quạng định hướng.
Chỉ có niềm tin vào dân tộc, vào nhân dân mới là hướng của bến bờ gần nhất!
Không thể ôm nồng cháy ông hàng xóm khổng lồ dắt đầy dao găm trong thắt lưng, cũng không thể nắm tay tin cậy với Mỹ bởi những điều kiện tiên quyết, thế nên VN giống như đang bơi giữa mênh mông không định hướng.
Hẳn phải tồn tại những câu hỏi mang tính đặt vấn đề của phía TQ với phái đoàn củaTổng bí thư NPT về mục đích cốt lõi thăm ÂĐ của Chủ tịch TTS. Đó là sự cắc cớ tồn tại trong suốt hành trình thăm viếng Trung Hoa của 2 ngàiTổng, Tướng.
Khả năng vẫn sẽ là ỡm ờ ngoại giao nước đôi - dù cực nhạy cảm - kiểu như: ... Đó thuần túy là kinh tế... hoặc ... VN, PVN cũng sẵn lòng chào đón các Tập đoàn DKTQ đến cùng khai thác trên cơ sở win-win.
Nhưng sự dũng cảm(nếu có thế) của các nhà lãnh đạo VN trong hoạch định và tổ chức cuộc công du này thực đáng khen ở tính lập trường và quan điểm, dù vẫn đang bơi quờ quạng định hướng.
Chỉ có niềm tin vào dân tộc, vào nhân dân mới là hướng của bến bờ gần nhất!
Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011
Hãy tha thứ cho nàng vì nàng đẹp
Đó là một câu nói khá nổi tiếng. Không biết xuất xứ từ đâu, nhưng trong truyện “Hoa tầm xuân của mùa thu” đăng trong tập truyện ngắn “Các vĩ nhân tỉnh lẻ” của Dương Thu Hương có một đoạn đối đáp giữa nhân vật chính tên Thành với một họa sĩ về một cô gái làm mẫu như sau:
“Thành: Người đàn bà có tên ở mọi chuyện dơ dáng trong thành phố. Thiếu mẫu sao mà anh thuê cô ta?” “Họa sĩ lớn cười khà khà: Tớ biết, tớ biết… Nhưng hãy tha thứ cho nàng, bởi vì nàng đẹp”
Hãy tha thứ cho nàng
Triết lý trong tiểu thuyết là vậy. Ngoài đời thì sao? Gần đây ở Việt Nam rộ lên nhiều chuyện xoay quanh một cô diễn viên tên là Trần Thị Thanh Nhàn (cô Nhàn có nghệ danh mang phong cách Trung Quốc là Lý Nhã Kỳ). Ngày 21/9 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3000/QĐ-BVHTTDL về việc bổ nhiệm cô Nhàn làm Đại sứ Du lịch Việt Nam. Ngay sau việc bổ nhiệm này, người ta phát hiện ra nhiều vấn đề, không hẳn là dơ dáng như cô người mẫu trong truyện của Dương Thu Hương, nhưng cũng không vui vẻ gì.
Đầu tiên là việc có vẻ như cô Nhàn nói không thật về chuyện ai là bố cô. Trước đây, khi được hỏi về gia đình mình, cô cho biết cha cô là người Nga, gặp và yêu mẹ của cô trong những năm tháng ông sang công tác tại Vũng Tàu trong ngành dầu khí. Đến tháng 4/2010, cô tái khẳng định với báo Đất Việt: "Đúng là tôi có mang hai dòng máu Việt - Nga". Tuy nhiên, trong hồ sơ ứng cử chức vụ Đại sứ Du lịch Việt Nam, cô Nhàn khai cha cô là liệt sĩ, từng tham gia chiến đấu tại Rừng Sác, Cần Giờ.
Tiếp đến là việc học hành của cô. Trong thông tin cung cấp cho báo chí trước đây, Cô Nhàn khẳng định, cô từng học ngành kinh tế tại Đại học Real ở Đức. Sau khi tốt nghiệp, cô trở về Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người đã kiểm chứng và tìm ra không có trường nào là Đại học Real ở Đức cả. Bị hỏi về vấn đề này, cô Nhàn giải thích tên đầy đủ của trường cô là Alexander Wiegand. "Trường tôi có slogan là 'Con người thật - Công việc thật - Hành động thật'. Sinh viên chúng tôi gọi tắt tên trường là REAL (nghĩa là 'thật'). Từ REAL được lấy từ ALEXANDER. 'ER' và 'AL' ở đầu và cuối được đảo ngược, ghép lại thành REAL".
Ngay sau đó, báo chí và dư luận lại ồn ào vì chuyện khi đưa cụm từ "Alexander Wiegand" vào tìm kiếm trên Internet, kết quả cho thấy chỉ duy nhất có một địa chỉ liên quan đến trường học là Hundeausbildung Alexander Wiegand – là địa chỉ nuôi dạy chó, có trụ sở tại 99094 Erfurt - Hochheim, ở Hessen, Đức. Bị hỏi về chuyện này, cô Nhàn dựa vào Cục Hợp tác Quốc tế "Đó chính là ngôi trường tôi đã tốt nghiệp và được Bộ Văn hóa và Cục Hợp tác Quốc tế kiểm định, xác nhận. Nếu như lấy cái tên của trường tôi để tìm kiếm trên mạng rồi khẳng định đó là ngôi trường nuôi dạy động vật thì thật vô lý".
Trong buổi họp tổng kết hoạt động 9 tháng đầu năm của Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch sáng 7/10 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tình - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế - đơn vị đề cử cô Nhàn, khẳng định ông đang cầm trong tay bản sao bằng đại học của Lý Nhã Kỳ. Tuy nhiên, khi phóng viên yêu cầu ông cho xem bản sao này, ông Tình trả lời: “Chúng tôi có bản sao nhưng do quy chế không yêu cầu có bằng đại học nên không có lý do gì để trình ra”.
Không bằng lòng với câu trả lời của ông Tình, nhiều người tham dự cuộc họp báo cho rằng, có thể quy chế không yêu cầu Lý Nhã Kỳ có bằng đại học nhưng, nói như Vnexpress, một người nắm giữ trọng trách lại không trung thực là điều không thể chấp nhận và đòi phải có bằng chứng xác thực. Ông Tình nhấn mạnh: “Chúng tôi không có trách nhiệm để trả lời ở đây. Bằng cấp thế nào mời những người quan tâm lên gặp anh Hoàng ở Cục Xúc tiến Du lịch để xem”.
Với sự bảo vệ của Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch, cô Nhàn vẫn giữ được chức Đại sứ Du lịch. Tuy nhiên dư luận chắc chắn vẫn chưa thể làm ngơ với cô và chủ đề này vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện trên báo chí trong thời gian tới. Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch lại quyết tâm bảo vệ cô?
Có phải vì “tớ biết, tớ biết… Nhưng hãy tha thứ cho nàng, bởi vì nàng đẹp”? Hay là vì một lý do nào khác?
Có lẽ có một lý do khác ngoài câu chuyện “hãy tha thứ cho nàng, bởi vì nàng đẹp”. Đó là câu chuyện về sự phổ biến của bằng cấp giả và rởm trong xã hội. Nó phổ biến tới mức chuyện học vấn của cô Nhàn, nếu quả thật là chuyện giả, thì cũng không phải là chuyện lớn.
Chuyện bằng giả thứ nhất
Ngay tháng 9 vừa qua, dư luận trong nước cũng ồn ào chuyện ông Cao Minh Quang, đương kim thứ trưởng Bộ Y tế, khai man lý lịch bằng cách tự phong mình là tiến sĩ y khoa. Theo tờ Tiền Phong, trong các bản khai lý lịch, phiếu đảng viên, ông Cao Minh Quang tự khai và cam đoan rằng ông đạt học vị tiến sĩ. Theo đó, giai đoạn từ năm 1991-1994, ông là nghiên cứu sinh của Đại học Uppsala (Thụy Điển) và bảo vệ luận án tiến sĩ dược khoa tại đại học này.
Báo Tiền Phong cho biết: Thực chất, qua tìm hiểu của chúng tôi thì ông Quang chỉ đạt chứng chỉ “Licentiatexamen”, cấp ngày 26-10-1994 của trường Uppsala, với tên đề tài: “Phytochemical and Pharmacological evaluation of Choerospandias axillaris, a Vietnamese medical plant used to treat burns” (tạm dịch: Đánh giá nguồn gốc hóa học và dược lý của Axit Laris choerospondias trong cây thuốc ở Việt Nam dùng điều trị bỏng). Căn cứ vào chứng chỉ này, ông Cao Minh Quang đã tự phong luôn học vị tiến sĩ dược cho mình. Học vị này luôn được ông in trong danh thiếp và trong các văn bản mà ông ký ban hành với vai trò cục trưởng, thứ trưởng.
Sự thật về học vị tiến sĩ của Thứ trưởng Quang đã được cơ quan chức năng làm rõ. Ngày 9-9-2011, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), có văn bản 664/KTKĐCLGD-VB xác nhận tính hợp pháp bằng cấp của ông Cao Minh Quang như sau: Căn cứ vào thông tin trao đổi với Trường Đại học Uppsala, phía trường này đã khẳng định ông Cao Minh Quang, sinh ngày 6-6-1953, đạt chứng chỉ “Licentiatexamen” về nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên vào ngày 26-10-1994. Đây là chứng chỉ chứ không phải văn bằng. Theo quy định của trường Uppsala, chứng chỉ nói trên cần phải đạt được để tham dự khóa học tiến sĩ.
Cũng theo báo Tiền Phong Ngày 13-9-2011, Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) thuộc Tổng cục An ninh II cũng xác định, trường đại học Uppsala Thụy Điển đã cấp chứng chỉ về nghiên cứu Khoa học Dược phẩm tự nhiên cho ông Cao Minh Quang, chứ không phải văn bằng. Chứng chỉ này cần đạt được để tham dự khóa học tiến sĩ.
Mặc dù bị phanh phui câu chuyện khai man lý lịch như vậy, ông Cao Minh Quang hiện vẫn đang tại vị ở chức thứ trưởng Bộ Y tế.Câu chuyện bằng giả thứ hai
Trước đó không lâu là chuyện của ông Vũ Viết Ngoạn, đương kim chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Thông tin chính thức tính tới thời điểm này về ông Ngoạn trên website của Quốc hội vẫn cho biết trình độ học vấn của ông Ngoạn là tiến sĩ. Trong sơ yếu lý lịch trước đây được công bố, ông Vũ Viết Ngoạn là tiến sĩ tài chính Đại học La Salle.
Theo Dân Trí, trả lời phóng viên về nghi vấn bằng giả của ông, ông Ngạn đã nói: “Tôi đăng ký và được cơ quan cử đi học vào cuối năm 1995 tại Trường La Salle (Hoa Kỳ) theo phương thức học từ xa. Năm 1996 trường đã xảy ra vụ bê bối do ông hiệu trưởng vi phạm quy định pháp luật, trong đó có việc quảng cáo sai về chất lượng đào tạo. Đầu năm 1997, trường được chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác và được cơ cấu lại. Trường có hội đồng quản trị mới và ban giám hiệu mới. Giai đoạn sau này trường hoạt động khá quy củ, nề nếp. Thời gian tôi đăng ký thi là vào năm 1997, 1998 và bảo vệ luận án vào cuối năm 1998.”
Trên thực tế thì trường La Salle (ở Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Mỹ) là một trường đại học được chứng nhận về chất lượng (accredited), nhưng lại không có chương trình đào tạo tiến sĩ về tài chính mà chỉ có chương trình tiến sĩ về tâm lý trị liệu và về thực hành điều dưỡng. Một trường khác, hoàn toàn là giả, có địa chỉ ở Louisiana, nhái tên trường La Salle là LaSalle. Trường này hiện nay đã bị đóng cửa và đang được cảnh báo khắp nơi trên nước Mỹ bởi tổ chức Diploma Mill Police (Cảnh sát chống bằng giả).
Theo cuốn “Degree Mills: The Billion-Dollar Industry That Has Sold Over a Million Fake Diplomas” do Allen Ezell (chuyên viên FBI) và John Bear (chuyên gia tư vấn về bằng giả cho FBI), thì trong giai đoạn ông Ngoạn đi học ở LaSalle, trường này chỉ có một giáo viên duy nhất phục vụ cho 15,000 sinh viên. Cô này cũng có bằng đại học do chính trường LaSalle cấp, tức là cũng là bằng giả nốt.
Trường LaSalle sau đó bị đưa ra tòa, ba “sáng lập viên” của trường, gồm James Kirk (còn gọi là Thomas McPherson) và hai cộng sự bị truy tố. Kirk bị kết án 5 năm tù – mức cao nhất theo khung hình phạt của Mỹ. FBI đã thu hồi được 12 triệu USD từ “trường LaSalle” trong đó có 10 triệu USD là tiền mặt. Quan tòa của vụ này đã gửi thư tới tất cả các học viên và cựu học viên của LaSalle có tên trong cơ sở dữ liệu của trường để bất kỳ ai trong số này cũng có thể đăng ký nhận tiền về và trả lại bằng. Theo Allen Ezell và John Bear, chỉ có một số người đến trả bằng và nhận lại tiền.
Rõ ràng là ông Vũ Viết Ngoạn không nằm trong số này. Và dù ông có tuyên bố trên báo chí rằng “tôi học không vì tăng lương, tăng chức” thì ngay câu chuyện ông dùng từ “học” ở đây cũng không trung thực. Và khi ai cũng đã biết câu chuyện bằng giả của ông rồi, thì việc vẫn giữ cái học vị tiến sĩ trên các sơ yếu lý lịch chính thức như trên website của Quốc hội vẫn là một lời nói dối ngang ngược và là một sự sỉ nhục đối với tất cả những người từng tốt nghiệp tiến sĩ thực sự.
Ông Ngoạn hiện nay vẫn là đại biểu Quốc hội và là chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Theo cuốn “Degree Mills: The Billion-Dollar Industry That Has Sold Over a Million Fake Diplomas” do Allen Ezell (chuyên viên FBI) và John Bear (chuyên gia tư vấn về bằng giả cho FBI), thì trong giai đoạn ông Ngoạn đi học ở LaSalle, trường này chỉ có một giáo viên duy nhất phục vụ cho 15,000 sinh viên. Cô này cũng có bằng đại học do chính trường LaSalle cấp, tức là cũng là bằng giả nốt.
Trường LaSalle sau đó bị đưa ra tòa, ba “sáng lập viên” của trường, gồm James Kirk (còn gọi là Thomas McPherson) và hai cộng sự bị truy tố. Kirk bị kết án 5 năm tù – mức cao nhất theo khung hình phạt của Mỹ. FBI đã thu hồi được 12 triệu USD từ “trường LaSalle” trong đó có 10 triệu USD là tiền mặt. Quan tòa của vụ này đã gửi thư tới tất cả các học viên và cựu học viên của LaSalle có tên trong cơ sở dữ liệu của trường để bất kỳ ai trong số này cũng có thể đăng ký nhận tiền về và trả lại bằng. Theo Allen Ezell và John Bear, chỉ có một số người đến trả bằng và nhận lại tiền.
Rõ ràng là ông Vũ Viết Ngoạn không nằm trong số này. Và dù ông có tuyên bố trên báo chí rằng “tôi học không vì tăng lương, tăng chức” thì ngay câu chuyện ông dùng từ “học” ở đây cũng không trung thực. Và khi ai cũng đã biết câu chuyện bằng giả của ông rồi, thì việc vẫn giữ cái học vị tiến sĩ trên các sơ yếu lý lịch chính thức như trên website của Quốc hội vẫn là một lời nói dối ngang ngược và là một sự sỉ nhục đối với tất cả những người từng tốt nghiệp tiến sĩ thực sự.
Ông Ngoạn hiện nay vẫn là đại biểu Quốc hội và là chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Câu chuyện bằng giả thứ ba
Một vụ khác cũng gây xôn xao dư luận hồi năm ngoái, là câu chuyện của ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ. Theo báo Dân Trí, Sự việc bắt đầu từ khi ban tổ chức hát Xoan tỉnh Phú Thọ giới thiệu ông Ân là “tiến sĩ” làm nhiều người ngỡ ngàng, vì trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì).
Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2/2007 đến 9/2009 tại trường Southern Pacific University (Mỹ), ông có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối. Ông cũng khẳng định ông tự học là chính thông qua tài liệu của trường đại học Southern Pacific University soạn bằng tiếng Việt và đĩa CD. Trường đại học Nam Thái Bình Dương cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi nhập học mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ chỉnh sửa là được.
Ông Ân cũng cho hay, luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh của ông không có người hướng dẫn nhưng lại có tới ba người phản biện. Mặc dù là ông nói luận án tiến sĩ của ông là về quản trị kinh doanh, nhưng chủ đề của luận án lại là “vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”. Trường Southern Pacific University nằm trong danh sách những trường giả (không được các tổ chức công nhận chất lượng có uy tín chứng nhận về chất lượng) trong danh sách “Bogus Institutions and Accrediting Bodies” của TransCript Research do Peggy Bell Hendrickson soạn.
Mặc dù câu chuyện bị lộ tẩy như vậy, trao đổi với báo Sài Gòn Tiếp thị, ông Bùi Trung Thành, trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Phú Thọ, cho rằng “những thông tin trên khiến chúng tôi rất bất ngờ và không thể không quan tâm. Nhưng nó chưa đủ căn cứ để xem xét văn bằng này có hợp pháp hay không cũng như việc xử lý cán bộ”
Ông Thành cũng nói thêm “Tôi cho rằng, với cương vị hiện tại, ông Ân không nhất thiết phải có văn bằng tiến sĩ. Tất nhiên, chúng tôi hoan nghênh sự ham học hỏi của mọi cán bộ, trong đó có ông Ân.” Và với lập trường đó, ông Ân hiện nay vẫn tại vị.
Câu chuyện bằng giả thứ tư
Ông Thành cũng nói thêm “Tôi cho rằng, với cương vị hiện tại, ông Ân không nhất thiết phải có văn bằng tiến sĩ. Tất nhiên, chúng tôi hoan nghênh sự ham học hỏi của mọi cán bộ, trong đó có ông Ân.” Và với lập trường đó, ông Ân hiện nay vẫn tại vị.
Câu chuyện bằng giả thứ tư
Hồi đầu năm nay, thế giới chứng kiến một trường hợp thú vị về bằng cấp ở Đức khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg, phải từ chức ở tuổi 39 và trên đỉnh cao sự nghiệp khi người ta phát hiện ra ông đạo văn trong luận án tiến sĩ (thật) của mình. Trả lời báo chí khi từ chức, ông Karl-Theodor zu Guttenberg thừa nhận “đây là bước đi đau lòng nhất trong cả đời tôi, tôi luôn sẵn sàng chiến đấu, nhưng tôi phải thừa nhận là tôi đã đạt đến giới hạn”
Đó là chuyện ở Đức, quay sang Mỹ, Tuổi Trẻ có làm một phóng sự điều tra hồi tháng 7/2010 về tình hình bằng giả dưới tiêu đề “Chợ bằng giả tại Mỹ”. Bài này có đề cập đến một vụ khá đình đám hồi năm 2003 về trường hợp bà Laura Callahan. Bà Laura Callahan khi đó là một vụ trưởng vụ thông tin (Chief Information Officer – CIO) của Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Bà Laura Callahan tự nhận là có 3 bằng cấp, trong đó bằng cấp gần nhất là tiến sĩ lấy được từ một trường giả là Hamilton University có địa chỉ ở Wyoming. Bằng này đã giúp bà có được vị trí CIO trong Bộ An ninh Nội địa. Sau khi bị phát hiện, bà Laura Callahan ngay lập tức bị đình chỉ công tác và sang năm 2004 thì bà bị buộc phải từ chức.
Thay cho lời kết
Nhiều người khi bênh vực các “nạn nhân” bị báo chí phanh phui về câu chuyện bằng giả, bằng dởm thường lập luận rằng năng lực thực tế của các nạn nhân này mới là cái quan trọng chứ không phải câu chuyện bằng cấp. Cô Nhàn, ông Quang, ông Ngạn, hay ông Ân có thể có tài năng xứng đáng để làm việc ở chức vụ mà họ đang giữ. Tôi không phủ nhận chuyện ngay cả với nhiều người có bằng cấp thật cũng chưa chắc đã có năng lực tốt bằng những người chưa từng qua trường lớp. Bản thân tôi cũng có nhiều người bạn, người anh, người chị làm việc trong và ngoài bộ máy nhà nước chỉ có những bằng cấp vừa phải nhưng năng lực của họ đáng để nhiều người ngả mũ kính trọng.
Thế nhưng, vấn đề ở đây không phải là có bằng cấp thật thì giỏi hơn hay kém hơn người không có bằng cấp. Vấn đề ở đây là (1) việc sử dụng các văn bằng giả và/hoặc dởm để thăng quan tiến chức và (2) về một mặt nào đó, hành vi này có tình cách lừa đảo, và nó thể hiện tư cách thật của họ.
Báo Nhân Dân điện tử ngày 9/9 có đăng bài “Sử dụng bằng giả - Tội vi phạm chuẩn mực, đạo đức'' trong đó dẫn lời một cán bộ ngành điều tra Bộ Công an nói rằng “bằng giả thời nay loại nào cũng có. Nhiều trường hợp mua bằng tiến sĩ tận bên Mỹ đầu những năm 2000 mà không hay biết trường đại học này đã đóng cửa từ thập niên 90.Vậy mà những bằng tốt nghiệp kiểu ấy vẫn giúp họ thăng quan tiến chức.”
Bài báo này cũng nhấn mạnh: “Lý do các cán bộ sử dụng các văn bằng giả này đơn giản là họ tự tạo cho mình cơ sở, điều kiện để cất nhắc. Những tấm bằng giả của không ít cán bộ, công chức đã bị công luận phanh phui và nhiều tấm bằng giả vẫn còn ‘ẩn mình’ đâu đó chưa bị phát hiện. Những cán bộ đã, đang sử dụng bằng giả làm phương tiện tiến thân đã ‘vi phạm đạo đức chuẩn mực xã hội’. ‘Tội’ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của đội ngũ cán bộ của các cơ quan công quyền, nó trở thành một hiện tượng xã hội đáng lên án, làm ảnh hưởng đến những công chức chân chính, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.”
Thế nhưng, mặc dù các quan chức sử dụng bằng giả để tiến thân không được như cô diễn viên tên Nhàn (còn gọi là Lý Nhã Kỳ) ở cái điểm “vì nàng đẹp” nhưng vẫn được tha thứ và ung dung tại vị. Thế thì làm sao ông Nguyễn Văn Tình - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế - lại không bảo vệ Nhàn (Lý Nhã Kỳ) cho được.
Hãy tha thứ cho nàng vì nàng đẹp, và vì nhiều quan chức khác to hơn nàng nhiều lần cũng vẫn dùng bằng giả đấy thôi.
Nguồn NGUOI BAN BAO
Trần Vinh Dự: Góc nhìn Kinh tế
ÙN TẮC GIAO THÔNG HAY NÃO TRẠNG
Không tiến được, không lùi được, càng không thể rẽ ngang, tất cả mọi người như đã thành những cái nêm xit xịt, cố nhích từng cm một. Mùi khét lẹt cùng tiếng ồn của không biết bao nhiêu cái bô xe, của cả ô tô và môtô, hình như chả còn là bận tâm của bất kỳ ai, dân lao động hay trâm anh thế phiệt, mọi gương mặt với mọi vẻ nhăn nhó và ngác ngơ chỉ còn vênh lên vẻ lo lắng, sốt ruột...:cùng ước mơ bi hài " Gía như mình bay được!"
Cam đoan, tất cả những cư dân của Hà Nội hay tp HCM đang độ tuổi đi làm, đã bị vài lần như trên, do ùn tắc giao thông.
Cả nước hăng hái ( cứ như thời chống ngoại xâm), đứng đầu là các nhà quản lý đô thị, các nhà khoa học ... với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, đang cố gắng tìm mọi phương cách để giải quyết vấn nạn này.
Có nhiều cách giải quyết, cả tạm thời trước mắt và lâu dài, nhưng phương cách cố đỉn và thúi nhất, và có vẻ cực dễ thực hiện : Thu thêm phí giao thông.
Dĩ nhiên ý tưởng này là sáng kiến của những người có quyền ban bố pháp luật - các cán bộ quản lý nhà nước. Họ suy luận với một não trạng duy vật biện chứng: uýnh vào vật chất, cụ thể bóp hầu bóp miệng ...là dân chúng phải sợ hãi, phải tự động tuân thủ mà không dám dùng các phương tiện xe cộ nữa.
Có những kẻ rắn hơn thì đưa ra biện pháp "cấm" các kiểu, nào là cấm phương tiện này nọ, nào là cấm lưu thông từng khu vực hoặc thời gian cao điểm, và cả cấm (hoặc hạn chế) mua bán xe cộ loại này loại kia nói chung.
Cả một buổi hội thảo về ùn tắc giao thông với những cá nhân, thành phần có trách nhiệm và ưu tú nhất do Viện nghiên cứu quy hoạch-phát triển tp HCM hôm rồi kết thúc với sự lửng lơ không trọng lượng của sự bế tắc. Cũng có một vài ý kiến (của ô. Võ Kim Cương - Phó KTS trưởng) là nghe được, nhưng rốt cuộc, chỉ còn những cái cười trừ ngao ngán!
***
Không kể ùn tắc do những tai nạn giao thông nghiêm trọng (quốc gia nào cũng có ít nhiều) thì đại đa số, điểm gút gây ùn tắc cho dòng lưu thông trong đô thị VN là ở các giao lộ - ngã 3 và ngã 4, ngã 5. Là đô thị nhỏ được qui hoạch từ thời dân cư thưa thớt, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ được nâng cấp theo thời gian và sự phát triển, nên các giao lộ thương rất dày. Thế nên khi sảy ra ùn tắc ở một điểm sẽ dồn ứ dây chuyền đến các điểm xung quanh. Kết quả là ùn tắc cả khu vực.
Nếu giả dụ huy động 1/3 các phương tiện giao thông đường bộ của thành phố HCM ( tất cả là 350 000 xe hơi các loại và 3 500 000 xe máy) xuống đường cùng lúc, với mật độ đường của hệ thống đường bộ ( dù rất thấp, bình quân khoảng 611,77người/1km2 ) và lưu thông một cách trật tự, chắc chắn vẫn chuyển vận tốt.
Vậy nguyên nhân chính để ùn tắc chưa phải là do số lượng các loại phương tiện xe cô - nhất là xe gắn máy 2 bánh - dù có vẻ như sắp quá tải với diện tích đường hiện tại.
Như trên đã nói, cái nút ách tắc thường tập trung ở các giao điểm, vậy giải quyết triệt để và tốt cho lưu thông ở những nút này trong các giờ cao điểm sẽ là cách tối ưu trước mắt trong khi chờ quy hoạch các kiểu (tăng diện tích giao thông - ngầm hoặc trên không, giảm mật độ bằng cách giãn diện tích kinh doanh sản xuất và dân cư...)
Một ví dụ điển hình là diểm ngã 5 Gò Vấp (Chuồng Chó). Trước đây hầu như luôn ùn tắc vào các giờ cao điểm, song gần đây, không còn ùn tắc bởi luôn được kiểm soát và chỉ dẫn của cảnh sát giao thông.
Lẽ đương nhiên, song song với sự kiểm soát tích cực ở các giao điểm vào giờ cao điểm, sở GTCC cũng nên nghiên cứu phân luồng 1 chiều nhiều hơn và phân tuyến xe thật hợp lý, kể cả biện pháp cấm vượt cho các loại xe 4 bánh ở những khu vực "nhạy cảm" !
Và có chính sách hợp lý với các bác tài các phương tiện công cộng để tăng cường ý thức khi hành nghề kiếm sống!
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
"OCCUPY WALL STREET"
Về mặt lý thuyết thì giai cấp lao động vô sản được Các Mác nêu trong chủ thuyết của mình từ 1861, nhưng chính người Mỹ là những người đầu tiên trên thế giới vùng lên, trực diện đòi quyền lợi cho mình trước giới chủ.
Tuyên ngôn 1/5/1886 Chicago chỉ đơn giản: "Lao động 8 tiếng, vui chơi 8 tiếng và nghỉ ngơi 8 tiếng" được giới thợ thuyền khắp các thành phố công nghiệp Mỹ hưởng ứng buộc các nhà tư bản (giới chủ) phải nghiêm túc thi hành đạo luật lao động thực ra đã được chính phủ Liên bang ban hành từ 1868.
Tuyên ngôn 1/5/1886 Chicago chỉ đơn giản: "Lao động 8 tiếng, vui chơi 8 tiếng và nghỉ ngơi 8 tiếng" được giới thợ thuyền khắp các thành phố công nghiệp Mỹ hưởng ứng buộc các nhà tư bản (giới chủ) phải nghiêm túc thi hành đạo luật lao động thực ra đã được chính phủ Liên bang ban hành từ 1868.
Và đến 1889, phong trào Quốc tế cộng sản 2, dưới sự dẫn dắt của Ăng Ghen quyết định lấy ngày này(1.5) làm ngày quốc tế lao động.
Tính chất giống nhau của ngày 1.5.1886 và ngày 10/10/2011 là thấp thoáng có sự bảo kê ngầm của Chính phủ Liên bang vốn luôn bị giới tài phiệt chi phối và ảnh hưởng.
Gói kích bẩy, vực dậy nền kinh tế Mỹ của Tổng thống(chính phủ) đã bị chống đối và bác bỏ tại Thượng viện, đơn giản vì đã đụng vào sát sườn lợi ích của giới tài phiệt. Kế hoạch hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để có việc làm cho hơn triệu người chẳng thể đặt lên bàn cân so với việc hủy bỏ đạo luật thuế cho những người có thu nhập 1 triệu đô/năm trở lên có từ thời TT Bush, để các ông nghị quý tộc phải cân nhắc!
"Occupy Wall Street" dù chỉ có vẻ là phong trào do các Thủ lĩnh các Nghiệp đoàn Lao động tổ chức và khởi xướng, nhưng rõ ràng ở một khía cạnh rất rõ đó là sự ủng hộ quyết sách của chính phủ có lợi cho người lao động - tầng lớp công dân chiếu dưới đa số trong bất cứ một xã hội nào!
Hiện "Chiếm lấy Phố Uôn" đã lan sang nhiều nước: Anh, Uc, Hồng Kông, Hàn ... Chắc chắn mỗi nơi sẽ có sác thái phong trào khác nhau, song, chưa biết chừng tầm vóc của nó sẽ như thế nào khi sức hấp dẫn và độ lan tỏa đang lớn dần!
(P/S: Lẽ dĩ nhiên, ngày 1/5 là ngày của người lao động, không phải của người cộng sản như lầm tưởng của 1 số người)
Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011
LOẠN XÌ NGẦU ĐẦU DÊ THỊT CHÓ
Kích thước trung bình của xe buýt 25 chỗ (lấy số trung bình cho nhiều loại và làm tròn số-không tính chiều cao) : 7 m x 2,5 m ; của xe mô tô : 2 m x 0,7 m.
Như vậy trên cung đường nội thị có chiều rộng 8 m, dài 25 m thì diện tích là 200 m2. Tính cho lưu thông 2 chiều thì mỗ chiều lưu thông ta có 100 m2.
Vậy lưu lượng tĩnh trên 100 m2 đường cùa xe mô tô là: 100 / (2 + 0,5).(0,7+ 0,2) = 44 xe.
Cùa xe buýt là: 100/ (7 + 13). 2.5 = 2 xe.
Trong đó các số 0,5; 0,2 và 13 là khoảng cách an toàn giữa các phương tiện (tạm tính 13 m cho xe buýt, dù theo Luật GT là > 20 m ).
Như vậy, nếu trung bình xe moto là 1,5 người và xe buýt đầy là 25 người thì lưu lượng tĩnh của moto là 44x1,5 = 66 người; của xe buýt: 25 x 2 = 50 người.
Do đặc điểm của moto có tính cá nhân - độc lập nên tốc độ (trong ngưỡng Luật) không đồng đều nên lưu lượng động sẽ luôn lớn hơn lưu lượng tĩnh; nghĩa là trong 1 đơn vị thời gian lượng người lưu thông trên 100 m2 đường sẽ luôn lớn hơn 66 người. Do xe buýt chạy hàng 1 nên lưu lượng động luôn bằng lưu lượng tĩnh; cũng có nghĩa là chỉ 50 người trong 1 đ/v thời gian.
Với cách tạm tính như trên ta thấy rõ ưu thế của phương tiện moto cá nhân trong vận trù lưu lượng người tham gia giao thông.
Để giải quyết vấn nạn ùn tác giao thông, điều tiên quyết phải thấy được các nguyên nhân cơ bản theo các số liệu khảo sát thống kê. Tiếc rằng các hình thức điều tra, khảo sát... ngõ hầu có các số liệu chính xác để phân tích thì hình như các cơ quan quản lý nhà nước đết chịu làm!
Theo quan sát chủ quan (nhưng thực tế) thì các trường hợp là lý do chính và thường xuyên gây ùn tắc giao thông ở HN và HCM là:
1. Địa điểm thường ùn,tắc: - Tại các giao lộ,
- Đường giao thông qua chợ truyền thống (không phài siêu thị)
2. Một số nguyên nhân thường thấy:
- Phương tiện vận tải lớn ( công te nơ, xe tải, xe buýt) không tuân thủ LGT, cùng cướp đường rồi không có không gian né hoặc lùi (bởi các phương tiện cùng tham gia giao thông ùn lên)
- Tai nạn giao thông nặng., cảnh sát phải can thiệp xác minh.
- Va quẹt , cãi lộn + thói tọc mạch dân chúng thích dừng lại coi.
Rõ ràng với những quan sát và phép tính giản đơn trên là đúng thì việc giải quyết vấn nạn ùn tắc không còn là khó. Mà thực tế cũng chẳng có gì nan giải mà loạn xì ngầu với nhiều phát biểu trớt huớt, vô thưởng vô phạt của ngay các nhà quản lý vĩ mô; từ đòi cấm các kiểu cùa anh La Thăng đến anh cu Phạm Quang Nghị huyên thuyên- click here!
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011
SOI ĐUỐC BẮT ẾCH
Những vấn đề nào sẽ được bày trên bàn nghị sự của cuộc gặp gỡ cấp cao VN - TQ lần này? Tất nhiên theo lệ thường, sau nửa già thời gian "đàm đạo", sẽ có một tuyên bố hoặc thông cáo chung mang tính phương châm cho quan hệ song phương và một vài râu ria liên quan đến quan hệ quốc tế mà 2 bên đồng quan điểm.
Song thực chất vẫn luôn có những thỏa thuận quan trọng khác chỉ phảng phất trong tuyên bố//thông cáo mà chỉ những kẻ thính lắm lắm mới ngửi thấy
.
.
Chẳng khó gì để thấy sự nhất trí cao trong nhận thức của 2 bên về tình hình thế giới:
- Khủng hoảng kinh tế thế giới chưa thể khắc phuc, ít ra là tới hết 2012. Tình hình kinh tế của Eurozone vẫn là bất ổn dù mới đây Đức và Pháp đã đạt được đồng thuận để xem xét cứu trợ Hy Lạp, Bồ... từ ngân quỹ dự trữ của Liên minh Châu Âu - khoảng 4000 tỉ ơ-rô, bởi Thủ tướng Đức vẫn băn khoăn về tính thực tế của hậu khủng hoảng. Hơn nữa, nếu Eurozone thả cho Hy Lạp rơi tự do thì tác động sẽ vô cùng bi đát cho toàn khu vực, và quan trọng hơn, kẻ có thể múa tay hể hả trong bị lại chính là Mỹ với đồng đô-la đang cố phục hồi.
Vậy với bối cảnh vậy, Việt Nam - TQ phải sao phải sao đây? Thật dễ đoán những nhất trí tiếp theo!
- Khủng hoảng quân sự - kinh tế Bắc Phi và khối Ả Rập sẽ tiếp tục leo thang. Quan điểm của TQ {và Nga } là phản đối sự can thiệp quá sâu của NATO và Mỹ bằng cách cố trì hoãn sự ngoi ngóp của chính quyền Syri, Yemen ... bằng cách xử dụng quyền phủ quyết của mình ở HĐBALHQ. Còn VN thì sao thì sao? C ái này chắc VN cũng phải ừ hữ cho nó xong.
- Vấn đề Biển Đông của VN và Biển Nam Trung Hoa của TQ. Hai bên (lại) nhất trí cao đây là v/đ "khách quan lịch sử để lại. 2 bên sẽ cùng cẩn thận xem xét các mối tương quan giữa 2 nước và cân nhắc trong quan hệ khu vực để đi đến đồng thuận từng bước môt. Thống nhất (song phương) giải quyết "khúc mắc" trên cơ sở "4/16" của đ/c Giang Trạch Dân (phía VN đ/n cắt bỏ chữ "song phương" vì nó nhạy cảm(!) và không xử dụng vũ lực(phía VN đề nghị có chữ "tuyệt đối" nhưng thằng đánh mày quên ghi) .
...
...
Song song cùng các v/đ của nghị sự chính mang tính chóp bu kim chỉ nam, các bộ, ngành tháp tùng cũng lhối hả àm việc và vui mừng ký kết được khối thỏa thuận nguyên tắc mà cả 2 đều cho rằng mình hời to dù có bên thực ra phải ngậm bồ hoàn làm ngọt?
Có một vấn đề tế nhị mang tính nội bộ của cả 2 bên có thể cũng được cởi mở vào lúc thích hợp, đó là công tác tổ chức của Đảng cộng sản của mỗi bên. TQ thì đã đồng nhất lãnh tụ Đảng và lãnh tụ nước, điều này tạo lợi thế cho lãnh đạo các cấp chính quyền quán triệt các nghị quyết của đảng thông qua các văn bản qui phạm pháp luật, mà không cần sử dụng chỉ thị mệnh lệnh của Đảng nữa, sao VN không học tập và vận dụng?
...
...
Post script(cho thêm mùi mẫn): Sau câu " ...không sử dụng vũ lực(...).", định nói sâu thêm về cái nóng và nhạy cảm nhất(?) trong cuộc thăm viếng này, là cái mà cả 2 bên không thể né tránh, nhưng thật khó cho bên nào yếu thế. Là cái gút quan hệ VN - ÂĐ - TQ và Biển Đông! Dù bản lĩnh cỡ nào (của bên yếu) thì kết cuộc gần tốt nhất sẽ là: Hai bên cùng nghiêm túc xem xét những v/đ trên để đi đến đồng thuận theo phương châm "4 tốt và 16 chữ vàng" vọt! :DDD
(Sẽ dễ rất nhiều nếu người ta không bỏ qua cơ hội , lúc cuộc khủng hoảng Hoàng Hải suýt bục, thiết kế một tiền liên minh toàn diện với Ấn và 1 liên kết nhẹ nhàng với Nhật kiểu đối tác chiến lược !- cái này đã viết hồi tháng 2/2011 và bị ai ngứa tay xóa đi mất.)
ĐỊNH HƯỚNG ĐÓN KHÁCH
(Cái tội của VINASHIN không chỉ đơn thuần là hô biến cả một hoàng liên sơn tiền, mà là làm gãy rụi 1 mũi chiến lược an ninh kinh tế-chính trị tối quan trọng.
Là một mũi nhọn được thiết kế trong "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ khí- chế tạo Việt Nam" do Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ký và ban hành 2003, ngành công nghiệp kinh tế biển đặt mục tiêu thời hạn đến 2010, ngành hàng hải VN đủ khả năng cho ra lò những sản phẩm đại dương đạt mức thành lập hạm đội.
Thời điểm đó, lý thuyết "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" ra đời bỗng trở thành cứu cánh để mọi nguồn lực mạnh nhất của đất nước quăng vào cho VINASHIN tự tung tự tác. Tư bản-XHCN nửa mỡ nửa nạc!
Các tội đồ trực tiếp - thuộc cơ cấu bộ máy VINASHIN - sẽ phải trả lời trước pháp luật, song điều đáng đề cập là những trách nhiệm lớn liên quan đến thất bại chiến lược quốc gia hầu như bị lờ tịt. Sự né tránh trách nhiệm ở sự việc này ít còn (có thể quăng "cục lơ:) là trách nhiệm giá trị vật chất - vì cái mất thì đã mất - mà là trách nhiệm của giá trị danh dự và đạo đức!)
***
Không biết là vô tình hay hữu ý mà trước khi Tổng bí thư ĐCSVN sang chơi (thăm = chơi!) Bắc Kinh, bữa rồi, TQ phóng tên lửa mang vệ tinh của Pháp vào cosmos. Ngày phóng tên lửa-vệ tinh tất nhiên đã đước ấn định theo hợp đống Pháp -Trung từ trước, nhưng cái kiểu chơi của các khựa thì ai mà lạ gì. Vụ máy bay tàng hình hồi tiếp ban bệ quốc phòng Mỹ đấy thôi.
Nghe nói, trong 2 quí cuối năm 2011, Trung Quốc còn có kế hoạch phóng thử tên lửa đạn đạo thế hệ mới nữa mà giờ chửa thấy.
Loạt tên lửa đạn đạo Dongfeng 1,2,3 ... có khả năng mang đầu đạn hạt nhân linh tinh trước, dù đã có thể bắn xa tới 12 000 Km nhưng thời gian tác hành còn lề mề lắm so với mấy thứ cùng loại của Mỹ và Nga, còn xộc xệch với hoạt động của hàng không mẫu hạm.
Nếu dịp đón khách quý lần này, Bắc Kinh làm vài phát thì cũng vzui nhể, kể cả trường hợp pháo xịt!
Là một mũi nhọn được thiết kế trong "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ khí- chế tạo Việt Nam" do Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ký và ban hành 2003, ngành công nghiệp kinh tế biển đặt mục tiêu thời hạn đến 2010, ngành hàng hải VN đủ khả năng cho ra lò những sản phẩm đại dương đạt mức thành lập hạm đội.
Thời điểm đó, lý thuyết "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" ra đời bỗng trở thành cứu cánh để mọi nguồn lực mạnh nhất của đất nước quăng vào cho VINASHIN tự tung tự tác. Tư bản-XHCN nửa mỡ nửa nạc!
Các tội đồ trực tiếp - thuộc cơ cấu bộ máy VINASHIN - sẽ phải trả lời trước pháp luật, song điều đáng đề cập là những trách nhiệm lớn liên quan đến thất bại chiến lược quốc gia hầu như bị lờ tịt. Sự né tránh trách nhiệm ở sự việc này ít còn (có thể quăng "cục lơ:) là trách nhiệm giá trị vật chất - vì cái mất thì đã mất - mà là trách nhiệm của giá trị danh dự và đạo đức!)
***
Không biết là vô tình hay hữu ý mà trước khi Tổng bí thư ĐCSVN sang chơi (thăm = chơi!) Bắc Kinh, bữa rồi, TQ phóng tên lửa mang vệ tinh của Pháp vào cosmos. Ngày phóng tên lửa-vệ tinh tất nhiên đã đước ấn định theo hợp đống Pháp -Trung từ trước, nhưng cái kiểu chơi của các khựa thì ai mà lạ gì. Vụ máy bay tàng hình hồi tiếp ban bệ quốc phòng Mỹ đấy thôi.
Nghe nói, trong 2 quí cuối năm 2011, Trung Quốc còn có kế hoạch phóng thử tên lửa đạn đạo thế hệ mới nữa mà giờ chửa thấy.
Loạt tên lửa đạn đạo Dongfeng 1,2,3 ... có khả năng mang đầu đạn hạt nhân linh tinh trước, dù đã có thể bắn xa tới 12 000 Km nhưng thời gian tác hành còn lề mề lắm so với mấy thứ cùng loại của Mỹ và Nga, còn xộc xệch với hoạt động của hàng không mẫu hạm.
Nếu dịp đón khách quý lần này, Bắc Kinh làm vài phát thì cũng vzui nhể, kể cả trường hợp pháo xịt!
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011
Túm váy lại
Thế đấy, đã gọi là duy tâm, duy thần ... theo cách hiểu đời thường có nghĩa một sự viễn vọng về một tương lai xa vời, và thực tế - ai cũng thấy - xa tới ngoài thời gian của tất cả các đời người cộng lại.
Nhưng một trong chín thuộc tính của con người là ước mơ. Để ước mơ thành hiện thực, ước mơ không dừng lại chỉ là mơ ước viển vông thì người ta phải làm, chữ nôm trong tiếng việt nói là hành. Các tín đồ của các Đạo giáo nói là "hành đạo".
Để tới được Thiên đàng, Niết bàn... trong quá trình tu tập và hành đạo, điều nằm lòng trong tất cả các Đạo của mọi tín đồ là tình thương, hành xử tương thân tương ái, tránh làm điều ác... trên suốt con đường đạt đạo của mong ước.
Từ hồi ông Mác, ông Lê cho ra đời lý thuyết Duy vật rồi Duy vật biện chứng, lý thuyết này phân chia rành rẽ loài người thành 2 giai cấp chính: vô sản và tư bản. Lý thuyết này nêu bật lên sự mâu thuẫn đối kháng không thể thỏa hiệp để tất yếu sẽ phải có Cách mạng. Bóc lột là thâm căn cố đế của Tư bản, còn Vô sản có công cụ Chuyên chính vô sản để tiêu diệt Tư bản.
Cũng đã có cỡ 1/3 nhân loại từng hào hứng nghe theo để đi tìm cái na ná thiên đường hoặc niết bàn có tên là Xã hội XHCN và CSCN. Thế nhưng đến bây giờ, chỉ còn những người, hoặc đang mưu mô gian tà một điều gì, hoặc đang chon von trên đỉnh cao quyền lực không thể tụt xuống, vẫn đang hô hào và định hướng tiến lên.
Cái oái oăm mà ông Mac, ông Lê không thèm biết hoặc giả vờ quên là sự hoán đổi có tính giai cấp - nếu chia như thế - bởi để thực thi xứ mệnh (được gán)của giai cấp mình thì hẳn loài người cứ phải liên tục cách mạng, cách mạng mãi mãi. (Hèn chi trước đây mọi người thường hô "tinh thần cách mạng muôn năm"!)
Và Địa cầu chỉ là nơi chất chứa thù hận.
"Túm váy" lại, nếu các đạo giáo là duy tâm thì hẳn là Duy Tâm Tích Cực, bởi dù thiên đường là vời vợi xa thì mọi người cũng đã kịp yêu thương nhau.
Còn thiên đường Xã hội chủ ngĩa nơi xứ mù tịt nào đó đích thị cũng là một(dạng) đạo duy tâm, nhưng trên con đường (định hướng- đạo) này chỉ toàn gai góc hận thù khắc sinh bởi chuyên chính vô sản luân phiên, nên Nó hẳn là Duy Tâm Tiêu Cực.
Phải vậy không em nhỉ!
***
Té ra là cái anh Trung Quốc phá hoại và là nguyên nhân chính để Chủ Nghĩa Xã Hội sụp đổ cả hệ thống.
Chính ảnh chứ không phải ai, khi năm 1979 xua quân uýnh chiếm và tàn sát Việt Nam để các quốc gia khác nhận chân những điều còn đang mộng mị.
Cái mặt nạ huynh đệ, hữu nghị và cả cái mặt nạ đẹp đẽ nhất "ĐỒNG CHÍ" bị rơi xuống một cách hit le tàn nhẫn.
Vạy nên, tuần tự nhi tiến, các nước XHCN Đông Âu "bỏ của chạy lấy người" có gì mà phải phân tích phân tiếc!
Thế thì sao Trung Quốc vẫn kiên trì CNXH để phát triển theo " màu sắc trung Hoa( chữ của ĐCSTQ)"?
Xin thưa, từ bỏ và sổ toẹt Chủ nghỉa Mác-Lê và cà Tư tưởng Mao Trạch Đông, với người Hán-Thanh là chuyện nhỏ, thậm chí rất nhỏ.
Cái mà đồng chí Ôn Gia Bảo ho hào cải cách không gì khác là tỉm cách điều chính thể chế dung hòa với Thuyết Tam Dân của Tôn tiên sinh nhưng chẳng thể công khai 3 mặt 1 lời. Chả lẽ Đảng cộng sản TQ, sau cả gần trăm năm mới nhận ra sai lầm của mình ư? Với Tôn Trung Sơn thì không là vấn đề gì, nhưng chính Quốc dân đảng (họ Tưởng kế thừa) là nền móng và cơ sở cho xã hội Đài Loan phát triển.
Chả lẽ đại lục vĩ đại lại thua thàng đảo tí hon! hehe
"Túm váy" lần nữa, XHCN không biết có ở thiên đàng không nhưng Trung Quốc thực sự đã từ bỏ chủ thuyết này lâu rồi, nhưng bởi lỡ (như trên) rồi, nên nó vẫn cứ đang lừa mị đấy, có sang đó chơi thì biết thế, em nhé!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)