Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

GOLF ?

Có gì mà hay ho cơ chứ.
 Ngoại trừ những thảm cỏ xanh ngút mắt uốn lượn dưới bầu trời xanh  yên bình và tự do, ngoại trừ hàng trăm loại thảo mộc, hoa lá đủ màu được sắp xếp kỹ lưỡng và buông tuồng một cách cố ý... thì, với vài cái gậy để gõ  một trái banh cho nó bay hay lăn vào một cái lỗ thì có gì mà hay ho tới mức nghiện? Hoang đường.
Là suy nghĩ của anh trước đây khi anh bạn khuyên nên chơi golf với cả tá những ngợi ca một trò chơi ngầm định vương giả và thời thượng.
Dù vốn tính rất thích những cuộc dong chơi hữu hạn và cả vô định, lại cực kỳ khinh mạn những thứ, kiểu cách mà nhiều kẻ  gọi là quí tộc, thượng lưu, nhưng quả ban đầu, anh cũng chìm trong số đông dị nghị. Ờ thì khung cảnh  không gian đẹp đấy, nhưng sao có thể huy hoàng và diễm lệ hơn những cảnh quan thiên nhiên khác, hơn nữa, đấy lại là một vấn đề của tâm trạng và cảm xúc chủ quan mỗi người. Còn trò chơi ư, lý thú gì đâu, có gì bất ngờ hồi hộp đâu, cũng đâu có phải vắt óc vắt gan vắt tim gì để tìm ra giải pháp. Chẳng hay ho gì là chắc. Chưa kể đến chuyện đang là mục tiêu chửi rủa  của nhiều người tốt. Chậc.

*

Lần trước anh đã phân tích chút chút (blog cũ đã bị hack) về golf và khả năng phát triển golf VN như một ngành công nghiệp không khói với những thế mạnh hiện hữu. Cho đến giờ, trong sự bế tắc và tiêu cực của các ngành công nghiệp then chốt, cả sáng chế, khai thác và sản xuất ... thì đẩy mạnh các ngành công nghiệp dịch vụ là hướng đi dễ dàng hơn cả. (Ngành golf Mỹ có lợi nhuận cỡ 7 chục tỷ đo/ năm đấy). Ấy, đừng bảo người việt ta gian, tham  và lười biếng, đã vậy lại rất hay oai và thích cãi chầy cối, sao mà ra hồn. Rứt khoát không phải thế, và anh tin rằng, với nhiều ưu thế về thiên nhiên, khí hậu... cùng sự thức tỉnh của các nhà quản lý đối với tài nguyên thì sớm muộn gì, golf VN cũng sẽ phải phát triển.

*

Ở Mianmar, golf được chơi phổ thông gần như tenis ở Việt Nam.
Bộ giáo dục Hàn Quốc bắt buộc các trường tiểu học đưa golf vào chương trình như là một môn giáo dục thể chất và đạo đức công dân.
Sở giáo dục TP HCM cũng đã cho phép Trường tiểu học TN xd sân tập golf mini cho hs.

Để rảnh anh sẽ kể thêm về nhiều sự thú vị vô cùng của golf. :)


Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

AQ

(Thật 100%)-Trong khi ăn sáng, cà phê cà pháo và làm thủ tục qua cửa khẩu (Móng Cái), anh bạn lớ ngớ đi đánh dày, khoe, xứ này hơn nhiều vùng Sài Gòn nha, có xi trắng luôn.
Khoảng nửa tiếng sau chàng quay về lầu bầu:
- Toàn lũ du côn.
- Sao vậy?
- Tức ghê, nó bảo xi Mỹ, xong chém 75 nghìn.
- Rồi sao?
- Thì phải trả chứ sao, chả lẽ uýnh nhau. Nhưng "xử lý" xong rồi.
- Báo công an à?
- Không. Cho mấy chú xe xe thồ 200 k bảo ra bợp tai xì máu mũi nó, đòi lại 5 chục cho luôn, 3 mặt 1 lời.

Thế là khi đã yên vị bon bon mọi người có chuyện đỡ chán.
Ông anh bảo sao không gọi cảnh sát hay bảo vệ nhờ can thiệp. Ôi trời, đám đấy có khi còn du côn hơn, mà nếu làm việc nghiêm chỉnh thì lại tốn thời gian giải quyết, rách việc lắm. Làm thế cho vuông.
Mình bảo, phải tớ thì tớ cứ gọi là đưa phứt nó 100 còn cười xòa chê lần sau cứ lấy 1 trăm thế này cho chẵn nhé. Cái gì ông nối giáo cho giặc à. Thì sao cơ chứ. Làm vậy có phải đỡ toi 2 trăm cho xe thồ không. Mà có khi còn được phúc nữa chứ. Háhá.

Bởi thực sự mình không tin anh bạn có thể đỡ (hoặc hết) tức mình khi "xử lý" như vậy.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

VẪN CÒN RẤT THỜI SỰ

Phụ nữ việtnam năm 1914
Ai có ý đến những nơi họp tập, hoặc là chỗ chơi bời thì thực là buồn thay cho cái trí dục của những ngư­ời đời nay.
Ngoại giả chuyện cô đầu, chuyện cờ bạc, chuyện hát tuồng, chuyện chim chuột, chuyện quần áo còn thì không mấy khi đư­ợc nghe những câu chuyện lý thú, làm tỏ đư­ợc học vấn kẻ nói, lợi đ­ược trí khôn ng­ười nghe.

Mà xem như­ trong cách nói chuyện, thì thiếu niên (1) ta nghe lại có ý thích những câu chuyện tầm thư­ờng, nói chuyện để mà khoe cho ng­ười nọ ngư­ời kia biết cái cách của ta chơi xa xỉ hoặc là kỳ khu (2)...

Ai ăn nói có t­ư t­ưởng có tỏ học vấn thì th­ường ng­ười nghe thích như­ng ít cầu, vì câu chuyện có nghĩa, làm cho phải nghĩ, phải đối đáp nhọc mệt...

Ng­ười nói chuyện hay, cũng có kẻ phục là ngư­ời có ích, nh­ưng trong cái phục có cái ghen có cái ghét. Ghen là vì ở đâu đến cư­ớp mất tai kẻ nghe, ghét là vì ở đâu đến làm tỏ cái nhàm của câu cư­ời cợt tầm thư­ờng ng­ười ta đang thú.




Nguyễn Văn Vĩnh

Đông dư­ơng tạp chí, 1914
(Rước về từ blog của bác Vương Trí Nhàn)

TRƯA BÌNH YÊN

Nghe tiếng gà trưa mưa tạnh

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

THUẦN PHONG MỸ TỤC

Người ta rất hay thường vin vào "thuần phong mỹ tục" để phê phán và cả la ó chửi rủa... những hành xử xưa nay hiếm mà không vừa lòng một cách rất chủ quan. Thí dụ như mấy cuốn sách (2?) của Lê Kiều Như, thí dụ như các sao hớ hênh hở hang...và những triển lãm nuy bị từ chối cấp phép.
Nhưng thử hỏi "thuần phong mỹ tục" là gì và ai đặt ra chứ? Ừ, đó là những hành xử thường nhật nhưng có những vẻ đẹp, những ích lợi về tinh thần giữa người và người và nâng đỡ mỹ cảm cuộc sống. Thế cũng có nghĩa là cuộc sống (nói chung) biết tự chắt lọc và duy trì những hành xử -dù nhỏ- tốt đẹp, cũng có nghĩa là biết đào thải những gì ngược lại.
Giống người vốn bảo thủ và chủ quan, hay tuyệt nhiên hóa những gì tốt đẹp từ kinh nghiệm. Điều đó không xấu nhưng dở, bởi nó hạn chế sự sáng suốt để lãnh hội cái mới trong phát triển.
Rất rõ khi các nhà văn hóa ta đôi khi tự nhủ " Thôi, phê phán làm chi, quảng cáo không công cho nó à". Mâu thuẫn là ở chỗ, muốn giữ thuần phong mỹ tục nhưng lại quảng bá cho phản mỹ tục thuần phong, theo chủ quan của họ.

*

Khi xã hội không còn "thuần phong" cũng là lúc nhiều "mỹ tục" mới được khai sinh.
Nhưng thuần phong cũng có khi là rặt một kiểu, đơn điệu nếu định hướng xã hội tồi.

*

"Tục" trong "mỹ tục" là tục lệ, tập tục. Bi chừ lái qua "tục tĩu" một chút.
Đọc Quêchoa thấy đầy từ tục, nhưng hoàn toàn không tĩu, ai cũng thấy thế và nhiều người bất kể, còn khoái nữa.
Trước nữa, trong văn phong của Nguyễn Huy Thiệp thời Gọt ba chóp, củng đã xuất hiện những kit, đờ mờ và cả con bờ... nhưng dân chúng, độc giả cũng từng được dịp hả hê.
Lý giải điều này một cách ngắn gọn ra sao đây?
 Phải chăng khi xã hội đầy rẫy dối trá và thô bỉ, tới mức những ngôn từ có vẻ tục tĩu lại chuyển tải và đánh thức, khuấy động  những mỹ cảm đã từng đóng cặn. thật là bi hài hùng, nhể! :)

Casatoria soaricilor

NGANG NHIÊN "NGỒI XỔM" TRÊN PHÁP LUẬT

Có thể bạn sẽ bảu, gì mà đao to búa lớn thế? Thí đó, có tỉ ti điều luật về quyền tự do báo chí, quyền thông tin và quyền được thông tin...  thế mà ban tuyên giáo tỉnh uỷ ĐN ra thông cáo báo chí như vầy...thì có khác chi...

Đơn thuần nhìn nhận sự việc thì hẳn các đồng chí cán bộ tuyên giáo (không phải tuyên uý nhé) có mục đích là bảo vệ uy tín cho bà Hằng, cho doanh nghiệp Sonadezi. Nhưng chả lẽ các đồng chí ấy dốt nát đến độ không hiểu uy tín là gì, hình thành từ cơ sở nào? Hay là các đồng chí ấy cứ giả ngây giả ngô để ngang nhiên phễnh trên pháp luật, hở bạn! (CNC)

Tỉnh ủy Đồng Nai yêu cầu báo chí "né" bà Hằng


(Cắt dắn nguyÊn xi từ NLĐ )Thứ Ba, 22/05/2012 22:38

(NLĐO) - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai yêu cầu báo chí không đề cập đến Tổng Công ty Sonadezi và cá nhân bà Đỗ Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sonadezi, Đại biểu Quốc hội - khi đưa tin về vụ Nhà máy Xử lý nước thải tập trung KCN Long Thành xả thải vượt chuẩn ra môi trường.

Tối 22-5, qua điện thoại, ông Huỳnh Văn Tới, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Đồng Nai, xác nhận với Báo Người Lao Động là đã ký vào thông cáo báo chí ngày 17-5, gửi các báo đài để thông tin về vụ Nhà máy Xử lý nước thải tập trung KCN Long Thành (thuộc Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành) xả thải vượt chuẩn ra môi trường.
Hàng trăm người dân với các bao tải đổ đầy đất đá tụ tập gần cống xả thải
của nhà máy thuộc Công ty Sonadezi Long Thành định lấp sáng 27-4
Trong thông cáo này, liên quan đến việc thông tin về vụ xả thải bẩn trên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị cơ quan truyền thông không được đề cập đến Tổng Công ty Sonadezi và cá nhân đồng chí Đỗ Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sonadezi, Đại biểu Quốc hội.
Lý do ông Tới đưa ra là chủ thể của việc xả thải là “Nhà máy Xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Long Thành thuộc Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (đây chỉ là 1/23 công ty thuộc Tổng Công ty Sonadezi)”.

Theo Tỉnh ủy Đồng Nai, hiện cơ quan chức năng của tỉnh đang xác minh thiệt hại để yêu cầu Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành bồi thường cho dân.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, rạng sáng 4-8-2011, Cục Cảnh sát Phòng Chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an đã bắt quả tang việc xả bẩn trên. Sau đó, Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành bị xử phạt hành chính 405 triệu đồng và đối mặt với khoảng 300 đơn đòi bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi của dân.
N. Phú

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

VỊN

Vịn vào mây
mây tan theo gió
Vịn vào nước
nước chìm biển mặn
Vịn vào đất
đất chuyển ngày đêm
Vịn vào người
Nhức nhối !

Vươn tay vén khoảng nhờ nhờ sáng - tối
Mở then cánh cửa nghi ngờ
Cùng em viết nốt bài thơ
thẫn thờ những ánh sao
Anh
      vịn vào
              Hạnh phúc.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

ĐÔI GIÀY ĐỎ

Thuỷ điện chiên(rán) thuỷ lợi :)

“Vương tử” Trung Quốc nắm các tập đoàn lớn

 


Những tập đoàn chủ chốt trong nhiều lĩnh vực của Trung Quốc đang nằm trong tay con cái giới lãnh đạo cấp cao, theo truyền thông phương Tây.

Theo tờ The New York Times, hồi tháng 2, hãng phim hoạt hình Mỹ DreamWorks công bố kế hoạch xây một xưởng phim ở Thượng Hải với mức đầu tư 300 triệu USD. Đây là bước tiến của DreamWorks trong quá trình xâm nhập thị trường rộng lớn như Trung Quốc.
Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý trong kế hoạch mà DreamWorks không tiết lộ: Một trong những đối tác quan trọng nhất của hãng ở đại lục là Công ty Shanghai Alliance Investment, hiện đang do con trai của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng lãnh đạo.
Thống trị nhiều lĩnh vực
Theo giới quan sát, không phải “vương tử” nào cũng mang tiếng ăn chơi như Bạc Qua Qua, con trai cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Ngược lại, có nhiều người đang giữ vị trí quan trọng trong các ngành kinh tế chủ chốt, gắn kết chặt chẽ với nhà nước như tài chính, năng lượng, an ninh nội địa, viễn thông... Ngoài ra, một số còn đóng vai trò trung gian để “giúp” các tập đoàn hay nhà tài phiệt quốc tế làm ăn ở Trung Quốc.

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Nuctech từng nằm dưới sự điều hành của ông Hồ Hải Phong (ảnh nhỏ),
con trai Chủ tịch Hồ Cẩm Đào - Ảnh: Nuctech/Wantchinatimes.com
“Bất cứ khi nào có lợi nhuận, họ (con ông cháu cha) sẽ là người đứng đầu trong nhóm xếp hàng”, chuyên gia về giới lãnh đạo Trung Quốc Bùi Mẫn Hân tại Trường Claremont McKenna (Mỹ) nhận định.
Những gương mặt nổi bật nhất đều là con trai, con gái hay dâu rể của các ủy viên trong Thường vụ Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, đã về hưu hoặc đang tại vị.
Chẳng hạn như Ôn Vân Tùng, con trai Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đang là Giám đốc điều hành Công ty viễn thông Unihub Global Networks, vốn được dự đoán sẽ trở thành nhà điều hành viễn thông vệ tinh lớn nhất châu Á. Ông Hồ Hải Phong, con trai Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, từng quản lý Nuctech, công ty nhà nước gần như độc quyền cung cấp các loại máy quét dùng trong an ninh, y tế, hàng hải, xuất nhập khẩu… Hồ Hải Phong rời vị trí lãnh đạo Nuctech vào năm 2008, ngay trước khi công ty này bị điều tra về tham nhũng và hối lộ dính líu tới quan chức nhiều nước như Namibia và Nam Phi, theo trang tin Asianews.
“Việc kinh doanh của con thì sao?”
Sự dính líu sâu của gia đình các lãnh đạo cấp cao vào cơ cấu kinh tế có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực cải cách ở Trung Quốc, theo giới quan sát. Chẳng hạn, ý định cởi mở thị trường điện năng để trở nên cạnh tranh hơn sẽ đụng chạm lợi ích của nhà cựu Thủ tướng Lý Bằng. Con gái ông là Lý Tiểu Lâm hiện ngồi ghế chủ tịch và giám đốc điều hành của China Power International, công ty điện lực hàng đầu nước này.
“Đây là một trong những thách thức lớn mà Trung Quốc đang đối mặt. Bất cứ khi nào giới lãnh đạo muốn tiến hành cải cách, con cái họ có thể lại gào lên: “Cha, còn việc kinh doanh của con thì sao?”, chuyên gia Bùi Mẫn Hân nhận định với The New York Times.
Bên cạnh đó, dù những “vương tử”, “công chúa” có tài năng thật sự đi nữa thì không thể tránh khỏi lời ra tiếng vào và sự bất mãn khi họ được bổ nhiệm vào các vị trí nắm hết “túi tiền” của đất nước. Hồi năm 2010, chính tờ Nhân Dân nhật báo đăng kết quả khảo sát cho thấy 91% người được hỏi tin rằng tất cả người giàu ở nước này đều có gốc gác chính trị.

Những gương mặt nổi bật
- Hồ Hải Phong, con trai Chủ tịch Hồ Cẩm Đào: từng lãnh đạo Công ty Nuctech, “thống trị” lĩnh vực máy quét an ninh, y tế, hàng hải...
- Ôn Vân Tùng, con trai Thủ tướng Ôn Gia Bảo: Giám đốc điều hành “người khổng lồ” trong lĩnh vực viễn thông Unihub Global Networks. Con rể ông Ôn là Từ Minh giữ chức Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá lừng danh Đại Liên Thạch Đức và được tạp chí Forbes xếp vị trí 253 trong số những người giàu nhất Trung Quốc năm 2011.
Ông Ôn Vân Tùng, con trai Thủ tướng Ôn Gia Bảo - Ảnh: Wantchinatimes.com
- Wilson Feng, con rể Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc: quản lý Quỹ đầu tư công nghiệp năng lượng mới và năng lượng hạt nhân Trung Quốc, vốn trị giá 1,46 tỉ USD.
- Lý Tuệ Đích, con trai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lý Trường Xuân: giữ chức Phó chủ tịch Tập đoàn China Mobile. Con gái Lý Đồng là lãnh đạo một công ty trực thuộc Ngân hàng Trung Quốc.
- Lưu Lạc Phi, con trai Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương đảng Lưu Vân Sơn: Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư tư nhân Citic và nắm nhiều công ty tài chính khác.
(Tổng hợp từ The New York Times, thống kê năm 2011 của Wall Street Journal)
Theo Văn Khoa (Thanh Niên)

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

LÀ VẬY A

Việc các bộ ngành xây dựng mới trụ sở hoành tráng hơn cho hợp xu thế phát triển là lẽ thường, song sẽ là bất thường khi(click here) họ bán trụ sở cũ để lấy tiền
Tại sao là bất thường?
Còn hơn cả bất thường, bởi hành vi này là thậm vô lý.

Các bộ ngành được chính phủ thay mặt nhân dân giao trụ sở làm việc, khi phải di dời, họ có trách nhiệm bàn giao (trả lại) cho nhà nước trụ sở cũ đó để tiếp nhận một trụ sở. Các bộ ngành hoàn toàn không có quyền lấy cái trụ sở (cả mới và cũ) làm một loại hàng hoá - bất động sản. Nếu họ  bán cái bất động sản (cũ hoặc mới) có nghĩa là họ công khai ăn cướp tài sản của cộng đồng.

Theo Luật đất đai hiện hành thì đất là sở hữu toàn dân, nhà nước thay mặt nhân dân quản lý, phân bổ và sử dụng hợp lý vì  mục tiêu phát triển xã hội.
Trong khi người dân phải mua đất (chỉ là quyền sử dung) để ở hoặc làm việc (công xưởng, nhà máy hay trồng trọt) thì các bộ ngành lại đang nhiên được cấp đất vài lần cho cùng 1 mục đích (trụ sở) ...và để họ tự do bán!
Nếu thế, rõ ràng nhà nước này đâu phải của nhân dân.

Điều Vô lý ở cả ngay những gì người ta vẫn đang nói, đang làm và chúng ta - dân chúng nói chung- vẫn đang mê tưởng! Buồn cười thế cơ chứ!

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

NHẠY CẢM


 "Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, phải có quan điểm và cách nhìn toàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng; tránh tư duy tư biện, xa rời thực tiễn." (Trích Nguyễn Phú Trọng)
Cần phải thay từ "nhạy cảm" trong câu bằng từ "thiêng liêng" để phản ánh đúng tầm quan trọng, đảm bảo tính khoa học, sự đàng hoàng và minh bạch của công việc soạn thảo -sửa đổi Hiến pháp.

"NHẠY CẢM " trong tiếng Việt thường được hiểu như sau  :
- Trong Giải phẫu sinh lý: Nơi tập trung dày đặc các mút thần kinh của ngũ giác...; Thí dụ: Vùng nhạy cảm của xúc giác là ở...nách, đầu ngón tay :) ; của vị giác đắng là mặt trên đầu lưỡi, ngọt là đầu ...vv _:)
- Trong văn hoá nghệ thuật: là những v/đ, hình ảnh, hình tượng... dễ gợi liên tưởng sai lệch với ý nghĩa cần phản ánh...vv
...
...
Thế thì trong diễn văn cùa TBT ĐCSVN NPT, tại sao lại có từ "nhạy cảm"?
Phải chăng ông í muốn chỉ ra rằng, công việc soạn-sữa Hiến pháp là công việc dễ gây đụng chạm, kích thích...làm sai lệch ý nghĩa, chức năng vốn có của Hiến pháp? Hay, không khéo sẽ ảnh hưởng đến quyến lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng Sản? Hay là sẽ làm sáo trộn những lợi ích phe nhóm đã được cấu kết hình thành trong 37 năm qua?
Dù gì thì gì, trong mọi công việc thuộc khoa học, nếu tránh né nhạy cảm sẽ dẫn đến khuất tất và  cuối cùng sẽ tất yếu là dối trá.

Soạn thảo - sửa đổi Hiến pháp là công việc thuần tuý khoa học (xã hội) và KHÔNG CÓ GÌ L;À NHẠY CẢM NẾU MINH BẠCH VÀ CÔNG TÂM.
Những người làm Luật sẽ không thể làm gì được  nếu còn phịa ra "vùng nhạy cảm" ĐỂ  né tránh   !
Và cộng đồng khó thể có được một Hiến pháp thực sự đáng tôn trọng như phải có!

Túm lại, ít ra, các trợ lí của ông Trọng nên biên tập câu trên thành :"(Sửa)Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, thiêng liêng..."



Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

NGỠ

Ngỡ như nó đấm vào mặt mình
Ngỡ như nó đá vào bụng mình
Ngỡ như nó phang dùi cui vào ót mình
Đau!

Chúng mình,
Sinh ra dưới bầu trời Việt
Trên đất Việt
Đất và trời Việt được tạo bởi linh hồn và xương thịt tổ tiên
Lúa ngô khoai sắn và Niềm tin.


Thế mà
Nó đấm vào mặt mình
Nó đá vào bụng mình
Nó phang dùi cui vào ót mình,
Chính quyền?

Ghi chú: Hình minh hoạ được cắt dắn từ internet , :)

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

LIÊM SỈ



Vụ hai nhà báo của VOV bị đàn áp, đánh đập như quân thù của lực lượng công an, dân phòng Văn Giang Hưng Yên sẽ buộc phải được làm rõ, khi cho đến 9/5, VOV đã chính thức có công văn gửi Chính quyền tỉnh HY cùng Ban TGTW và Hội NBVN đòi làm rõ đúng-sai.
Sẽ có mấy khả năng:

1. Chính quyền, công an - lực lượng cưỡng chế - nhận rõ sự sai trái, đã vi phạm luật pháp khi thi hành công vụ.
2. Hưng Yên xác nhận sai sót trong điều hành cưỡng chế, các cb - nhân viên đã nóng nảy dẫn đến sự việc đáng tiếc.
3. Không thể xác nhận 2 người bị đánh đập, đàn áp trong clip là 2 nhà báo VOV nên HY-VG không nhận trách nhiệm.

Đàm tiếu cho vui vui vậy thôi, chứ khả năng 1 là không thể sảy ra, bởi nếu thế thì cho đến bi giừ, chính quyền đâu có bị dân chúng khinh bỉ đến thế, nhỉ!

Nhưng dù thế nào, chậm còn hơn không, VOV và cả 2 nhà báo đã nhả hột thị và lên tiếng, chứ lúc đầu im ắng thế, cứ tưởng họ quên 2 chữ liêm sỉ. Sorry sorry, :)




Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

TỈNH MỘNG

Ngày ấy
Cài những ánh sao vào trong làn tóc xanh
Mềm hơn mây và ấm hơn hơi thở
Hừng hực và thắc  thỏm  ,

Ngày ấy
Khẽ rơi trên môi  những giọt mưa đầu mùa
Dịu mát và diệu huyền
 Khát khao và hy vọng .

Mà đời cứ bâng quơ gió thổi
Xóa tan quy luật giả của người
Có những chiếc lá nghiêng rơi
Trượt theo tia sáng giữa chiều
Nắng quái.  

Anh vo tròn nỗi cô đơn với niềm khắc khoải
Ném tan những cơn mê
Cho một bình minh
 Vùng thức!
.
CNC