"Như chúng ta biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay."
(Trích phát biểu của TBT ĐCSVN NPT tại Trường Đảng cao cấp ở Cuba - Apr./2012)
1. Xét câu "...chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. "
- Tư cách: Là tính cách riêng của 1 cá nhân phản ánh nên tính chất đặc thù của trình độ và khả năng cá nhân đó trong các hoạt động sống.
Ví dụ: Tư cách của đại biểu quốc hội; tư cách một tiến sĩ khoa học; tư cách nông dân...
Ở câu trên, người đọc (hoặc nghe) sẽ được "định hướng" để hiểu: CNXH có (được cho là) 3 "tư cách: là "học thuyết", là "phong trào" và là "chế độ".
"CNXH" là một tên gọi, bản thân nó là 1 phạm trù và không có tư cách. Bản chất và các tính chất của nó được quyết định bởi các hoạt động xã hội của con người, và nó sẽ có các dạng thức, hình thái khác nhau.
Vậy, từ "tư cách" phải thay bằng: "dạng thức" hoặc "hình thái".
2. Xét câu "Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể."
- Thế giới quan: Là quan niệm tổng quát về bản chất của thế giới.
Ví dụ: Thế giới quan của Cơ đốc giáo: Thế giới vạn vật là do Chúa tạo ra...
Của Chủ nghĩa duy vật biện chứng: (Đại ý) Thế giới được hình thành và phát triển và tiến hoá không ngừng từ vật chất, vô cơ và hữu cơ, từ đơn đến đa bào.... theo một quá trình chọn lọc...
Như vậy cụm từ "thế giới quan" trong câu trên không thống nhất logic với ý cần diễn đạt.
Từ ngữ thích hợp (để có một câu tiếng việt rõ nghĩa và trong sáng) phảỉ là: tình hình thế giới (giản dị thế thôi:)
Túm váy lại, đoạn văn trên cần được sửa thành: "Như chúng ta biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba dạng thức: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi dạng thức ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo tình hình thế giới và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét