Chủ quan và cẩu thả trong truyền đạt tri thức sẽ dẫn đến những khó khăn, thậm chí là hiểu sai cho lớp kế cận; cùng thời gian, văn hóa cộng đồng sẽ như hình parabol xa rời trục chuẩn biểu trưng của giá trị nhận thức.
Không mênh mông vẫn trống vắng làm sao. (Pic. CNC) |
Chủ quan và cẩu thả trong truyền đạt tri thức sẽ dẫn đến những khó khăn, thậm chí là hiểu sai cho lớp kế cận; cùng thời gian, văn hóa cộng đồng sẽ như hình parabol xa rời trục chuẩn biểu trưng của giá trị nhận thức.
Câu ngạn ngữ " Vênh váo như bố vợ phải(bị) đấm" ít được dùng nữa là thường tình bởi mâu thuẫn tư duy trong nội hàm và sẽ từ từ tan biến như chưa từng tồn tại.
Thế nhưng, ở một thời khoảng nào đó, nhu cầu hiểu biết của cộng đồng buộc các nhà trí thức, học giả...trong vai trò tiên phong của mình phải lý giải và phân định những kiến thức phổ quát để tạo một nền văn hóa hypebol tiệm cận về hai trục của sự thật [theo khái niệm: Lý thuyết thuộc không gian 2 chiều, cuộc sống 3, 4,5..7... chiều !] :-)
Cố thi sĩ Xuân Diệu lý giải rằng, "Vênh váo như bố vợ phải (bị) đấm" là sai bởi lỗi quen miệng, thuận lưỡi lây lan trong cộng đồng; đúng ra phải là "vênh váo như bố vợ cậu ấm" (!). Và Xuân Diệu đã quá ẩu tả!
Cái may mắn là ngạn ngữ này chỉ phản ánh như là một hành vi vô thưởng vô phạt, không thuộc phạm trù kiến thức. Nhưng sự chủ quan, dễ dãi của cả hai vế (truyền - nhận) sẽ để lại di hại khi vấn đề là kiến thức và nhận thức.
***
"Bên Tây thì có chuyện về thần Hermes, cái đồng chí thần này chuyên làm nhiệm vụ truyền tin, thông báo những “Lời” của Đấng Sáng tạo Tối cao. Nhưng cái nhà ông thần này lại có tính chơi khăm, nghịch ngợm, ông ấy hay lỡm thiên hạ, bằng cách thông báo “Lời” của Bề trên một cách ỡm ờ, úp mở, thậm chí có khi còn cắt xén nữa cho thiên hạ mỏi cổ đoán mò rồi thì tha hồ mỏi miệng cãi nhau.
Dựa theo cái tâm lý người đời thể hiện trong cách cư xử của thần Hermes, các nhà khoa học đương thời mở ra khoa Hermeneutics (hoặc tiếng Pháp Herméneutique) được gọi cho gọn là khoa Văn bản học mà nhiệm vụ của nó là tìm hiểu, giải mã, lý giải về bản chất của một văn bản.
Xin đừng hiểu “văn bản” chỉ là những bài văn viết. Một tượng đài là một văn bản. Một lễ hội là một văn bản. Một cách ăn mặc cũng có thể là một văn bản nốt. Gần đây, Việt Nam có vài “văn bản” gây tranh cãi như Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Chí Vịnh, và gần hơn nữa có cái văn bản cực kỳ “hot” Nguyễn Bá Thanh.
Về Đinh La Thăng, từ hôm ông ta nhậm chức rồi đi “mua” dư luận trên những tờ báo dễ tính về việc ông ta đi làm bằng xe buýt, thì kẻ viết bài này chỉ nhún vai coi trò quảng cáo đó là vô cùng rẻ tiền, ai ngu lắm mới tin ông ta giỏi." (Phạm Toàn - click)http://tranhung09.blogspot.com/2013/01/ben-trong-to-to-vo-co-gi.html
Không hiểu cụ Phạm Toàn có dễ dãi quá không khi chuyển ngữ từ "Hermeneutics" là "Văn bản học"?
Là Nhà giáo, có thể không uyên thâm nhưng sự cẩn trọng là cần lắm lắm. Từ ngữ tiếng Việt có thể trống vắng trong tương quan về khoa học giữa VN và thế giới, song nếu dịch như trên thì rất dễ dẫn đến ngộ nhận theo nghĩa truyền thống của từ "văn bản".
Hermeneutics dịch là "Thông diễn học" như từ xưa là quá chuẩn cho tên của ngành nghiên cứu này. Muốn phong phú thêm có thể dịch là "Thể bản học" chứ dứt khoát chẳng nên quan niệm theo cụ í, ở điểm này, và kể cả những gì dính líu đến anh ku Nguyễn Bá Thanh của bài viết, trong giao điểm của thời cuộc hiện tại. :-)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét