Nguyên lý của "Cái Đẹp" luôn toát ra từ sự tối giản: KHÔNG & CÓ ! (CNC)
Cụm từ tiếng Việt "phản biện xã hội" và "phê phán xã hội" tương ứng với " social counter-argument" và "social criticism" của tiếng ăng - lê, đúng, nhưng muôn lần chẳng cần thiết đưa ra nguyên 1 "lý thuyết" tràng giang để hiểu nghĩa, sử dụng và truyền đạt trong tiếng Việt.
Phản biện hay phê phán những vấn đề độc lập, riêng rẽ ... cũng được hiểu tương đồng khi phản biện hoặc phê phán những hiện tượng hay vấn đề lớn hơn thuộc phạm trù xã hội.
Vậy thì sự khác nhau căn bản của hai khái niệm động thái này là gì?
Đây:
- "Phản biện" hay "phản biện xh" có tính lưỡng chân, có thể đúng , có thể sai, thậm chí cố ý "sai" để lật ngược vấn đề (luôn được dùng trong phản biện khoa học _ giả - giả thuyết) hòng giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Ích thiết của counter-argument là đạt được sự tiên lượng lý tưởng nhất trong quá trình vận động và phát tiển của vấn đề quán chiếu.
- "Phê phán" hay "phê phán xã hội" luôn chỉ căn cứ trên bình diện xác thực hoặc gần như xác thực từ những kết luận thực tế và lý thuyết.
Dù hiểu thế nào, chỉ cần nhận thức đơn giản, rằng, phản biện và phê phán là luôn thường tình và cần thiết, bởi vai trò động lực phát triển tự thân của chúng (động thái).
Dù hiểu thế nào, chỉ cần nhận thức đơn giản, rằng, phản biện và phê phán là luôn thường tình và cần thiết, bởi vai trò động lực phát triển tự thân của chúng (động thái).
P/S: Chuyện PB, PP & PBXH, PPXH là Đúng/Sai, phá thúi hay tung hoá mù... không tham gia ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét