Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

MẤY KHÍA CẠNH ẤY



1. Quanhệ tươngtác giữa tưduy và ngônngữ:
- Tưduy thâu nhận, sâu kết và xử lý thông tin từ ngôn ngữ qua (bình thường) 2 giácquan nghe-nhìn.
- Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết - ký âm và ký hiệu) dẫn dắt tưduy thông qua khả năng định chất, định hình, định lượng... của nó.

Phân tích thấu đáo quan hệ tương tác tưduy-ngônngữ chắc chắn sẽ giải thích và hiểu được nguyên nhân căn bản phân vùng (địa khoahọc) cácphát minh, phát kiến khoa học, cả tự nhiên và xã hội trên thế giới. (Dĩ nhiên cũng có nhiều yếu tố khác, nhưng không phải là căn bản).

2. Cuốn "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT" gần bốn cuục nghìn mục từ do Hoàng Phê chủ biên cùng 16 cộng sự được đích thân Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng bút phê giới thiệu là "tương đối đầy đủ" được biên soạn từ gần 3 000 000 phiếu tư liệu của Viện ngôn ngữ học, xuất bản bởi Nxb khoa học xã hội năm 1988.
Lần tái bản thứ năm 1997, sau khi chỉnh sửa và lược bỏ để còn lại trên 34 nghìn mục từ.
Thế nhưng, có một từ cực kỳ nhạy cảm và quan trọng vẫn sai, đó là từ "Hiếnpháp".
Cáctác giả định nghĩa thếnày:" hiến pháp d. Luật lệ căn bản của nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước" (nguyên văn bản in 1997).
Sai ở đâu?
Một mặt "Hiến pháp" quy định về "tổ chức bộ máy nhà nước" O.K! nhưng mặt khác (ý chính đầu tiên), (HP)là "Luật lệ căn bản của nhà nước" thì đây được hiểu là nhànước nào, ở đâu ra ?
Có nghĩa là "Sinh con rồi mới sinh cha" ?

Thực ra ở các quốc gia có nềnluật pháp tiếnbộ, mạnh và ổn định, với từ "Hiến pháp" đều được hiểu phổ quát là Luật lệ căn bản của cộng đồng trên một vùng lãnh thổ, quốcgia. Nó có dạng là một khế ước đồng thuận của tuyeệt đại đa số cư dân trong lãnh thổ, quốc gia đó.

3. Lẽ dĩ nhiên, Luật là do Nhà nước (nhất định) ban hành, và Lệ nảy sinh từ thực tế cuộc sống ở từng địa phương do nhóm nhỏ cộng đồng quy định.
Quan hệ giữa Luật và Lệ luôn có hai hướng: tốt và xấu.
Luật sẽ dung nạp và phát huy (bổ xung khi caần sửa Luật) tính tốt của Lệ (trườnghợp "lệnh (luật) vua thua lệ làng), đồng thời cũng khống chế và triệt tiêu các"lệ" xấu, hủ bại. Đây là nguyên tắc đảm bảo một xã hội thái bình, hài hòa, phú cường, văn minh và pháttriển.


Chưa từng có một nhà nước - thể chếchính trị nào trên địa cầu trong lịch sử không trải qua thịnh suy và tiêu vong. Nhưng những mưu cầu sống hạnh phúc của từng cá nhân, từng cộng đồng là luôn tồn tại, Hiến pháp có chức năng đảm bảo quyền đó làm rường cột cho mọi bộ luật, của bất cứ thể chế chínhtrị nào và dung hòa được quan hệ luật - lệ trong những trường hợp bất cập, cá biệt của Thờithế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét