Gì thì gì, một tất yếu Việt Nam luôn muốn tình hữu nghị trong bang giao với Trung Quốc. Một tỷ lý do ai cũng biết nói rõ điều đó, chỉ có điều Việt Nam cũng cần (như bất cứ một quốc gia độc lập thực sự nào khác) thêm 2 điều nữa trước TQ: Tôn trọng và Bình đẳng!
Để thực sự được tôn trọng và bình đẳng trong quan hễ Việt - Trung, chí it không thể để lệ thuộc nhau về chính trị và kinh tế.
Cố gắng đổi mới để thoát cơn bĩ cực giai đoạn '80-'90, khi mọi nguồn"viện trợ" bị treo niêu, VN hòa (dù chưa toàn diện) vào WTO và đã thực sự độc lập và bình đẳng trong quan hệ kinh tế với TQ. Song về chính trị thì sao?
Hệ ý thức Mác-Lê về kinh tế-chính trị thực tế đã bị Trung Nam Hải quăng đi khi (họ) triệt để thực hiện phương châm "mèo trắng-mèo đen" trong quản lý kinh tế và đã mở cửa cho tư bản thế giới ồ ạt nhảy vào. TQ đã, đang và sẽ chấp nhận tầng lớp tư bản bản địa tồn tại , phát triển.... thậm chí còn cho đứng trong đội ngũ ĐCS của mình.
Vì sao nói "Mác-Lê đã bị quăng đi" ư? "Công hữu, công hữu và công hữu" chẳng phải là khẩu quyết và là phương cách tiến lên chủ nghĩa cộng sản khi triệt để xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu xuyên suốt Học thuyết CT-KT Mac-Lê là gì.
Thế mà, cho đến tận giờ, Ba Đình còn mơ tưởng gì nữa mà cứ "tồng chí tong chi" với Trung Nam Hải. cơ chứ.
Để dứt điểm cho cứu cánh độc lập và bình đẳng về tư tưởng/chính trị với ông láng giềng 16 chữ vàng viển vông, rõ là đã tới THỜI Hà Nội phải xét lại thế giới quan/vũ trụ quan của mình và -tất nhiên- phải nghiêm cẩn nhìn nhận tính đúng/sai của cái Học thuyết M-L lung danh vang bóng một thời từng theo đuổi và áp dung trong thực tiễn cuộc sống, cả trong đấu tranh và xây dựng !
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
BÌNH MINH ƠI, BẮC KINH VONG ÂN BỘI NGHĨA NÈ-HÃY MANG GENÉVE DI SHANGRI-LA VÀ RA QUỐC TẾ
Rất nhiều người, cả tây lẫn ta, dù tình yêu for Việt Nam vô bờ bến cỡ nào, nhưng khi bàn đến sự phản diễn(contradiction) của vấn đề Hoàng Sa/Biển Đông, đều cảm thấy ngắc ngứ khi nhắc tới Công hàm 1958 của cố Thủ tướng PVĐ gửi Chu Ân Lai.
Ông Đào Công Trục - 1 nhân vật quan trọng phụ trách một ủy ban của chính phủ về cương thổ Nước Việt mới đây trả lời báo chí cũng chỉ nói (lấy được) rằng(đại ý): trong Công hàm, tuyệt nhiên cố Thủ tướng không có một chữ nào nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa cả... và nếu chỉ có thế, những người "bênh" Việt Nam có lý trí rất khó được thuyết phục trọn vẹn cả hai phần tâm khẩu.
Thì đó, trong Công hàm 58, nguyên văn đây: " ...Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước CHNDTH quyết định về hải phận của Trung Quốc ..." thế thì phải bảo sao khi Tuyên bố 4.9.1958 của Chu Ân Lai ghi rằng vùng 12 hải lý lãnh hải Trung Hoa được tính bao gồm cả các hải đảo bao gồm cả Tây Sa(tên TQ gọi HS'VN) và Nam Sa (TS của VN)?
Một số lời bàn cũng rất hay nhưng khó thể có chứng lý nặng ký. Nào là đó không phải Công hàm ngoại giao chính thức giữa 2 nhà nước, chỉ là Thư cá nhân của PVĐ tâm sự với CAL; nào là theo Hiến pháp 1946 VNDCCH, chỉ Chủ tịch nước mới đủ năng lực để ký những Văn bản tối quan trọng như vậy; ... vân vân và vân.
Nhưng trong đó, có một ý được coi là sang nhất, CÓ LÝ nhất, đó là: Hoàng Sa, Trường Sa (khi đó: 1958) không thuộc sự quản trị của Chính phủ VNDCCH và ông Đồng hoàn toàn không thể đại diện cho Chính phủ VNCH để "ghi nhận vả tán thành" HS,TS thuộc cương thổ Trung Quốc!
Chết một nỗi, nói vậy chẳng hóa VNCH lại là một quốc gia trong mắt người Hà Nội ư? Cuộc chiến giải phóng thống nhất Việt Nam không hẳn là cuốc chiến của VN chống giặc Mỹ xâm lược (như Hà Nội vẫn nói) ư? Không lẽ "chiến tranh VN" chỉ là một cuộc huynh đệ tương tàn mà mỗi bên đều nhận viện trợ và giúp sức của ngoại bang các kiểu tùy mục đích của họ và cách thức nhận "viện trợ" theo cách thích hợp và hiểu biết của chính phủ 2 quốc gia con của Việt Nam mẹ?
Dù sao chăng nữa, mặc Hoàng Sa, Trường Sa có trở thành(hi vọng) cái mốc để sóng Biễn Đông vỗ muôn tiếng song của giai điệu hòa giải thứ tha hiềm khích thù hằn, thì hình như các Điều luật quốc tế lien quan đến việc tiếp nhận và hưởng thụ các tài/di sản quốc gia cũng còn khối thứ còn phãi cãi mệt nghỉ.
Song le, cái Hiệp định Genéve 1954 phần về Đông Dương/Việt Nam còn lè lè, Trung Quốc KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN, khi chính họ đã CÔNG NHẬN VIỆT NAM TẠM CHIA CHỜ TỔNG TUYỂN CỬ BẰNG VĨ TUYẾN 17 ĐỘ BẮC. VÀ CHÍNH HỌ ĐÃ CÔNG NHẬN HS,TS THUỘC LÃNH THỔ VIỆT NAM TỐI THIỂU ĐẾN 4 THÁNG 9/1958, trước khi có Tuyên bố vè hải phận 1958 gài Hà nội và chính thức xâm lược và chiếm đoạt dài dài từ 1974 cho đến nay!
Nhắc lại Genéve 1954 cũng nhân đây mà vạch trần cái bộ mặt thật hơn nữa của Trung Nam Hải: Thâm độc, tráo trở là rồi nhưng chúng thực còn rất hèn mạt, vong ân bội nghĩa.
Thử hỏi, khi đó, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mới hơn 3 tuổi đầu, uy tín của Trung Hoa Dân Quốc(QDĐ) còn sáng như Măng Xông đặt bên uy tín đom đóm sáng bằng đít của Bắc Kinh(ĐCS), nếu không phải chính Hà Nội (chứ không phải ai khác, khi đó Bunganin coi Mao là con củ cải đỏ) đã cố mặc cả trong thế kèo trên- sau chiến thắng Điên Biên Phủ vang lừng- với Mỹ Pháp để chính thức đề nghị cho TQ là một đối tác quan trọng(ngang Mỹ, Pháp, LX chứ không phải Ấn Độ hay 1 nước Đông Âu khác/ theo đề nghị của Hoa Kỳ), để từ đó TQ có điều kiện kiến tạo vị thế và uy tín trên trường quốc tế !
Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014
CÁI GÌ ĐÂY
Mọi quan điểm cá nhân đều được tôn trọng, song những quan điểm, luận điệu có hình thù tư tưởng đồng dạng với quan điểm, luận điệu của kẻ thù thì cần được nhận chân.
Trưa nay trang Cuvinhkhoailang post bài "MỘT BÀI VIẾT HAY" tác giả là Nguyễn Ngọc Long, một chuyên gia truyền thông (?).
Chiều, tìm đọc lại thì thấy Cuvinh khoailang đã đục bỏ, nhưng trên mạng xã hội vẫn tìm được nguyên bài ở đây http://reds.vn/index.php/chinh-tri/chu-quyen/7021-chinh-quyen-viet-nam-co-nhu-nhuoc.
Tác giả Nguyễn Ngọc Long rất khéo khi phê phán những ý kiến chê Chính phủ, Nhà nước VN nhu nhược (từ "nhu nhược" thực sự là của ai, bài nào, không thấy tác giả nêu rõ!) trong đối sách với TQ về vụ dàn khoan HD981 đang chềnh ềnh trong vùng chủ quyền và đặc quyền VN.
Bằng cách chỉ ra những khó khăn cực kỳ, những hy sinh và tổn thất... ngay trong lúc bình thường (xây dựng) của các chiến sĩ hải đảo để truyền đi thông điệp cần kiên trì và nín nhịn.
Nhưng, nếu đọc kỹ từng chữ trong trong đoạn này, trích nguyên tác đây: " Tất cả những gì Trung Quốc CẦN, CẦU MONG VÀ CHỜ ĐỢI LÚC NÀY chính là một hành động thiếu kiềm chế bất kỳ từ phía Việt Nam để họ có thể đàng hoàng phát pháo" thì có cảm giác gai gai như đang nghe một lời hù dọa của chính người TQ: "Chúng mày không có đường nào khác, chịu trận đi" kèm một cái cười nhếch mép.
Cảm giác khó chịu này tăng lên rõ rệt khi đọc đến đoạn (lại trích nguyên tác) :
Trưa nay trang Cuvinhkhoailang post bài "MỘT BÀI VIẾT HAY" tác giả là Nguyễn Ngọc Long, một chuyên gia truyền thông (?).
Chiều, tìm đọc lại thì thấy Cuvinh khoailang đã đục bỏ, nhưng trên mạng xã hội vẫn tìm được nguyên bài ở đây http://reds.vn/index.php/chinh-tri/chu-quyen/7021-chinh-quyen-viet-nam-co-nhu-nhuoc.
Tác giả Nguyễn Ngọc Long rất khéo khi phê phán những ý kiến chê Chính phủ, Nhà nước VN nhu nhược (từ "nhu nhược" thực sự là của ai, bài nào, không thấy tác giả nêu rõ!) trong đối sách với TQ về vụ dàn khoan HD981 đang chềnh ềnh trong vùng chủ quyền và đặc quyền VN.
Bằng cách chỉ ra những khó khăn cực kỳ, những hy sinh và tổn thất... ngay trong lúc bình thường (xây dựng) của các chiến sĩ hải đảo để truyền đi thông điệp cần kiên trì và nín nhịn.
Nhưng, nếu đọc kỹ từng chữ trong trong đoạn này, trích nguyên tác đây: " Tất cả những gì Trung Quốc CẦN, CẦU MONG VÀ CHỜ ĐỢI LÚC NÀY chính là một hành động thiếu kiềm chế bất kỳ từ phía Việt Nam để họ có thể đàng hoàng phát pháo" thì có cảm giác gai gai như đang nghe một lời hù dọa của chính người TQ: "Chúng mày không có đường nào khác, chịu trận đi" kèm một cái cười nhếch mép.
Cảm giác khó chịu này tăng lên rõ rệt khi đọc đến đoạn (lại trích nguyên tác) :
"2. Còn về vấn đề kiện tụng, ngay khi ngồi ở trên tàu ra Trường Sa mình đã hỏi một luật sư có tiếng. Cô ấy nói Việt Nam không thể nào làm như vậy được. Thứ nhất, chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (bạn nào có comment ý này vô cùng chuẩn xác). Nếu chúng ta chỉ cần “lên gân” với Trung Quốc thì có thể hàng chục triệu gia đình sẽ lâm vào cảnh lầm than bằng những đòn đánh vào kinh tế. Để thoát ra khỏi sự lệ thuộc này, cần rất nhiều nỗ lực và thời gian (>> Việt Nam cần giảm lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc). Thứ hai, ngay cả nếu chúng ta “kiện thắng” thì tòa án Quốc tế cũng không có chức năng hành pháp. Họ CHỈ CÓ THỂ KÊU GỌI bên “thua kiện” thực hiện điều ABC nào đó. Tòa án Quốc tế không giống như tòa án trong nước để có thể có chế tài buộc ông A bà B nào đó phải vào tù hay ông C phải bồi thường cho bà D vài chục triệu, trả lại tang vật trong vụ án v.v… Tức là đừng quá kỳ vọng việc tòa án Quốc tế sẽ giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ai đó nói rằng chúng ta cần “đánh động” thì xin thưa, việc đi kiện tụng như thế chẳng đánh động được cái gì ngoài việc khiến cho Trung Quốc có cớ sử dụng các đòn trừng phạt phi quân sự nhắm tới Việt Nam. Cùng với đó, họ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên cộng đồng Quốc tế và cô lập Việt Nam, bao vây kinh tế v.v… Trong khi đó, cái mà chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Thế nên phương án kiện là KHÔNG NÊN VÀ KHÔNG THỂ, vì chúng ta sẽ bị hại nhiều hơn lợi. Và cũng cần nói thêm rằng việc “tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế” không đồng nghĩa với việc phụ thuộc hoàn vào vào một “Quốc gia đồng minh” nào cả. Thật ngây thơ khi cho rằng Mỹ, hay Nga hay Nhật sẽ giúp chúng ta một cách vô tư và họ chẳng có ý đồ gì trong đó. Nên nhớ, tiền của dân nước ngoài ta đóng thuế, máu của binh sĩ người ta không có mang qua “cúng chùa” cho Việt Nam đâu ạ. Điều này sẽ rất dễ để hình dung ra được khi các bạn tránh được việc đồng nhất giữa việc bảo vệ chủ quyền biển đảo với việc “chống một mình Trung Quốc”.
Dù tác giả viết hơi lê thê, nhưng tóm gọn cái hơi hướng ngôn từ cùng hàm nghĩa của chúng, thấy nội dung truyền thông rất giống lời của kẻ cướp nói với nạn nhân trong phim ảnh Hollyood " chỉ mày và tao biết chuyện này, tố cáo của mày là vô nghĩa bởi không có kẻ thứ 3 làm chứng; hơn nữa tao còn có thể mua được cả thẩm phán, khec khẹc".
Những luận điểm của Nguyễn Ngọc Long chẳng xuẩn ngốc tí teo nào đâu, phải không ạ!
Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014
BEIJING' AN OFFENSIVE SMELL
Vị trí của Haiyang HD 981 (7/5/2014) |
1. Dù có thể chưa xuyên mũi khoan dàn HD 981 vào lòng biển Việt Nam nhưng hiển nhiên nó đã choc thấu và phá toang "niềm tin chiến lược" của Hà Nội (nếu có/giành cho bang giao VN-TQ ) gói gọn trong 16 CHỮ VÀNG của Giang Trạch Dân tặng ĐCSVN cách nay cũng đã đủ lâu.
Việc Trung Quốc thể hiện một lập trường kiên định và khăng khăng lu loa* về sự hợp pháp của vị trí sắp khai thác dầu là thuộc chủ quyền của mình bởi chỉ cách xa một bãi nổi thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp mà các chứng cứ lịch sử lệch phải a-văng cho Việt Nam chỉ 17 hải lý càng tỏ rõ quyết tâm lần này của Trung Nam Hải. Vậy, Bắc Kinh muốn gì trong nước cờ tưởng ỡm ờ mà quyết liệt này?
Vỗ mặt tổng thống Hoa Kỳ ư để dằn mặt chuyến công du 3 quốc gia Đông Á vừa rồi của Obama đồng thời chiếm nước tiên để ngáng cẳng Mỹ trong chiến lược chuyển dịch lực lượng thủy cho Thái Bình Dương đến 2020 đồng thời với sự trỗi dậy mạnh mẽ của hải quân Trung cộng?
Là một bước trong sách lược gặm nhấm/con tằm dâu, để từ từ hiện thực hóa cái lưỡi bò chin đoạn liếm đến tận vùng biển của Xinh. và Ma.?
Có vẻ không sai khi nhận định như trên, song đó tiệt nhiên chưa phải là mục tiêu chính của Tập Cận Bình.
2. Sự dàn xếp và chuẩn bị cho ekip Đảng nhiệm kỳ 18 của Giang và Đào dành cho Tập Cận Bình khá là chin chu. 7 trong 9 thành viên Uỷ ban thường vụ Bộ chính trị được thay mới; đặc biệt, các tướng lĩnh không đồng quan điểm với Tập lần lượt bị cho ra dìa. Trường hợp thượng tướng Chương Tấm Sinh- ứng viên tiềm năng của vị trí Bộ trưởng quốc phòng là 1 ví dụ.
Tập Cận Bình vốn cũng rất gần gũi với các công thần bạn cũ của thân phụ và cũng có nhiều các chiến hữu trong giới quân sự từ thời làn Trợ lý cho Bộ trưởng Bộ quốc phòng Cảnh Tiêu để đủ sức quây tụ xung quanh mình các tướng lĩnh chủ chốt của quân đội. Và điều đáng lưu ý, hầu hết đám tướng lĩnh này có xu hướng diều hâu. Tướng Lương Nguyên và Lưu Á Châu... chẳng hạn.
3. Tuy danh chính ngôn thuận là chống tham nhũng, song thực sự Tập đã tiến hành một chương trình thanh trừng tàn khốc. Hàng nghìn nhân vật dính líu đã cùng đi chăn kiến với Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, song đó chưa phải là đỉnh điểm của sự khủng hoảng tư tưởng và quan điểm của xã hội Trung Hoa. Sự phân hóa giai tầng xã hội, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, môi trường thiên nhiên bị tàn phá, đời song xã hội bị đầu độc theo nghĩa đen hàng ngày... là hệ/ hậu quả nhãn tiền của chính sách phát triển bất chấp mèo đen mèo trắng được Đặng Tiểu Bình khởi xướng và đã được các thế hệ sau duy trì liên tục. D9a6t1 nước Trung Hoa bao la, nhưng thử hỏi hiện giờ có nơi nào bình yên? Tân Cương, Tây Tạng, Hàng Châu.... Lưỡng Quảng và ngay tại Bắc Kinh?
Vập Tập Cận Bình đang bị "bí nội dội ngoại" chăng?
4. Lần tẽn tò năm ngoái tháng 10 khi tuyên bố "vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông để "dội ngoại" sau những bối rối tìm nguyên nhân và xử lý vụ đánh bom Thanh Đảo ngay sau khi kết thúc Hội nghị 3 TWĐCSTQ chỉ nửa ngày thực ra theo các chiến lược gia quốc tế cũng chẳng phải chỉ đơn giản nhắm váo Nhật và Mỹ, thực chat chỉ là khuếc chương và kích bẩy niền tin vào chủ nghĩa Đại Hán, để ổn định nội bộ. Chả là gần đây, tư tưởng Tôn Tử, Khổng Tử được Bình choắt, Giang ếch, Đào lần khần và bi giờ là Bình tập cận hết sức khoát trương ứng tiếp. Quân. lương (dù đã nhiều) là chuyện có thể bỏ, nhưng niềm tin Đại Hán phải được duy trì!
5. Lực lượng lao động Việt làm thuê trong các doanh nghiệp Trung Quốc (và cả các xí nghiệp có yếu tố Tàu) là đồng cỏ khô kiệt đã được gom tụ bao năm nay, thế nên, một mồi lửa nhỏ , câu nói phất phơ của "ai đó": "Trung cộng đánh đến nơi rồi" đủ đề ngọn lửa "yêu nước" lan nhanh từ Bình Dương ra khắp nước. Kết cục của Chuyện con kiến không cần kiện củ khoai ấy mà (đọc lại ở đây),
6. Cái bản mặt lờm lợm của Tập Cận Bình khi được Hà Nội vẫy chào với quốc kỳ 6 ngôi sao đang bốc mùi khét lẹt chăng?
* - Hoa Xuân Oánh - phát ngôn nhân Bộ ngoại giao TQ, tại một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 5 tháng 5 đã nói: “giàn khoan dầu hải dương 981 nằm ở vị trí biển của Trung Quốc". và " công việc tác nghiệp thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc."
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)