Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013
Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013
Những “cái nhìn thiên kiến về lịch sử”
Trần Minh Khôi
Tác giả Trần Minh Khôi
Trong một không gian mà ở đó sự kiện, của cả quá khứ và hiện tại, luôn bị bóp méo để phục vụ cho quyền lực chính trị, sự khao khát sự thật của những điều đã xảy ra dẫn chúng ta vào một ngõ cụt: khao khát một thứ lịch sử không thiên kiến. Điều này là bất khả; tất cả những cái nhìn về quá khứ đều thiên kiến.
Chúng ta lẫn lộn giữa quá khứ và cái chúng ta gọi là lịch sử. Lịch sử không phải là quá khứ; lịch sử là cái nhìn về quá khứ với tham vọng giải thích quá khứ, giải thích hiện tại, và dự phóng tương lai. Không có cái nhìn và cách giải thích duy nhất. Ngay cả khi có một phiên bản lịch sử nào đó được số đông chấp nhận thì nó cũng không loại trừ những phiên bản lịch sử khác của thiểu số. Các phiên bản lịch sử này có giá trị như nhau, cho đến khi có ai đó cố gắng áp đặt, trong nhiều trường hợp bằng bạo lực, một tiêu chuẩn duy nhất “đúng”, “sai” cho chúng: những người chủ trương độc quyền lịch sử.
Vấn đề vẫn là: chúng ta có khả năng tạo dựng lại quá khứ không? Câu trả lời là có, và quá khứ luôn luôn được tạo dựng lại dưới ánh sáng của những hiểu biết mới, của những nhu cầu mới, và quan trọng hơn hết là của sự thôi thúc hướng tới tương lai. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm được điều này với sự bao dung trước thực tại đa nguyên của lịch sử. Những kẻ độc quyền lịch sử không có khả năng hiểu những gì đã xảy ra. Và do đó, họ đi vào tương lai, nhắm mắt.
Chúng ta lăn tăn với những ý tưởng mà trong một không gian đa nguyên không còn ý nghĩa nữa. Thế nào là một cuốn sách sử? Thế nào là viết sử? Thời đại của những cuốn sách sử, với cái nhìn đơn nguyên (thường là của quyền lực chính trị), mà chúng ta trông đợi đã đi qua. Quá khứ sẽ được tạo dựng lại rõ ràng hơn, chính xác hơn từ những thiên kiến lịch sử đối nghịch.
Trở về lại với “cái nhìn thiên kiến về lịch sử”.
Nguyễn Đức Hiển đã chọn một vấn đề cốt lõi để bàn về cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức: nền tảng tư duy lịch sử của nó. Nếu cái nền tảng tư duy này sụp đổ thì toàn bộ cuốn sách sụp đổ. Nguyễn Đức Hiển không chấp nhận tư duy lịch sử của Huy Đức, do đó không chấp nhận những vấn đề còn lại. Đơn giản như thế. Nếu để “đánh”, Nguyễn Đức Hiển cũng chỉ cần đánh vào một điểm đó thôi là đủ.
Chúng ta không có lý do gì để có thể nghĩ khác hơn và sẽ dừng lại ở giả địch rằng việc Nguyễn Đức Hiển chia sẻ tư duy lịch sử của quyền lực chính trị chỉ là một sự trùng hợp. Điều này bình thường. Bất cứ ai cũng có quyền sở hữu hoặc chia sẻ bất cứ một tư duy lịch sử nào. Điều đáng tiếc có lẽ là ở chổ tác giả bài báo đó đã không chọn một không gian truyền thông tự do để bày tỏ quan điểm của mình. Tranh luận về ý tưởng chỉ có ý nghĩa khi nó xảy ra trong không gian truyền thông tự do. Trong không gian truyền thông độc đoán không có tranh luận mà chỉ có áp đặt. Với chọn lựa đó, có vẻ như Nguyễn Đức Hiển đã hành xử theo thói quen của những kẻ độc quyền lịch sử: tác giả chọn một kênh truyền thông mà ở đó tác giả có thể nói và không ai có thể nói điều ngược lại. Tuy nhiên điều này chỉ đáng tiếc chứ không thể là lý do cho những tấn công cá nhân đối với tác giả của bài báo. Làm như thế là không xứng đáng. Phải hành xử tử tế mới có đủ sự tử tế để bàn về lịch sử. Phải tôn trọng nhân phẩm của người khác thì mới có đủ nhân phẩm để bàn về lịch sử.
Một vấn đề khác nữa là nhiều người nghi ngờ sự bám víu vào thiên kiến lịch sử của quyền lực gợi ý về một cố gắng bám víu vào chính quyền lực. Đối với một cuộc tranh luận thì điều này vô nghĩa: chúng ta tranh luận về ý tưởng của một người chứ không tranh luận về cá nhân của họ. Nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm cũng không cho phép chúng ta giả định thêm.
Nguyễn Đức Hiển không nói điều gì mới. Cái tư duy lịch sử mà tác giả thể hiện trong bài báo đó là tư duy lịch sử chính thống của quyền lực chính trị hiện tại. Nó biện minh cho tính chính đáng của quyền lực, và trong trường hợp của những sự kiện xảy ra được đề cập đến trong Bên Thắng Cuộc, nó biện minh cho tội ác mà quyền lực đã gây ra. Nó là một thiên kiến lịch sử. Như đã nói, nó chỉ có giá trị như những thiên kiến khác. Thiên kiến lịch sử này sẽ tiếp tục tồn tại ngay cả khi mà quyền lực chính trị đẻ ra nó sụp đổ.
Chúng ta đang cố gắng xây dựng một không gian tư duy mà ở đó không có ý tưởng/hệ thống ý tưởng nào là duy nhất hay duy nhất đúng. Trong tất cả những ý tưởng về đa nguyên, đa nguyên lịch sử là quan trọng nhất. Sự hiểu biết về quá khứ chi phối hành xử hiện tại và toan tính cho tương lai. Không có đa nguyên lịch sử thì sẽ không có đa nguyên, và do dó sẽ không có một xã hội tự do. Không phải ngẫu nhiên mà quyền lực chính trị độc đoán, ở mọi thời đại, cộng sản hay không, muốn và sẽ làm tất cả những gì cần thiết, kể cả bạo lực, để duy trì một tư duy lịch sử duy nhất do nó tạo ra. Bất cứ sự xuất hiện của tư duy lịch sử nào khác đều được coi là mối đe dọa và cần phải tiêu diệt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người chia sẻ hay vay mượn tư duy lịch sử của quyền lực chính trị: anh có nguy cơ trở thành những kẻ độc quyền lịch sử, nghĩa là nguy cơ trở thành độc tài.
Sự thay đổi số phận của một quốc gia luôn luôn được bắt đầu bằng sự thay đổi tư duy lịch sử. Khi có đủ một số đông không còn chia sẻ tư duy lịch sử do quyền lực chính trị tạo ra thì quyền lực đó không còn lý do chính đáng để tiếp tục tồn tại nữa.
Và chính ở đây chúng ta bắt gặp sự hứa hẹn và đe dọa của Bên Thắng Cuộc.
Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013
TỘI NGHIỆP
Cho dù không muốn dẫn tích Tàu téo nào vì tỉ lý trấu, thế nhưng tính điển của các nhân vật và sự kiện ẩn lấp dưới lớp lớp mù mù mờ mờ khó thấu thị buộc dẫn cho dễ vậy thôi.
Trong suy nghĩ của các trí thức cổng đồng làng ta thì Lưu Bị là một anh chàng đụt nhiều bề, may nhờ có Quan, Trương, Triệu, rồi Gia Cát... cùng màu cờ sắc áo vương mùi Hán đế nên đã một thời (cũng chỉ vài chục năm) đàng hoàng mưa móc gió lửa phần ba "thiên hạ". Song thực ra, như lời bàn của Mao Tôn Cương và nhiều trí giả hậu bối, trí lự và nhân cách Lưu Bị phần dễ thấy chỉ là phần giả. Thế nên, khôn cỡ Tào Tháo, Tôn Quyền cũng chả nhận ra chân tướng của kẻ ba lần chầu trực thảo lư, quyết sở hữu cái cpu có phần mềm tiên tiến bất nhị dưới gầm trời đương thời nhiễu nhương.
Và ngay trong mắt của hầu hết văn võ Ba Thục thì Huyền Đức quả là hiền nhân chí tình chí nghĩa... trùm thiên hạ; tới mức, ngay cả Lượng Phượng Long cũng phải cảm phục chỉ biết thán thiên đã phụ lòng nhân khi thấy trước sự lụt suy tắt ngỏm về sau của cơ đồ vương triều Hán. Cái chi tiết cầm tay quân sư và rưng rưng khóc lần cuối trong đời khuyên Khổng Minh ngồi vào cái ghế của mình để xoa đầu xã tắc đủ thấy nhân vật Lưu Huyền Đức được La Quán Trung o bế thâm thúy nhường nào.
Tựu trung, đã là chính khách thì cách thức hành xử không thể không thiên biến vạn hóa. Người đời, cả hữu đạo và vô đức, học cách "dĩ biến , ứng vạn" nhuần nhuyễn chẳng nhiều, thế nhưng thời suy đồi, nhiều kẻ "dùi đục chấm nước cáy" khệnh khạng dưới chiêu bài đạo đức "vì dân, cho dân, của dân" đắc vị và tung tác cứ ngỡ mình là tài ba lắm lắm, chẳng ngờ chỉ là cái bung xung được lũ ruồi nhặng công kênh để thượng cơ la liếm và kiếm chác mà thôi.
Chỉ riêng cái sự "mật" và "giải mật" vụ thanh tra đất đai, dự án... này nọ đã là quá lố bịch và ấu trĩ của một thứ quyền hành phi chính tới thời hoại bại .
Tính bất thường của vụ việc phơi ra ít nhất cái điểm mù chết người hạn chế sự hiểu người biết ta, nó cũng lột ra cái mặt lạ đoàn kết, tình đồng chí, nhân văn... đang được tô trét mỹ miều hòng duy trì thời gian để cứu vãn của những tư tưởng luận thuyết lỗi thời bất nhận.
Cũng huỵch toẹt ra giữa ban ngày ban mặt rằng sự phá sản và lụi tàn của một hệ ý thức khi có xuất phát điểm lầm lạc là đương nhiên, cố gắng cứu vãn chỉ là công cốc.
Và cũng dễ hiểu, các nhà văn Việt Nam chưa có tác phẩm nào làm thế giới nghiêng mình bởi tìm đâu ra các mẫu nhân vật na ná Lưu, Tào.... mà chỉ rặt một lũ khôn vặt và ngập ngụa.
Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013
THE SENSE OF THE " BÁ VƯƠNG"
Hoa ương lặc, Bá vương tiêm.
Lùi lại một chút để róc tổ về những lình xình chẳng đầu chẳng đũa của Vina-lai và Vina-sai.
Cả 3,4 năm rồi, từ nghị trường quốc hội, dư luận mọi lề cho đến những phát biểu của một vài đại nguyên cấp cao quyền lực, công thần... đều chúp lên đầu Thủ tướng Dũng chiếc nón cối trách nhiệm. Và những phản hồi từ Thủ tướng cho xã hội không gì hơn là sự vòng vo tam quốc, nào là năm mươi mấy năm theo Đảng chưa nề hà nhiệm vụ nào, nào là toàn tâm toàn lưc... , rồi xin lỗi xin lôi và có cả những cái cười hơ hơ đáng ghét.
Hãy nhìn lại mốc 2001,khi Chiến lược phát triển kinh tế VN được vạch ra cho kế hoạch phát triển ngành Cơ khí chế tạo VN nói chung và ngành công nghiệp hàng hải trong 10 năm nói riêng thời Thủ tướng hề hề bình dân và dễ chịu Khải. Khi đó và trước đó, "bộ óc" của ĐCSVN là Ban lý luận TW đã "hoàn thiện" cái lý luận để hình thành phương châm "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" cho mọi vấn đề xã hội.
Tại sao "kinh tế thị trường" ? Đơn giản do sự bức bách của Thời đại toàn cầu hóa; thêm nữa là chẳng quốc gia nào, nếu tỉnh táo, lại không thừa nhận những qui luật rất thường trong các hoạt động của đời sống. (Đây chính là điều cần cho sự tự tung tự tác của các vinas và là đủ để nhà nước dốc tiển cho lũ quan mua)
Thế còn "định hướng XHCN", thì sao? Cũng là giản dị thôi, bởi sự mê tín, duy tâm núp kín sau những lý luận của cái "duy vật LS biện chứng" và "chủ nghĩa xã hội khoa học" để những người cộng sản hằng tin có một thiên đường cho loài người nằm ở cuối mút con đường cách mạng đầy chông gai, đã ghim chặt và bó cứng các nơ ron thần kính của không ít người Việt cả vài thế hệ.Làm sao dứt tình ngay như cái đuôi nòng nọc.
Tất nhiên, vá víu và gột rửa một long bào không thể làm đẹp hơn hay sạch hơn một triều chính. ( Là nguyên nhân bất di dịch "huề cả làng")
Thế nên hệ lụy cuối cùng của con tàu Kinh tế Việt đâu phải cứ trút lên vai Thủ tướng nhiệm kỳ 2006-2011 Dũng là giải quyết vấn nạn chìm xuồng?
Nên nhớ, người có công to trong bản quyền lý thuyết "Kinh tế thị trường định hướng XHCN " không ai khác chính là bác Trọng. Lại chính là người ở vị trí chóp bu VN trong và sau Đại hội ĐCSVN lần thứ 11. Nhớ lại đi, sau cuộc họp kín cuối cùng của BCT và TW, hình ảnh ngoác miệng cười thoải con gà mái của Ttg cuối nhiệm kỳ Dũng là dấu chấm than khảng định cho ông Trọng sẽ "đắc cử" chức Tổng bí thư, cũng là sự giãn cơ má của vị í sau những căng thẳng lo sự an nguy cho cái ghế thủ tướng nhiệm kỳ tiếp theo.
Và cũng phải nhớ và gọi đích danh cái kết của Hội nghị TW6 là Thất bại. Thậm chí thảm bại và cả là thảm hại khi bỗng dưng ngôn ngữ Việt Nam đương đại có thêm từ "đồng chí X" để chỉ đích danh một thủ tướng đương nhiệm một cách không thể bi hài hơn trong tất cả các thể chế chính trị cổ kim.
Với vài ghi chú trên, bây giờ xét về cái động thái điều chuyển cán bộ của TW ĐCSVN đang hot ở khắp mọi phương tiện truyền thông; Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ ?
Kỳ tới (chắc là phải 4-5 ngày nữa mới rảnh):
- Ý muốn Trọng Sang và giấc mơ của Đảng.
- Nhiệm vụ đặc biệt của Thanh.
- Đặc vụ kinh tế của Huệ.
:-) :-) :-)
Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013
NHAM CHI LUẬN 12
Đa nguyên không phải là xu hướng hoặc xu thế như nhiều kẻ nghĩ, nó là 1 bản tính thuộc quy luật tồn tại xã hội.
Sự độc quyền hầu mong tuyệt đối hóa chuyên quyền luôn chỉ là cơn mộng vĩ cuồng bệnh hoạn của thời thế. Than ôi, những tư tưởng bang đảng đắc thời cho rằng trời đất là vô tri, chỉ con người, từ bọt nước, thành vượn và cuối cùng trưởng thành nhân dạng trí tuệ hôm nay là thống soái vũ trụ, khó mà gột rửa trong thoáng chốc.
Trượt theo vết nhơ lịch sử trong há hú tiếng cười khoái trá của lũ quỷ theo đóm ăn tàn chẳng thể nghe âm hưởng căm hận lặng lẽ lan trào trong vẻ lặng của thinh không, chỉ tới khi đất sụp sóng trào bão nổi thì tặc lưỡi cũng chẳng là thôi được.
Ờ thì con người là tiểu vũ trụ. Linh hồn là trời và thể thân là đất, nhưng hãy nhớ chỉ là tiểu trời và tiểu đất, bình đẳng mà chẳng bình quyền.
Âm mưu kết lại một bè đồng thời tích thảo đã từng chỉ là mồi ngon của lửa và gió, nào thể đối địch thiên cơ.
Ngụy, Tấn, Đông Tây, Tùy cũng từng đắc chí vài chục tới trăm năm cùng kiệt đời người, chẳng phải là bài học ấu trĩ của thời đại lầm than sao.
"Thế giới đổi thay, thời đại không thay đổi" (Nguyễn Đức Bình) là thứ tầm phào bất tồn trong Tri Thức Nhập Môn!
Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013
Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013
Bút chiến trên mạng, tại sao không?
TRƯƠNG DUY NHẤT
Chỉ riêng Hà Nội, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng cùng nhóm “chuyên gia bút chiến”.
Phát biểu tại hội nghị công tác Tuyên giáo toàn quốc diễn ra sáng nay 9/1/2013, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội nói: "Đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng. Trong khi đó, báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện trên mạng internet, tham gia bút chiến trên internet. Đến nay, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng (Zich)”
Một thông tin khá bất ngờ, tạo cho tôi cảm giác thích thú.
Tuy nhiên, không biết 19 trang tin điện tử và hơn 400 tài khoản mạng mà ông Lợi nói đã được lập với vai trò “tham chiến” kia là những trang nào, công khai hay nặc danh?
Đó là riêng Hà Nội, còn các địa bàn khác hoặc cấp trung ương, bộ ngành chuyên trách cao hơn có không, bao nhiêu, công khai hay che núp dưới những cái tên kiểu “quan, vua, chúa, tướng, dân, thợ thầy” làm báo ba sàm bá láp hoặc "đồng chí X, Y, Z...” nào đó?
Bởi nếu không công khai tên tuổi cá nhân (hoặc tổ chức) như trang web của tôi (http://truongduynhat.vn) thì đó là việc làm mờ ám, không trong sáng và đặc biệt là vi phạm luật. Nó không đáng có và không được phép ở một chính quyền đàng hoàng, minh bạch.
Nếu vậy, nó chẳng khác nào blog “Quan làm báo” và những trang blog/website ẩn danh khác đang công kích đả phá chế độ mà chính ông Lợi, ngành Tuyên giáo và chính quyền đang lên án.
Còn nếu tất cả 19 trang tin điện tử cùng hơn 400 tài khoản trên mạng kia là chính danh, công khai tên tuổi địa chỉ và danh vị thật, đường đường chính chính thì chẳng những không nên phê phán mà ngược lại, tôi xem đó là một động thái nên làm và đáng biểu dương.
Lâu nay, tôi vẫn luôn phê phán chính quyền và hệ thống tuyên giáo- báo chí truyền thông chính thống ở điểm này. Rằng đáng ra phải công khai mọi sự, công khai thông tin, công khai tranh luận thì chính quyền và cả một hệ thống tuyên giáo- báo chí truyền thông chính thống lại luôn cho là nhạy cảm, chọn cách im lặng né tránh. Báo chí mà cứ ngại chuyện nhạy cảm, nhạy tí là né tránh, thậm chí Ban Tuyên giáo luôn chỉ đạo ngưng hoặc tránh vì lý do “nhạy cảm”. Đó là một lối tư duy rất cổ lỗ, lạc hậu kiểu đầu đất. Nhạy cảm mới cần báo chí, không nhạy cảm, vớ va vớ vít toàn mấy chuyện không đâu, hoặc đâm chém, hiếp dâm, cởi áo tụt quần thì cần báo chí làm gì?
Tôi hay ví đó là cách nhường thế trận truyền thông cho... “địch”.
Hãy công khai tranh luận một cách chính danh quân tử, thay vì sử dụng những biện pháp kỹ thuật lén lút cướp phá không khác gì bọn hacker, hoặc chụp mũ chính trị và kết án một cây bút chỉ vì những bài viết góp ý, phê bình phản biện của họ. Trước một thông tin, trước một tác phẩm, một bài viết, một cây bút, một góp bàn phản biện, chỉ được phép dùng chính phương cách truyền thông “tham chiến”, chứ không được phép dùng đến cái còng số 8, nòng súng và nhà giam.
Cái nghĩa bút chiến truyền thông là ở đó. Và tôi luôn mong đợi, phấn khích điều này.
“Bút chiến trên internet”- nói như ông Hồ Quang Lợi- tại sao không?
NHAM CHI LUẬN 11
Chủ quan và cẩu thả trong truyền đạt tri thức sẽ dẫn đến những khó khăn, thậm chí là hiểu sai cho lớp kế cận; cùng thời gian, văn hóa cộng đồng sẽ như hình parabol xa rời trục chuẩn biểu trưng của giá trị nhận thức.
Không mênh mông vẫn trống vắng làm sao. (Pic. CNC) |
Chủ quan và cẩu thả trong truyền đạt tri thức sẽ dẫn đến những khó khăn, thậm chí là hiểu sai cho lớp kế cận; cùng thời gian, văn hóa cộng đồng sẽ như hình parabol xa rời trục chuẩn biểu trưng của giá trị nhận thức.
Câu ngạn ngữ " Vênh váo như bố vợ phải(bị) đấm" ít được dùng nữa là thường tình bởi mâu thuẫn tư duy trong nội hàm và sẽ từ từ tan biến như chưa từng tồn tại.
Thế nhưng, ở một thời khoảng nào đó, nhu cầu hiểu biết của cộng đồng buộc các nhà trí thức, học giả...trong vai trò tiên phong của mình phải lý giải và phân định những kiến thức phổ quát để tạo một nền văn hóa hypebol tiệm cận về hai trục của sự thật [theo khái niệm: Lý thuyết thuộc không gian 2 chiều, cuộc sống 3, 4,5..7... chiều !] :-)
Cố thi sĩ Xuân Diệu lý giải rằng, "Vênh váo như bố vợ phải (bị) đấm" là sai bởi lỗi quen miệng, thuận lưỡi lây lan trong cộng đồng; đúng ra phải là "vênh váo như bố vợ cậu ấm" (!). Và Xuân Diệu đã quá ẩu tả!
Cái may mắn là ngạn ngữ này chỉ phản ánh như là một hành vi vô thưởng vô phạt, không thuộc phạm trù kiến thức. Nhưng sự chủ quan, dễ dãi của cả hai vế (truyền - nhận) sẽ để lại di hại khi vấn đề là kiến thức và nhận thức.
***
"Bên Tây thì có chuyện về thần Hermes, cái đồng chí thần này chuyên làm nhiệm vụ truyền tin, thông báo những “Lời” của Đấng Sáng tạo Tối cao. Nhưng cái nhà ông thần này lại có tính chơi khăm, nghịch ngợm, ông ấy hay lỡm thiên hạ, bằng cách thông báo “Lời” của Bề trên một cách ỡm ờ, úp mở, thậm chí có khi còn cắt xén nữa cho thiên hạ mỏi cổ đoán mò rồi thì tha hồ mỏi miệng cãi nhau.
Dựa theo cái tâm lý người đời thể hiện trong cách cư xử của thần Hermes, các nhà khoa học đương thời mở ra khoa Hermeneutics (hoặc tiếng Pháp Herméneutique) được gọi cho gọn là khoa Văn bản học mà nhiệm vụ của nó là tìm hiểu, giải mã, lý giải về bản chất của một văn bản.
Xin đừng hiểu “văn bản” chỉ là những bài văn viết. Một tượng đài là một văn bản. Một lễ hội là một văn bản. Một cách ăn mặc cũng có thể là một văn bản nốt. Gần đây, Việt Nam có vài “văn bản” gây tranh cãi như Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Chí Vịnh, và gần hơn nữa có cái văn bản cực kỳ “hot” Nguyễn Bá Thanh.
Về Đinh La Thăng, từ hôm ông ta nhậm chức rồi đi “mua” dư luận trên những tờ báo dễ tính về việc ông ta đi làm bằng xe buýt, thì kẻ viết bài này chỉ nhún vai coi trò quảng cáo đó là vô cùng rẻ tiền, ai ngu lắm mới tin ông ta giỏi." (Phạm Toàn - click)http://tranhung09.blogspot.com/2013/01/ben-trong-to-to-vo-co-gi.html
Không hiểu cụ Phạm Toàn có dễ dãi quá không khi chuyển ngữ từ "Hermeneutics" là "Văn bản học"?
Là Nhà giáo, có thể không uyên thâm nhưng sự cẩn trọng là cần lắm lắm. Từ ngữ tiếng Việt có thể trống vắng trong tương quan về khoa học giữa VN và thế giới, song nếu dịch như trên thì rất dễ dẫn đến ngộ nhận theo nghĩa truyền thống của từ "văn bản".
Hermeneutics dịch là "Thông diễn học" như từ xưa là quá chuẩn cho tên của ngành nghiên cứu này. Muốn phong phú thêm có thể dịch là "Thể bản học" chứ dứt khoát chẳng nên quan niệm theo cụ í, ở điểm này, và kể cả những gì dính líu đến anh ku Nguyễn Bá Thanh của bài viết, trong giao điểm của thời cuộc hiện tại. :-)
Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013
CHỮ VỚI LẠI NGHĨA
"Lực lượng" thì khác với "cơ quan".
"Lãnh đạo" thì khác với "quyền lực".
Sao lại ấu trĩ đồng nhất "lực lượng lãnh đạo" với "cơ quan quyền lực" thế !
Nghe có vẻ có lý thật chứ chả chơi, tiếc rằng đây là lập luận kiểu xiếc, nên nếu quan sát thực tế từ tứ phía, trên dưới trái phải trước sau, thì lập luận kiểu này hiện nguyên hình là trò lẹ lưỡi chữ nghĩa mà thôi.
Về từ ngữ thì "Lực lượng" đương nhiên khác "Cơ quan" và cùng là danh từ chỉ một tập hợp.
"Lãnh đạo" cũng khác "quyền lực" về nghĩa nhưng đều là tính ngữ bổ từ (trong trường hợp đang đề cập).
Vậy nếu đảo bổ ngữ này cho danh từ kia thành " Cơ quan lãnh đạo" và "Lực lượng quyền lực" thì rõ là không ai bắt bẻ gì về mặt ngữ pháp tiếng Việt.
Tỉ dụ, thường vẫn nói "quyền lực nhân dân" trong khi cũng thường coi "nhân dân là lực lượng vô địch", thế nên khi ít nói hoặc ít viết "lực lượng quyền lực" đơn giản bởi sự lặp 2 tiếng "lực" hơi bị đục, kém sáng trong mà thôi.
Sự mâu thuẫn chằng chéo khi qui định sự lãnh đạo nhà nước cho ĐCS và quyền lực cao nhất cho quốc hội để quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước được giải thích một cách đơn giản thế ư :"Lực lượng" thì khác với "cơ quan";"Lãnh đạo" thì khác với "quyền lực" ?khi thực tế toàn bộ tổ chức đảng chỉ chiếm khoảng 3% dân số cộng đồng và cỡ 5% số người trưởng thành.
Kể ra cái thiểu số tự tôn cũng có thể chấp nhận như đã từng, song le hậu quả của sự chồng chéo đã là nhỡn tiền khi đất nước thái bình lo cày sâu cuốc bẫm làm giàu hầu nở mặt nở mày.
Quốc hội quyết định chính sách nhà nước theo sự lãnh đạo định hướng của đảng, thế thì để cho vuông và nhanh, đảng quyết định chính sách luôn để dân thực hiện có tốt hơn không? Cần chi ông trung gian.
Nữa, trên danh nghĩa, thủ tướng bổ nhiệm các bộ trưởng và có quyền sa thải, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, liệu quyền lực thủ tướng do quốc hội giao phó có được thực thi?
Một minh chứng nữa, ở các nước độc đảng, người ta đã nhất thể hóa quyền lực và lãnh đạo vào một thực thể từ khuya rồi, giản dị là để khỏa lấp sự chằng chéo ông chẳng bà chuộc rành rành đó mà thôi.
Thực ra cần tư duy thế này, "lực lượng lãnh đạo" và "cơ quan quyền lực" phải là một thể thống nhất, không thể tách rời. Nói theo tư tưởng biện chứng thì một cái là trừu tương-tinh thần và cái kia là cụ thể- vật chất, và chúng phải là 2 mặt thống nhất của nhau - hệ thống quản lý xã hội.
***
Khi quốc gia chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo, và đảng đó đủ mạnh để trấn áp mãi mãi các đảng phái khác để giữ thế độc quyền, độc tôn của mình, thì thực ra quốc gia đó chẳng cần có hiến pháp. Luât pháp thôi cũng quá đủ.
Không tin thì thôi!
Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013
NHAM CHI LUẬN 10
Định viết téo về vụ sửa HP 1992, chưa nghía qua bản sửa, nhưng có cảm tưởng rằng các vị ý vẫn vậy. Nghĩa là họ chỉ coi Hiến Pháp như một bộ luật cô động. Họ không thấy được bản chất và mục đích đặc thù khác nhau giữa HP và PL.
Tạm đăng lại entry cũ, sẽ quay lại sau!
_____________
Nội dung HP nói về cái gì?
Hiến pháp và Luật pháp khác nhau thế nào?
Tạm đăng lại entry cũ, sẽ quay lại sau!
_____________
Hiến pháp là cái gì?
Đó đơn thuần chỉ là một bản khế ước xã hội. Sự đồng thuận xã hội trong trong khế ước phản ánh ý chí và nguyện vọng tuyêf5 đại đa số công chúng. Hiến pháp thường được một nhóm tinh hoa của một cộng đồng soạn thảo khi lập quốc hoặc khi thay đổi hoàn toàn một thể chế chính trị trong một quốc gia. Nhóm tinh hoa này thường được gọi là Hội đồng lập hiến. Bản dự thảo HP sau đó được thông qua toàn dân chúng bằng nhiều hình thức ( trưng cầu dân ý, bỏ phiếu biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp...vv).
Nội dung HP nói về cái gì?
Toàn bộ các chương, mục, đề... của Hiến pháp là những quy định đồng thuận của mọi tầng lớp dân chúng trong cộng đồng, nhằm thiết lập lên những điều cốt yếu nhất cho một xã hội văn minh, công bằng và bác ái; đồng thời xác tín mọi quyền hoạt động xã hội cùa một nhóm hoặc cá nhân nhằm mưu cầu một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc.
Hiến pháp và Luật pháp khác nhau thế nào?
Luật pháp phụ thuộc vào thể chế chính trị của Nhà nước cầm quyển, do Nhà nước quy định và ban bố. Các thể chế chính trị tiến bộ (hoặc làm ra vẻ tiếnbộ:) cũng luôn xây dựng các bộ luật thông qua dân chúng bởi những người đại diện: Quốc hội. Các bộ luật được xây dựng nhằm mục đích qui định, điều chỉnh các hành vi hoạt động xã hội sao cho luôn đảm bảo sự hài hòa cùa mọi người, mọi ngành nghề... hạn chế tối đa sự xâm hại lẫn nhau trong toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất xã hội. Mọi điều luật luôn nằm trong Hiến pháp.
Cách nay trăm năm, Lenin nói: "Luật pháp làm ra để phục vụ con người!" là không sai.
Tóm gọn lại: Hiến pháp lập ra để phục vụ cuộc sống một cộng đồng, còn Pháp luật được làm ra để phục vụ con người !
Một Hiến pháp tiến bộ chính là linh hồn của Tổ quốc. Những thể chế chính trị lạc hậu, suy đồi hoặc phản động luôn bĩ lịch sử đào thải, cũng có nghĩa là "Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi". Vậy nên, Hiến pháp phải xây dựng trên cơ sở cuộc sống vĩnh hằng, tương thích với mọi Nhà nước do dân, của dân và vì dân, có thể là biểu trưng cho LINH HỒN CỦA TỔ QUỐC. (Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoakỳ là một ví dụ tiêu biểu)
PS: Để dễ hiểu, hãy hình dung Hiến pháp là nền móng, còn ngôi nhà là Nhà nước. Nền móng được xây dựng làm sao để vĩnh hằng, còn Nhà nước với các bộ luật giống như ngôi nhà với các bộ cột, đà, kèo, dui mè, cửa nả... cùng các vật dụng nội thất... luôn có thể thay đổi theo thời gian. :)
- Cái khía cạnh " Cốt lõi" của HP chắc chắn không là để giới hạn quyền lực của Nhà nước, mà là để buộc Nhà nước phải xây dựng các Bộ luật trên cơ sở của Hiến pháp.
- Ở các nước văn minh thường có Hội đồng HP hoặc Tòa Hiến pháp. Mấy bác này có nhiệm vụ (được nhân dân giao phó) giám sát và xử các quan chức lập pháp hoặc hành pháp có những ban bố hoặc chỉ thị, nghị định (văn bản dưới luật) vi hiến. :)
***
Có một mâu thuẫn trong Hiến pháp CHXHCNVN đã được nhiều ý kiến phản ánh. Không xét đến động cơ của các ý kiến, thử khách quan xem xét ở khía cạnh kỹ thuật "tư duy" xem sao.
Điều 4, chương I qui định:
Điều 4, chương I qui định:
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 83- chương VI qui định:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Rất dễ nhận ra, 2 Điều này có mâu thuẫn. (chưa cần phân tích cụm từ "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh" có tính chủ quan và không thật sự cần thiết-khi làm Luật. Bởi, nếu Đảng csvn xứng đáng lãnh đạo dân tộc hay Nhà nước VN, thì cứ việc qui định, nếu được sự đồng thuận của toàn dân, việc chi phải rườm rà "thanh minh thanh nga".)
Cái mâu thuẫn khó gỡ ở 2 mệnh đề: " ĐCSVN... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước" (điều 4) và " Quốc hội... là cơ quan quyền lực cao nhất" (điều 83)
Theo logic cuộc sống, muốn lãnh đạo toàn diện phải có quyền lực cao nhất và ngược lại, chỉ có quyền lực cao nhất mới có thể lãnh đạo toàn diện. Vậy vô hình trung, ĐCSVN và QH là một pháp thể ? Điều này là mâu thuẫn với thực tế.
Không biết các cụ nhà ta lần này sửa HP có xét đến điều này?
Điều 83- chương VI qui định:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Rất dễ nhận ra, 2 Điều này có mâu thuẫn. (chưa cần phân tích cụm từ "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh" có tính chủ quan và không thật sự cần thiết-khi làm Luật. Bởi, nếu Đảng csvn xứng đáng lãnh đạo dân tộc hay Nhà nước VN, thì cứ việc qui định, nếu được sự đồng thuận của toàn dân, việc chi phải rườm rà "thanh minh thanh nga".)
Cái mâu thuẫn khó gỡ ở 2 mệnh đề: " ĐCSVN... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước" (điều 4) và " Quốc hội... là cơ quan quyền lực cao nhất" (điều 83)
Theo logic cuộc sống, muốn lãnh đạo toàn diện phải có quyền lực cao nhất và ngược lại, chỉ có quyền lực cao nhất mới có thể lãnh đạo toàn diện. Vậy vô hình trung, ĐCSVN và QH là một pháp thể ? Điều này là mâu thuẫn với thực tế.
Không biết các cụ nhà ta lần này sửa HP có xét đến điều này?
DAJIYUAN: Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản TQ
( tham khảo)
Tựa:
Hơn một thập niên sau khi Liên Bang Sô Viết và các chính quyền của Đảng Cộng Sản Đông Âu tàn rụi, cuộc vận động cho chủ nghiã Cộng Sản quốc tế đã bị toàn thể thế giới ruồng bỏ đi. Sự cáo chung của Đảng Cộng Sản Trung Quốc chẳng qua chỉ là vấn đề thời gian.
Tuy nhiên, trước khi sụp đổ triệt để, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang gắng tìm mọi cách để gắn chặt vận mệnh của bản thân mình với vận mệnh của dân tộc Trung Hoa — một dân tộc với 5000 năm lịch sử — đây là nỗi bất hạnh lớn nhất của dân tộc Trung Hoa chúng ta. Nhìn nhận và đối xử thế nào với Đảng Cộng Sản, làm sao vượt sang một xã hội mà không có Đảng Cộng Sản, tiếp diễn sự truyền thừa đuốc thiêng truyền thống của dân tộc như thế nào, tất cả những điều này là một vấn đề cụ thể trước mặt đã bày ra cho nhân dân Trung Quốc.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên chúng tôi cho đăng lần lượt đặc biệt một loạt chín bài bình luận xã hội với tựa đề “Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản”, qua đó, trước khi cái nắp đạy lên quan tài của Đảng cộng sản, chúng tôi mong muốn truyền đạt một phán xét cuối cùng về sự vận động cho chủ nghĩa cộng sản quốc tế, đặc biệt là Đảng Cộng Sản Trung Quốc, một trong những tai hoạ của nhân dân thế giới trong suốt một thế kỷ qua.
Nhìn vào lịch sử suốt 80 năm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trước sau chỉ là những nơi chốn mà vĩnh viễn đi kèm với dối trá, chiến loạn, đói khổ, độc tài, tàn bạo sát nhân và khủng bố. Tín ngưỡng truyền thồng và các quan hệ giá trị đã bị bạo lực của Đảng Cộng Sản phá hủy. Quan niệm luân lý có từ ban đầu và các thể chế xã hội đã bị ép buộc phải tan rã. Yêu thương và hài hoà giữa người và người bị Đảng cộng sản bẻ cong bóp méo thành đấu tranh và thù hận. 'Kính sợ Trời, quý trọng Đất, và thuận theo Tự Nhiên' bị Đảng cộng sản biến thành ngông cuồng ‘chiến Trời, đấu Đất’, xem Trời bằng vung. Thể hệ đạo đức xã hội cũng như các hệ thống sinh thái đã vì thế mà sụp đổ toàn diện, dẫn đến nguy cơ trầm trọng cho dân tộc Trung Hoa cũng như cho toàn thể nhân loại. Tất cả tai nạn to lớn này đều do Đảng cộng sản điều khiển sách động, tổ chức, khống chế một cách tinh vi tỉ mỉ mà sinh ra.
Như một câu thơ cổ, “Vô khả nại hà hoa lạc khứ” (hoa rụng, biết làm sao hơn), chính quyền cộng sản đã thấy ngày tàn của mình, và đang cầm cự mong cầu kéo dài thêm từng phút giây sống sót. Trước khi Đảng cộng sản bị hoàn toàn diệt mất, chúng tôi, thời báo Đại Kỷ Nguyên, thấy rằng đã đến lúc cần phải suy xét lại toàn diện, và vạch trần bản chất của tổ chức tà giáo lớn nhất, đại tà đại ác tự cổ chí kim này. Mục đích là để cho những người dân lương thiện, mà vẫn còn bị chính quyền cộng sản bưng bít, lừa bịp và đầu độc, có thể nhận rõ ra bản chất tà ác của nó, từ đó tẩy sạch nọc độc lưu truyền của Đảng cộng sản trên tinh thần, thoát khỏi khống chế của tà linh cộng sản trong tâm, vượt ra khỏi gông xiềng của sợ hãi khủng bố, và vứt bỏ tất cả ảo tưởng về Đảng cộng sản.
Sự thống trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc là hắc ám nhất trong lịch sử của nước Trung Hoa, cũng là trang sử hoang đường và sai lầm nhất. Trong đó sự bức hại "Chân, Thiện, Nhẫn" do Giang Trạch Dân phát động là tà ác nhất. Cuộc vận động này đã đóng chiếc đinh cuối cùng lên nắp quan tài của Đảng cộng sản Trung Quốc. Suy xét lại đoạn lịch sử này để cho những bi kịch như vậy vĩnh viễn không xẩy ra lại. Đồng thời, mỗi người chúng ta cũng có thể từ đó, mà tự kiểm điểm thế giới nội tâm của chính mình, có đúng chăng, rằng bởi vì sự nhu nhược và thoả hiệp chấp nhận của chúng ta, đã khiến cho chúng ta thành toàn rất nhiều màn bi kịch mà đáng lẽ không nên xẩy ra?***
(Trích)
Theo sách "Thuyết Văn Giải Tự" [1] từ văn bản của Xu Shen (147 AD đời nhà Đông Hán), thì chữ Hán “Đảng” có nghĩa là “bè” hay là “bọn”; theo mẫu tự truyền thống là ghép từ chữ “thượng” ở trên ( thuộc về bộ Tiểu và có nghĩa là 'ưa chuộng') với chữ "hắc" (thuộc về bộ Hắc là bộ gốc nằm ở dưới và có nghĩa là 'đen tối' ). Ghép hai chữ ấy lại thành chữ 'Đảng' có nghĩa là “ưa chuộng cái đen tối”. “Đảng” hay “đảng viên” (ý là “bè” hay “bè lũ”) mang một ý nghĩa mà ngài Khổng Tử đã từng giảng: "Ngô văn quân tử bất đảng" ( tạm dịch “người quân tử nổi tiếng, ta cũng không a dua theo ai mà kéo bè kết đảng”). Trong "Luận Ngữ" của ngài giảng rằng: "Tương trợ nặc phi viết đảng", ( tạm dịch “giúp đỡ lẫn nhau che đậy hành vi bất chánh thì chính là bè đảng)[2]. Trong lịch sử Trung Quốc, các tập đoàn chính trị nhỏ thường thường bị xem là ‘bè đảng’, mà theo văn hóa truyền thống Trung Hoa, thì là kéo bè kết bọn làm điều xấu; nếu đem so với câu 'hồ bè cẩu đảng' thì cũng là cùng một nghĩa.
Vậy thì tại sao Đảng Cộng Sản lại xuất hiện, trưởng thành và thậm chí còn chiếm đoạt chính quyền hiện tại ở Trung Quốc? Từ xưa đến nay Đảng Sộng Sản Trung Quốc liên tục dỉ tai người ta rằng lịch sử chọn Đảng Cộng Sản Trung Quốc, rằng nhân dân Trung Quốc đã lựa chọn Đảng Cộng Sản, rằng “không có Đảng Cộng Sản thì không có một Trung Quốc mới.”
Vậy có phải người dân Trung Quốc đã chủ động chọn Đảng Cộng Sản hay không? Hay là chính Đảng Cộng Sản đã tụ tập bè đảng để cưỡng ép nhân dân Trung Quốc phải chấp nhận chúng? Chúng ta chỉ có thể tìm thấy câu trả lời này từ lịch sử.
Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013
ĐẢNG PHÁI & NHÂN DÂN
Lửa :
- Ta tỏa ấm và tỏ sáng cho vạn vật. Không có ta, cuộc sống chỉ là tối tăm và lạnh lẽo.
Nước:
- Thế ta, Nước đây thì sao? Chính ta hộ sinh và dung dưỡng sự sống ! Ngươi là con ta. Ngươi bốc và duy trì được chẳng phải do các thành phần từ ta sao.
Lửa:
- Mặc. Bởi giờ đây ta có thể định hướng và điều khiển ngươi. Ngươi ở thể lỏng hay khí là do ta. Thích là mây , sương mù hay là sông biển?
Nước:
- Tầm bậy và hỗn xược!
Lửa bùng cháy chói lòa dữ dội, Nước sùng sục sôi mù mịt.
Tối đen, im ắng, lạnh lẽo và hỗn độn mùi.
Mặt trời thức dậy lênh láng. Nước rấm rứt sụt sùi.
Mặt trời:
Do Lửa đã nhiễm độc ĐỘC quyền tư tưởng.
Thế đấy !
CHÚC MỌI NGƯỜI VUI TƯƠI CÙNG NĂM MỚI !
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)