Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012
GIÁ CỦA SAO
Cái giá mà cá nhân ông Trần Xuân Gía, thậm chí cả ê-kip, từ thế lực đứng sau trùm Kiên cho đến các chân rết lâu la bạch tuộc, phải trả chưa phải là gì ghê gớm lắm. Bởi trong bất cứ Nhà nước, xã hội nào thường vẫn có sự lũng đoạn nhằm trục lợi và làm chệch hướng tiến bộ, phát triển của cộng đồng.
Nhưng vụ thao túng tiền-vàng của các quan chức nhà nước (nói chung, kể cả vụ Securency của cha con nhà Lê Đức Thúy) đã và vẫn đang đẩy cả guồng máy kinh tế VN vào một vũng lầy thê thảm.
Cán cân tiền tệ-hàng hóa phải luôn cân bằng (hoặc chao đảo ở mức cho phép), khi mất cân đối, nếu (để thăng bằng) lượng tiền tệ phải bốc bù qua bên hàng hóa vật chất, khi đó là lạm phát, giá cả tăng dẫn đến khủng hoảng thiếu; ngược lại, hành hóa vật chất phải bốc bù qua đĩa tiền tệ, giá cả giảm, đó là tình trạng khủng hoảng thừa, tất dẫn đến sự đình đốn sản xuất.
Để tránh tình trạng thừa-thiếu này, Nhà nước luôn phải điều tiết bằng cách ban hành các chính sách cụ thể (và trừu tượng:) dưới Luật của mình. Trong quá trình điều tiết có khi phải sửa lại Luật nếu các chính sách bất cập với thực tế.
Vậy cán cân tiền - hàng của nền kinh tế VN hiện thực như thế nào?
Hãy hình dung bằng một hình ảnh sơ giản thế này: Khối lượng bên đĩa tiền cứ phình to không ngừng, tiền tràn qua đĩa hàng hóa và giá cả buộc phải tăng. Nhưng trọng lượng đĩa (kl) tiền lại giảm, đầu ba-lăng tiền cứ ngổng, tất yếu sẽ bị chi phối bởi sự vận hành của qui luật cơ chế thị trường: hàng hóa vật chất sẽ bị bốc qua, chất thêm lên đống tiền tệ vốn đã quá to. Đây chính là lượng hàng hóa ế ẩm tồn đọng lưu kho. (theo các nhà nghiên cứu, ước chừng 70 0000 tỉ vốn BĐS đang tồn đọng)
(Một trong những nguyên nhân làm khối lượng tiền dương nhưng lại có trọng lượng âm là lượng vàng ảo được phép kinh doanh bằng tiền tươi thóc thật trong mấy năm rồi-sic!).
Khi giá cả leo thang do tiền nhiều hàng ít, mãi lực hàng hóa giảm do thu nhập người dân không theo kịp thời giá, nhưng những nhu cầu đời sống xã hội bức thiết (nhà ở, xăng dầu điện nước, cơm no áo đẹp cùng các nhu cầu tinh thần khác) tăng tiến không có điểm dừng trong thời "thế giới phẳng", không khéo, cái ba-lăng kinh tế đời sống VN sẽ đứt, đổ?
Và khi đó thì sao?
Đừng bảo "bây giờ các đồng chí hỏi tôi phải làm sao thì tôi biết phải làm sao" như Thủ tướng NTD nói trên truyền hình trực tiếp của VTV lần đi thị sát lũ lụt ở Nam Định, nha.
Nhưng vụ thao túng tiền-vàng của các quan chức nhà nước (nói chung, kể cả vụ Securency của cha con nhà Lê Đức Thúy) đã và vẫn đang đẩy cả guồng máy kinh tế VN vào một vũng lầy thê thảm.
Cán cân tiền tệ-hàng hóa phải luôn cân bằng (hoặc chao đảo ở mức cho phép), khi mất cân đối, nếu (để thăng bằng) lượng tiền tệ phải bốc bù qua bên hàng hóa vật chất, khi đó là lạm phát, giá cả tăng dẫn đến khủng hoảng thiếu; ngược lại, hành hóa vật chất phải bốc bù qua đĩa tiền tệ, giá cả giảm, đó là tình trạng khủng hoảng thừa, tất dẫn đến sự đình đốn sản xuất.
Để tránh tình trạng thừa-thiếu này, Nhà nước luôn phải điều tiết bằng cách ban hành các chính sách cụ thể (và trừu tượng:) dưới Luật của mình. Trong quá trình điều tiết có khi phải sửa lại Luật nếu các chính sách bất cập với thực tế.
Vậy cán cân tiền - hàng của nền kinh tế VN hiện thực như thế nào?
Hãy hình dung bằng một hình ảnh sơ giản thế này: Khối lượng bên đĩa tiền cứ phình to không ngừng, tiền tràn qua đĩa hàng hóa và giá cả buộc phải tăng. Nhưng trọng lượng đĩa (kl) tiền lại giảm, đầu ba-lăng tiền cứ ngổng, tất yếu sẽ bị chi phối bởi sự vận hành của qui luật cơ chế thị trường: hàng hóa vật chất sẽ bị bốc qua, chất thêm lên đống tiền tệ vốn đã quá to. Đây chính là lượng hàng hóa ế ẩm tồn đọng lưu kho. (theo các nhà nghiên cứu, ước chừng 70 0000 tỉ vốn BĐS đang tồn đọng)
(Một trong những nguyên nhân làm khối lượng tiền dương nhưng lại có trọng lượng âm là lượng vàng ảo được phép kinh doanh bằng tiền tươi thóc thật trong mấy năm rồi-sic!).
Khi giá cả leo thang do tiền nhiều hàng ít, mãi lực hàng hóa giảm do thu nhập người dân không theo kịp thời giá, nhưng những nhu cầu đời sống xã hội bức thiết (nhà ở, xăng dầu điện nước, cơm no áo đẹp cùng các nhu cầu tinh thần khác) tăng tiến không có điểm dừng trong thời "thế giới phẳng", không khéo, cái ba-lăng kinh tế đời sống VN sẽ đứt, đổ?
Và khi đó thì sao?
Đừng bảo "bây giờ các đồng chí hỏi tôi phải làm sao thì tôi biết phải làm sao" như Thủ tướng NTD nói trên truyền hình trực tiếp của VTV lần đi thị sát lũ lụt ở Nam Định, nha.
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012
HIỆN NGUYÊN HÌNH SIÊU
Rốt cuộc thì cựu bộ trưởng Bộ KH-ĐT đã bị truy tố. Dư luận ì xèo về cái giá ông Giá đang trả và sẽ phải trả. Không ít tin tức từ báo chí lá cải chính thống "lót ổ" cho một kịch bản xử và tuyên án trong tương lai không gần có lợi cho phạm nhân. Nào là người (Trần Xuân Gía) đức độ, bằng cấp hàm hung chính quy... nào là công lao của ổng với nền kinh tế VN trải dài theo các chức vụ quản lý nhà nước đã kinh qua. Còn phía kia, ảo và mang tính nhân dân chính thống thì cũng đủ các lý lẽ để sỉ vả ông Gía và một vài đắc chí mọi dân mừng rỡ vì đảng ta đã tóm được 1 vài con sâu hơi bự.
Thôi thì nước cứ trôi, nặng thì chìm, nhẹ thì nổi lều phều theo qui luật, nếu dòng chảy không bị tù hãm. Cái đáng nói và cần thấy rõ là cái "bảo bối giữ mình" của nguyên Phó Chủnhiệm UBKH Nhànước, nguyên bộtrưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư, và bây giờ, đương kim Chủ tịch HĐQT ACB-bank.
Nhắc đến "bảo bối" làm nổi hứng lòng vòng một chút khác biệt trong tính cách - văn hóa Đông -Tây. Cụ thể là các nhân vật anh hùng trong phim cao bồi Mỹ và các anh hùng cái thế trong Kim Dung võ hiệp truyện.
Kẻ thắng cuối cùng trong phim cao bồi luôn là người nhanh hơn, mạnh hơn, khôn hơn và nhân bản hơn. Những yếu tố cá nhân này phụ thuộc chính bản thân nhân vật. Thế nên nhân vật của chúng ta phải kinh qua học tập, tôi luyện cùng những thử thách máu và nước mắt.
Còn các anh hùng cái thế của Kim Dung? Để thâu tóm quần hùng và thống trị xã hội đen, gì thì gì, nhân vật luôn phải thủ đắc mộ bí kíp võ công siêu hạng, đó cũng là bửu bối của chàng để khuất phục mọi đối thủ.
Sự khác biệt này là đấy, tây thì lo rèn luyện, đông thì chỉ lăm le cứ phải có bảo bối. Thế nên mưu chước phương đông cổ kim phần nhiều đều dựa vào sự lươn lẹo.
Trở lại với "bảo bối" của ông Gía.
Có vẻ như thấy được cảm giác đơ lưỡi bắn một mũi tên bậy bạ để nói lại diễn nghĩa (ởđây http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/593185/Ong-Tran-Xuan-Gia-Toi-co-bao-boi-de-bao-ve-minh-tpp.html ), song hẳn, trong bối cảnh xã hội hiện tại và với sợi chỉ hồng nilon xâu kết hệ thống, ai cũng dễ liên tưởng tới một thứ bảo bối kinh hồn mà ông Gía đang thủ đắc. Chí ít cũng có kết quả kiểu "trạng chết chúa cũng băng hà theo sau" ?
Ông giá nói lại, rằng thì, chính ông là cha đẻ cho Luật Doanh nghiệp VN(để khảng định rất thuộc Luật?), rằng thì, những gì mà Luật không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm (ông này vơ quàng cả dân ngu - có cả Đoàn Văn Vươn - vào 1 rọ họ hàng cơ đấy, hihi).
Nếu ông Gía thấm nhuần như vậy thì chết chắc!
Kẻ chỉ làm Incombank lụn bại do tham gia vào chuỗi 6 ngân hàng soái Việt khi đó trong vụ án Epco-Minhphụng làm thiệt hại cỡ trên 32 triêu đô đã bị tử hình. Và cũng lưu ý: lòng dân lúc đó chưa ly tán trầm trọng, mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước như bây giờ.
Với cách thức đạo diễn của mình, ê-kíp ông Gía đã để 1 cá nhân thủ lợi hợp pháp từ kẽ hở Luật pháp trên 700 tỷ đồng, tương đương trên 35 triệu đô, bằng thủ pháp phi pháp.
Đương nhiên, sau này báo chí tốt sẽ phanh phui sự vô lý khi cho rằng cô Huyền Như chỉ hưởng lợi 1 mình do lừa đảo (theo cáo trạng tống đạt), chỉ riêng số tiền 35 triệu $ của một nhân viên ngân hàng nổi lên giữa ngổn ngang lũ lụt, động đất, sông tranh, văn giang vụ bản cần thơ... hầm bà lằng bi giờ là một bức tranh xã hội đểu cáng siêu tưởng.
Chưa kể, chính bản thân ông Gía lại là cha đẻ (rất huênh hoang) của Luật DN, giờ ổng tuyên bố đã chỉ làm điều mà Luật không cấm(?), thì chính ông là tên ôsin cố ý khóa cổng hờ để cùng đồng bọn khoắng hết của nả của chủ nhà .
Ông Gía đã tự lột cái vỏ đạo mạo cán bộ nhà nước, đảng viên, công bộc của dân và hiện nguyên hình một tên lưu manh siêu hạng.
Thôi thì nước cứ trôi, nặng thì chìm, nhẹ thì nổi lều phều theo qui luật, nếu dòng chảy không bị tù hãm. Cái đáng nói và cần thấy rõ là cái "bảo bối giữ mình" của nguyên Phó Chủnhiệm UBKH Nhànước, nguyên bộtrưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư, và bây giờ, đương kim Chủ tịch HĐQT ACB-bank.
Nhắc đến "bảo bối" làm nổi hứng lòng vòng một chút khác biệt trong tính cách - văn hóa Đông -Tây. Cụ thể là các nhân vật anh hùng trong phim cao bồi Mỹ và các anh hùng cái thế trong Kim Dung võ hiệp truyện.
Kẻ thắng cuối cùng trong phim cao bồi luôn là người nhanh hơn, mạnh hơn, khôn hơn và nhân bản hơn. Những yếu tố cá nhân này phụ thuộc chính bản thân nhân vật. Thế nên nhân vật của chúng ta phải kinh qua học tập, tôi luyện cùng những thử thách máu và nước mắt.
Còn các anh hùng cái thế của Kim Dung? Để thâu tóm quần hùng và thống trị xã hội đen, gì thì gì, nhân vật luôn phải thủ đắc mộ bí kíp võ công siêu hạng, đó cũng là bửu bối của chàng để khuất phục mọi đối thủ.
Sự khác biệt này là đấy, tây thì lo rèn luyện, đông thì chỉ lăm le cứ phải có bảo bối. Thế nên mưu chước phương đông cổ kim phần nhiều đều dựa vào sự lươn lẹo.
Trở lại với "bảo bối" của ông Gía.
Có vẻ như thấy được cảm giác đơ lưỡi bắn một mũi tên bậy bạ để nói lại diễn nghĩa (ởđây http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/593185/Ong-Tran-Xuan-Gia-Toi-co-bao-boi-de-bao-ve-minh-tpp.html ), song hẳn, trong bối cảnh xã hội hiện tại và với sợi chỉ hồng nilon xâu kết hệ thống, ai cũng dễ liên tưởng tới một thứ bảo bối kinh hồn mà ông Gía đang thủ đắc. Chí ít cũng có kết quả kiểu "trạng chết chúa cũng băng hà theo sau" ?
Ông giá nói lại, rằng thì, chính ông là cha đẻ cho Luật Doanh nghiệp VN(để khảng định rất thuộc Luật?), rằng thì, những gì mà Luật không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm (ông này vơ quàng cả dân ngu - có cả Đoàn Văn Vươn - vào 1 rọ họ hàng cơ đấy, hihi).
Nếu ông Gía thấm nhuần như vậy thì chết chắc!
Kẻ chỉ làm Incombank lụn bại do tham gia vào chuỗi 6 ngân hàng soái Việt khi đó trong vụ án Epco-Minhphụng làm thiệt hại cỡ trên 32 triêu đô đã bị tử hình. Và cũng lưu ý: lòng dân lúc đó chưa ly tán trầm trọng, mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước như bây giờ.
Với cách thức đạo diễn của mình, ê-kíp ông Gía đã để 1 cá nhân thủ lợi hợp pháp từ kẽ hở Luật pháp trên 700 tỷ đồng, tương đương trên 35 triệu đô, bằng thủ pháp phi pháp.
Đương nhiên, sau này báo chí tốt sẽ phanh phui sự vô lý khi cho rằng cô Huyền Như chỉ hưởng lợi 1 mình do lừa đảo (theo cáo trạng tống đạt), chỉ riêng số tiền 35 triệu $ của một nhân viên ngân hàng nổi lên giữa ngổn ngang lũ lụt, động đất, sông tranh, văn giang vụ bản cần thơ... hầm bà lằng bi giờ là một bức tranh xã hội đểu cáng siêu tưởng.
Chưa kể, chính bản thân ông Gía lại là cha đẻ (rất huênh hoang) của Luật DN, giờ ổng tuyên bố đã chỉ làm điều mà Luật không cấm(?), thì chính ông là tên ôsin cố ý khóa cổng hờ để cùng đồng bọn khoắng hết của nả của chủ nhà .
Ông Gía đã tự lột cái vỏ đạo mạo cán bộ nhà nước, đảng viên, công bộc của dân và hiện nguyên hình một tên lưu manh siêu hạng.
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012
Sáng tạo & Nhạc Trịnh
Tất cả mọi người đều bị chi phối bởi sự Sáng tạo. Trên hết là ST của giời(mẹ thiên nhiên, đức chúa lời, thánh ala...gì gì cũng thế), và sau đó là ST của chính con người. Đứng chửa? Nếu em ứ thì thôi, đi nhậu; nếu ừ thì đi cà phê nói chuyện tiếp.
Kẻ sáng tạo nghệ thuật (nói riêng) thật sự không quan tâm đến hiệu ứng của tác phẩm, thế nên bi kịch thường sảy ra với những tác phẩm bất hủ cùng tác gỉa của nó là lẽ thường.
Những ấn phẩm VH-NT nghe nhìn thế nào là hay, là đẹp? Dù tác giả (kẻ sáng tạo thật sự) không hề quan tâm, song rõ ràng tác phẩm của y luôn được cân đo đong đếm của đời thường, và từ đây, sự tôn sùng, yêu thích, chán , chê bôi và cả khinh khi... sẽ chụp lên tác phẩm cùng tác giả là đương nhiên. (Cho dù tác phẩm đã thoát ly khỏi kẻ sáng tạo từ tám hoánh).
Cảm xúc của người xem sẽ dẫn dắt lý trí họ. Có thể chỉ là chút đồng cảm gợi nhớ một kỷ niệm hay kí ức xa vời, cao hơn có thể "học" được và vỡ ra một vấn đề hay một khía cạnh nào đó giữa mông lung của cuộc sống... Hay và đẹp là thế chứ sao!
Một bạn vong niên đỏ mặt tía tai kể: Trong một tụ hội kỷ niệm ngày Trịnh Công Sơn tạ thế, thằng oắt Đỗ Trung Quân dám bảo nhạc Trịnh đơn giản lám, bài nào ảnh cũng chỉ chơi vài ba gam thôi... tôi bảo mi thò lò biết gì Dù rất nể bạn già song anh vẫn phải nói: Cũng có đúng chớ, ít ra là đúng mang tính cá nhân về cách chơi của Trịnh, làm bạn già cụt hứng thôi sỉ vả tác giả "Quê hương và chùm khế".
Bởi thực ra, các sáng tác của Trịnh tiên sinh trước '75 phần nhiều là nhạc phẩm có tính quần chúng, phong trào, mà thế thì một bài ca chơi, đệm chỉ với 1 chủ, 3 at, 5 at và muốn nhấn nhá thì thêm gam 7 nữa cũng đủ sốc vực tinh thần người nghe nếu giai điệu (bài ca) thuôn, cân , hài hòa và ca từ dễ nuốt trôi.
Trong nhạc phẩm của TCS có nhiều giai điệu đẹp chơi vơi và cũng nhiều ca từ, câu lửng lơ gợi mở đẹp mênh mang, ít người thế gian sáng tác và thể hiện được, song "ghiền" và sùng tín nhạc của ổng sẽ rất dễ thành tiêu cực yếm thế, điều này chắc hẳn Trịnh tiên sinh chả muốn tẹo nào.
Kẻ sáng tạo nghệ thuật (nói riêng) thật sự không quan tâm đến hiệu ứng của tác phẩm, thế nên bi kịch thường sảy ra với những tác phẩm bất hủ cùng tác gỉa của nó là lẽ thường.
Những ấn phẩm VH-NT nghe nhìn thế nào là hay, là đẹp? Dù tác giả (kẻ sáng tạo thật sự) không hề quan tâm, song rõ ràng tác phẩm của y luôn được cân đo đong đếm của đời thường, và từ đây, sự tôn sùng, yêu thích, chán , chê bôi và cả khinh khi... sẽ chụp lên tác phẩm cùng tác giả là đương nhiên. (Cho dù tác phẩm đã thoát ly khỏi kẻ sáng tạo từ tám hoánh).
Cảm xúc của người xem sẽ dẫn dắt lý trí họ. Có thể chỉ là chút đồng cảm gợi nhớ một kỷ niệm hay kí ức xa vời, cao hơn có thể "học" được và vỡ ra một vấn đề hay một khía cạnh nào đó giữa mông lung của cuộc sống... Hay và đẹp là thế chứ sao!
Một bạn vong niên đỏ mặt tía tai kể: Trong một tụ hội kỷ niệm ngày Trịnh Công Sơn tạ thế, thằng oắt Đỗ Trung Quân dám bảo nhạc Trịnh đơn giản lám, bài nào ảnh cũng chỉ chơi vài ba gam thôi... tôi bảo mi thò lò biết gì Dù rất nể bạn già song anh vẫn phải nói: Cũng có đúng chớ, ít ra là đúng mang tính cá nhân về cách chơi của Trịnh, làm bạn già cụt hứng thôi sỉ vả tác giả "Quê hương và chùm khế".
Bởi thực ra, các sáng tác của Trịnh tiên sinh trước '75 phần nhiều là nhạc phẩm có tính quần chúng, phong trào, mà thế thì một bài ca chơi, đệm chỉ với 1 chủ, 3 at, 5 at và muốn nhấn nhá thì thêm gam 7 nữa cũng đủ sốc vực tinh thần người nghe nếu giai điệu (bài ca) thuôn, cân , hài hòa và ca từ dễ nuốt trôi.
Trong nhạc phẩm của TCS có nhiều giai điệu đẹp chơi vơi và cũng nhiều ca từ, câu lửng lơ gợi mở đẹp mênh mang, ít người thế gian sáng tác và thể hiện được, song "ghiền" và sùng tín nhạc của ổng sẽ rất dễ thành tiêu cực yếm thế, điều này chắc hẳn Trịnh tiên sinh chả muốn tẹo nào.
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
Haiku
Cháy đỏ trăm bó đuốc
Những con ếch đốt lên bắt ếch
Hoa mướp rực rỡ vàng
Ngạn ngữ Việt: "Trăm bó đuốc cũng phải bắt được 1 con ếch".
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012
về MỘT NÉT NỀN GIÁO VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
Cách nay chưa lâu, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng dân tộc Việt vốn dĩ quật khởi hào hùng và oanh liệt, từ hồi Hai Bà Trưng theo suốt chiều dài lịch sử từng chống và chiến thắng giặc xâm lược... chử chẳng cứ phải có tư tưởng kim chỉ nam chủ nghĩa Mác-Lê và sự lãnh đạo tài tình của ĐCSVN. Rõ như ban ngày thế, thế mà có ông giáo sư tiến sĩ tên phương phung ngọc ngiếc gì đó đang ỡ Mỹ "phản biện" rằng thời xưa ĐCSVN đã có đâu mà nói tới rồi lòng vòng linh tinh để cố truyền đạt rằng họ Cù là vô lý.
Cái sự nực cười là khi đó báo chỉ dưới sự chỉ bảo và đùm bọc của đảng lãnh đạo cứ hể hả tương lên như một chính luận đầy tự hào và bất chấp.
Nay vừa rồi, lại 1 tiến sĩ nữa (mà lưỡng TS cơ đấy) đăng trên Giaó dục Net rằng Bình Ngô Đại cáo đết phải của Nguyễn Trãi, phải là đồng tác giả cơ: NT & Lê Lợi. (!)
Cái luậncứ mà anhchàng lưỡng tiếnsĩ này đưara là trong cáo, đạitừnhânxưng "Ta" không thể là tác giả NT mà là của LL (hic) và dẫn chứng khi "Ta"(trong bài cáo) dấy binh nằm gai nếm mật ở Lũng Nhai thì Nguyễn Trãi đang bị giam ở ĐôngQuan, có cả minhchứng bằng một bàithơ như 1 bằngchứng thờigian ngoạitại hùnghồn.(hic)
Thì thấy rõ 1 điều anh chàng lưỡng tiến xị này đã chẳng hiều mô tê gì về bái cáo thời Lê này suốt từ thời học trích giảng văn học thời phổ thông, xuyên suốt tới thời "chưởng thành" thành "lưỡng quốc tiến xĩ" !
Cái đau là hiện tại vị này đang "giảng dạy" công tác ở ĐHXH&NV tp HCM!
Thử hỏi đám học trò yêu kính chàng này (hẳn khôngít) sau này "chưởng thành" ra cái gì?
Anh thì nghĩ, nếu đứa nào (trong đám ấy) không caochạyxabay (khỏi chàng này) thì sau này, may không thành "sâumọt" chắc cũng chỉthành giundế.
Khôngthể đổthừa "trò không ra trò" khi đầy rẫy "thầy chẳng ra thầy"! Nhỉ.
Cái sự nực cười là khi đó báo chỉ dưới sự chỉ bảo và đùm bọc của đảng lãnh đạo cứ hể hả tương lên như một chính luận đầy tự hào và bất chấp.
Nay vừa rồi, lại 1 tiến sĩ nữa (mà lưỡng TS cơ đấy) đăng trên Giaó dục Net rằng Bình Ngô Đại cáo đết phải của Nguyễn Trãi, phải là đồng tác giả cơ: NT & Lê Lợi. (!)
Cái luậncứ mà anhchàng lưỡng tiếnsĩ này đưara là trong cáo, đạitừnhânxưng "Ta" không thể là tác giả NT mà là của LL (hic) và dẫn chứng khi "Ta"(trong bài cáo) dấy binh nằm gai nếm mật ở Lũng Nhai thì Nguyễn Trãi đang bị giam ở ĐôngQuan, có cả minhchứng bằng một bàithơ như 1 bằngchứng thờigian ngoạitại hùnghồn.(hic)
Thì thấy rõ 1 điều anh chàng lưỡng tiến xị này đã chẳng hiều mô tê gì về bái cáo thời Lê này suốt từ thời học trích giảng văn học thời phổ thông, xuyên suốt tới thời "chưởng thành" thành "lưỡng quốc tiến xĩ" !
Cái đau là hiện tại vị này đang "giảng dạy" công tác ở ĐHXH&NV tp HCM!
Thử hỏi đám học trò yêu kính chàng này (hẳn khôngít) sau này "chưởng thành" ra cái gì?
Anh thì nghĩ, nếu đứa nào (trong đám ấy) không caochạyxabay (khỏi chàng này) thì sau này, may không thành "sâumọt" chắc cũng chỉthành giundế.
Khôngthể đổthừa "trò không ra trò" khi đầy rẫy "thầy chẳng ra thầy"! Nhỉ.
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012
Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012
ĐẮNG
(Truyện rất ngắn)
Mưa thu rả rích.
Thêm đường khuấy vào ly cà phê vẫn còn đường không tan hết vì đã bão hòa.
Vẫn đắng.
- Căng rồi em ạ. Có vẻ như nó đọc nhưng không hiểu, không hiểu thì không thể nhớ. Không hiểu, không nhớ thì cuối cùng nó cũng không biết là nó đang học hay đang làm gì nữa. Thứ sáu này anh đón nó về để kèm một thời gian nhé?
- Không.
- Để lấy lại "căn bản" cho con ấy mà!
- Không. Ông cứ lo cho bồ ông đi.
Vẫn mưa.
Góc vườn quán có vô số nấm đã kịp thu từ khi nào, trắng đen vàng hồng...đủ cả.
Đắng!
***
LỊCH SỬ KHÔNG THỂ ĐỔI MÀU
Khi vụ hư cấu nhân vật lịch sử Đuốc sống Lê Văn Tám bị vỡ lở, đã có nhiều người tỏ ra thông cảm được. Thôi thì vẽ lên một tấm gương oanh liệt, không có thực nhưng không phải xa vời trong đời thực của thời tương tàn bom đạn, khói lửa và chém giết. Bởi Lịch sử chưa bị thay màu do một vấy đỏ nhỏ nhoi.
Lịch sử phong trào (được gọi là) TNXP VN trải qua 3 giai đoạn cùng lịch sử dân tộc: TNXP chống Thực dân Pháp(đầu những năm 50 <thế kỷ trước>), TNXP chống Đế quốc Mỹ( từ thập kỷ 60 tkt ) và TNXP XÂY DỰNG CUỘC SỐNG MỚI & PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU (Chủ yếu là ở Sài Gòn và Biên giới Tây Nam, từ 1976-tiền thân là LL THANH NIÊN XUNG KÍCH TP HCM).
Sáng nay, tình cờ coi trên HTV9 thấy có chiếu phim tài liệu về TNXP MIỀN NAM thời chống Mỹ.
Các hình ảnh và các nhân vật được phỏng vấn trong phim TÀI LIỆU LỊCH SỬ này chính là những tư liệu, nhân vật và nhân chứng của LỊCH SỬ MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MNVN, một giai đoạn lịch sử bi hùng DÂN VIỆT.
Không từng có cái gọi là TNXPMN giai đoạn 1960 đến nay.
Rởm nhất là ở cuối phim, đạo diễn lồng vào vài châm ngôn từ các danh nhân, một trong đó là: "Thời gian sẽ thay đổi tất cả, nhưng chỉ có thay đổi trong mỗi con người mới là điều đáng kinh ngạc."
Câu chân ngôn này thật hay nhưng hình như người ta đết cần hiểu gì!
Bao dung với sai lầm nhưng chẳng ai chấp nhận đánh lận, dối trá và lừa mị !
Đắng.
Mưa thu rả rích.
Thêm đường khuấy vào ly cà phê vẫn còn đường không tan hết vì đã bão hòa.
Vẫn đắng.
- Căng rồi em ạ. Có vẻ như nó đọc nhưng không hiểu, không hiểu thì không thể nhớ. Không hiểu, không nhớ thì cuối cùng nó cũng không biết là nó đang học hay đang làm gì nữa. Thứ sáu này anh đón nó về để kèm một thời gian nhé?
- Không.
- Để lấy lại "căn bản" cho con ấy mà!
- Không. Ông cứ lo cho bồ ông đi.
Vẫn mưa.
Góc vườn quán có vô số nấm đã kịp thu từ khi nào, trắng đen vàng hồng...đủ cả.
Đắng!
***
LỊCH SỬ KHÔNG THỂ ĐỔI MÀU
Khi vụ hư cấu nhân vật lịch sử Đuốc sống Lê Văn Tám bị vỡ lở, đã có nhiều người tỏ ra thông cảm được. Thôi thì vẽ lên một tấm gương oanh liệt, không có thực nhưng không phải xa vời trong đời thực của thời tương tàn bom đạn, khói lửa và chém giết. Bởi Lịch sử chưa bị thay màu do một vấy đỏ nhỏ nhoi.
Lịch sử phong trào (được gọi là) TNXP VN trải qua 3 giai đoạn cùng lịch sử dân tộc: TNXP chống Thực dân Pháp(đầu những năm 50 <thế kỷ trước>), TNXP chống Đế quốc Mỹ( từ thập kỷ 60 tkt ) và TNXP XÂY DỰNG CUỘC SỐNG MỚI & PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU (Chủ yếu là ở Sài Gòn và Biên giới Tây Nam, từ 1976-tiền thân là LL THANH NIÊN XUNG KÍCH TP HCM).
Sáng nay, tình cờ coi trên HTV9 thấy có chiếu phim tài liệu về TNXP MIỀN NAM thời chống Mỹ.
Các hình ảnh và các nhân vật được phỏng vấn trong phim TÀI LIỆU LỊCH SỬ này chính là những tư liệu, nhân vật và nhân chứng của LỊCH SỬ MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MNVN, một giai đoạn lịch sử bi hùng DÂN VIỆT.
Không từng có cái gọi là TNXPMN giai đoạn 1960 đến nay.
Rởm nhất là ở cuối phim, đạo diễn lồng vào vài châm ngôn từ các danh nhân, một trong đó là: "Thời gian sẽ thay đổi tất cả, nhưng chỉ có thay đổi trong mỗi con người mới là điều đáng kinh ngạc."
Câu chân ngôn này thật hay nhưng hình như người ta đết cần hiểu gì!
Bao dung với sai lầm nhưng chẳng ai chấp nhận đánh lận, dối trá và lừa mị !
Đắng.
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012
SỜ VOI NÀO
Nhiều người cứ ngỡ "sự kiện" hủy buổi tiếp kiến ngoại trưởng Hoa Kỳ của Phó chủ tịch Tập là cử chỉ ngoại giao vỗ mặt bởi sự chỉ trích thẳng băng của Hilary kiểu kỳ đà cản mũi các trò phô diễn bá cường gây hấn nhố nhăng của Trung Nam Hải ở Biển Đông. Nhưng khi hàng hoạt cuộc gặp gỡ đã lên chương trình (phái bộ chính phủ Nga, Sing, đoàn Thủ tướng Đan Mạch) thì sự hoài nghi bắt đầu có lý do. Cũng có tin đồn Phó Tập bị đau lưng vì chơi thể thao, bơi lội hay đá bóng gì đó... và tất cả vẫn chỉ là phỏng đoán, bởi phát ngôn nhân của Bắc Kinh chỉ trả lời báo chí rất gọn lỏn" không có thông tin".
Cũng có xì xào rằng Phó Tập bị "tai nạn" xe hơi, và rằng đây là một tai nạn được sắp đặt và đạo diễn.
Với một vai vế được đồn thổi và thực tế những hoạt động tích cực như là khúc dạo hoành tráng cho sự xuất hiện của nhân vật thiên tử trong kinh kịch -và cả hí kịch :) - thì sự mất tăm của Tập Cận Bình cả tuần qua làm xôn xao dư luận cũng là phải. Liệu Tập phó ct của tỉ rưỡi có là ngôi sao băng?
Cuộc họp các nguyên thủ tại APEC khai mạc trễ 7 phút được Tổng thống quốc chủ cáo lỗi do Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào phải xử lý gấp việc quốc nội. Các nguyên thủ thế giới phải chờ đợi ông Hồ Đo Đỏ này cũng đáng đồng tiền bát gạo. Bởi nền kinh tế TQ cứ tăng trưởng ào ào mấy mươi năm nay không có ích cho mọi vị tham khảo ư? Thế nên mọi tham luận ngợi khen hướng về nền kinh tế TQ hẳn lảm Hồ Đo Đỏ phổng mũi lắm. Chỉ khi Ông Dan Ikenson, người điều hành các cuộc nghiên cứu chính sách thương mại tại Viện Cato có trụ sở ở Washington chê bôi sự " đoàn kết thống nhất" của thể chế chính trị Bắc kinh thực sự khó thể đưa sự phát triển TQ lên đỉnh. Ông này thẳng thắn rằng với kiểu không chấp nhận sự khác biệt tư tưởng, chỉ toàn đồng thuận sẽ kìm hãm sáng tạo, và xã hội TQ, dù kinh tế tăng trưởng đó nhưng chua chắc bền vững và chỉ đạt trình trung bậc.Bị khích bác là chuyện thường, nhưng sắc diện của họ Hồ bỗng bạch ra như người bị thộp đúng tim đen liệu có liên quan hữu cơ gì với sự chậm trễ do phải remote trỏ về Trung Nam Hải sáng nay?
Nếu sâu chuỗi những thông tin rời rạc về các nhân vật VI (very important ) của Trung Nam Hải liệu có hé ra điều gì hay ho chăng?
Sau vụ Bạc Hy Lai, có tin thổi về 1 cuộc đảo chính hụt ở Bắc Kinh, Bí thư ủy ban chính pháp Chu Vĩnh Khang, quan thầy của Bạc được "cơ cấu " về hưu và trong cuộc họp tiền trù bị cho ĐH đảng, TBT Hồ đã quyết định chỉ 7 người thay cho 9, sẽ nắm Uỷ ban thường trực BCT.
Việc điều chuyển Hồ Xuân Hoa (Hồ tiểu) và giáng chức Lệnh Kế Hoạch, 2 nhân vật thủ túc lâu nay của Hồ đại (HCĐ) được giới thạo tin cho là thắng lợi của Phó bí thư quân ủy TW Tập Cận Bình trong động tác dọn dẹp xắp xếp tương lai có phải là nguyên nhân cho sự đăm đăm gần đây của họ Hồ mỗi khi xuất hiện trước ống kính báo chí và bá tánh?
Có Giời mới biết, em nhỉ, :)
Cũng có xì xào rằng Phó Tập bị "tai nạn" xe hơi, và rằng đây là một tai nạn được sắp đặt và đạo diễn.
Hồ đại tại APEC (Nga) |
Tiểu Hồ |
Lệnh Kế Hoạch |
Chu Vĩnh Khang (nguyên bí thư ủy ban chính pháp) |
Cựu bí thu Trùng Khánh |
Việc điều chuyển Hồ Xuân Hoa (Hồ tiểu) và giáng chức Lệnh Kế Hoạch, 2 nhân vật thủ túc lâu nay của Hồ đại (HCĐ) được giới thạo tin cho là thắng lợi của Phó bí thư quân ủy TW Tập Cận Bình trong động tác dọn dẹp xắp xếp tương lai có phải là nguyên nhân cho sự đăm đăm gần đây của họ Hồ mỗi khi xuất hiện trước ống kính báo chí và bá tánh?
Có Giời mới biết, em nhỉ, :)
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012
Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012
Nợ công Việt Nam vượt 80% GDP nếu tính cả nợ của DNNN
Cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.
Theo chiến lược này, Việt Nam sẽ từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. Để những mục tiêu này được khả thi, việc quản trị rủi ro về nợ công phải được chú ý đúng mức.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Tài chính trước Quốc hội, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ công/GDP của Việt Nam ước vào khoảng 54,6%, có giảm đôi chút so với năm 2010 chủ yếu do lạm phát cao của năm 2011 làm tăng giá trị hiện hành của GDP chứ không phải do vay nợ của Việt Nam giảm. Trong đó, nợ công nước ngoài vào khoảng 31,1% GDP.
Các con số này hoàn toàn nằm trong ngưỡng an toàn của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng rủi ro của nợ công Việt Nam không nằm ở các con số báo cáo ở trên. Các nguy cơ đe dọa nợ công lại nằm ở khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bởi khu vực này luôn nhận được ngân sách “mềm” từ Chính phủ. Khi các DNNN lâm vào khó khăn, các khoản nợ trong nước của các doanh nghiệp này thường được Chính phủ hỗ trợ dưới các hình thức bổ sung vốn, khoanh nợ, giãn nợ, chuyển nợ, xóa nợ, trả nợ thay...
Vinashin, Vinalines, tập đoàn Sông Đà, và hàng loạt công ty cơ khí xây dựng và công ty xi măng là những ví dụ điển hình.
Tất cả các hình thức ngân sách mềm này cuối cùng đều sẽ khiến chi tiêu ngân sách tăng. Và với việc ngân sách nhà nước liên tục bội chi thì để bù đắp phần chi tiêu cho khu vực DNNN, Chính phủ sẽ buộc phải phát hành trái phiếu và làm tăng nợ công.
Do đó, những khoản nợ xấu của khu vực DNNN mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam .
Các nguy cơ đe dọa nợ công lại nằm ở khu vực doanh nghiệp nhà nước bởi khu vực này luôn nhận được ngân sách “mềm” từ Chính phủ.
|
Chi tiết hơn, con số nợ công 54,6% vào thời điểm cuối năm 2011 chưa tính đến hơn 11,1% GDP nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, mà các khoản nợ này chủ yếu là của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.
Ngoài ra, theo đề án tái cơ cấu DNNN mới đây của Bộ Tài chính, tổng dư nợ tín dụng trong nước của các DNNN cũng lên tới 16,5% GDP. Nếu tính cả những con số này thì nợ công Việt Nam hiện đã ở trên 80% GDP, vượt xa mức khuyến cáo của các tổ chức quốc tế.
Có vẻ ngưỡng trần nợ công vào năm 2020 ở mức 65% GDP trong Chiến lược nợ quốc gia mới được phê duyệt gần đây bởi Chính phủ chưa tính đến những nguy cơ tiềm ẩn từ nợ của khu vực DNNN. Chúng tôi cho rằng, nợ của DNNN nên được coi là một phần không thể tách rời trong việc xây dựng chiến lược và phân tích về nợ công của Việt Nam, tuy nhiên Chiến lược nợ quốc gia chưa đưa ra được những chỉ tiêu cụ thể đối với nợ của khu vực này.
Bên cạnh mục tiêu về trần nợ công 65% GDP vào năm 2020, Chiến lược nợ quốc gia cũng đưa ra mục tiêu thâm hụt ngân sách hàng năm vào khoảng 4,5% GDP/năm giai đoạn 2012-2015 và 4% GDP/năm giai đoạn 2016-2020.
Mục tiêu này cho thấy trong thời gian tới Việt Nam chưa có thay đổi gì nhiều về định hướng chi tiêu tài khóa. Chính phủ tiếp tục theo đuổi chính sách tài khóa mở rộng bất kể tăng trưởng của nền kinh tế ra sao.
Chính sách tài khóa chỉ đóng vai trò bình ổn kinh tế tốt khi chỉ tiêu thâm hụt ngân sách được gắn với chu kỳ kinh tế. Hay nói cách khác, chỉ tiêu thâm hụt ngân sách nên ở mức cao trong những năm nền kinh tế có tăng trưởng thấp/suy thoái nhằm kích thích tổng cầu, và nên ở mức thấp trong những năm nền kinh tế tăng trưởng cao nhằm tích lũy nguồn lực phòng ngừa cho những năm tăng trưởng thấp.
Việc thiết lập chỉ tiêu thâm hụt ngân sách liên tục trong nhiều năm sẽ khiến cho chính sách tài khóa khó có thể đóng vai trò là “đệm” giảm sốc, mà thậm chí còn tích tụ rủi ro, cho nền kinh tế.
Theo TS.Phạm Thế Anh(TBKTSG)
Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)