Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Có nghe không thì bảo

Báo Pháp luật TP.HCM đăng bài "Cốt lõi của Hiến pháp: giới hạn quyền lực Nhà nước" , thấy thật buồn-cười. Nội dung của bài thực ra cũng có ý tích cực; nghĩa là cũng nói lên được một khía cạnh, chỉ là một khía cạnh, để hiểu: Hiến pháp là gì? Lập ra Hiến pháp để làm gì?
Nhưng thật buồn và tức cười khi cái tít nhấn  từ "Cốt lõi của HP...", bởi điều này thì sai đặc! (Hy vọng đây chỉ là sự kém cỏi của phóng viên chứ không phải cách diễn giải và quy chụp của một "chuyên gia đầu ngành về hiến pháp việtnam" (Pháp luật).


Hiến pháp là cái gì?
Đó đơn thuần chỉ là một bản khế ước xã hội. Sự đồng thuận xã hội trong trong khế ước phản ánh ý chí và nguyện vọng tuyêf5 đại đa số công chúng. Hiến pháp thường được một nhóm tinh hoa của một cộng đồng soạn thảo khi lập quốc hoặc khi thay đổi hoàn toàn một thể chế chính trị trong một quốc gia. Nhóm tinh hoa này thường được gọi là Hội đồng lập hiến. Bản dự thảo HP sau đó được thông qua toàn dân chúng bằng nhiều hình thức ( trưng cầu dân ý, bỏ phiếu biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp...vv).


Nội dung HP nói về cái gì?
Toàn bộ các chương, mục, đề... của Hiến pháp là những quy định đồng  thuận của mọi tầng lớp dân chúng trong cộng đồng, nhằm thiết lập lên những điều cốt yếu nhất cho một xã hội văn minh, công bằng và bác ái; đồng thời xác tín mọi quyền hoạt động xã hội cùa một nhóm hoặc cá nhân nhằm mưu cầu một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc.

Hiến pháp và Luật pháp khác nhau thế nào?
Luật pháp phụ thuộc vào thể chế chính trị của Nhà nước cầm quyển, do Nhà nước quy định và ban bố. Các thể chế chính trị tiến bộ (hoặc làm ra vẻ tiếnbộ:) cũng luôn xây dựng các bộ luật thông qua dân chúng bởi những người đại diện: Quốc hội. Các bộ luật được xây dựng nhằm mục đích qui định, điều chỉnh các hành vi hoạt động xã hội sao cho luôn đảm bảo sự hài hòa cùa mọi người, mọi ngành nghề... hạn chế tối đa sự xâm hại lẫn nhau trong toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất xã hội. Mọi điều luật luôn nằm trong Hiến pháp.
Cách nay trăm năm, Lenin nói: "Luật pháp làm ra để phục vụ con người!" là không sai.
Tóm gọn lại: Hiến pháp lập ra để phục vụ cuộc sống một cộng đồng, còn Pháp luật được làm ra để phục vụ con người !
Một Hiến pháp tiến bộ chính là linh hồn của Tổ quốc. Những thể chế chính trị lạc hậu, suy đồi hoặc phản động luôn bĩ lịch sử đào thải, cũng có nghĩa là "Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi". Vậy nên, Hiến pháp phải xây dựng trên cơ sở cuộc sống vĩnh hằng, tương thích với  mọi Nhà nước do dân, của dân và vì dân, có thể là biểu trưng cho LINH HỒN CỦA TỔ QUỐC. (Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoakỳ là một ví dụ tiêu biểu)

PS: Để dễ hiểu, hãy hình dung Hiến pháp là nền móng, còn ngôi nhà là Nhà nước. Nền móng được xây dựng làm sao để vĩnh hằng, còn Nhà nước với các bộ luật giống như ngôi nhà với các bộ cột, đà, kèo, dui mè, cửa nả... cùng các vật dụng nội thất...  luôn có thể thay đổi theo thời gian. :)
- Cái khía cạnh " Cốt lõi" của HP chắc chắn không là để giới hạn quyền lực của Nhà nước, mà là để buộc Nhà nước phải xây dựng các Bộ luật trên cơ sở của Hiến pháp. 
- Ở các nước văn minh thường có Hội đồng HP hoặc Tòa Hiến pháp. Mấy bác này có nhiệm vụ (được nhân dân giao phó) giám sát và xử các quan chức lập pháp hoặc hành pháp có những ban bố hoặc chỉ thị, nghị định (văn bản dưới luật) vi hiến. :)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét