Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

TRĂM NGHE CHẲNG TÈ MỘT THẤY

(Tìm thấy bài này tử blog đã bị xóa, đăng lại cho đỡ lạnh.Tít được rename:-))

Lịch sử giải phóng đất nước VN có tích “Anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn bánh pháo”, rằng: Khi bộ đội Cụ Hồ hò dô vận chuyển, tập kết những cỗ pháo nặng cỡ vài nghìn Kg vào vị trí chiến thuật, vừa lúc cỗ pháo bị trượt xuống dốc đèo, chiến sỹ Tô Vĩnh Diện đã lao mình vào bánh pháo, biến mình thành đòn kê, trèn chống cỗ pháo đang lăn xuống vưc…!
Tích này là chuyện có thật, vì TVD là người thật, việc hò dô kéo pháo trong Chiến dịch ĐBP muôn vàn gian khó, tai nạn, hi sinh là có thật, và đời sau luôn hát ngợi ca cái tinh thần anh hùng ấy. Chẳng ai vì cớ gì phải ưu tư về tính logic của sự việc, nếu xã hội còn đầy hào khí và niềm tin vào ngọn cờ dẫn đường.
Khổ nỗi, sự thật anh hùng ấy sẽ bị người đời nghi ngại săm soi môt khi ngọn cờ đưa đường chỉ còn thấp thoáng, ẩn hiện sau những tiện nghi của cải vật chất đáng nghi ngờ theo logic giá-lương-tiền, lý thuyết và thực tiễn, chính sách và cuộc sống…và, cũng hơi trơ trẽn khi dư luận truyền tụng về nhân vật Lê Văn Tám chỉ đơn thuần là một thành tích bất hủ của truyền thông tăng tử.
Xét về tâm sinh lý người bình thường, khi thấy cỗ pháo to đùng bát đại được kéo và đẩy bởi vài chục người bị trượt dốc, chẳng ai lao vào mà có thể hi vọng làm đòn kê chóng trượt. Hẳn bác TôVD cũng quá biết sức bác là nhỏ nhoi, nhưng bác vẫn cắn răng chịu trận, gồng sức cố chống đỡ, đến nỗi bị đè chết, trở thành tấm gương quên mình hy sinh vì đại cuộc. Cái đáng lưu ý cho hậu thế (suy diễn theo phương pháp nội suy ) là bác í, khi đó không biết rằng, phần lớn các chiến sỹ khác đã buông tay sau một tích tắc sai lầm của kẻ trưởng trò.
Thì cứ việc là anh hùng, kể cả kẻ mau nước mắt nhân đức giả vờ sợ sấm rơi đũa, mà Mao Tôn Cương bàn khen là diễn kịch giỏi, hay như tác giả Qúi Thanh cũng rất anh hùng bởi cách lấp liếm cực tài khi luận bàn về tính anh hùng của các nhân vật, cả trong thần thoại, lịch sử và thời hiện tại; những Hector thành Troy, những Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ và Cù Huy Hà Vũ, rồi ,hình như cả thấp thoáng bóng dáng “anh hùng” Ngô Bảo Châu.
Bác Qúi Thanh này ngợi ca GS NBC như “ là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc”(trích QT). Dĩ nhiên, riêng điều này Qúi Thanh đã đúng, song khi QT cố tình quên thái độ, khí phách CHHV trước “số phận” đã được GS Châu đề cập để ngợi ca vẻ đẹp anh hùng của những cá nhân kiên định hướng về chân thiện mỹ, về lợi ích của nhân quần; để moi móc chê bôi vị tiến sĩ họ Cù và qui kết Ngô giáo sư là “ngộ nhận” thì Qúi Thanh cũng có dáng dấp của anh hùng họ Tô, lấy thân mình chén bánh pháo, chỉ khác nhau ở anh hùng Tô thì vô tư còn “anh hùng” QT thì cố ý. Bác nì đã cố ý không chịu nhìn nhận sự thật, rằng thì là cỗ pháo đang lăn.
Một sự thật nữa, một sự thật trần trụi đương thời của xã hội VN, mà đó mới là nguyên nhân chính để vị Tiến sĩ họ Cù bất bình và dấn thân.
Những bất công, những bất hợp lý, những thụt lùi về đời sống tinh thần, vật chất xã hội thì những người Việt có lương tri chẳng thể không nhận thấy.
Và khí phách CHHV trước cường quyền (hay bạo quyền?) giống như các anh hùng ca từng biết cũng lại là một sự thật hiển nhiên nữa.
Vậy thì ai ngộ nhận ở đây nhỉ?
“Trăm nghe không bằng một thấy”. Những Gơ-Ben, Tăng Tử đã là trong sọt rác lịch sử rồi thì phải.
Chu Nam Cuong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét