Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Anh thỉnh ơ - rê - ka



 

 

Có vẻ như thuyết “Mèo trắng-Mèo đen” tàu khựa chủ trương tính “hiệu quả làm đầu” đã được  áp dụng triệt để cho Giải thưởng VHNT Việt Nam kỳ này.

Khó thể biết rành rẽ dây bị dật như thế nào, kiểu chuyện cười trong kho tàng rừng cười dân gian việt ấy. Chả là, có một vợ chàng “ăn tham” kia (khổ, truyện umor việt đa phần là dính đến ăn uống – chắc chị tại sứ sở ta đói kinh niên, đói triền miên, hic!), muốn giữ sĩ diện gia phong nên phải làm mẹo cột dây vào áo chồng khi ngồi mâm ăn cỗ.  Chồng sẽ “gắp” khi vợ giật, để từ tốn giống người. Nào ngờ, có con gà mắc vào dây cột ấy làm anh chồng “gắp” lia gắp lịa, sạch cả mâm cỗ nhà người ta rồi vẫn còn bị giật, gắp luôn cả xương sẩu đồ thừa bỏ!

Giống cái Giải VHNT gì đó cho cuốn sách “Bóng tối của Ánh sáng”.

 

Công tâm xét thì tác giả thế nào thây kệ, vấn đề là “ tác phẩm” và uy tín của một Giải thưởng có tính quốc gia, đương nhiên là sẽ lưu truyền hậu thế.

 

Bạn là Mít Đặc hay Biết Tuốt (2 nhân vật nhí trong “Mít Đặc tới xứ Mặt Trời”) không quan trọng, chỉ cần bạn có chút quan tâm tới giới viết/lách  việt đương đại, cả thực và ảo, dù đã đọc hoặc không “tác phẩm” đoạt giải, thì vẫn cam đoan rằng, chí ít, thông điệp – nếu có – của “Bóng tối của Ánh sáng” sẽ được bạn nhận chân chỉ là những chửi bới búa xua khùng khùng ương ương tệ hơn cả Chí Phèo. Chí Phèo chỉ là ca say xỉn cùng quẫn so với ca chí phèo hiện đại này,  tâm thần nốc phải rượu thuốc rầy chắc.

 

Có một sự lạ là cái tựa “Bóng tối của Ánh sáng” rất có vẻ “ trừu tượng - siêu thực” này không gợi cho mọi người thấy một thứ tư duy cực tối tăm* của tác giả hay sao? Mà theo “giới thiệu” của tác giả, rất nhiều “cánh chim đầu đàn” của Văn Hóa Việt đặt xin/mua hồ hởi. Đó hẳn  là “thành công” của tác giả và tác phẩm, song le, chính điều này trong mai hậu, lịch sử VHNT Việt sẽ là những trang thậm hoen ố, bút đã sa rồi.

 

Thứ “tư duy” cởi truồng (truyện Vua cởi truồng ấy mà) của đám quan lại vô sỉ tưởng chỉ có ở xa xưa và hãn hữu, thế mà giờ đây nghênh ngang hãnh tiến ở văn đàn việt quả là khó bề tưởng tượng. Thử phân tích phân teo một chút chút thôi. Để rõ.

 

Chẳng sa đà vào khoa học /vật lý lý thuyết làm gì cho tốn thì giờ. Thẳng thừng vào thực tế thì thế này.

Ánh sáng? Không có nó thì không có cuộc sống, ai cũng biết vậy. Ánh sáng về nghĩa phải hiểu là soi rọi cho muôn vật, nghĩa bóng có thể được hiểu là sản phẩm đặc hữu của Người (Human): Trí tuệ. Và Nó là vật chất. Thế nên, trong tưởng tượng “không tưởng” của các tác giả nghệ thuật trừu tượng và cả surréalisme , mọi thứ được đẩy tới đỉnh điểm biến thái, kỳ dị. Song phải lưu ý về ý đồ (thông điệp) của tác giả thông qua tác phẩm của mình, gì thì gì, vẫn là những hướng thiện đích thực, dù cách khơi gợi trong diễn tả có dị hợm hay phổ quát cỡ nào.

Vậy thì cái “bóng tối” của hạt photon được các vị í tưởng tượng ra như thế nào?  Để có cái bong? Sự khánh kiệt tư duy? Hay chỉ đơn thuần là là thứ tư duy tối tăm, cùng quẫn?

 

Nếu bạn lật ngược cái tít như một mệnh đề, thành là “ánh sáng của bóng tối” chẳng hạn, có thể thấy hơi hướng của sự có lý khi liên tưởng đến một tia hi vọng nào đó khi bĩ cực  trong trạng thái tâm lý lạc quan, kể cả trường hợp của A.Q (Lỗ Tấn). Để ru mình.  Nhưng, những người chấp nhận  và ra vẻ “hiểu“ “bóng tối của ánh sáng” thì họ, những kẻ đang tung hê nhau, đã thả trí tưởng tượng về đâu? Họ hể hả(?) khi những từ ngữ này khơi gợi trong tâm trí (của họ hẳn thế) rằng, các tư tưởng của các nhân vật được dề cập trong cuốn sách  đoạt giải(cũng của họ) lảng vảng những tư tưởng tối, ví như cái bóng của các hạt photon mà tác giả đã “tinh vi” nhận thấy, chăng?

Nực cười chưa. Bởi thực ra, những nhánh của tư tưởng Nhân sinh, Dân chủ… những quyền phổ quát của loài người không còn là mới mẻ trong Triết học  cổ kim, có chăng chỉ là(có vẻ mới mẻ) ở những nơi còn đang loay hoay tìm cho sứ sở mình  một mô hình nhà nước hữu hiệu và văn minh hơn mà thôi, tất nhiên  nếu họ thực muốn.

 

Trở lại vấn đề “mèo đen/mèo trắng”.

Khi nhiều cây bút cự phách và tiêu biểu cho một nền văn hóa – dù mỏng mảnh – một thời kỳ, nhưng mang màu sắc tiến bộ của ánh sáng văn minh, bị một kẻ được thế giới mạng tung hê là “thần quynh nặng” chửi bới (có khi chỉ đơn thuần là sự muốn khảng định mình của một cá thể yếm thế, mặc cảm và biến thái (có thể rất thật thà trong mớ kiến văn lộn xà ngầu), thì các “đồng chí” tuyên tuyên việt đương đại ta vớ được và dường như rất hể hả reo to “ơ-rê-ka, mèo đây rồi, - đen trắng hay hen suyễn gì thây kệ - hiệu quả, hiệu quả!”. Vậy đấy, một quá trình chóng vánh của một Giải thưởng danh giá(?) đã được thiết lập!

 

Không là gì khác, một hoen ố và khẳm mùi của văn học nghệ thuật mai này.

 

 

P/S:  “ *” : Tính ngữ “tăm tối” (hay “tối tăm”) trong tiếng việt phái chăng bị gọi chệch của từ “tâm tối” ? Cái “Tâm” theo văn hóa Á Đông không đơn thuần là Tim, mà toàn bộ tâm trí của một con người. Cũng như là toàn bộ các phản ứng hóa sinh trong một cơ thể sống để hình thành trí tuệ  và tình cảm, nhận thức,  ý thức và lòng vị tha nhân tính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét