Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Khíacạnh của Ýthứchệ

 Xét ở khía cạnh Nhà nước là công cụ của Một Nền Kinh Tế thì sự can thiệp bằng các chính sách vào dòng chảy phát triển là điều tuyệt nhiên. nhưng cách thức điều chỉnh thông qua các chính sách, luật lệ mang tính đặc thù ý thức hệ.

" Kinh tế thị trường định hướng XHCN" ("Đặc tác" của ĐCSVN) là gì? Có thể diễn giải thế này chăng: Sự điều phối của chính sách do Đảng lãnh đạo vào quy luật cung-cầu nhằm mục tiêu độc lập tự do ấm no hạnh phúc (cho ai và vì ai là phạm trù khác, không đề cập ở đây).
Nhưng chính cái "đặc thù ý thức hệ" sẽ là rào cản "quá hữu hiệu" (nghĩa tiêu cực?) dòng chảy phát triển, trường hợp "khơi nguồn"(nhĩa tích cực luôn) cũng rất dễ rơi vào tình trạng lạc lối, vô hướng.

Vậy. cái tạm gọi "đặc thù ý thức hệ" là gì? và sự khác nhau khi xét Nhà nước như một công cụ cho phát triển của Ta khác thế nào với của Tây?

Xin thưa [thưa gửi cũng phải xin, hẳn đây là lỗi hệ thống ngôn ngữ việt :)]: Ở Tây chỉ đơn giản là đồng ý hoặc không; trong khi ở Ta: cho và cấm. (tất nhiên không tính những ngoại lệ đặc biệt)

Có vẻ như giống nhau về bản chất của ngôn từ, nhưng đó là sự khác nhau trời vực trong quản lý sự vận hành xã hội.

 Các nhà nước Tây nhìn chung chỉ can thiệp vào quy luật cung-cầu ở phạm vi và qui mô. Cái này cũng có thể hiểu là tự do vẫn phải nằm trong khuôn khổ, nhưng khuôn khổ (của Nhà nươc - bao gồm Hiến pháp và Luật pháp) không có giới hạn cho phạm trù Nhân quyền.
Thí dụ: Người ta không cấm múa cột nơi công cộng, nhưng rất rõ là chẳng Nhà tổ chức nào được chính quyền OK cho việc tổ chức múa cột ở quảng trường quốc gia(nơi tôn nghiêm) với cả vạn diễn viên, chẳng hạn :-).

Còn Ta ?
Khoan nói tới việc luôn phải xin chính quyền khi phải có các hành vi xã hội, chỉ nói qua về các hành vi kinh tế cụ thể ích nước lợi nhà trong sản xuất kinh doanh.
Không thể nại lý do ý thức trách nhiệm công dân thấp để cấm đoán việc này hay việc khác. bởi chúng ta vẫn luôn ra rả về Pháp quyền. Hơn thế nữa, tính chủ quan cá nhân của công chức là mặc sức khó thể kìm tỏa là đống phân khô cho sâu bọ phát triển.
Chưa kể đến cái sự cho- cấm đặc thù ở mức vĩ mô (thông tư, chỉ thị, tiền vàng, tỷ hối và vân vân).

Vậy nên đọc bài của  JL(http://xinloiong.jonathanlondon.net/2013/07/24/danh-cuoc-vao-viet-nam/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=danh-cuoc-vao-viet-nam) thấy sự hời hợt của tác giả khi nhận định "Đảng Cộng sản nhất quyết về một nền kinh tế thị trường được điều phối không nhất thiết là rào cản đối với việc phát triển một nền kinh tế thị trường hiệu quả "(JL) dù những phân tích khác cũng hơi hay, và vẫn rất khoái câu kết: "Song, tính chính danh trong tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể giành được bằng các biện pháp trấn áp.(JL)" !

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Tùy phím Thứ bảy

Gió nguyên khởi từ lòng người và sẽ trở về tắt ngóm trong đó
Tình yêu và Tự do như Ánh sáng.
CNC


Xung đột tư tưởng giữa gìn giữ những tập quán tự nhiên thông thường như truyền thống văn hóa với trào lưu khoáng dương bản năng sống, rũ bỏ mọi ràng buộc cá nhân... là vĩnh cửu. Sự cân bằng tương đối của 2 luồng tư tưởng giữ cho cuộc sống ổn định có thế năng. Khi thắng thế thuộc bất cứ bên nào đều dẫn đến sự hủy diệt cuộc sống.
 "Hãy đập vỡ Ý thức" để tận hưởng vòng đời ngắn ngủi là châm ngôn của Chủ nghĩa Hiện sinh, nhưng trào lưu này, xét về sâu xa, cũng không khác mấy về bản chất khích lệ hy sinh và cách mạng của Chủ nghĩa Cộng sản khi mơ tưởng xây dựng một Xã hội Cộng sản tuyệt đối tự do, vật chất thiên đường.
Song, khư khư ôm bám quá khứ để trượt vào rong rêu lịch sử, kìm hãm sự sinh động tươi mát vốn dĩ của sự sống lại là những tư tưởng hẹp hòi, mà nếu thái quá sẽ trở thành sô vanh và thậm chí phát xít.

Sự hình thành Nhà nước không có cứu cánh trấn áp cường quyền (như luận thuyết cộng sản chủ nghĩa), bởi thời xa xưa ấy, trời đất rộng lớn bao la, thiên nhiên dù cay nghiệt nhưng luôn cung phụng đủ cho mọi cộng đồng nguyên thủy thưa thớt trên khắp Địa cầu. Tính cay nghiệt của Mẹ thiên nhiên mang yếu tố tích cực thúc đẩy các cuộc di dân để hình thành thế giới ngày nay. Còn Nhà nước? Nó được hình thành tất yếu để điều chỉnh trong vai trò tài phán cho cân bằng hai mặt phản diễn bản năng của con người: mong muốn thỏa mãn vật chất và tinh thần. Nó cũng trách nhiệm điều chỉnh bằng các luật lệ để duy trì ổn định và cân bằng giữa sự phát triển xã hội với môi trường thiên nhiên, đồng thời cũng hài hòa đảm bảo các lợi ích của cá nhân, gia đình hoặc các nhóm cộng đồng.

Thời hiện đại, quốc gia nào có bộ máy nhà nước - dù vẫn luôn bị các thế lực kinh tế (Nhóm lợi ích)  lợi dụng - giữ được cái bản chất tài phán nguyên thủy ấy, quốc gia đó luôn có một màu sắc dân chủ và nhân quyền  đủ để ổn định và phát triển. 

***

Chưa biết được, trong 75 phút trao đổi quốc sự giữa Trương chủ tịch và Tổng thống Obama có bao nhiêu phút giành cho chuyện tình yêu con người, dân chủ và nhân quyền, song chắc chắn, những vấn đề về tự do nói chung (tôn giáo, internet, báo chí, hội họp, ngôn luận và xuất bản...) phải được đề cập. Nhưng "văn hóa tuyệt thực" chắc là không. Cũng có thể Tổng thống Hoa kỳ thắc mắc những vụ tuyệt thực gần đây của các tù nhân tư tưởng của Cù Huy Hà Vũ đã chấm dứt và Điếu Cày Nguyễn Văn Hài đang tiếp diễn sang tháng thứ hai, nhưng Chủ tịch CHXHCNVN đã khôn khéo đặt sự khác biệt tư tưởng Đông-Tây  lên bàn ngổn ngang thế sự, để trấn an Obama, mọi sự phải từ từ.
Nhưng cái "sự từ từ" được thò ra khi tuyên bố trong vấn đề Biển Đông - nguyên văn là "kiên trì phản đối đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc" lại là quá thất sách.
Đành rằng đối với Anh Hai Tung Của, mọi vấn đề về lãnh thổ lãnh hải, (liên quan hữu cơ với lịch sử, thể chế, văn hóa và cả vấn đề về Nhân chủng học) không thể giải quyết cấp tập một sớm một chiều, song, sự ỷ mạnh thái quá cũng như những xâm lấn của TQ ở Biển Đông trong hiện tại đối với VN, Phi và ASEAN không cho phép một sự ngọng ngịu như thế. Tại sao không "cực lực lên án" và "quyết liệt phản đối" ? Bởi đây là dịp tốt nhất để tỏ rõ Quan điểm việt trước quốc tế nói chung và thông điệp cho ASEAN cũng như Trung Hoa nếu muốn giữ vững toàn vẹn Trường Sa của hiện thời và lấy lại Hoàng Sa trong tương lai.



Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

The Streetlight and the Church

Tùy phím về DÁNG ĐỨNG HOA KỲ

Đọc được ở đâu đó thông tin lá cải rằng Michelle Robinson Obama đoạt giải Trang phục đẹp nhất hay gì đó tương tự, anh tưởng chắc là hơi hướng lăng xê cho Nhà Trắng lẫn Nhà tổ chức festival mà thôi. Thế nhưng khi nhìn bức hình Michelle chớp chung cùng phu quân khi tiếp vợ chồng bác Tư Sang thì anh phải xét lại suy nghĩ từng thoảng qua đó.
Phu nhân của Sang chủ tịch là tầm thước, thế nhưng khi sánh bên đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ thì chắc chắn là hơi bị khiêm nhường rồi. Sẽ không có gì đáng chú ý hay quan tâm ở các đệ nhất nhân vật phụ này nếu bỏ qua dáng đứng bến te, í kên, dáng đứng hoa kỳ của  LaVaughn.
Nhắc đến hai tiếng 'phu nhân' bây giờ trong ngôn ngữ Việt có vẻ rất thường tình, ấy vậy mà trước đây, sẽ là súc phạm ghê gớm những người cộng sản nếu ai đó dám nói "phu nhân cờ rúp si kai a của ông lê nin" hay "giang thanh phu nhân của ngài mao trạch". Đơn giản bởi CNCS tất tật được gọi chung là "đồng chí", bởi họ đang tự nguyện choàng cho mình cái áo lý tưởng vĩ đại trong công cuộc công cộng hóa tuốt tuột.
Người Việt ta nói chung thường quan niệm  và tự hào về sự tinh tế trong nhiều hành vi văn hóa, cả trong ứng xử.
Nhớ câu chuyện dông dài của các cụ rằng Cụ Hồ là ghê lắm đấy. Khi gặp gỡ các nguyên thủ khác, cứ là phải đĩnh đạc bước lên ngang bậc mới bắt tay hoặc rối rít ôm hôn, dù đối tác vồ vập chìa-giang tay đón trước mà chân vẫn yên vị ở bậc thếm cao hơn nhé.
Thế nên, anh cũng chủ quan và ngây trơ trong tắng lắm. Cứ ngỡ văn hóa tư bản dãy chết cùng lắm cũng chỉ hơn ta ở chỗ dân chủ thực dụng bốp chát, chứ sự tế nhị trong các hành vi cư xử ư? Thua ta là chắc.

Thế mà lại không phải thế mới đau. Nhìn Michell trong dáng đứng hoa kỳ mới nể làm sao.
"Người vĩ đại thật sự không để bóng mình che tối kẻ khác" là quan niệm đao to búa lớn thiếu thực tế. Ngay trong đời thường, những người có giáo dục tốt cũng chả bao giờ muốn trỗi quá nhiều khi xuất hiện cùng người khác về hình thể.
Mà Tạo hóa cũng trớ trêu làm sao. Đã sinh du lại còn sinh lượng; đã ban cho người có một mỹ quan hình thể nhất định, nhưng lại ban hình hài chẳng như tự muốn. Vậy nên kích thước vàng của người này có khi lại làm tủi (ít nhiều) kích thước không được vàng lắm của người khác.
Vấn đề quan trọng đặt ra là, thật thích hợp song ta vẫn đẹp như vốn dĩ.
Làm thế nào đây?

Xuất hiện cùng Sang phu nhân trước họng kính thế gian với giày gót thấp hết cỡ có thể, nhưng khi đứng, không bạnh ra mà khẽ khàng thu bàn chân lại. Chiều cao thân thể thu lại hết mức do đế dày mỏng, nhưng nét bô đì vẫn thanh mảnh cần thiết của vẻ đẹp và duyên dáng.

Mới thấy sự tinh tế và nền nhã hoa kì chả thua gì nền dân chủ!


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Splendour in the Grass



Bên hông Nhà thờ Gỗ Kontum (CNC)


Splendour in the Grass


What though the radiance
which was once so bright
Be now for ever taken from my sight,
Though nothing can bring back the hour
Of splendour in the grass,
of glory in the flower,
We will grieve not, rather find
Strength in what remains behind;
In the primal sympathy
Which having been must ever be;
In the soothing thoughts that spring
Out of human suffering;
In the faith that looks through death,
In years that bring the philosophic mind.

(William Wordsworth)

DỐI TRÁ & LỌC LỪA HAY SỰ ĐẦN ĐỘN CỦA HỌC HÀM HỌC VỊ

 

 

Một công trình khoa học có nhầm lẫn tệ hại




Đó là bộ Từ điển Type Truyện dân gian Việt Nam do Nhà xuất bản Lao động ấn hành cuối năm 2012. Đây là một công trình khoa học của Viện Văn học, được Chính phủ tài trợ, do Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Huế làm chủ biên, cùng các cộng sự là nhóm tác giả: Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Thị An, Tiến sĩ Nguyễn Huy Bình, Thạc sĩ Đặng Thị Thu Hà, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nguyệt và Tiến sĩ Bùi Thị Thiên Thai.

Cứ như “Lời giới thiệu” rất trang trọng và hoành tráng do Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Huế tự viết, thay mặt cho nhóm Biên soạn, thì “Công trình Từ điển type truyện dân gian Việt Nam được thực hiện dưới sự chủ trì của PGS. TS Nguyễn Thị Huế và các cán bộ nghiên cứu Phòng Văn học dân gian – Viện Văn học, một cuốn sách dạng từ điển chuyên ngành, giới thiệu toàn cảnh và diện mạo kho tàng truyện dân gian Việt Nam, với một khối lượng các type truyện thuộc các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện trạng, truyện cười, giai thoại…
Trong tương quan so sánh với văn học viết Việt Nam, đã có nhiều bộ từ điển tác giả và tác phẩm của phần văn học viết, do vậy, công trình Từ điển type truyện dân gian Việt Nam là bộ Từ điển truyện kể dân gian Việt Nam đầu tiên, công việc này nhằm hưởng ứng cách làm của các nhà folklore Châu Âu và các nhà folklore Châu Mỹ, và đã được tiếp nối bởi nhiều công trình đã được công bố gần đây của các nhà folklore Châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…). Yêu cầu mà công trình đặt ra là nhằm giúp các nhà nghiên cứu tra cứu các kiểu (type) truyện một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và khoa học…
Công trình vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực hành, ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của ngành folklore Việt Nam hiện nay. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu của công trình là truyện kể dân gian thuộc toàn bộ thể loại tự sự trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc Việt Nam…”.

Một ý tưởng đúng đắn và thật đáng trân trọng. Nhưng vấn đề là ở chỗ: “nói thì vậy còn làm có như vậy không”, để bạn đọc tin được lời tự quảng bá “hoành tráng” như trên là có cơ sở?
Đi đánh Thần Hạn"- Họa sĩ Trương Qua vẽ năm 1970
Một công trình khoa học, một bộ Từ điển, loại sách công cụ nhằm để tra cứu, đòi hỏi phải có tính khoa học, tính chính xác rất cao, như chính các nhà khoa học đã nói thế khi làm tập sách này. Đây cũng là công trình được Chính phủ tài trợ sáng tạo năm 2012, bằng tiền đóng thuế của dân. Nhưng rồi liệu công trình khoa học tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của dân ấy có khoa học không? Có chính xác như tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Huế tự khen mình không?



Mới “tra” vài chục trang đầu trong cuốn sách dày hơn ngàn trang, tôi đã tá hỏa vì không hiểu sao một tác phẩm của mình, là văn học viết, văn học hiện đại, một sáng tạo hoàn toàn cá nhân, trường ca Đi đánh Thần Hạn lại bị PGS. TS Nguyễn Thị Huế và cộng sự vơ quàng vơ xiên, rồi nhét bừa vào cái bị có cái tên rất khoa học là sáng tác tập thể của dân gian, đã từ lâu lưu truyền ở tỉnh Bạc Liêu, nằm trong kho tàng dân gian riêng của tỉnh Bạc Liêu vô cùng xa xôi mà lúc sáng tác truyện này, năm tôi mới 11 tuổi, tôi chưa từng được nghe, rồi úm ba la thế nào, nó lại được “phổ biến rất nhiều ở các tỉnh phía Nam”, trong khi trường ca này của tôi vừa mới viết xong, còn chưa ráo mực đã được in trọn vẹn trong hai trang trên tuần báo Văn nghệ tháng 9/1970. Sau đó tỉnh Hải dương đã in riêng trường ca này khi tôi còn học lớp 5 và sau này Hà Nội tái bản khoảng hơn 30 lần mà vẫn không được biết tới, nói gì đến “phổ biến rộng rãi”. Thật hài hước!
Xin lỗi các nhà khoa học, tôi phải dùng 3 chữ, “thật hài hước”, bởi không thể thay nó bằng bất cứ chữ nào khác được. Một tác phẩm tôi sáng tác hoàn toàn cách đây 43 năm, bằng sự tưởng tượng của một cậu bé học sinh lớp 5. Tôi chưa từng nghe ai kể, kể cả bà mẹ có rất nhiều chuyện dân gian của tôi, tôi cũng chưa từng thấy có, dù là “Type” ở bất cứ tryện cổ dân gian nào, trong nước hay ngoài nước.
Tôi viết trường ca này, cũng vì lúc ấy, quê tôi đang phải đối mặt với hạn và lụt vô cùng gian nan. Tôi định viết hai phần, lấy tên là Trường ca GIÔNG BÃO, phần đầu là Đánh Thần Hạn, phần sau là Đánh Thần Lụt, và Thần Lụt mới quan trọng, vì quê tôi như hòn đảo, xung quanh là các sông lớn, mùa mưa nước chảy rất dữ, có năm đứng trên đê có thể khỏa chân xuống dòng chảy được. Làng tôi lúc nào cũng âm âm tiếng trống từ trên đê vọng về và cứ đến mùa lũ là mất ăn mất ngủ, bởi nếu vỡ đê là chết hàng vài vạn người, nếu không có biện pháp gì đó rất có hiệu quả, ứng cứu. Những năm trước đó, tôi còn nghe có vụ lụt, chính Bác Hồ đã đi trên máy bay trực thăng xem đê Nam Sách có vững không? Ấy là chưa kể, nếu có bom Mỹ hủy diệt?
Chính vì lẽ đó mà tôi viết. Cuối phần I, tôi đã để cho Thần Lụt lấp ló xuất hiện. Là một chi tiết gài, một cánh cửa, mở ra câu chuyện khác ở phần sau. Thần Hạn và Thần Lụt gặp nhau trong bữa tiệc Nhà Trời. Hai Thần với tính cách khác nhau, nên rất ghét nhau. Vậy mà rồi có lúc, chúng lại cấu kết với nhau, chống phá con người. Sức mạnh của con người là nhờ Đất, mà ở đây tôi chọn biểu tượng là phù sa. Tôi đã sử dụng chi tiết này ở phần I, khi đoàn người cúi xuống gan bàn chân : "Lấy đất phù sa. Đỏ quánh. Xoa lên da. Da lạnh. Xoa lên áo quần. Áo quần lành ngay. Hồng tươi trong sắc lửa" ở phần II, khi đánh nhau với Thần Lụt, phù sa cũng che chở họ, bồi đắp thêm sức mạnh cho họ.
Thần Lụt biết được đặc điểm ấy, nên lão thường xối nước vào gan bàn chân cậu bé, khi mất phù sa, cậu bé ngã lộn từ lưng trời xuống, làm đổ nhào mấy dãy núi. Nhưng khi chạm vào đất, bàn chân dính phù sa, cậu lại bay lên với một sức mạnh phi thường. Cuộc chiến đấu rất cam go và quyết liệt để giành lấy chiến thắng. Tôi cũng đã viết phác xong phần II, chưa kịp chữa. Thế rồi, một vị khách qua nhà, mẹ tôi cho mượn đọc, rồi thất lạc và mất hẳn bản thảo, nên chỉ còn phần I là Trường ca Đi đánh Thần Hạn. Khi viết trường ca này, tôi có nghĩ đến sức mạnh của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bởi thế, khi kết thúc phần I của Trường ca, tôi đề ngày hoàn thành19/8. Đó chính là ngày tôi viết xong phần I, cũng là ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
Chữ Đi đánh Thần Hạn đăng trên báo Văn Nghệ là do nhà thơ Phạm Hổ đổi lên cho tôi. Sau này, tôi vẫn giữ cái tên ấy như một kỷ niệm đẹp với nhà thơ Phạm Hổ và báo Văn nghệ. Thoạt đầu, tôi lấy tên: Trường ca Giông bão, Phần một Đánh Thần Hạn. Bây giờ tôi xin nói về cái Trường ca đã bị các nhà “khoa học” hóa phép thành truyện dân gian Bạc Liêu kia.
Câu chuyện bắt đầu từ “Tết mồng Năm, tháng Năm - Ngọc Hoàng có giỗ - Thần Hạn sang – Ăn cỗ - Thần bay trên trăm ngọn đồi – Trên ngàn cánh rừng – Con suối – Trời cao lung linh gió thổi - Thần uống hết rượu hũ bảy hũ ba – Chị Gió khiêng vò – Cô Mây đỡ hũ – Ăn tiệc suốt chín tháng mười ngày – Thần say – Khép vòi vào cánh - Ngủ ba năm - Tỉnh dậy - Cổ bỏng như ngọn lửa nào thiêu cháy - Ngực cồn cào - Cái bụng khát, dài như con sào - Tóc loăn xoăn đỏ - Chân tóc cháy thành tia lửa - Các cô Mây - Chị Gió - Cổ đeo gùi nước về trời - Bụng Thần hoá chiếc thùng không đáy - Thần vơ từng gùi - Sục vòi - Hút chưa hết một hơi - Cạn nước - Cơn khát vẫn chưa đi - Thần bay ngang bay dọc - Cát mù - Bão thốc.” Và thế là cả một vùng tươi xanh trù phú hóa miền đất chết.
Và Thần Hạn càng điên khùng khi nhìn thấy đoàn người “Đi cạnh dòng khô, sông kiệt - Lửa sém thịt da - Nhưng đoàn người không chết”. Trong đoàn người ấy, có một cụ già và một bạn nhỏ. Sông kêu cứu: “Tôi sắp chết rồi - Con quỷ già hung ác - Nó hút hết máu tôi!”.  Núi đồi quằn quại: “Đuổi con quỷ dữ đi - Ơi các cô, các bác - Đầu tôi nóng lắm rồi - Lưng tôi đang thành cát... Họ đi - Suốt nơi này, nơi khác - Dòng sông - Đồi núi - Xóm làng - Không còn giọt nước - Làm thế nào bây giờ? - Cụ già quay lại hỏi - Chòm râu bạc phơ - Tóc trắng trên vầng trán hói - Da hồng phù sa - Mắt sáng hơn sao trên dải Ngân Hà - Đoàn người trầm ngâm, suy nghĩ - Lửa vẫn rát trên đầu - Thần Hạn cắm vòi - Xoáy đau lòng đất - Xoáy buốt thịt xương - Những người đã khuất - Nhưng lạ lùng - Tiếng ai to hơn giông bão - Mạnh hơn thác đổ giữa rừng -  Phải bẻ gẫy vòi Thần Hạn - Phải chặt đứt cánh nó đi! - Mọi người nhìn nhau bàng hoàng - Không biết ai vừa nói đấy - Hoá ra bạn Nhỏ chăn trâu - Tuổi chừng lên bảy - Đói mẹ, khát cha - Khi chưa biết chạy diều - Chưa biết thả con thuyền giấy - Da bạn sạm đen- Bốn mùa nắng cháy- Áo quần rách bươm - Chiếc liềm trễ bên sườn - Cụ già cười sang sảng - Giọng vang hơn tiếng cồng - Bay qua trăm ngọn núi - Bay qua nghìn con sông: - Đúng rồi, đúng rồi - Ta phải đánh - Góp bàn tay - Sẽ thành sức mạnh”.
Và rồi dưới “ngọn cờ” của cụ già, một lực lượng đông đảo đã được tập hợp: Mía, Dừa, Thông, Viên Sỏi đường làng, Cua… cùng trẻ già, trai gái. Tất cả lên lưng Cua, bay lên trời, chiến đấu với Thần Hạn. Cô Mây lắc đầu: “Nó có cái vòi ác lắm – Không đánh được đâu”. Chị Gió cũng ngần ngại: “Nó vẫy vùng đôi cánh – Không đánh được đâu”. Lúc ấy, tôi nhớ  cũng có người nói “Máy bay Mỹ vẫy vùng đôi cánh, Việt Nam không đánh được đâu”. Một cuộc chiến không cân sức. Rất cam go. Nhiều tình tiết bất ngờ, không thể lường trước. Nhưng rồi đã chiến thắng.
Thực tình khi viết tác phẩm này, hồi bấy giờ, tôi rất thích tuyển tập Trường ca Tây Nguyên. Thích cả những câu so sánh, đại loại "Ngôi nhà dài như một tiếng chiêng". Trong “Đi đánh Thần Hạn”, tôi ảnh hưởng không ít lối ví von, so sánh như thế. Cả cái cách gọi: "Ơi dân làng. Dân làng đi đâu đó?" cũng là cách gọi, cách nói của đồng bào Tây Nguyên.
Tôi xin lỗi bạn đọc vì câu chuyện dây cà dây muống, lại trích dẫn lằng nhằng quá dài. Cũng bởi một tác phẩm được viết hoàn toàn bằng sự tưởng tượng của cậu bé học sinh lớp 5, bỗng chốc lại thành truyện sáng tác của dân gian, mà cụ thể hơn là truyện dân gian của tỉnh Bạc Liêu, lại còn “lưu truyền ở các tỉnh phía Nam”. Nếu các nhà khoa học viết rằng, truyện này do tôi bịa ra, viết theo Type dân gian rồi được truyền tụng thành chuyện dân gian, như thơ Nguyễn Bính, Á Nam Trần Tuấn Khải (nếu đúng được như thế) thì tôi xin ghi nhận rất biết ơn sự ưu ái của nhân dân. Nhưng đây lại không phải như vậy.
Tôi viết Trường ca này vào cuối năm 1969, đầu năm 1970, khi đó nước nhà chưa thống nhất, Bạc Liêu là vùng đất xa xôi cách trở ngàn trùng. Tuy thế, những giá trị tinh thần của nhân dân không xa. Nhiều truyện cổ tích Nam Bộ, Truyện cổ Cà Tu, Trường Ca Tây Nguyên, Truyện cổ Khơ me Nam Bộ đều được sưu tầm phổ biến trong các công trình đồ sộ của Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan… Trong các công trình ấy, không có “Đi đánh Thần Hạn”.
Bây giờ lục trong Google, cũng chỉ có duy nhất “Đi đánh Thần Hạn” là tác phẩm của tôi viết. Tác phẩm này đã tái bản rất nhiều lần. Nhà xuất bản Kim Đồng còn tách ra in riêng với số lượng lớn dành cho các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa. Nhạc sĩ Nguyễn Thành (tác giả Qua miền Tây Bắc) cũng đã phổ thành kịch hát. Họa sĩ Huy Chương cũng đã vẽ thành truyện tranh. Năm 1970, họa sĩ Trương Qua cũng muốn dựng phim hoạt họa và ông cũng đã vẽ tặng tôi một bức tranh minh họa rất đẹp.
Vậy bằng cớ đâu mà PGS - TS Nguyễn Thị Huế và các nhà khoa học đồng tác giả lại khẳng định trong một công trình khoa học rằng “Đi đánh Thần Hạn” là truyện dân gian Bạc Liêu? Xin bà và các cộng sự hãy đưa ra văn bản mà các vị lấy làm tư liệu nghiên cứu, là văn bản “Đi đánh Thần Hạn” đã được in ở Bạc Liêu trước năm 1970, là năm tôi công bố tác phẩm này?
Trong bếp núc sáng tạo, có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng thường chỉ ở một vài chi tiết, chứ không thể toàn vẹn nội dung cùng tất cả mọi tình tiết: “Sỏi làm đạn. Cây thông làm mũi tên. Cây dừa làm kiếm. Cây mía làm dao, mác. Cua xin làm ngựa. Đạn sỏi bắn mù mắt thần hạn hán, nước mắt thần chảy thành cơn mưa, máu thần thành bảy sắc cầu vồng”, rồi trùng lặp chính xác đến cả từng con chữ “Mũi khạc thành sấm”.
Nguyên bản của tôi: “Mũi khẹc thành sấm – Chuyển động trời ngoài trời trong”. Mũi “khẹc” chứ sao lại “khạc” được. Chỉ có miệng mới khạc. Thơ Tú Xương: “Khạc chẳng ra cho nuốt chẳng vào”. Lá thông làm mũi tên. Lá dừa làm kiếm. Lá mía làm dao, mác. Chất liệu trong tác phẩm của tôi là thế. Chứ “cây” dừa, “cây” mía, “cây” thông làm sao thành kiếm thành tên được. Xem ra câu chữ của các nhà khoa học cũng lởm khởm lắm mà lại chẳng khoa học tí nào.
Thực ra, những chuyện cẩu thả như thế này trong các công trình được gọi là khoa học, cứ dựng lên để vét tiền dân vẫn diễn ra như cơm bữa, chán đến mức chẳng còn muốn nói nữa. Nhưng ở đây nó lại liên quan đến một tác phẩm của tôi, một tác phẩm đã in đi in lại nhiều lần và nhiều người cũng đã biết nên tôi buộc lòng phải lên tiếng, kẻo rồi có bạn đọc lại hiểu lầm, lại tưởng là lão Khoa đã đạo văn, mà đạo văn từ khi mới nứt mắt.
Một công trình khoa học, một cuốn sách công cụ đòi hỏi sự chính xác và tính khoa học rất cao mà ngay từ những trang đầu đã lởm khởm và cẩu thả đến như thế thì liệu công trình ấy có tin cậy được không?/.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Nham chi luận: "THỜI THỔ TẢ"



"Có vấn đề về tâm thần" hay "tâm thần phân liệt cấp độ nhẹ" là y ngôn để diễn tả khả năng nhận thức dưới mức bình thường  của con bệnh. Không có tiêu chí cụ thể cũng như không có triệu chứng hoặc hiện tượng fix cho dạng bệnh này, thế nên tùy vụ việc, thường là khi có một hệ quả (có khi là hậu quả) bất như ý, con bệnh mới bị nghi ngờ và phát hiện.

Bình thường anh chả để ý gì bởi người Việt mình có câu cửa miệng hay ho như thơ:  "chín người mười ý", để nhắc khéo cách tư duy của cộng đồng mình, đó thôi.

Nhưng, gần đây, sự đầy rẫy những phát biểu , những công văn, nghị định... mang tính chính trị xã hội, thậm chí là các văn bản luật pháp, của Nhà nước ta quá ư dở hơi, tới mức, xú uế của chúng làm mọi người bình thường bị knock-out tức thì, không (kịp) cần xem xét tính thực tiễn hay tính khả thi của những vụ việc hay nội dung liên quan, bởi sức công phá quá mạnh của sự bất thường.
Thế nên, để anh hỏi em nhé : Non sông gấm vóc VN của chúng ta,cùng một cộng đồng dân tộc thông minh, cần cù, sáng tạo và anh dũng...- là chúng ta chứ ai -:) -  đang được dẫn dắt bởi một thế hệ lãnh đạo bị bệnh tâm thần ?

Hơ hơ, đừng sờ trán anh nghi hoặc thế, anh sẽ nói ngay. Nói tới nơi tới chốn luôn . Nếu em (cũng là lãnh đạo chứ bộ) nghe rồi mà vẫn không thấy thì em cũng chẳng là ngoại lệ như anh đã tưởng. :-)

Và này, một vài vụ điển hình cả thế giới đã biết :

- . Chủ tịch nước NMT với vụ VN & CB thay nhau thức -  ngủ  để canh giữ hòa bình cho thế giới.

Có người lý "lận" rằng, đó là cách nói uyển ngữ, thi vị hóa ...cho vấn đề vốn rất nghiêm trọng trở nên nhẹ nhàng vui vẻ và dễ hiểu. Hay, tinh thần lạc quan, tự tin và tính lãng mạn cách mạng là phẩm chất của các chiến sỹ cộng sản. Vân vân.
Thưa rằng: Đề cập đến tính nặng nề và nghiêm trọng của vấn đề (hòa bình thế giới) để biện giải cho vẻ cợt đùa nhẹ nhõm, coi mẹ như gió em như khói là thô bỉ và bệnh hoạn. Hãy xét đến tính nghiêm túc của sự kiện và vấn đề đang đặt ra. Nhá !

- . Tp HCM có Công văn gì đó về cấm phụ nữ 33 tuổi mang thai bị la ó rầm trời.
Vụ này sau đó được Nhà chức trách nói báo chí hiểu sai vấn đề; chỉ là nói về các trường hợp thụ thai nhân tạo thôi.
Xin thưa, kể cả chỉ đề cập cho những trường hợp thụ thai nhân tạo thì cái văn bản đó cũng đầy ắp sự dở hơi rồi, chưa kể, ở các nước dân chủ, cấm phụ nữ (bất kỳ tuổi tác - trừ những trường hợp bệnh lý đặc biêt)) mang thai luôn luôn là vi hiến.
Vì sao? Bởi, việc khuyến cáo có nên mang vầu chửa đẻ hay không là công việc thuần túy của chuyên môn ngành sức khỏe, của các y-bác sĩ. Nhà nước không có quyền can thiệp, cấm đoán các quyền cơ bản và sơ đẳng tự nhiên của con người.
Thử hỏi cho rõ hơn. Một phụ nữ 40 tuổi mới cưới chồng và mất khả năng thụ tinh tự nhiên, vẩy vị ấy không có quyền có con và quyền đẻ ư ?

- . Biếu cho các MẹVNAH (và các vị lão thành cách mạng) 2 điểm thi vào đại học.
Uầy, cái vụ này thì phải nói cả tiếng đồng hồ. Phải lật cảo thơm từ cái vụ ông Tạ Quang Bửu khư khư quan điểm : "Đối với những người có công, đối với các con Anh hùng, Liệt sỹ... Nhà nước cũng nên hành xử (cho hợp đạo lý)  là quan tâm và chiếu cố chăm lo. Nhưng chỉ nên là những điều kiện vật chất (tuốt tuồn tuột: com áo gạo tiền) chứ không cộng thêm điểm thi. Bởi bao cấp tri thức sẽ chỉ dẫn đến sự đui què trí tuệ trong quá trình học hỏi-nhận thức của dòng giống (đại ý)". Và sau vụ này, cả Cụ Hồ (đang bị bệnh và bị "cấm" hút thuốc lá -1969) và Đại tướng Giap cũng không bênh được,  để Gíao sư bị thất sủng từ đó và quả nhiên, di hại xã hội đang xây dựng thành trì trong hiện tại.
Vắn vậy thôi để em tường, không phải tất cả và tới bây giờ, họ mới(vẫn) lú thế.

Nhưng, khi những tia sáng tri thức của một số (không ít) học giả cùng ánh sáng trí tuệ dư luận chưa hội đủ quyền năng, thì bóng đêm vẫn cứ là còn cười khằng khặc thoải con gà mái!



Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

SILEX (3)

Khó có thể biết được do các tiền bối tăm tối hay tắc trách khi truyền đạt sự hiểu biết cho các thế hệ sau.
Cho đến tận bây giờ, ngôn ngữ Việt có rất, rất nhiều những khái niệm cơ bản không được định nghĩa rạch ròi, để rồi, khi có một trình độ nhận thức nhất định, trong một nhóm đồng đẳng, mỗi người diễn đạt một phách cho cùng một khái niệm.(Là nguyên nhân đặc phẩm cãi cố chăng?)

Định nghĩa là sự rút gọn và chính xác hóa quan niệm(là kết quả cuối cùng của những quan sát, thực nghiệm và phân tích khách quan khoa học), thế nên, với những đối tượng nhận biết có khái niệm trừu tượng xã hội tính (vd: Hiến pháp, Tổ quốc...) quan niệm sai sẽ không thể định nghĩa và sự hiểu biết bị lạc vào hầm cụt, không lối thoát cho tư duy.

Sự tối tăm hoặc tắc trách hiện đại thể hiện ngay trong Bộ sách giáo khoa phổ thông hiện thời. Những lỗi về biên soạn, biên tập, sắp xếp chương trình theo tâm sinh lý độ tuổi... dù rất quan trọng, nhưng nếu quyết tâm sửa đổi là không khó, cái khó nhất để sửa cái sai lưu cữu chính là vấn đề định nghĩa các khái niệm. cả cụ thể và trừu tượng, để những người học (thế hệ kế tiếp) nắm chính xác ngay từ những nhận thức đơn giản ban đầu.

Thí dụ: Trong sách Toán 4, các khái niệm cơ bản nhất của toán học như Số tự nhiên, phân số (tử và mẫu số), tỷ số... không hề được định nghĩa. Có thể các soạn giả quan niệm rằng, cứ dùng (áp dụng bằng các bài giảng từ đơn giản đến phức tạp), học sinh sẽ dần vỡ ra trong nhận thức. Nền giáo dục VN đã làm vậy từ rất lâu, và thật nguy hiểm, sự ang áng trong tư duy người Việt thực sự đang hoành hành khi giao thoa với sự phát triển của KHKT thế giới trong thời "thế giới phẳng".

Một ví dụ rất cụ thể nữa về (sự hiểu biết mang máng và hệ quả nhỡn tiền) khái niệm cơ bản: Chữ viết. Nếu nhiều thế hệ người Việt không coi "chữ" là của Thánh hiền, đơn giản chỉ "là những ký âm để diễn tả âm (nói) và truyền đạt nội dung hàm chứa..." ngay từ lúc bắt đầu học chữ, thì chắc chắn sự sáng tạo (nếu có) của người Việt không ít ỏi và vịt ngan như bây giờ !

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Chẳng đơn sơ là "HERO OR TRAITOR"

Cùng là động thái bung thông tin không được phép công bố của chính phủ Mỹ, song Julian Assange được tung hô như  người anh hùng cấm cãi khắp dư luận, còn "Người thổi còi"  Edward Snowden, cựu nhân viên của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã hoàn toàn khác. Dù câu hỏi "E. Snowden là anh hùng hay kẻ phản trắc" được một vài hãng thông tấn phương tây cho xuất hiện trên báo chí nhưng cũng chỉ chứa đựng ý nghĩa của sự giật tit câu viu mà thôi bởi nội dung không hằn bật nên sự tranh cãi để khắc họa chân dung "người thổi còi".

Một khác nữa lộ rõ khi đơn xin tị nạn của Snowden bị chính phủ Ấn Độ, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan tẩy chay trong khi không có nhiều lắm các chính phủ sẵn sàng tiếp đón như thời sôi động WikiLeaks.
Một câu hỏi to vật vã: động cơ và mục đích gì khi Edward Snowden đào nhiệm ? Cảnh báo cho thế giới biết rằng họ đang bị NSA theo dõi xít xao và đã thâm nhập để đánh cắp thông tin ở các chính phủ điện tử ?

Khi WikiLeaks công bố tài liệu quân đội Mỹ thảm sát dân thường ở Afghanistan cùng những thông tin trao đổi nội bộ khác của chính quyền Hoa Kỳ thì thông điệp cả thế giới nhận được không  gì khác là còn có nhiều tội ác được che chắn và giấu nhẹm trong bóng tối cần được chiếu sáng và minh bạch hóa bằng tự do truyền thông. Sự việc của người thổi còi đâu có chứa thông điệp này bởi đơn giản, các kiểu "gián" của mọi quốc gia với nhau đã được Tôn Vũ liệt kê từ thời cổ đại.

Chắc tại Julius Caesar từng bảo : "Utilizzando traditore ma disprezzarlo!" nên  Putin trả lời dơn tị nạn của Snowden có câu thòng nhấn nhá này chăng: " nếu anh ấy muốn ở lại Nga thì nên thôi gây phương hại với đối tác Hoa Kỳ của chúng tôi."

Và câu hỏi về "động cơ" thật sự của "Người thổi còi"  vẫn còn đang bỏ ngỏ hay đơn giản chỉ là ...  như thế !