Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

SILEX (3)

Khó có thể biết được do các tiền bối tăm tối hay tắc trách khi truyền đạt sự hiểu biết cho các thế hệ sau.
Cho đến tận bây giờ, ngôn ngữ Việt có rất, rất nhiều những khái niệm cơ bản không được định nghĩa rạch ròi, để rồi, khi có một trình độ nhận thức nhất định, trong một nhóm đồng đẳng, mỗi người diễn đạt một phách cho cùng một khái niệm.(Là nguyên nhân đặc phẩm cãi cố chăng?)

Định nghĩa là sự rút gọn và chính xác hóa quan niệm(là kết quả cuối cùng của những quan sát, thực nghiệm và phân tích khách quan khoa học), thế nên, với những đối tượng nhận biết có khái niệm trừu tượng xã hội tính (vd: Hiến pháp, Tổ quốc...) quan niệm sai sẽ không thể định nghĩa và sự hiểu biết bị lạc vào hầm cụt, không lối thoát cho tư duy.

Sự tối tăm hoặc tắc trách hiện đại thể hiện ngay trong Bộ sách giáo khoa phổ thông hiện thời. Những lỗi về biên soạn, biên tập, sắp xếp chương trình theo tâm sinh lý độ tuổi... dù rất quan trọng, nhưng nếu quyết tâm sửa đổi là không khó, cái khó nhất để sửa cái sai lưu cữu chính là vấn đề định nghĩa các khái niệm. cả cụ thể và trừu tượng, để những người học (thế hệ kế tiếp) nắm chính xác ngay từ những nhận thức đơn giản ban đầu.

Thí dụ: Trong sách Toán 4, các khái niệm cơ bản nhất của toán học như Số tự nhiên, phân số (tử và mẫu số), tỷ số... không hề được định nghĩa. Có thể các soạn giả quan niệm rằng, cứ dùng (áp dụng bằng các bài giảng từ đơn giản đến phức tạp), học sinh sẽ dần vỡ ra trong nhận thức. Nền giáo dục VN đã làm vậy từ rất lâu, và thật nguy hiểm, sự ang áng trong tư duy người Việt thực sự đang hoành hành khi giao thoa với sự phát triển của KHKT thế giới trong thời "thế giới phẳng".

Một ví dụ rất cụ thể nữa về (sự hiểu biết mang máng và hệ quả nhỡn tiền) khái niệm cơ bản: Chữ viết. Nếu nhiều thế hệ người Việt không coi "chữ" là của Thánh hiền, đơn giản chỉ "là những ký âm để diễn tả âm (nói) và truyền đạt nội dung hàm chứa..." ngay từ lúc bắt đầu học chữ, thì chắc chắn sự sáng tạo (nếu có) của người Việt không ít ỏi và vịt ngan như bây giờ !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét