"Lực lượng" thì khác với "cơ quan".
"Lãnh đạo" thì khác với "quyền lực".
Sao lại ấu trĩ đồng nhất "lực lượng lãnh đạo" với "cơ quan quyền lực" thế !
Nghe có vẻ có lý thật chứ chả chơi, tiếc rằng đây là lập luận kiểu xiếc, nên nếu quan sát thực tế từ tứ phía, trên dưới trái phải trước sau, thì lập luận kiểu này hiện nguyên hình là trò lẹ lưỡi chữ nghĩa mà thôi.
Về từ ngữ thì "Lực lượng" đương nhiên khác "Cơ quan" và cùng là danh từ chỉ một tập hợp.
"Lãnh đạo" cũng khác "quyền lực" về nghĩa nhưng đều là tính ngữ bổ từ (trong trường hợp đang đề cập).
Vậy nếu đảo bổ ngữ này cho danh từ kia thành " Cơ quan lãnh đạo" và "Lực lượng quyền lực" thì rõ là không ai bắt bẻ gì về mặt ngữ pháp tiếng Việt.
Tỉ dụ, thường vẫn nói "quyền lực nhân dân" trong khi cũng thường coi "nhân dân là lực lượng vô địch", thế nên khi ít nói hoặc ít viết "lực lượng quyền lực" đơn giản bởi sự lặp 2 tiếng "lực" hơi bị đục, kém sáng trong mà thôi.
Sự mâu thuẫn chằng chéo khi qui định sự lãnh đạo nhà nước cho ĐCS và quyền lực cao nhất cho quốc hội để quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước được giải thích một cách đơn giản thế ư :"Lực lượng" thì khác với "cơ quan";"Lãnh đạo" thì khác với "quyền lực" ?khi thực tế toàn bộ tổ chức đảng chỉ chiếm khoảng 3% dân số cộng đồng và cỡ 5% số người trưởng thành.
Kể ra cái thiểu số tự tôn cũng có thể chấp nhận như đã từng, song le hậu quả của sự chồng chéo đã là nhỡn tiền khi đất nước thái bình lo cày sâu cuốc bẫm làm giàu hầu nở mặt nở mày.
Quốc hội quyết định chính sách nhà nước theo sự lãnh đạo định hướng của đảng, thế thì để cho vuông và nhanh, đảng quyết định chính sách luôn để dân thực hiện có tốt hơn không? Cần chi ông trung gian.
Nữa, trên danh nghĩa, thủ tướng bổ nhiệm các bộ trưởng và có quyền sa thải, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, liệu quyền lực thủ tướng do quốc hội giao phó có được thực thi?
Một minh chứng nữa, ở các nước độc đảng, người ta đã nhất thể hóa quyền lực và lãnh đạo vào một thực thể từ khuya rồi, giản dị là để khỏa lấp sự chằng chéo ông chẳng bà chuộc rành rành đó mà thôi.
Thực ra cần tư duy thế này, "lực lượng lãnh đạo" và "cơ quan quyền lực" phải là một thể thống nhất, không thể tách rời. Nói theo tư tưởng biện chứng thì một cái là trừu tương-tinh thần và cái kia là cụ thể- vật chất, và chúng phải là 2 mặt thống nhất của nhau - hệ thống quản lý xã hội.
***
Khi quốc gia chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo, và đảng đó đủ mạnh để trấn áp mãi mãi các đảng phái khác để giữ thế độc quyền, độc tôn của mình, thì thực ra quốc gia đó chẳng cần có hiến pháp. Luât pháp thôi cũng quá đủ.
Không tin thì thôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét