Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

CHỦ NGHĨA NÀO

Hãy nhớ rằng, các chủ thuyết khoa học của các học giả uyên bác xây dựng lên luôn là lý thuyết và không bao giờ đạt được sự hoàn mỹ, bởi đơn giản là sự phát triển  (hoặc tiến hoá) của loài người nói riêng và vạn vật nói chung luôn là vấn đề bất khả tri ở thì tương lai. Các nhà khoa học (xã hội và tự nhiên), với tư duy biện chứng, dù tuyệt vời đến đâu cũng chỉ có khả năng dự báo ở mức tương đối trong hạn mức thời gian, chừng nào "sự sống" và "cái chết" thuộc phạm trù Vũ trụ vẫn còn là bí ẩn.

Cũng nên biết rằng, cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa tư bản ... hoàn toàn là sản phẩm tên gọi các hình thái tổ chức xã hội của các triết gia (ai í nhỉ?) :), nhằm phân định để dễ dàng phân tích tác nhân yếu tố của cải vật chất trong xã hội loài người có tổ chức, để đừng lầm tưởng những thứ đó là cứu cánh của cuộc sống.

Thế nên, các quốc gia Âu - Mỹ không bao giờ tuyên bố kiều slogan như các quốc gia theo chủ thuyết Mác-Lê rằng: Chủ nghĩa XH (hoặc CNCS) là mục tiêu tối thượng, CNXH hay là chết ...; họ chỉ khăng khăng (thể hiện trong Hiến pháp): Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, công bằng và bác ái!

*
Một xã hội cuồng tín là ở xã hội đó, mọi người tin tưởng một cách bất di bất dịch vào một viễn cảnh tươi đẹp không giải thích . Đó có thể là một xã hội thần quyền với công cụ là các đạo giáo, cứu cánh cuộc sống trong xã hội thần quyền là thiên đường, niết bàn, hoặc gì đó tương tự, và cúng có đặc điểm là bất khả biết.

Các quốc gia có thể chế XHCN trước đây là tương tự (xã hội thần quyền) khi tưởng tượng ra một thiên đường cộng sản lúc thế giới đại đồng, khi đó con người thoải mái tự do tới mức "làm theo năng lực và hưởng thụ theo nhu cầu". Để XH đạt tới trình độ này, các lãnh tụ CS hô hào "Hạnh phúc là đấu tranh"(K.Mark) !
 Nhưng, nếu giờ này đội Lăng đứng dậy, khi Khối XHCN đã sụp, số ít còn lại đang tự mày mò sữa chữa hòng thích nghi với thế thời , với đầu óc vĩ đại của mình, rất có khả năng Lenin lặp lại lần nữa: "Thực tiễn (quả là) luôn là  thước đo chân lý" để lầm bầm "Ta đã sai rồi!" chăng .

*

Người dân không cần và cũng không có nhu cầu gì ở các "chủ nghĩa".
 Nhà nước nào cố gắng nhồi nhét các thứ "chủ nghĩa" cho từng người dân đích thị họ muốn xây dựng một xã hội thần quyền. Ai cũng dễ thấy, trong xã hội đó, người dân chỉ là con sâu cái kiến, hoặc đàn cừu trật tự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét