Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

GIÁ CỦA SAO

Cái giá mà cá nhân ông Trần Xuân Gía, thậm chí cả ê-kip, từ thế lực đứng sau trùm Kiên cho đến các chân rết lâu la bạch tuộc, phải trả chưa phải là gì ghê gớm lắm. Bởi trong bất cứ Nhà nước, xã hội nào thường vẫn có sự lũng đoạn nhằm trục lợi và làm chệch hướng tiến bộ, phát triển của cộng đồng.
Nhưng vụ thao túng tiền-vàng của các quan chức nhà nước (nói chung, kể cả vụ Securency của cha con nhà Lê Đức Thúy) đã và vẫn đang đẩy cả guồng máy kinh tế VN vào một vũng lầy thê thảm.

Cán cân tiền tệ-hàng hóa phải luôn cân bằng (hoặc chao đảo ở mức cho phép), khi mất cân đối, nếu (để thăng bằng) lượng tiền tệ phải bốc bù qua bên hàng hóa vật chất, khi đó là lạm phát, giá cả tăng dẫn đến khủng hoảng thiếu; ngược lại, hành hóa vật chất phải bốc bù qua đĩa tiền tệ, giá cả giảm, đó là tình trạng khủng hoảng thừa, tất dẫn đến sự đình đốn sản xuất.
Để tránh tình trạng thừa-thiếu này, Nhà nước luôn phải điều tiết bằng cách ban hành các chính sách cụ thể (và trừu tượng:) dưới Luật của mình. Trong quá trình điều tiết có khi phải sửa lại Luật nếu các chính sách bất cập với thực tế.

Vậy cán cân tiền - hàng của nền kinh tế VN hiện thực như thế nào?

Hãy hình dung bằng một hình ảnh sơ giản thế này: Khối lượng bên đĩa tiền cứ phình to không ngừng, tiền tràn qua đĩa hàng hóa và giá cả buộc phải tăng. Nhưng trọng lượng đĩa (kl) tiền lại giảm, đầu ba-lăng tiền cứ ngổng, tất yếu sẽ bị chi phối bởi sự vận hành của qui luật cơ chế thị trường: hàng hóa vật chất sẽ bị bốc qua, chất thêm lên đống tiền tệ vốn đã quá to. Đây chính là lượng hàng hóa ế ẩm tồn đọng lưu kho. (theo các nhà nghiên cứu, ước chừng 70 0000 tỉ vốn BĐS đang tồn đọng)
(Một trong những nguyên nhân làm khối lượng tiền dương nhưng lại có trọng lượng âm là lượng vàng ảo được phép kinh doanh bằng tiền tươi thóc thật trong mấy năm rồi-sic!).

 Khi giá cả leo thang do tiền nhiều hàng ít, mãi lực hàng hóa giảm do thu nhập người dân không theo kịp thời giá, nhưng những nhu cầu đời sống xã hội bức thiết (nhà ở, xăng dầu điện nước, cơm no áo đẹp cùng các nhu cầu tinh thần khác) tăng tiến không có điểm dừng trong thời "thế giới phẳng", không khéo, cái ba-lăng kinh tế đời sống VN sẽ đứt, đổ?
 Và khi đó thì sao?

Đừng bảo "bây giờ các đồng chí hỏi tôi phải làm sao thì tôi biết phải làm sao" như Thủ tướng NTD nói trên truyền hình trực tiếp của VTV lần đi thị sát lũ lụt ở Nam Định, nha.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét