Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

BÌNH MINH ƠI, BẮC KINH VONG ÂN BỘI NGHĨA NÈ-HÃY MANG GENÉVE DI SHANGRI-LA VÀ RA QUỐC TẾ




Rất nhiều người, cả tây lẫn ta, dù tình yêu for Việt Nam vô bờ bến cỡ nào, nhưng khi bàn đến sự phản diễn(contradiction) của vấn đề Hoàng Sa/Biển Đông, đều cảm thấy ngắc ngứ khi nhắc tới Công hàm 1958 của cố Thủ tướng PVĐ gửi Chu Ân Lai.
Ông Đào Công Trục - 1 nhân vật quan trọng phụ trách một ủy ban của chính phủ về cương thổ Nước Việt mới đây trả lời báo chí cũng chỉ nói (lấy được) rằng(đại ý): trong Công hàm, tuyệt nhiên cố Thủ tướng không có một chữ nào nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa cả... và nếu chỉ có thế, những người "bênh" Việt Nam có lý trí rất khó được thuyết phục trọn vẹn cả hai phần tâm khẩu.
Thì đó, trong Công hàm 58, nguyên văn đây: " ...Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước CHNDTH quyết định về hải phận của Trung Quốc ..."  thế thì phải bảo sao khi Tuyên bố 4.9.1958 của Chu Ân Lai ghi rằng vùng 12 hải lý lãnh hải Trung Hoa được tính bao gồm cả các hải đảo bao gồm cả Tây Sa(tên TQ gọi HS'VN) và Nam Sa (TS của VN)?
Một số lời bàn cũng rất hay nhưng khó thể có chứng lý nặng ký. Nào là đó không phải Công hàm ngoại giao chính thức giữa 2 nhà nước, chỉ là Thư cá nhân của PVĐ tâm sự với CAL; nào là theo Hiến pháp 1946 VNDCCH, chỉ Chủ tịch nước mới đủ năng lực để ký những Văn bản tối quan trọng như vậy; ... vân vân và vân.
Nhưng trong đó, có một ý được coi là sang nhất, CÓ LÝ nhất, đó là: Hoàng Sa, Trường Sa (khi đó: 1958) không thuộc sự quản trị của Chính phủ VNDCCH và ông Đồng hoàn toàn không thể đại diện cho Chính phủ VNCH để "ghi nhận vả tán thành" HS,TS thuộc cương thổ Trung Quốc!
Chết một nỗi, nói vậy chẳng hóa VNCH lại là một quốc gia trong mắt người Hà Nội ư? Cuộc chiến giải phóng thống nhất Việt Nam không hẳn là cuốc chiến của VN chống giặc Mỹ xâm lược (như Hà Nội vẫn nói) ư? Không lẽ "chiến tranh VN" chỉ là một cuộc huynh đệ tương tàn mà mỗi bên đều nhận viện trợ và giúp sức của ngoại bang các kiểu tùy mục đích của họ và cách thức nhận "viện trợ" theo cách thích hợp và hiểu biết của chính phủ 2 quốc gia con của Việt Nam mẹ?


Dù sao chăng nữa, mặc Hoàng Sa, Trường Sa có trở thành(hi vọng) cái mốc để sóng Biễn Đông vỗ muôn tiếng song của giai điệu hòa giải thứ tha hiềm khích thù hằn, thì hình như các Điều luật quốc tế lien quan đến việc tiếp nhận và hưởng thụ các tài/di sản quốc gia cũng còn khối thứ còn phãi cãi mệt nghỉ.


Song le, cái Hiệp định Genéve 1954 phần về Đông Dương/Việt Nam còn lè lè, Trung Quốc KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN, khi chính họ đã CÔNG NHẬN VIỆT NAM TẠM CHIA CHỜ TỔNG TUYỂN CỬ BẰNG VĨ TUYẾN 17 ĐỘ BẮC. VÀ CHÍNH HỌ ĐÃ CÔNG NHẬN HS,TS THUỘC LÃNH THỔ VIỆT NAM TỐI THIỂU ĐẾN 4 THÁNG 9/1958, trước khi có Tuyên bố vè hải phận 1958 gài Hà nội và chính thức xâm lược và chiếm đoạt dài dài từ 1974 cho đến nay!






Nhắc lại Genéve 1954 cũng nhân đây mà vạch trần cái bộ mặt thật hơn nữa của Trung Nam Hải: Thâm độc, tráo trở là rồi nhưng chúng thực còn rất hèn mạt, vong ân bội nghĩa.
Thử hỏi, khi đó, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mới hơn 3 tuổi đầu, uy tín của Trung Hoa Dân Quốc(QDĐ) còn sáng như Măng Xông đặt bên uy tín đom đóm sáng bằng đít của Bắc Kinh(ĐCS), nếu không phải chính Hà Nội (chứ không phải ai khác, khi đó Bunganin coi Mao là con củ cải đỏ) đã cố mặc cả trong thế kèo trên- sau chiến thắng Điên Biên Phủ vang lừng- với Mỹ Pháp để chính thức đề nghị cho TQ là một đối tác  quan trọng(ngang Mỹ, Pháp, LX chứ không phải Ấn Độ hay 1 nước Đông Âu khác/ theo đề nghị của Hoa Kỳ), để  từ đó TQ có điều kiện kiến tạo vị thế và uy tín trên trường quốc tế !

1 nhận xét:

  1. "Song le, cái Hiệp định Genéve 1954 phần về Đông Dương/Việt Nam còn lè lè, Trung Quốc KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN, khi chính họ đã CÔNG NHẬN VIỆT NAM TẠM CHIA CHỜ TỔNG TUYỂN CỬ BẰNG VĨ TUYẾN 17 ĐỘ BẮC. VÀ CHÍNH HỌ ĐÃ CÔNG NHẬN HS,TS THUỘC LÃNH THỔ VIỆT NAM TỐI THIỂU ĐẾN 4 THÁNG 9/1958" : Tuyệt vời, anh CNC !

    Trả lờiXóa