Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

MỆNH LỆNH CỦA NHÂN DÂN

http://www.buudoan.com/2012/06/menh-lenh-cua-nhan-d.html




Lâu lắm mới nghe được một câu nói có tính an ủi từ miệng một lãnh đạo cao nhất của đất nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rằng, phải thành công trong việc chống tham nhũng vì đó là “mệnh lệnh của nhân dân”. Mới chỉ là an ủi vì từ câu nói này đến thực tế còn xa lắm. Mà cũng chỉ là toa thuốc xoa bóp lúc cơn đau hành hạ, chứ còn để chữa lành căn bệnh ung thư di căn phải cần đến phép màu. Nhưng thực tế vẫn có người khỏi bệnh ung thư đó thôi? Vậy vẫn còn hy vọng được chăng? Có con đường nào cho Việt Nam? Bây giờ ai tìm ra con đường đó dám chắc được giải nobel lắm?
Nhìn vào cuộc sống thì mệt mỏi lắm rồi, kiệt quệ lắm rồi. Đất đai, tiền bạc bị ăn cắp, ăn cướp, cái đói nghèo như bệnh kinh niên. Kinh tế giờ đây như chiếc xe lao xuống dốc không phanh. Bao giờ thì vực dậy để có ấm no, hạnh phúc? Tôn giáo cũng vẽ nên một thiên đường chưa ai thấy. Nhưng tôn giáo bảo đảm cho mọi người một khán chiếu vào thiên đường đó bằng đạo hạnh, hướng thiện. Còn thiên đường mà bao năm đất nước này vẽ ra cũng sẽ không bao giờ ai trông thấy, mà chỉ luôn là “định hướng”, là “con đường tất yếu”. Nhưng khán chiếu, visa của người dân vào thiên đường đó bị gán cho đói nghèo, còn quan chức là tiền tài không kể xiết. Không một đạo hạnh nào được thiết lập kể từ khi thiên đường ấy hình thành trên câu nói cửa miệng. Kể đến là tội ác, giả dối, nghèo đói, bất công, thiếu minh bạch, áp đặt, đểu giả…lên ngôi.
Chưa khi nào tội ác nhiều và kinh hoàng như bây giờ. Càng ngày càng gia tăng số lượng và “chất lượng” tội phạm. Một xã hội rất dễ tổn thương và tâm hồn con người nhiều đau đớn, lo âu, nghi ngờ, hoang mang. An ninh, mạng sống con người mong manh và thiếu an toàn hơn bao giờ hết. Đến như trụ sở an ninh, cảnh sát (nơi bảo vệ an ninh, bảo vệ tính mạng người dân) mà người dân sợ nhất khi vào đó thì thử hỏi ở đâu là an toàn?

Nơi đào tạo con người thì tranh cãi năm này qua năm khác, qua mấy mùa Quốc hội mà vấn nạn “đồi Ngô” vẫn tái diễn, ngàng càng trầm trọng hơn. Vậy con người được giáo dục từ môi trường đó sẽ ra chất lượng và sản phẩm gì? Thế mới hay từ cái lò giáo dục đó mới cho ra lũ cán bộ mua tàu Hoa sen, mua ủ nổi rác rưởi, ăn cắp, thất thoát hàng ngàn tỷ đồng là hợp logic. Chỉ có nền văn hoá và giáo dục đó mới có những người chỉ biết nói câu “rút kinh nghiệm”; “chỉ là hịên tượng cá biệt”; “tôi xin nhận khuyết điểm”; “đây là quyết định của chung”…mà không hề hổ thẹn và không bao giờ có văn hoá từ chức…Nói như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “công tác quản lý cán bộ có vấn đề”. Có vấn đề bao năm nay rồi chứ có phải gần đây đâu? Giải quyết tồn đọng của mấy mươi năm thế nào đây? Bởi sau mấy mươi năm xây dựng con người mới XHCN mà đất nước bi bét thế này thì biết con người mới của nền giáo dục ấy là ra sao? Nhưng đổ tội cho một mình ngành giáo dục e không công bằng. Giáo dục cũng bắt nguồn từ hướng đi của đường lối, chính sách mà thể chế qui định. Nhiều người nói về lỗi hệ thống rồi. Nói đến nhàm mấy năm nay nhưng có suy xuyển gì đâu? Thay hệ thống là thay đổi tư duy. Thay đổi tư duy là bắt đầu từ hy sinh quyền lợi của nhóm lợi ích, của quan chức? Ai dám nào?
Nhân dân chỉ có một mệnh lệnh: Hãy lột mặt nạ dối trá, tham lam, tham nhũng của từng quan chức xuống.
Nhân dân có thể tha thứ cho người hồi đầu. Nhưng sẽ không tha thứ cho hành động che dấu và ngụy tạo tội ác.
Liệu có được chăng? Vì như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói: “Chúng ta không có con đường nào khác, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thành công. Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm”.
Hy vọng đây không phải là bánh vẽ như rất nhiều bánh vẽ mà nhân dân đã phải gánh chịu dù “ông chủ” đã “được phép” ra mệnh lệnh cho đám “đầy tớ” nhiều năm trước đây…

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM NÀO?

Tuyên cáo của những người khởi xướng "Con đường Việt Nam" kêu gọi cộng đồng thực hiện giải quyết 2 vấn đề chính "Chấn dân khí, nâng cao dân trí" và "Quyền làm người".

Hai vấn đề chính yếu này trong tuyên cáo đúng đang là vấn nạn của xã hội VN đương đại, dù có vẻ đã cũ mèm, bởi đã từ rất lâu, kể từ khi Phong trào Đông du - Đông Kinh Nghĩa Thục, rồi ngay cả từ ngày có Nước VNDCCH cho tới khi thống nhất trở thành CHXHCNVN.
Về ĐD -  ĐKNT của các Cụ Phan khỏi phải nhắc lại nữa, nhưng Phong trào diệt dốt sau Gỉam tô - CCRĐ rồi quá trình phát triển của Giaó dục nói chung, Đại học & Trung học chuyên nghiệp trong các thời kỳ, rồi cả chủ trương "Thành thị hóa Nông thôn"... chẳng phải chính quyền với sự ủng hộ của toàn dân MỘT THỜI cũng đã muốn chấn dân khí, nâng cao dân trí là gì! Còn quyền làm người? Chả phải ngay trong Quốc thiều "Độc lập. Tự do, Hạnh phúc" và Chính quyền nhà nước do Đảng CS độc quyền độc tôn cũng đã ký vào Tuyên ngôn Nhân quyền của LHQ đó thôi!
Vậy, Tuyên ngôn phong trào Con đường VN  hà cớ chi xiển dương những vấn đề quá quen thuộc? Phải chi Dân khí, Dân trí và Quyền Người của gần trăm triệu dòng giống Lạc Hồng đang khủng hoảng và lụn bại?
Nếu đúng thế thì tại sao khi ông LTL kêu gọi cộng đồng và mời các nhân sĩ trí thức, những tên tuổi đầy uy tín xã hội bởi những hoạt động XH của họ lại bị đa số không hãnh diện và từ chối cùng với sự dè bỉu của vô khối người?
Nếu đích thị là một nhân vật dám hiến cuộc đời cho cộng đồng thì thử hỏi liệu có hành xử như ông LTL- người kích hoạt Phong trào? Nếu giả như sau khi được đặc xá tha tù chừng 1 thời gian đủ để xúc tiến mọi việc cần thiết, nhân vật xã hội của chúng ta - bằng nhiều cách - mới kích hoạt Phong trào, thì dư luận sẽ như thế nào?

Sự sốt sắng quá mức trong hoạt động xã hội - kể cả khi mang hình thức phong trào - là điều ấu trĩ, thế nên các luồng dư luận hầu như đồng loạt đều phản ứng bởi sự chương chướng nào đó, dù những kêu gọi, mời mọc và những v/đ trong tuyên cáo vẩn đủ đầy tính nhân văn & hấp dẫn.

Đầy rẫy những nghi hoặc là không thể tránh khỏi. Cớ nào mà một người đã nhận tội "tổ chức, tàng trữ tài liệu, tuyên truyền lật đổ chế độ" vừa được tha tù, nhận đặc ân của chính quyền mà dám phát động ngay cái Phong trào, mà theo đó, đã phủ nhận những thứ vốn là mục tiêu tối thượng của xã hội chiếm đầy trong mọi mào đầu các chủ trương chính sách của chính quyền. Một phỉ báng hàm ý bộ máy nhà nước là vô dụng (tối thiểu ở ý về dân khí, dân trí và nhân quyền) mà có thể khơi khơi vậy ư?

Thế nên, nhiều người huỵch toẹt đây là một cái bẫy. Người khác thì cho rằng nếu không phải vậy thì nhân vật xh LTL hẳn phải rất khùng theo phân tâm học, ý là người có tâm sinh lý bình thường không hành xử thiếu logic như vậy.
Lại có ý kiến nhìn rộng ra rằng, đây là trò mèo, đòn gió của Đảng để cho Mỹ và nhân loại biết rằng, ở VN tự do cực kỳ, mọi tư tưởng khác biệt - nhân quyền được tôn trọng ...bla bla ...để thuyết phục đối tác  hầu mua được vũ khí tối tân của nhu cầu (theo 1 đ/k của Mỹ) :-D
Còn có người lạc quan nữa chứ, rằng là đây có thể là điểm son của các nhân vật cấp tiến, bật đèn xanh để thai nghén cho một xã hội đa nguyên trong tương lai, híhí. Thật là vui quá thể.






Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

NHẬN THỨC, Ý THỨC & PHẢN THỨC

Những gì nói về Nhận thức, Ý thức thì đầy và tràng giang đại hải ở các sách vở và tài liệu về Phân tâm học, cần thêm thì cứ gúc gồ là ra khối. Đây chỉ nói téo về Phản thức, một khái niệm vừa cũ vừa mới, ít thấy.
Cũ - bởi theo nghĩa thông thường bằng cách ghép ý nghĩa  ngôn từ, ai cũng hiểu mài mại rằng: Phản thức chắc là một cách tư duy ngược với nhận thức hoặc ý thức với ý phủ định. Mới - bởi thời gian gần đây, khái niệm này được một số người gán cho luồng tư tưởng muốn thay đổi một số quan niệm hoặc muốn xét lại tính chân lý trong một và học thuyết được coi là tuyệt đối đúng.

Song để mạch lạc, cũng cần dạo nhẹ qua những gì  nguyên căn thuộc đặc - ưu tính của Loài có trí tuệ - Người.

Nhận thức là 1 quá trình. Sự hoạt động của các giác quan thông qua các đầu mối nơ - ron thần kinh được tích cóp và mã hóa. Những cảm giác cụ thể (hình khối, màu sắc, nóng lạnh, nông sâu...vv) và trừu tượng (khó dễ,  xấu đẹp, khó dễ, nguy an...vv) trong chuỗi vận động sống sẽ được đúc kết bằng những phản xạ vô thức để hình thành một nền tảng của Ý thức.
Nhưng, như bản chất tuyệt đối của Vũ trụ là Chuyển động, thế nên khi không ngừng chuyển động - cả hành động và tư duy - Nhận thức của con người luôn được bồi bổ để nâng tầm Ý thức. Ý thức tự biết cần gạt bỏ, né tránh cũng như giữ lại và phát triển để tích cực giải quyết những phạm trù Cái gì, Thế nào, Khi nào, Bao nhiêu và Ở đâu để hành động cho mục đích sinh tồn và phát triển.

Song trong thâm căn cố đế, các phản ứng sinh hóa thần kinh trời ban của con người nhiều khi như thiếu chất xúc tác, kết quả là Nhận thức và Ý thức bị trơ lỳ và tư duy con người trở thành chủ quan, bảo thủ. Dù thế, do Ý thức có tính kinh nghiệm sau những hành động thành công hoặc thất bại, Ý thức sẽ biết chối bỏ những hành động lỗi có hệ quả từ Nhận thức lỗi, cũng có nghĩa là một phần Ý thức được hình thành từ những Nhận thức ấu trĩ bị phủ định: Đó chính là Phản thức.

Vậy thực ra, ngắn gọn có thể nói thế này: Phản thức là phần Ý thức được nâng cao khi tự phủ định (nói hình tượng là "phá vỡ")  phần Ý thức ấu trĩ được kiểm chứng từ thực tiễn quá trình vận động của cuộc sống con người.
Cũng có thể nói rằng, Phản thức tẩy rửa Ý thức nhằm để Ý thức đạt đến tuyệt thiện tuyệt mỹ, tiệm cận vớí Ý NIỆM TUYỆT ĐỐI của Mẹ Thiên Nhiên.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

CÓ VẺ QUEN QUEN :)

Sự tan rã và sụp đổ của Trục - Phe XHCN cùng lúc với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, công thêm những vấn nạn toàn cầu chồng chất (kinh tế, tiền tệ, năng lượng, môi trường...) buộc các nhược quốc phải xác lập lại vị thế của mình trong một thế giới phẳng.
Một loạt các nước đã tranh thủ thành công trong lúc giao thời để thủ mình khi đứng tên như một cường quốc nguyên tử, nhưng vấn đề cốt yếu cũng vẫn chỉ là để giữ mình khi thế giới chỉ còn một trục quay duy nhất do Mỹ - NATO nắm quyền nhấn nút.
Sự trỗi dậy và thức tỉnh sau giấc mơ đỏ Mac-Lê-Maoism của Trung Quốc chỉ kịp để Mỹ và các đồng minh xét lại và điều chỉnh các chiến - sách lược chung dù vẫn phải giải quyết các bất đồng về lợi ích cục bộ, nhưng bản thân Trung Nam Hải cũng đang giật mình khi Khối Thượng Hải hữu danh vô thực bó tay trước sự khuynh đảo của Mỹ - NATO ở Bắc Phi và Trung Đông trong vòng chục năm qua.
Sự hung hăng của chính quyền Bắc Kinh với các lân bang trong hiện tại không gì khác thể hiện tinh thần cố đấm ăn xôi trong kế sách lâu dài trong khi tìm phương án cải cách sự toàn trị của cái gọi là Đảng cộng sản TQ vốn thực sự đã, đang bị phân hóa trầm trọng. Mặt khác, cuộc sống của hơn tỷ người không còn bình lặng khi bị phân tầng mãnh liệt trong không gian sống cùng các nhu cầu thiết thân. Những cuộc nổi dậy có tổ chức hoặc tự phát đã rộng khắp, từ thành thị tới nông thôn, từ các đặc khu kinh tế tới các vùng tự trị buộc các chính khách cấp tiến trong ĐCSTQ đòi hỏi một thay đổi lớn về thể chế chính trị của mình.
Trong bối cảnh đó, Hiến chương 08 ra đời. Một trong những người soạn thảo và công bố Hiến chương được Trung Nam Hải chiếu cố tội chống chính quyền, cầm tù và phủ nhận quyết định của Hội đồng Giaỉ Noben Hòa bình.
19 vấn đề xã hội của HC08 có vẻ rất gần gặn với những vấn đề của VN, ngoại trừ nội dung 7 có vẻ chi tiết và máy móc, nội dung 18 không thích hợp, còn lại, các cụ nhà ta hoàn toàn có thể nghía  để dễ bề xử dụng thứ vũ khí sắc bén nhất của Đảng CSVN- đảng cầm quyền: Phê và Tự phê. :))

Những v/đ đó có vẻ như đã có sẵn ở VN trong Hiến pháp 1946-VNDCCH, điều đó chứng tỏ Nhóm trí thức TQ do Lưu Hiểu Ba đại diện không chịu học tập hàng xóm láng giềng gì cả hì hì, những nội dung đó đây nè:

  1. Sửa đổi Hiến pháp;(VN đang tiến hành?-1 đặc trưng của Thay đổi)
  2. Phân quyền;
  3. Dân chủ lập hiến;
  4. Tư pháp độc lập;
  5. Kiểm soát xã hội đối với công chức;
  6. Bảo đảm quyền con người;
  7. Bầu cử các quan chức trong bộ máy công;
  8. Bình đẳng Nông thôn - Thành thị;
  9. Tự do lập hội;
  10. Tự do hội họp;
  11. Tự do ngôn luận;
  12. Tự do tôn giáo;
  13. Giáo dục toàn dân;
  14. Bảo vệ quyền sở hữu tư nhân;
  15. Cải cách Tài chính và thuế;
  16. An sinh xã hội;
  17. Bảo vệ môi trường;
  18. Chế độ Cộng hòa liên bang; ( Với VN cái này có thể là Cộng hòa hoặc dân chủ đại nghị?)
  19. Hoà giải dân tộc.  

The Green Virgin - Pachamama

The final balance between Common Law and the Law of Mother Nature
by Niki Raapana, June 14, 2012





CAPITALISM:  many rights and not enough responsibilities, 
COMMUNISM:  not enough rights and too many responsibilities.

Note: Có một sự nực cười hiện hữu. Khi các nhà tư bản nghe câu này, họ thường chỉ nhe răng mà rằng "Chúng tôi đang thay đổi"; còn các chiến sĩ cộng sản thì nghiến răng và phán "Đồ phản động!" hehe

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

NHẠY CẢM ?


"Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, phải có quan điểm và cách nhìn toàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng; tránh tư duy tư biện, xa rời thực tiễn." (Trích Nguyễn Phú Trọng)
Cần phải thay từ "nhạy cảm" trong câu bằng từ "thiêng liêng" để phản ánh đúng tầm quan trọng, đảm bảo tính khoa học, sự đàng hoàng và minh bạch của công việc soạn thảo -sửa đổi Hiến pháp.

"NHẠY CẢM " trong tiếng Việt thường được hiểu như sau :
- Trong Giải phẫu sinh lý: Nơi tập trung dày đặc các mút thần kinh của ngũ giác...; Thí dụ: Vùng nhạy cảm của xúc giác là ở...nách :) ; của vị giác đắng là mặt trên đầu lưỡi, ngọt là đầu ...vv _:)
- Trong văn hoá nghệ thuật: là những v/đ, hình ảnh, hình tượng... dễ gợi liên tưởng sai lệch với ý nghĩa cần phản ánh...vv
...
...
Thế thì trong diễn văn cùa TBT ĐCSVN NPT, tại sao lại có từ "nhạy cảm"?
Phải chăng ông í muốn chỉ ra rằng, công việc soạn-sữa Hiến pháp là công việc dễ gây đụng chạm, kích thích...làm sai lệch ý nghĩa, chức năng vốn có của Hiến pháp? Hay, không khéo sẽ ảnh hưởng đến quyến lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng Sản? Hay là sẽ làm sáo trộn những lợi ích phe nhóm đã được cấu kết hình thành trong 37 năm qua?
Dù gì thì gì, trong mọi công việc thuộc khoa học, nếu tránh né nhạy cảm sẽ dẫn đến khuất tất và cuối cùng sẽ tất yếu là dối trá.

Soạn thảo - sửa đổi Hiến pháp là công việc thuần tuý khoa học (xã hội) và KHÔNG CÓ GÌ L;À NHẠY CẢM NẾU MINH BẠCH VÀ CÔNG TÂM.
Những người SOẠN THẢO hIẾN PHÁP sẽ không thể XÂY DỰNG ĐƯỢC 1 HIẾN PHÁP RA HỒN  nếu còn tưởng tượng  ra "vùng nhạy cảm" ĐỂ né tránh !

Luật pháp nói chung phải soi rọi được mọi ngóc ngách của cuộc sống xã hội, đảm bảo cho xã hội thái hoà và phồn thịnh ở bất kỳ thể chế chính trị nào.

Túm lại, các trợ lí của ông Trọng nên biên tập câu trên thành :
"(Sửa)Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, thiêng liêng..."

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

“You’re not special” - “Các em chẳng có gì đặc biệt”




TT - Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.



Thế nhưng, bài phát biểu của David McCollough lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough.

Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như “Chúng tôi rất tự hào về các em”, “Các em rất tài năng”, “Thế giới là của các em”..., ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”.

Wellesley High là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ. David McCollough Jr là con trai của nhà sử học - nhà văn David McCollough, người từng đoạt giải thưởng Pulitzer.

Trước các học sinh của mình đang xúng xính trong bộ đồng phục tốt nghiệp giống nhau, đang háo hức cầm trên tay tấm bằng, McCollough dõng dạc nói rằng “Các em chẳng có gì là đặc biệt”, “chẳng có gì là phi thường”! Một gáo nước lạnh như được giội xuống mọi thành tích vẻ vang của trường!

Được chăm bẵm quá mức

Trước bao ánh mắt mở to sửng sốt, McCollough điềm nhiên nói tiếp: “Các em đã được hầu hạ tận miệng, nâng niu mỗi ngày, được nuông chiều, được bảo bọc cẩn thận. Vâng, người lớn đã ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng... cho các em. Họ dạy dỗ, hướng dẫn, lắng nghe, động viên và an ủi các em. Các em được nâng niu, phỉnh phờ, dỗ ngon dỗ ngọt, được nghe toàn những lời nài nỉ.


Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!”.

Đến đây, McCollough dẫn các học sinh vào một hiện thực đang chờ đợi mình. “Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên... Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là “cái đinh” gì”.

McCollough dẫn dắt tiếp: “Người Mỹ chúng ta giờ đây yêu các danh hiệu hơn là những thành công thật sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực, hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị trí tốt hơn trong xã hội... Hậu quả là chúng ta đang coi rẻ các trải nghiệm đáng giá, thế nên việc xây dựng một cơ sở y tế ở Guatemala trở thành chìa khóa để chạy xin vào học tại Bowdoin (học viện nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ) hơn là việc này vì cuộc sống của người dân Guatemala”.

Hạnh phúc không tự tìm đến

McCollough nhấn mạnh mục tiêu thật sự của giáo dục không phải đem lại lợi thế vật chất mà là sự hiểu biết, yếu tố quan trọng của hạnh phúc. “Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có”.

Sau khi khuyên các học sinh hãy tiếp tục đọc sách thường xuyên, phát triển ý thức về đạo đức, khẳng định cá tính, dám ước mơ, làm việc chăm chỉ và tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình, McCollough nhắc nhở: “Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em.


Các em hãy nhớ rằng những người tạo dựng nên nước Mỹ đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu là một động từ, và tôi nghĩ các em sẽ không có nhiều thời gian để nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên YouTube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”.






<><><><><><> <><><><><><> <><><><><><>

Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng

McCollough khẳng định. Trả lời phỏng vấn Fox News, McCollough giải thích ông muốn các học sinh hiểu rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời.
SƠN HÀ (Theo The Swellesley Report)

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

BÀI CA NGƯỜI NÔNG PHU






Lật đất

Những luống cày tít tắp chạy theo chân trời
Phơi ải
Nắng
Gió
Mưa
Xuyên qua đêm và ngày
Hít thở
Ánh sáng và bóng tối
Mùa mới tinh khôi
Cuộc sống sinh sôi.

Những tư tưởng cùng các chủ thuyết chỉ như là đất
Cỗi cằn
Dòng thời gian
Vô tư
Trôi
Những khái niệm
Những quan niệm
Hóa thạch
Rác rưởi
Phủ đầy dối trá
Hoang mạc
Lòng người.

Lật chủ thuyết lên phơi ải và đập vỡ những khái niệm những quan niệm đã cằn khô
Thời thủy sơ
Loài người bước qua nỗi sợ ma quỷ và thánh thần
Dám một lần
Lật đất!











Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

NHỮNG MẢNH THỜI GIAN


I.

Tự nhiên mở mắt thức. Một không gian lạ hoắc mờ nhoà ánh sáng xanh dịu của đèn ngủ. Đâu đây có những âm thanh quai quái. Hình như chính tiếng rên  ư ử đàn bà vá á á a đàn ông đâu đây làm hắn mất giấc.
Hắn ngồi sốc dậy. Đầu óc bã đậu của hắn cố gắng vận hành, móc nối và chắp vá những mảnh thời gian gần nhất. May là hắn vẫn nhận ra mình ngay khi nãy.
Hắn đang ngồi trong phòng khách nhà P.

Trưa hôm qua.
-  Alô, rảnh không qua đây nhậu thịt hổ.
-  Kiếm đâu cái thứ quái quỉ đó vậy?
-  Cứ sang đây thì biết.

Một cái lưỡi giống lưỡi heo to nhưng sần nhám và một tảng đỏ au như thị bò già vuông vức cỡ 2 viên gạch thẻ. Là những phần từ một con hổ xấu số nào đó. Tất cả được luộc kỹ, chung với cải bẹ đắng, sau khi được vớt ra sẽ chế biến tuỳ hỉ theo các cách thức của thịt bò.

Bạn kể đậy là "lộc" râu ria từ phần quà của đám đàn em thân tín cung hỉ cho một sếp vừa trúng chức tối quan trọng. Quãng đường 300 cây số  về quê tạ mộ ông nội linh thiêng phù hộ độ trì hơi vất vả. Cần phải bồi bổ thêm để đàn anh phẻ mạnh. Sức khoẻ của anh là tài sản quí báu mang tính quốc gia. Chúng nó nhâu nhâu thế.

Chi tiết cuối cùng nhớ được là lời giao hẹn của hắn với mấy bạn vàng. Tao mần gọn ly này rồi  vìa. Mà sao giờ này hắn lại nằm đây. Lịm sỉn, ngất tại chỗ ?

Đèn bật sáng choá, P. toe toét. Tỉnh rồi à? Ờ, tại các cậu "cãi nhau" như ngựa làm tớ hết say, hết ngủ được luôn. Nhà vắng trẻ thoải mái nhẩy. Đúng thế đấy. Ông bạn nháy mắt. Ngủ tiếp đi nhé. Thôi, tớ về đây. Ba giờ sáng rồi, về chi. Hay uống tiếp? Hay cà phê? Thôi mà, mày làm tiếp đi, mở cổng tao về.


II.

Phố xá ban đêm thật thanh bình. Mát rượi. Không gian hình như rộng rãi hơn bình thường,  hai bên vỉa hè thoáng đãng sạch sẽ không một chút vướng víu. Thỉnh thoảng 1 xe hơi hoặc một xe máy vụt qua. Thoang thoảng mùi lý dạ hương. Không phải. Hoa bưởi? Càng không. Ờ, chắc chắn là nguyệt quế. Ấm áp và phấn chấn thế này cơ mà

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Vương Trí Nhàn nói về "TRƠ TRÁO & RÁO HOẢNH"


Thuở chưa có cân bàn, các chợ ở xứ ta chỉ dùng một loại cân thô sơ, gồm một cái cần có khắc hoa thị và có một cái đĩa nhỏ.
Tôi nhớ một câu đố vui Có cây mà chả có cành – Từ gốc đến ngọn rành rành những hoa – Người bán thì bảo rằng già — Người mua thì bảo thực thà còn non.
Câu giải đúng là cái cân.

Những ngày này, thỉnh thoảng tôi lại nhớ đến câu đố cổ đó. Không phải để tìm hiểu về tư duy kinh tế của người mình. Mà cốt ghi nhận một xu hướng trong giao tiếp.
Là hình như nay là lúc trong nhiều chuyện chẳng có đúng sai nữa. Tranh cãi nối tiếp tranh cãi. Ai cũng sẵn sàng bẻ queo sự thực, cốt sao bản thân có lợi.
Có những việc “ bánh đúc bày sàng”, giữa thanh thiên bạch nhật rành rành ra thế, mà cứ mỗi bên nói một khác, và người nào cũng chỉ biết có lý lẽ của mình. Người mắc tội bị bắt quả tang, vẫn cứ tìm cách chống chế, luồn lách, cãi chày cãi cối, làm như mình không có liên quan gì đến thứ tội lỗi đó, phủi tay nhẹ nhàng như phủi bụi.
Trong dân gian người ta gọi đó là lối nói ráo hoảnh.
Chẳng hạn chỉ có thể gọi là ráo hoảnh là cái sự việc năm trước, Bưu điện một số tỉnh móc ngoặc với gian thương mua thiết bị như mua mớ rau mớ cá, khai tăng giá hàng mua vào để chia nhau, đến lúc bị phát hiện thì mấy ông ký giấy mua chỉ nhận: “Chúng tôi hơi không được cẩn thận“ “Chúng tôi chưa có kinh nghiệm“.
Nghe kể là ở một tỉnh nọ, khi một đại biểu hội đồng nhân dân chất vấn “Sao tham nhũng ghê thế ?“, thì một quan chức đầu tỉnh, với cái giọng thản nhiên, cho một câu xanh rờn: “Làm gì mà nhiều ? Có thấm thía gì đâu so với thành tích mà chúng ta đạt được “…
Sau cái trơ tráo trong thái độ, vẻ ráo hoảnh trong lời nói bộc lộ như vậy cho thấy người ta không coi dư luận là cái gì hết. Rồi mọi việc sẽ cứ theo nếp cũ mà làm. Tức những mưu toan, những áp đặt, những dối lừa… lại tiếp tục trong bóng tối.
Trong giới cầm bút của tôi có trường hợp nhà thơ kiêm nhà viết kịch T.Đ. Từ thời tiền chiến, ông không chỉ nổi tiếng về những trò chơi động trời, mà còn vì lì lợm trong việc chối tội và giỏi đánh tháo.
Nghe kể rằng có lần ông vào nhà bạn, ăn nằm với vợ người ta và…bị bắt quả tang. Giá kể người khác thì mặt sẽ dại đi, cả người chết điếng, van lạy xin tha. Song ông vẫn không có gì hoảng hốt. Bảo đợi tôi mặc quần áo đã. Và mặc xong thì thản nhiên nói rằng tôi vào chơi, nói chuyện đỡ buồn, có gì mà phải ký vào biên bản.
Thế thôi, rồi lững thững ra về.
Chẳng ai làm gì được ông cả!
Nói thật, theo dõi nhiều vụ tham nhũng và cứu tham nhũng thời nay, tôi ngờ hoá ra kinh nghiệm của T.Đ trong cái chuyện kín đáo kia, được nhiều người áp dụng khá thuần thục.
Trong Cổ học tinh hoa có một mẩu chuyện về sự hàm hồ trong ăn nói và ứng xử của con người.
Một người lục tủ, thấy mất cái áo thâm, liền ra đường tìm. Thấy một người đàn bà mặc áo thâm anh ta níu lại đòi.
Chị ta cãi: “Áo tôi mặc đây là áo của tôi chính tay tôi may ra “.
Anh kia đáp lại: “Cái áo thâm của tôi mất thì dầy, áo chị thì mỏng. Lấy cái mỏng đền cho cái dầy là hợp quá, còn phải nói lôi thôi gì nữa “.
Theo các tác giả Cổ học tinh hoa mất áo trong nhà lại ra đường tìm là một việc buồn cười;
mất áo đàn ông mà đòi áo đàn bà là chuyện buồn cười thứ hai;
mất áo dầy mà đòi áo mỏng là chuyện buồn cười thứ ba.
Tóm lại, sự vụ lợi làm cho người ta mờ cả mắt quên cả phải trái, cái gì cũng dám làm cái gì cũng dám nói.
Tôi muốn bổ sung thêm, đây cũng là một ví dụ kinh điển để hiểu về sự trơ tráo và lời lẽ ráo hoảnh của con người phương Đông. Trong những trường hợp như thế này, nó thật đã vượt lên trên hết mọi cách xử thế thông thường.
Bạn có biết những lúc ráo hoảnh như thế người ta trở nên thế nào không?
Tôi thường mang tiếng là ác khẩu, chỉ thạo moi móc cái xấu của mọi người.
Để chứng tỏ là mình đã tu tỉnh lại, trong trường hợp đang nói, tôi cố vắt óc để tìm ra một liên tưởng tạm gọi là đèm đẹp một tí.
Và tôi nhớ đến những đứa trẻ.
Nói một cách văn hoa và mỹ miều như các nhà thơ, thì khi trơ tráo và ráo hoảnh trong các vụ làm ăn, nhiều người chúng ta đang trở về giống như tuổi ấu thơ của ta vậy.
Người lớn nào chẳng nhiều lúc bực vì có nhiều chuyện dạy mỏi mồm mà trẻ không nghe, ngược lại có những chuyện chẳng cần bảo, nó đã bắt chước mình thành thạo.
Ví như trong việc nói dối, thôi thì chúng học nhanh lắm.
Đôi lúc trong cơn liều lĩnh, chúng không ngại mở tủ hoặc lục áo, thó của bố mẹ vài đồng tiêu vặt. Bị bắt quả tang, chúng trưng ra bộ mặt hồn nhiên
-- Ơ ! Con cứ tưởng …
-- …
--Thế à, thế mà con không biết.
Giờ đây khi bị tố là tham nhũng, nhiều người lớn cũng giả bộ ngây thơ rất giỏi
--Ơ ! Tôi cứ tưởng…
-Tôi đâu có biết .
Nghĩa là họ đang trẻ con trở lại. Chỉ có chỗ khác là trẻ con xưa thường chỉ “con không biết “ trước một vài đồng lẻ, còn người lớn bây giờ thì “ tôi đâu có biết “ khi bỏ túi cả ngàn tỉ.
Tới đây chắc có bạn cũng như tôi, nhớ lại lời than vãn thiên tài của Tản Đà “Dân hăm nhăm triệu ai người lớn – Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con “.
Thật đã rõ, bọn người ráo hoảnh hôm nay, cũng là một lũ trẻ mất nết, mãi không chịu lớn, và càng càn rỡ hư hỏng, càng còi cọc không bao giờ lớn nổi.
Lũ trẻ ấy, sau cái vỏ bề ngoài non bẽo đã già cỗi tự lúc nào không biết, song lại chuyên phô cái vẻ trẻ con ngây ngô ra để chối tội.
Tối tăm mày mặt trước những món lợi lớn, cái gọi là lũ trẻ ấy sẵn sàng trở nên độc ác như những bạo chúa.
Dựa trên bản in trong Những chấn thương tâm lý hiện đại, 2009,
có sữa chữa đoạn cuối, 6-2012

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

CHỨ CÒN GÌ NỮA! (CNC)

Hỡi những vĩ nhân, những con chim đầu đàn, những tài hoa dân tộc, tinh hoa trời đất, những phúc lộc của tổ tiên, những hả hê giải thưởng, những đỉnh cao chói lọi, hỡi những nhà thơ cuồng, những văn nhân chờ đợi Nobel... nhân dân ngu muội chỉ riêng các anh các chị là thuông tuệ, nhân dân lầm than chỉ các anh các chị là vô can... đã đến lúc sám hồi rồi đó !


                                                                Ngô Minh

LỖI TẠI CHÚNG TÔI !

Nghĩ về chiến dịch Mậu Thân 1968, nhà thơ Chế Lan Viên hỏi: “Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người?” Và ông tự trả lời: “Tôi! Tôi/người viết những câu thơ cổ võ/Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong”.
Vâng, nhà thơ vĩ đại ơi, lỗi tại chúng tôi, những nhà thơ, nhà văn đã hùa theo ông tụng ca cái chết mà không biết mình đã góp trí tuệ làm cho cái chết trên đất nước này nhiều thêm ! Hu hu…

*
Nhà thơ Phùng Quán kể chuyện bọn tham nhũng, dối trá đang lúc nhúc nẩy nòi , rồi nhà thơ cạn chén ngậm ngùi :” Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi. Tôi đã không có những áng văn chương thật xúc động để bọn tham những, độc ác, bọn dối trá, lẹo lươn, đọc là khóc , là quyết tâm “làm lại cuộc đời”…
Vâng, xin giơ tay đồng tình với Phùng Quán : Lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm làm cho bọn bất lương rơi nước mắt, cho chúng biết “đi với nhân dân” như nhà thơ “Lời mẹ dặn”…

*
Nhà thơ Tuân Nguyễn đạp xe đạp đi bỏ báo cho người bán báo buổi sáng. Bỗng một chiếc xe ô tô con rẽ ngang không còi, không thèm quan sát, đâm vào làm anh ngã gục bên đường. Trước khi chết , anh thều thào :” Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi. Đừng bắt anh lái xe đó…”
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm làm cho bọn lái xe độc ác đọc là rơi nước mắt, để chúng biết thương người đi đường. Chứ như bây giờ tim chúng đã thành sắt .

*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm thật hay, làm cho các quan chức Hải Phòng, Tiên Lãng đọc là phải khóc , phải thương những người nông dân như anh Đoàn Văn Vươn suốt tháng năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có được mấy héc-ta đầm nuôi thủy sản kiếm sống, để không có việc cưỡng chế bất công, bất minh, bất nghĩa….

*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm thật vĩ đại về nông dân , làm cho lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Giang, ngàn chiến sĩ công an nhân dân đọc phải khóc, phải thương người nông dân như bố mẹ ông bà tiên tổ mình, để ném dùi cui, roi điện, súng bắn hơi cay xuống sông, không xông vào cuộc cưỡng chế bạo tàn , vung cả dùi cui, hơi cay, roi điện vào mặt nông dân , nhà báo, coi họ như cầm thú, bởi đồng tiền đã làm họ hóa đá dây thần kinh nhân tính.

*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm thật hay, thật xúc động làm cho quan lại quận Cái Răng, Cần Thơ và doanh nhân Công ty Cổ phần Xây dựng số 8 (CIC 8) thuộc Bộ Xây dựng đọc phải mủi lòng, khóc trước trang văn, để đến khi họ nhìn mẹ con bà Phạm Thị Lài cởi trường giữ đất , họ phải biết xót thương , không sai vệ sĩ lôi hai mẹ con khỏa thân xềnh xệch như lôi hai con vật …Ôi, văn hóa Việt đang trở về thời hồng hoang rừng rú ? . Vâng, lỗi tại chúng tôi…

*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm thật hay, thật xúc động làm cho những cha nội như Tổng Giám đốc Vinashin Pham Thanh Bình, Vinaline Dương Chí Dũng cùng đồng bọn và quan thầy đã rót vốn vô tư để chúng vơ vét, làm giàu, cho chúng biết thương nước đang nghèo, thương dân còng lưng đóng thuế… Để cho cơn lũ tham lam đã cuốn rỗng hồn người . Ôi lỗi của chúng tôi. Lỗi của chúng tôi…

*
Tổ Quốc Việt Nam ơi, ngàn lần tha tội cho chúng tôi , những nhà văn, nhà thơ của nhân dân , ăn cơm uống nước nhân dân, từng no đới rét lạnh với nhân dân, từng cầm súng chiến đấu cùng nhân dân, nhưng cả đời chỉ biết viết loại văn chương “phải đạo”, làm cho thầy Hoàng Ngọc Hiến bực mình, nên không có những tác phẩm chân thật, xúc động để làm cho bọn tham những, bọn “lợi ích nhóm” chuyên ăn cướp đất của dân, đọc phải khóc, phải biết thương nước thương dân, bỏ bút không ký, bỏ tiền không tham …

Ôi …
Lỗi tại chúng tôi
Lỗi tại chúng tôi
Lỗi tại chúng tôi
           Blog Ngô Minh

NGHIỆN ?

Như là đang xúc tiến một công việc cụ thể nhất định với đầy hứng thú và đam mê. Những cảm xúc khi thành công hay thất bại ở từng công đoạn thường làm cho ta hứng chí, chủ quan hoặc chán nản, ... nhưng trên hết, kết quả cuối cùng mới là đích đến, và đó mới chính là điều quan trọng. Ai cũng biết vậy nhưng vẫn thường hay quên.
Để có một kết cục tuyệt mỹ như ý cho 1 mục tiêu, đương nhiên, ta phải có ý định, lên kế hoạch, xác định rõ ràng, chuẩn bị đầy đủ và bắt tay kiên định thực hiện.
Rất giống như thế khi ta chơi trên 1 par golf bất kỳ.

1 par golf được hạn mức ở 3, 4 hoặc 5 lần đánh (chạm bóng) tùy độ ngắn dài của 1 par ( dao động từ 100 yard tới 600 yard  <1 yard = 0,94 m>).
Khi âm thanh "pắc" phát ra từ cú đánh đầu tiên  trong, chắc và  gọn, ta biết ngay cú đánh đã thành công, ta dõi theo trái banh đang vút vào bầu trời xanh thẳm chỉ là để xác định mức hên-xui của điểm tiếp đất, mà địa hình fair-way quyết định banh trôi hay văng đi đâu. Dù thế nào thì thường banh vẫn trên fair-way, để ta vui vẻ thực hiện cú đánh tiếp theo. Nhưng trường hợp ngược lại không thành công? Nghĩa là cái tiếng động khó chịu của sự tiếp xúc, va đập giữa mặt gậy và banh không chuẩn, ta vẫn dõi theo để đánh giá mức rủi ro cùng hậu quả sẽ phải gánh chịu. Như khi khởi đầu 1 công việc không được suôn sẻ, ta cần bình tâm xem xét mọi khía cạnh để sửa sai, cú đánh tiếp theo trong một đ/k khó khăn, nếu đánh được như ý mong muốn thì vô hình trung, ta đã thực hiện tốt công đoạn đồng thời đã sửa hoặc đã cân bằng được trạng thái để hồ hởi thực hiện tiếp, tiến về mục đích. Nhiều khi éo le, chính cú sửa cứu này ta lại phạm sai lầm, đánh hỏng; khi đó từ sai sót lần trước cộng sai lầm lần này đã dẫn ta lạc vào lối hiểm. Nhưng Sự thúc bách của đích đến không cho phép ta bực bội chán chường, đơn giản là ta chẳng thể đổ thừa cho ai, tất cả là tự ta, do ta... vậy phải làm sao? Nếu cú đánh tiếp theo này chuẩn và chính xác như khả năng ta có thực và  từng tập dượt, (có thể) cùng chút may mắn, nghĩa là ta đã sửa được những lỗi lầm của quá khứ để ung dung thu lượm thành quả? Và ta đã vượt qua chính ta?

1 trong những yếu tố gây nghiện của golf là đây? Dù các nhà hoá-sinh chứng minh rằng, "hàng loạt các phản ứng hoá sinh trong bộ não tiết ra những hoạt chất làm người ta phấn khích lặp lại nhiều lần, để lại sự chực chờ, mong đợi tới mức đòi hỏi từ tâm sinh lý gọi là nghiện" có vẻ quá phức tạp! :)




BẢN CHẤT MỘT SỰ VIỆC?

Không đơn thuần chỉ là khập khiễng khi liên thông và so sánh hai hiện tượng của Cụ bà Lê Hiền Đức ở trụ sở bộ 4 T và nhóm Thương binh ở Viện Hán-Nôm. Có thể "góc nhìn khác(link)" có thâm ý muốn phản ánh hiện tượng lộn xộn, bất qui củ và bất thường trong 1 xã hội dân sự tiến bộ, song, khi muốn phân định ĐÚNG - SAI, TỐT - XẤU của một sự việc để rút ra những nhận định, kết luận mà cứ cố trộn lẫn nhiều sự việc không cùng bản chất thì có khác chi mưu mô của mẹ Cám cho Tấm nhặt, phân định  thóc gạo , không thế thì cũng là kiểu tư duy kém. :)

Một đằng nhóm thương binh đến để o ép, bắt người khác phải từ bỏ hành động, ý kiến của mình (ở Viện Hán Nôm), đàng kia, những người có cùng quan điểm, tự biết yếu thế, cố gắng trợ giúp lẫn nhau khi bị "triệu tập" tới cơ quan công quyền vốn đầy nghi kỵ  là 2 bản chất khác nhau dù có vẻ như cùng "làm ồn, làm loạn".

Bầu không khí của một xã hội dân sự bất minh có vẻ hao hao không khí của một gia đình hiền lương đang phải nuôi một con chó dại! :)

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Tản mạn về golf

Bài này có cái nhìn tương đối khách quan về golf VN hiện tại. Cắt dán để Titi và các bạn khác có thêm thông tin, đỡ phải tìm, :) Thỉnh thoảng tớ cũng sẽ viết thêm về golf nói chung và G.VN  theo cảm nhận và chủ quan of mine.



Quảng Thành (Mỹ)

-
Vừa qua, dư luận nước ta sôi nổi lên về việc Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng ra lệnh cấm nhân viên Bộ GTVT chơi golf vì cần để dành thời giờ, sức lực, tâm huyết giải quyết nhiều vấn đề bức thiết mà giao thông vận tải nước đang gặp phải như nạn kẹt xe, nạn xây dựng các công trình vừa kéo dài vừa kém chất lượng. Theo dư luận báo chí, rất nhiều người ủng hộ, nhưng cũng có những người phản đối lệnh này.

Bài viết này nhằm cung cấp một số dữ liệu về golf trên thế giới và nước ta và nêu ra một số nhận định về sự phát triển golf trong bối cảnh kinh tế xã hội nước ta hiện nay.

Nguồn gốc việc chơi golf

Nếu chỉ căn cứ vào việc chơi golf là dùng một cây gậy đánh vào một quả bóng liên tiếp nhiều lần để cuối cùng nó rơi vào một cái hố nhỏ thì các nhà sử học vẫn không thống nhất được nguồn gốc của golf vì có khá nhiều hình thức chơi tương tự của dân gian ở nhiều nơi trên thế giới từ xa xưa. Ngay ở Việt Nam ta, xưa cũng có một trò chơi dân gian mang tính chất tương tự là môn “đánh phết”, về sau trở thành một môn thể thao phổ biến trong các ngày tết, ngày hội. Tương truyền, từ thời Hai Bà Trưng, trò đánh phết đã được tổ chức để rèn luyện thể lực và mưu trí cho quân sĩ(1).

Nhưng hình thức chơi golf hiện đại thì được cho là có nguồn gốc từ Scotland, vì tại đó hiện còn lưu trữ văn bản đầu tiên về golf là lệnh cấm chơi golf năm 1457 của vua James II. Lý do cấm là vì ham chơi golf mà dân chúng và quân sĩ xao lãng việc học tập kỹ thuật bắn cung tên, kỹ thuật cần thiết cho mục đích quân đội thời bấy giờ(2).

Môn golf được người Pháp đưa vào nước ta năm 1920 khi kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard thiết kế một sân golf trên vùng đồi của thành phố Đà Lạt. Nhưng chỉ một số ít người Pháp và rất ít người Việt giàu có do thân cận với thực dân Pháp và đặc biệt có Bảo Đại, vua cuối cùng triều Nguyễn, mới chơi golf. Vì thế, môn golf vẫn xa lạ với tuyệt đại đa số dân Việt Nam ta, và không phát triển cho tới những năm 1990. Giữa thập niên 1980, nước ta bắt đầu đổi mới, mở cửa giao thương với thế giới, cho nên đã có khá nhiều dự án lấy đất làm sân golf và các sân golf bắt đầu đi vào hoạt động từ những năm 1990.

Khi giao thương rộng rãi với thế giới thì việc xây dựng một số sân golf ở nước ta là không thể tránh khỏi. Nhưng vấn đề ở đây là việc phát triển sân golf ở nước ta có những “khác thường” hơn thiên hạ. Đó là:

1. Quá nhiều dự án sân golf được cấp phép xây dựng trong thời gian quá ngắn

Ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… người ta cũng có sân golf, nhưng họ phát triển từng bước, điều hòa với sự phát triển kinh tế, công nghiệp và thu nhập của người dân. Còn Việt Nam ta chỉ từ năm 1998 đến 2008, nghĩa là trong vòng 10 năm mà đã có tới 139 dự án sân golf trên khắp nước.

Nếu cấp phép cho tất cả các dự án sân golf này để hoàn thành vào năm 2010 với diện tích bình quân 112,2ha/sân thì số đất sẽ mất khá lớn, lên tới hơn 15.000ha. Do gặp nhiều phản ứng, nhất là của dân quê bị mất đất canh tác, ngày 26/11/2009 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 1946/QĐ-TTg loại bỏ một số dự án, và đến năm 2020 nước ta chỉ có 90 sân golf.

Thế nhưng, mới đây lại lòi ra thêm nhiều dự án nói là các địa phương đã “lỡ” cấp phép trong giai đoạn 2006-2008 mà đã “quên” không khai báo lên cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư! Do đó, Bộ KH-ĐT có đề ra 3 phương án giải quyết mấy dự án “lỡ cấp phép” này, nhưng lại ủng hộ phương án chấp nhận những cái “lỡ” ấy, nên số sân golf sẽ tăng lên thành 118 thay vì 90 như Thủ tướng đã ký (3)!

Sự khác thường ở đây là các tỉnh thành đã không chấp hành lệnh của trung ương, và trung ương mà đại diện là Bộ KH-ĐT cũng như chính phủ không biết những cấp dưới đã làm những gì, và không những không trừng phạt mà còn muốn hợp thức hóa những việc làm sai trái của cấp dưới.

2. Không quy định vị trí các sân golf

Ở các nước, sân golf chỉ được phép xây dựng ở những vùng đất không thể dùng trong nông nghiệp, không thể dùng cho cây công nghiệp, chẳng hạn như ở các vùng đồi núi, sa mạc, vùng cát ven biển, vùng đất trên những vùng mỏ đã khai thác… Nhiều nước phương Tây đã có luật môi trường quy định chỉ những vùng nào mới được xây dựng sân golf(4).

Trong khi ở ta một số sân golf lại dùng đất nông nghiệp, đất ruộng lúa, đất vườn của nông dân, có sự ép buộc của chính quyền địa phương khiến nông dân phải bán hay được đền bù với giá chỉ vài chục nghìn đồng một mét vuông, chứ không phải với giá thỏa thuận giữa nông dân với chủ đầu tư. Người nông dân bị buộc phải bán đất, nhận một số tiền đền bù, giải tỏa để ra đi, thì không thể nào tìm được đất để canh tác, mà lại không được đào tạo nghề nghiệp gì, cho nên sau một thời gian ăn vào tiền đền bù, sẽ hết tiền và sẽ trở nên nghèo hơn trước!

Như vậy sự khác thường là làm sai mục tiêu của phát triển đất nước: phát triển là để nâng cao mức sống cho toàn dân chứ không phải làm cho một thiểu số giàu càng giàu thêm và đa số những người vốn đã nghèo lại nghèo thêm. Thế thì còn đâu là đạo lý, là công bình xã hội, chứ chưa nói đến chủ trương mà Nhà nước đang theo đuổi: “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa”.




3. Diện tích đất cho dự án sân golf quá lớn


Một sân golf là một vùng đất chứa một dãy lỗ (hole) liên hoàn, nhỏ nhất là 9 lỗ, thường thường là 18 lỗ, lớn hơn là 27 lỗ và lớn nhất là 36 lỗ. Mỗi lỗ lại là một vùng đất khá lớn để người chơi dùng cây gậy đánh vào quả bóng đặt ở vùng 1, rồi đi tới nơi quả bóng rơi, đánh tiếp… cho đến khi quả bóng được rơi vào một cái hố nhỏ (cup), đường kính khoảng 10,8cm, sâu khoảng 10cm nằm ở vùng số 10 như trong sơ đồ(5).

Đối với quốc tế, diện tích trung bình các sân golf hiện đại 18 lỗ có thể lên tới 60ha(6) và chỉ có một số rất ít sân 36 lỗ mà diện tích hơn 100ha. Nhưng những dự án sân golf ở ta, các chủ đầu tư cố ý xin đất rất lớn, như sân golf Dai Lai Star Golf & Country Club chiếm 300ha trên thung lũng dưới chân núi Ngọc Thanh (tỉnh Vĩnh Phúc) được mệnh danh là thiên đường của người chơi golf.

Hiện nay trung bình một sân golf ở nước ta chiếm mất 112,2ha. Sở dĩ các chủ đầu tư nước ngoài và các đối tác trong nước ta lập dự án sân golf chiếm diện tích lớn là nhằm núp bóng dự án sân golf để chiếm đất xây biệt thự! Đó là mối lợi kếch xù mà các nhà đầu tư sân golf nhằm vào nước ta.

Theo tác giả Hoàng Lan, trong bài báo Núp bóng sân golf để xây biệt thự(7) thì có tới 40% đất trong số các dự án triển khai làm sân golf được dùng để kinh doanh bất động sản. Hằng trăm ngôi biệt thự cao cấp “đính kèm” cạnh sân golf trong mỗi dự án là mục tiêu chính các chủ đầu tư nhắm đến… Một trường hợp điển hình: Năm 2003, dự án sân golf Tam Đảo (Vĩnh Phúc) được cấp phép với diện tích 137ha. Chủ đầu tư đã dùng tới quá nửa diện tích (90ha) làm biệt thự, chia thành 290 lô đất rao bán ngay sau khi sân golf Tam Đảo đi vào hoạt động. Với mỗi lô đất có giá khoảng 1 tỉ đồng, công ty thu về gần 300 tỉ. Trong khi dự toán đầu tư cho dự án chỉ khoảng 400 tỉ đồng.

Như vậy, rõ ràng, các dự án sân golf ở nước ta không phải là những dự án cho môn thể thao golf như ở các nước khác mà là các dự án “lợi dụng danh nghĩa golf để chiếm đất mà làm giàu qua việc buôn bán bất động sản.

Tác hại của sân golf đến môi trường

1. Cỏ trồng trên sân golf

Không phải cỏ nào cũng được, mà phải là một số loại cỏ thích hợp cho sự lăn của quả bóng và cả giúp cho người chơi tăng khả năng hữu hiệu trong việc đánh vào quả bóng và ép quả bóng bay đi (take a divot). Một số cỏ được thường dùng trên vùng 7 (fairway) và vùng 4 (rough) là cỏ uốn (bent grass), cỏ Bermuda (Tifwat 419 Bermuda grass), cỏ rye (rye grass), cỏ xanh Kentucky (Kentucky blue grass) và cỏ Zoysiagrass. Còn trên vùng 8 (putting green) thì cỏ lại càng kén chọn hơn. Cần nhiều nước và hóa chất để nuôi dưỡng cỏ.

2. Nước tưới cỏ

Năm 2004, Liên Hiệp Quốc ước tính rằng các sân golf trên thế giới dùng vào khoảng 9,5 tỉ lít nước mỗi ngày là bằng số lượng nước dùng cho 4,7 tỉ người trên thế giới! Lượng nước dùng mỗi ngày để tưới một sân golf tại Thái Lan là 6.500m3 và bằng số lượng nước trung bình cho 60.000 người dân quê ở Thái Lan mỗi ngày(8)! Ở nước ta chưa ai cho biết con số, nhưng Việt Nam và Thái Lan cũng tương đương thôi.

3. Thuốc trừ sâu và diệt các loại cỏ khác: Lượng thuốc trừ sâu cho mỗi acre (0,405ha) cỏ trên sân golf là 18 pound (1 pound = 454g = 0,454kg) mỗi năm trong khi lượng dùng cho nông nghiệp là 2,7 pound mỗi năm, nghĩa là đất dùng cho sân golf sẽ gây độc hại cho môi trường gấp gần 7 lần đất cho canh tác(9).Và về lâu về dài, sự tích lũy chất độc sẽ gây tác hại lớn cho con người và sinh vật trong vùng.

Năm 1988, Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (US Environment Protection Agency) đã cấm sử dụng chất Diazinon trên các sân golf và đồng cỏ bởi vì có ảnh hưởng nguy hại đến các loài chim(10). Như vậy nếu cho rằng sự phát triển sân golf với những thảm cỏ được chăm sóc rất kỹ, rất đẹp trên những địa hình trông hấp dẫn, mát mắt, là phát triển du lịch sinh thái… là một sai lầm; dân giàu ở xa, lâu lâu tới hưởng thụ những tiện nghi của sân golf và hệ thống biệt thự, nhà nghỉ, nhà hàng, spa… trong khi dân cư quanh vùng đó sẽ phải hứng chịu sự tác hại của môi trường do hóa chất, do nước sử dụng trên sân golf. Vậy thật ra, phát triển sân golf trong du lịch thì không phải là du lịch sinh thái mà là du lịch hủy hoại môi trường.

4. Những ai chống lại việc phát triển quá nhiều sân golf?

Vì sân golf gây tác hại cho môi trường cho nên trên thế giới tất cả những nhà môi trường học, những nhà hoạt động tích cực cho sự phồn vinh chân chính cho con người, những nhà trí thức có tấm lòng nhân ái đều chống lại sự phát triển của quá nhiều sân golf. Một số người xem golf như là thú tiêu khiển của nhóm nhỏ người giàu có mà sử dụng quá nhiều tài nguyên quốc gia và làm hại môi trường, cho nên bị đa số quần chúng chống đối.

Tại một số nơi trên thế giới, đặc biệt là Philippines và Indonesia, đã xem việc chống lại du lịch chơi golf (golf tourism) và chống lại phát triển về golf như là một trong các mục tiêu của một số phong trào cải cách đất đai. Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người gấp 30 lần nước ta nhưng nước này có chính sách rất nghiêm ngặt trong việc mở sân golf, sân golf chỉ được xây dựng ở những nơi quy định và phải trả chi phí đền bù giải tỏa, tái định cư và phí tổn hại môi trường rất lớn qua 54 điều luật, cho nên vô cùng khó cho một chủ đầu tư xây sân golf mới tại Hàn Quốc.

Có lẽ vì vậy người Hàn mới đến Việt Nam lập liên doanh Hàn-Việt xin đầu tư sân golf, và tháng 11/2010 họ đã nhận được giấy phép cho xây dựng sân golf và khu nghỉ dưỡng ở làng K’ren của người thiểu số K’hor, cách Đà Lạt 15km về phía đông bắc. Sân golf này sử dụng khoảng 80ha đất nông nghiệp, trưởng bản Bon Nor K’Do nói trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 15/8/2011 là khoảng 700 người đang phụ thuộc vào trồng cà phê, lúa gạo, cây ăn quả, rau và hoa ở khu đất nằm trong dự án này sẽ mất đất canh tác.

Như vậy phát triển nhiều và nhanh số sân golf tại nước ta cũng có nghĩa là nhập khẩu ô nhiễm môi trường vào nước ta và tạo ra sự thất nghiệp cho nông thôn ta, mà lợi lộc thì lại vào túi một số nhỏ các nhà giàu biết đầu cơ.

5. Những ai ủng hộ phát triển nhiều sân golf ở nước ta?

Các chủ đầu tư núp bóng golf để chiếm đất xây biệt thự, buôn bán bất động sản tạo siêu lợi nhuận. Họ biết lợi dụng cơ hội, biết lợi dụng sự thiếu chặt chẽ cả luật pháp nước ta và đặc biệt sự thiếu hiểu biết về cái lợi, cái hại từ sân golf của các quan chức có trách nhiệm về quy hoạch đất đai, quy hoạch vùng, quy hoạch công nghiệp của nước ta, thì luôn tìm cách cổ vũ cho sự phát triển sân golf. Cho nên, ông Nguyễn Ngọc Chu, Tổng thư ký Hiệp hội Golf Việt Nam mới tuyên bố: “Chúng tôi phải làm việc, chúng tôi phải kiếm tiền, và chúng tôi tận hưởng nó(11). Phải chăng là làm tiền bằng mọi cách? Tận hưởng tiền bằng mọi giá, bất chấp thiên hạ và đạo lý?

Ông Nguyễn Tạo, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ở Đà Lạt, Lâm Đồng nói: “Các sân golf tạo ra việc làm, mang lại nhiều tiền hơn cho người địa phương, phát triển các dịch vụ và thu hút những khách du lịch nước ngoài cao cấp. Trồng cà phê không đảm bảo thu nhập ổn định bởi giá cà phê lên xuống thất thường(12). Quả là những lời nói “bất hủ”! Vậy Việt Nam nên phá tuốt hết cà phê, trà, cao su… kể cả lúa để lấy đất làm sân golf cho mau giàu sang!

Mặt khác, những người có quyền thế, những người giàu nhanh chóng lại có tâm lý “chơi golf” là được “lên đẳng cấp” thành “quý tộc” mới là oai! Thật ra golf là môn chơi xa xỉ, chẳng có gì là “quý tộc” cả. Ai có tiền, có thời giờ (ít nhất là 5, 6 giờ liên tục trong một ngày) thì tha hồ chơi.

Ngày nay, rất nhiều người Việt giàu rất nhanh mà thật ra không tạo ra sự ích lợi cho cộng đồng xã hội để đáng được giàu như thế, trái lại có thể nhờ làm hại xã hội mà giàu! Có lẽ thấy được điều đó mà ông Bộ trưởng Đinh La Thăng mới bức xúc truyền lệnh cấm cán bộ cấp cao ngành GTVT chơi golf, vì trong khi các ngài tận hưởng những tiện nghi chơi bời của dân “phú” cả ngày trời thì hàng vạn người dân đang khốn khổ hít thở không khí ô nhiễm, nóng bức hay lạnh rét, trễ nải công việc… do bị kẹt xe nhiều giờ liền! Mà nạn kẹt xe này là do các ngài đã không làm tròn nhiệm vụ, đã không dành thời giờ và tâm huyết để cùng tìm cách sửa chữa.

Hiện ở nước ta, việc chơi golf quá đắt tiền so với thu nhập của tuyệt đại đa số người dân. Để mua được một thẻ hội viên của một sân golf phải bỏ ra từ 30.000 tới 130.000USD, hằng năm còn phải đóng từ 1.000 đến 3.000USD cho ban quản lý sân golf, và khi đó mỗi lần chơi phải mất khoảng 20-25USD tiền thuê một cô kéo xe chứa dụng cụ đánh golf đi theo trên sân (caddy), rồi tất nhiên còn phải cho tiền “bo” cô ấy, thường là vài trăm nghìn đồng. Còn nếu không có thẻ hội viên, mỗi lần chơi tốn khoảng 110USD. Đó là chưa kể các chi phí cho “hậu trận golf” như tắm hơi, massage và nhậu nhẹt. Mới tính sơ sơ đã vậy, chưa kể tiền dụng cụ, xe hơi dùng tới sân golf… Cho nên mấy ai trong nước ta có đủ điều kiện chơi golf trừ các nhà giàu “nhanh”, các quan chức mà “lương là đồ bỏ”, chỉ sống nhờ “bổng” chìm “bổng” nổi.

Hiện nay nước ta chỉ mới có 8.000 người chơi golf và có thêm 8.000 khách nước ngoài tới chơi(13). Trong khi ở Âu châu và Mỹ, người thu nhập trung bình cũng có thể chơi golf. Chẳng hạn, ở Âu châu, chỉ cần 3.000USD là có được thẻ hội viên để chơi trong 3 năm, mỗi lần chơi, cứ việc tự tới, lấy dụng cụ của mình và chơi rồi về, không cần caddy.


Một sân của Extreme Golf ở Mỹ chỉ dựa phần lớn vào địa hình tự nhiên

Kết luận

Khi nước ta hội nhập với thế giới, mở cửa theo kinh tế thị trường và cần sự đầu tư của các nhà tư bản nước ngoài thì việc có một số sân golf là điều bình thường. Nhưng có bao nhiêu sân golf là hợp lý trong bối cảnh kinh tế, văn hóa của nước ta là một vấn đề. Việc phát triển quá nhiều sân golf trong vòng 10 năm qua ở nước ta là một sai lầm cũng y hệt như sự sai lầm trong việc bung ra quy hoạch quá nhiều khu công nghiệp, quá nhiều cảng biển mà không sử dụng hiệu quả. Điều này có thể quy kết về mấy nguyên nhân sau đây:

  1. Chính phủ trung ương đã cho các tỉnh thành cái quyền quá lớn trong việc quy hoạch việc sử dụng đất mà thiếu hoàn toàn sự quy hoạch chung phát triển kinh tế hài hòa trên phạm vi cả nước.
  2. Mỗi địa phương tự tìm cách kiếm lợi nhuận tối đa cho địa phương mình mà không cần biết các địa phương khác làm gì, việc mình làm có hại gì cho các địa phương khác hay không. Các nhà quy hoạch đã không hiểu hay hiểu mà vì tư lợi nên cố tình bỏ qua cái nguyên tắc cơ bản là “sự tối ưu cục bộ sẽ phá vỡ tối ưu toàn cục”. Ở đây là lợi nhuận tối đa cho từng địa phương riêng lẻ sẽ phá vỡ sự phát triển bền vững của đất nước.
  3. Khi đô thị hóa nói chung, xây dựng sân golf nói riêng, các địa phương đã dùng quyền lực ép buộc người dân quê bán đất họ đang canh tác với cái giá quá rẻ. Đặc biệt là sau khi đền bù một số tiền, người ta coi như đã làm tròn phận sự với nông dân, mà không ai lưu tâm tới việc với số tiền đền bù ấy, sau khi đi khỏi đất canh tác, người nông dân sẽ sinh sống ra sao. Không được huấn luyện nghề nghiệp, không có việc trong khu công nghiệp cho họ làm, cho nên sau một thời gian ăn vào cái vốn được đền bù ấy, người dân trở nên thất nghiệp, đã nghèo lại nghèo thêm. Như vậy, đô thị hóa, xây dựng nhiều sân golf mà khiến cho dân chúng vốn sinh sống trong vùng ấy nghèo hơn là sự phát triển không bền vững, chỉ đem lại sự giàu có cho một nhóm thiểu số. Đó là một sai lầm lớn.
  4. Các nhà lãnh đạo địa phương và trung ương của ta đã không học tập những thất bại trong quá trình đô thị hóa của nhiều nước trên thế giới, mà vội vàng và quá dễ dãi cấp phép cho các dự án đầu tư của tư bản nước ngoài khi mà các dự án như thế bị cấm nơi xứ sở của họ vì ô nhiễm môi trường, và sân golf là một trong những thứ đó.

Nếu không thay đổi cách điều hành đất nước, không khống chế, điều hòa để hướng mọi sự phát triển địa phương tới sự phát triển bền vững của đất nước, cứ để cho các địa phương phát triển tự phát như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa dân tộc ta sẽ lâm nguy.