Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

AI MÀ HIỂU

Một trong những lập luận như là một chứng cứ để Trung Quốc coi Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của mình là việc đoàn thám hiểm đời Minh do Trịnh Hòa chỉ huy đã khám phá ra HS và TS từ những năm đầu thế kỷ 15. Một tài liệu gắn kèm là một tấm hải đồ vẽ hải trình của Trịnh Hòa nhưng là một bản sao (vẽ lại) của một nhà sưu tập đồ cổ Trung Quốc. Tấm hải đồ này được chú giải là sao y lại tấm hải trình của Trịnh Hòa được vẽ vào năm 1418 trong đời Nhà Thanh 1763.
Các học giả Trung Quốc học đã thảo luận và nghi ngờ tính xác thực của tấm hải đồ này, bởi lẽ người TQ đã không có bản gốc (1418) và thậm chí cũng chưa có các chứng thực khoa học về tuổi thực của tấm hải đồ 1763.Mr. Geoff Wade ở Viện nghiên cứu châu Á của trường Đại học Quốc gia Singapore đã tranh cãi kịch liệt về tính xác thực của tấm bản đồ này và cho rằng nó hoặc là đồ giả mạo ở thế kỷ 18 và chưa biết chừng ngay ở thế kỷ 21 này. Bởi  một số điểm sai lầm xuất hiện trên bản đồ và các chú giải của nó mà ông đã chỉ ra một cách thuyết phục.

Nhưng ngay cả khi Trung Quốc đưa ra "tấm hải đồ cổ 1418" như TQ công bố, thì rõ ràng điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì trong tranh chấp lãnh thổ.
Chả có lý nào nếu người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nói những vùng biển đảo đã đi qua của Ferdinan Maggelan và Christofer Culumbo là thuộc lãnh thổ của họ, người ta chẳng dại gì mà dở hơi như người Bắc Kinh cả! :)

Sự tỉ tê ngọt nhạt và cả hù dọa của Đặng Tiểu Bình với Philipin và các nước có chung thềm lục địa Biển Đông rằng gác tranh chấp để khai thác chung với tư cách cá lớn không thể lừa mị được ai bởi yếu tố chủ quyền khăng khăng cuối cùng của TQ với cái lưỡi bò vô lý. 
Thế nên, việc Thủ tướng VN  tuyên bố Hoàng Sa là lãnh thổ VN bị Trung Quốc cưỡng đoạt, dù rất muộn nhưng cũng làm ấm lòng Người Việt và chính phủ các nước liên quan cùng là kèo dưới TQ.

Trung Quốc tất nhiên không từ bỏ dã tâm của mình trong một sớm một chiều. Thu hồi Hoàng Sa sẽ là  thách đố của một vài thế hệ người Việt gần như là điều chắc chắn. Thế mà thay vì xúc tiến những thiết kế hữu hiệu làm tiền đề cho tranh đấu ngoại giao (Triễn lãm lịch sử tồn tại và phát triển của ngư dân Việt Nam nhân Tuần lễ Văn Hóa Việt ở LHQ chẳng hạn) thì Nhà nước và Chỉnh phủ VN lại "triển lãm" Quốc kỳ Trung Quốc với 6 ngôi sao đầy hàm ý(vì đã lặp đi lặp lại) thì thật chỉ có động đất mới hiểu nổi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét