Cùng là động thái bung thông tin không được phép công bố của chính phủ Mỹ, song Julian Assange được tung hô như người anh hùng cấm cãi khắp dư luận, còn "Người thổi còi" Edward Snowden, cựu nhân viên của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã hoàn toàn khác. Dù câu hỏi "E. Snowden là anh hùng hay kẻ phản trắc" được một vài hãng thông tấn phương tây cho xuất hiện trên báo chí nhưng cũng chỉ chứa đựng ý nghĩa của sự giật tit câu viu mà thôi bởi nội dung không hằn bật nên sự tranh cãi để khắc họa chân dung "người thổi còi".
Một khác nữa lộ rõ khi đơn xin tị nạn của Snowden bị chính phủ Ấn Độ, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan tẩy chay trong khi không có nhiều lắm các chính phủ sẵn sàng tiếp đón như thời sôi động WikiLeaks.
Một câu hỏi to vật vã: động cơ và mục đích gì khi Edward Snowden đào nhiệm ? Cảnh báo cho thế giới biết rằng họ đang bị NSA theo dõi xít xao và đã thâm nhập để đánh cắp thông tin ở các chính phủ điện tử ?
Khi WikiLeaks công bố tài liệu quân đội Mỹ thảm sát dân thường ở Afghanistan cùng những thông tin trao đổi nội bộ khác của chính quyền Hoa Kỳ thì thông điệp cả thế giới nhận được không gì khác là còn có nhiều tội ác được che chắn và giấu nhẹm trong bóng tối cần được chiếu sáng và minh bạch hóa bằng tự do truyền thông. Sự việc của người thổi còi đâu có chứa thông điệp này bởi đơn giản, các kiểu "gián" của mọi quốc gia với nhau đã được Tôn Vũ liệt kê từ thời cổ đại.
Chắc tại Julius Caesar từng bảo : "Utilizzando traditore ma disprezzarlo!" nên Putin trả lời dơn tị nạn của Snowden có câu thòng nhấn nhá này chăng: " nếu anh ấy muốn ở lại Nga thì nên thôi gây phương hại với đối tác Hoa Kỳ của chúng tôi."
Và câu hỏi về "động cơ" thật sự của "Người thổi còi" vẫn còn đang bỏ ngỏ hay đơn giản chỉ là ... như thế !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét