Tất cả mọi người đều bị chi phối bởi sự Sáng tạo. Trên hết là ST của giời(mẹ thiên nhiên, đức chúa lời, thánh ala...gì gì cũng thế), và sau đó là ST của chính con người. Đứng chửa? Nếu em ứ thì thôi, đi nhậu; nếu ừ thì đi cà phê nói chuyện tiếp.
Kẻ sáng tạo nghệ thuật (nói riêng) thật sự không quan tâm đến hiệu ứng của tác phẩm, thế nên bi kịch thường sảy ra với những tác phẩm bất hủ cùng tác gỉa của nó là lẽ thường.
Những ấn phẩm VH-NT nghe nhìn thế nào là hay, là đẹp? Dù tác giả (kẻ sáng tạo thật sự) không hề quan tâm, song rõ ràng tác phẩm của y luôn được cân đo đong đếm của đời thường, và từ đây, sự tôn sùng, yêu thích, chán , chê bôi và cả khinh khi... sẽ chụp lên tác phẩm cùng tác giả là đương nhiên. (Cho dù tác phẩm đã thoát ly khỏi kẻ sáng tạo từ tám hoánh).
Cảm xúc của người xem sẽ dẫn dắt lý trí họ. Có thể chỉ là chút đồng cảm gợi nhớ một kỷ niệm hay kí ức xa vời, cao hơn có thể "học" được và vỡ ra một vấn đề hay một khía cạnh nào đó giữa mông lung của cuộc sống... Hay và đẹp là thế chứ sao!
Một bạn vong niên đỏ mặt tía tai kể: Trong một tụ hội kỷ niệm ngày Trịnh Công Sơn tạ thế, thằng oắt Đỗ Trung Quân dám bảo nhạc Trịnh đơn giản lám, bài nào ảnh cũng chỉ chơi vài ba gam thôi... tôi bảo mi thò lò biết gì Dù rất nể bạn già song anh vẫn phải nói: Cũng có đúng chớ, ít ra là đúng mang tính cá nhân về cách chơi của Trịnh, làm bạn già cụt hứng thôi sỉ vả tác giả "Quê hương và chùm khế".
Bởi thực ra, các sáng tác của Trịnh tiên sinh trước '75 phần nhiều là nhạc phẩm có tính quần chúng, phong trào, mà thế thì một bài ca chơi, đệm chỉ với 1 chủ, 3 at, 5 at và muốn nhấn nhá thì thêm gam 7 nữa cũng đủ sốc vực tinh thần người nghe nếu giai điệu (bài ca) thuôn, cân , hài hòa và ca từ dễ nuốt trôi.
Trong nhạc phẩm của TCS có nhiều giai điệu đẹp chơi vơi và cũng nhiều ca từ, câu lửng lơ gợi mở đẹp mênh mang, ít người thế gian sáng tác và thể hiện được, song "ghiền" và sùng tín nhạc của ổng sẽ rất dễ thành tiêu cực yếm thế, điều này chắc hẳn Trịnh tiên sinh chả muốn tẹo nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét