Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

THUẦN PHONG MỸ TỤC

Người ta rất hay thường vin vào "thuần phong mỹ tục" để phê phán và cả la ó chửi rủa... những hành xử xưa nay hiếm mà không vừa lòng một cách rất chủ quan. Thí dụ như mấy cuốn sách (2?) của Lê Kiều Như, thí dụ như các sao hớ hênh hở hang...và những triển lãm nuy bị từ chối cấp phép.
Nhưng thử hỏi "thuần phong mỹ tục" là gì và ai đặt ra chứ? Ừ, đó là những hành xử thường nhật nhưng có những vẻ đẹp, những ích lợi về tinh thần giữa người và người và nâng đỡ mỹ cảm cuộc sống. Thế cũng có nghĩa là cuộc sống (nói chung) biết tự chắt lọc và duy trì những hành xử -dù nhỏ- tốt đẹp, cũng có nghĩa là biết đào thải những gì ngược lại.
Giống người vốn bảo thủ và chủ quan, hay tuyệt nhiên hóa những gì tốt đẹp từ kinh nghiệm. Điều đó không xấu nhưng dở, bởi nó hạn chế sự sáng suốt để lãnh hội cái mới trong phát triển.
Rất rõ khi các nhà văn hóa ta đôi khi tự nhủ " Thôi, phê phán làm chi, quảng cáo không công cho nó à". Mâu thuẫn là ở chỗ, muốn giữ thuần phong mỹ tục nhưng lại quảng bá cho phản mỹ tục thuần phong, theo chủ quan của họ.

*

Khi xã hội không còn "thuần phong" cũng là lúc nhiều "mỹ tục" mới được khai sinh.
Nhưng thuần phong cũng có khi là rặt một kiểu, đơn điệu nếu định hướng xã hội tồi.

*

"Tục" trong "mỹ tục" là tục lệ, tập tục. Bi chừ lái qua "tục tĩu" một chút.
Đọc Quêchoa thấy đầy từ tục, nhưng hoàn toàn không tĩu, ai cũng thấy thế và nhiều người bất kể, còn khoái nữa.
Trước nữa, trong văn phong của Nguyễn Huy Thiệp thời Gọt ba chóp, củng đã xuất hiện những kit, đờ mờ và cả con bờ... nhưng dân chúng, độc giả cũng từng được dịp hả hê.
Lý giải điều này một cách ngắn gọn ra sao đây?
 Phải chăng khi xã hội đầy rẫy dối trá và thô bỉ, tới mức những ngôn từ có vẻ tục tĩu lại chuyển tải và đánh thức, khuấy động  những mỹ cảm đã từng đóng cặn. thật là bi hài hùng, nhể! :)

Casatoria soaricilor

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét