Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

BẮC TRÀ MI - THUỶ ĐIỆN ST2

(hình BeeNet):  NƯỚC KHÔNG CHẢY RA TỪ KHE CO GIÃN KT, MÀ TUÔN RA TỪ NHỮNG KHE Ỗ HOẶC NỨT!
Chưa có công bố chính thức từ EVN hay các bên liên quan (Tư vấn Khảo sát - thiết kế, Nhà thầu XD - Thi công), cho đến hôm nay, hầu hết các ý kiến của những người thay mặt các thành phần liên quan trên đều tuyên bố: Nước chảy xuyên qua đập xuống hạ lưu  với lưu lượng 30 l/s là nước chảy qua khe co giãn (TK nhằm triệt tiêu ứng suất nội sinh dưới tác dụng nhiệt) và an toàn.
Đương nhiên, một công trình thuỷ điện hiện đại  cả vài chục triệu USD, Một núi bê-tông cốt thép được tính cho độ bển vĩnh cửu thì có giàu tưởng tượng mấy cũng không nghĩ đến khả năng bị nước cuốn trôi. Nhưng đó là trong trường hợp BÌNH THƯỜNG, các công tác xây dựng, từ khảo sát thiết kế chuẫn cho đến các công tác thi công được tiến hành nghiêm túc, tuân thủ mọi qui phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu.
Nhưng, như ai cũng biết, ngành công nghiệp xây dựng VN, kể từ thời mở cửa (khoảng từ 1990) đền gần đây là vô cùng bát nháo, hầu hết tất cả các công trình lớn, khi không thuê Tư vấn TK hoặc Giám sát nước ngoài (Tây), đều có vấn đề, không nhỏ thì lớn. Nguyên nhân thì nhiều, chưa phân tích ở đây, nhắc sơ sơ vậy để đặt cái Thuỷ điện ST2 vào bối cảnh XH thực tế.

Hãy nhìn (chỉ 1) tấm hình này trên Bee.Net. Dù nhà báo chỉ đưa hình để minh hoạ, nhưng dưới mắt những người có nghề, những kỹ sư xây dựng (thật - không mua bằng) thì những tuyên bố trên báo chí của một số người của EVN là cực kỳ vô trách nhiệm.

Thứ nhất: Rõ là nước đang xối ra trên thân đập mặt hạ nguồn ở nơi không có Khe giãn kỹ thuật. Các công nhân đang khoan để xữ lý dò rỉ, kể cả dùng các loại vật liệu xd tiên tiến kỹ thuật cao hiện đại(keo, dung dịch Beton mác cao,+ phụ gia...) cũng là vô ích khi trám dò ở phần ngọn.
Thứ 2: Vậy nước chảy ra từ đâu? Hãy nhìn những vùng bê tông bị rỗ. Vậy khả năng nước từ thượng nguồn đã lách qua những vùng thân đập bị rỗ và len dần, ứ trong thân đập và xối ra hạ nguồn khi tích tụ đủ và  xuyên thông qua đập ? Đó là chửa nói đến những nứt rạn do lỗi thi công và chất lượng vật liệu - nếu có!

Vùng B rỗ phía trái ảnh
Trong các cấu kiện bê tông cốt thép, chỗ rỗ như trong hình chỉ được chấp nhận cho công trình xd cấp 4, thời hạn xử dụng là zero, có thể phá bỏ bất cứ lúc nào,.

Cần làm gì bây giờ?
 Ngưng hoạt động, xả đập gấp rút trước khi mùa mưa về, kiểm tra lại từ mặt thượng nguồn và lòng đập bằng các phương tiện tiên tiến để gia cố sửa chữa trước khi quá muộn.

Một cảnh báo nữa , thổ nhưỡng khu vực Bắc Trà Mi là đất ba zan pha sỏi tiềm tàng, các khu dân cư thường xuyên bị núi lở đe doạ khi bị tác động của lũ xối từ trên cao. (Nếu) vỡ đập không chỉ gây ra lũ, lụt mà còn có khả năng sập núi nữa!

Kè đá ngăn núi lở xuống đường  đi Thị trấn Bắc Trà Mi - CNC 2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét