Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

QUẲNG NÓ ĐI

bỗng thấy thò ra từ ngách hẻm lũ tiểu đồng xinh đẹp lạ thường. chúng đồng thanh hùng hùng hổ hổ  hô vang : "hiến gì hiến pháp, pháp gì pháp luật, luật chi luật trị, trị gì trị quản, quản gì quản dân, dân gì dân cuốc, cuốc gì cuốc hội, hội gì hội thảo, thảo chi thảo hiến. hiến gì hiến pháp..." bèn tóm lấy hai đứa cuối đoàn.  Mày tên là gì? Mĩ miều dối trá. Còn mày? Cổ quái điêu toa. Lại hỏi. Tên kiểu gì mà kỳ dị? Chúng bảo: kỳ thế để không chết trẻ; dị vậy để đừng chuộc người ta...

Giật mình mở mắt. Té ra là mộng mị.


Lại nói chuyện về Hiến pháp. 

Thì ra lần này là sửa lần thứ tư  kể cả cái lần 2001 sau khi Hiến pháp ra đời lần đầu tiên trên  Việt Đất năm 1946.
Cái lần thoát thai tuyệt vời 1946 ấy dưới tay 7 Bà Đỡ được gọi là "Ủy ban dự thảo Hiến pháp"  thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL ngày 20 tháng 9 năm 1945, gồm có : Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh).

Sau Cải cách ruộng đất kách đi quá nhiều mạng người oan khiên trong nhõn 16 triệu dân Miền Bắc (Nam Bộ lúc đó  khoảng 15 triệu cũng đang bước vào Luật 10/59 và Quốc sách Khu Trù mật-Ấp Chiến lược của Cụ Diệm- Nhu Xuân), nhưng xu thế phát triển kinh tế XHCN dâng trào hừng hực ở Liên Xô, Trung Quốc, với những mô hình Công Xã, Nông trang hết sức hồ hởi và lãng mạn ... làm sáng lên Khái niệm " kinh tế tập thể", lấy sức mạnh đồng lòng, đồng tiến, cho dù sông cạn đá mòn, cho dù ai ai cũng thích tiến thẳng vào mình: Thiên đường thích làm it hưởng nhiều. Rồi công cuộc Giải phóng và Thống nhất nữa chứ . Và, trước tình hình mới thế, Hiến pháp 1959 được tuồn ra cho các kiểu Hợp tác xã rồi Hợp nhất xã ..."trăm hoa đua nở" khoe sắc khoe hương hoa sữa.
 Dĩ nhiên, sau này người ta sẽ bảo đây là bước thụt lùi lần thứ nhứt sau khi leo đỉnh phất cao lá cờ dân chủ cộng hòa sau lụt lội lịch sử và chết đói / chết no do được mùa đậu tương đậu đỏ ăn nấy ăn để, bốc sống bốc sít trả thù đầu gối dám to hơn đầu lâu tới mức chướng bụng trương phềnh tắc thở.
 Hình như chửa có ai (dám công khai) nói sự thụt lùi mạnh mẽ nhất khi Điều thứ Nhất Chương I viết gọn ghẽ, súc tích thế này:

Nước Việt Nam là một nước Dân chủ.
Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. (HP1946) được sửa thành     :

Điều 4 (HP1959)

Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ .
Sự khác biệt về bản chất có vẻ không đáng, nhưng cái sự lửng lơ con cá vàng rất khó bắt thóp (điều tối kỵ trong cách hành văn các văn bản văn kiện chính trị) là ở  cụm từ "đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ"

Công tâm mà nói thì HP1959 chưa lùi xa mấy HP 46, dù lê thê nhưng vẫn còn  tương đối giống HP của Tây, Mỹ và  (thậm chí)có cái hay của riêng nó trong kỹ thuật để Chính phủ nhồi nhuộm cả Miền Bắc XHCN cuộn lòng xót thương máu chảy ruột mềm cho Đông bào Miền Nam đang "rên xiết" dước ách Bù nhìn và quân Đế quốc xài lang.

Nhưng đến lần sửa thứ 2, để có cái gọi là Hiến pháp 1980 thì đã có một bước tiến lùi rứt khoát và rõ rệt.
Có chăng trong khoảng thời gian 5 năm  sau khi Giang sơn thu về một mối, Đảng CSVN tự tin và lạc quan thái quá đến mức huyễn hoặc...để bỗng dưng chêm Điều 4 vào HP một cách chẳng giống ai cho thích ứng với Điều 2 qui định về thể chế "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản."cùng một băng ne - phan với  những 3 cuộc cách mạng liên tù tì. Trích: "cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; xoá bỏ chế độ người bóc lột người; đập tan mọi sự chống đối của bọn phản cách mạng trong nước, mọi hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù bên ngoài; xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới."
 Hiến pháp mà viết dở văn hơi theo tip nghệ thuật viết tiểu thuyết thế này thì ai tinh lúc đó (1980) có thể tiên đoán cái kết cục để đến 1992 sửa lần thứ 3.

Lần này, Ban soan thảo mạnh dạn nhận chân xóa Điều 2 nói về thể chế nhà nước. Tuy không ghi " là Nhà nước chuyên chính vô sản" nữa nhưng vẫn tự sướng với điều 4 được kheo văn khéo hơn, Thay là

"Điều 4

Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. (Câu này sẽ bị đục bỏ)
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp."

 được viết gọn hơn thành :(vẫn là Đ.4)
"Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật." (câu thòng thừa*)



Tuy thế, theo đồn đoán, ở lần sửa đổi lần tư này , dở hơi và khỉ gió còn oách hơn rất nhiều nếu được thông qua vào ngày mai. Nhứt là cái qui định sự trung thành của quân văn đội.

Thói thường, khi một cỗ máy vận hành kém tới mức trì trệ, kéo theo nhiều hệ lụy khốn nạn khác, thì giải pháp sáng suốt nhất là quẳng mịa nó đi. Tiếc đấy nhưng cần phải thế, không thì chỉ có nước mà xuống vực.
Thiên tai chẳng lụy "thiên tải đảng ta" nữa đâu, khi dân ta chả bằng lòng sống dở chết dở đấy ạ.



*.- Là câu thòng (để trấn an?) và thừa bởi lẽ thế này.
 "Dù tôi là lãnh đạo nhưng tôi cũng tuân thủ các chế định của chúng ta. Tất nhiên các chế định của chúng ta là do tôi chỉ đạo phải làm cái gì và thế nào, bởi chúng ta đã thống nhất tôi là lãnh đạo rồi cơ mà"  hihi




6 nhận xét:

  1. Ai sống dở chết dở chứ anh CNC thì có vẻ sống tốt sống khỏe sống hung dữ !

    "Chàng đừng chê thiếp làm chi
    Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng"
    (Thiếp đây là cái HP dở của chàng)

    Trả lờiXóa
  2. Hehe, anh CNC là dân Bắc kỳ nhé, vì ảnh nói :"ăn nấy ăn để". Vào miền Nam bao nhiêu năm rồi mà anh vẫn nói ngọng hả? (Mình đoán thế, hihi)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ây da, ngọng thì sửa mấy hồi, thanks ::-)
      Nhưng tớ cứ nghĩ "nấy" và "để" ở đây là "nấy/bất kỳ" và "để/ (?)", không phải là "lấy"/cầm và "để"/đặt đâu à; kiểu như "ai nấy (bất kỳ) đều vui vẻ"

      Xóa
  3. Công nhận là bản HP đầu tiên có vẻ hay thật (điều thứ nhất lại còn nói "trai gái" nữa chứ !) Nhưng mà rõ ràng là, với một bản HP hay như vậy, mà vẫn xảy ra Cải cách ruộng đất, và nhiều điều khác không vừa lòng anh CNC nữa, thì có vẻ như là vấn đề không phải là ở cái HP, có phải không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng bao vờ cũng phải cần 1 cái mốc (tốt) để khởi đầu chứ nhỉ!

      Xóa
  4. Sửa HP chi vậy bác? Bộ họ ngồi buồn buồn xóa vẽ tung tung hả bác? Chịu, không hiểu.

    Trả lờiXóa