Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

BÀI TOÁN ĐẾM GÀ: ĐÚNG, SAI HAY LÀ VẾT LỌ TRÊN TRÁN KHÔNG TỰ THẤY


Đã trôi qua cả gần một tháng, nhưng cuộc “cãi vã” đúng-sai về đáp số của bài toán đếm gà hầu như vẫn chưa thể ngã ngũ. Công tâm mà nói thì hình như mọi ý kiến đều rất có lý nếu chỉ đơn thuần xét về thuật toán. Song nếu nhìn từ góc độ giáo dục thì có vẻ tất cả mọi ý kiến vẫn chưa chạm được vào cái gốc của vấn đề.

 

Tạm chia làm hai luồng dư luận:

  1. Ủng hộ và coi đáp án của giáo viên là đúng

Vì mục tiêu của bài toán là tìm “bao nhiêu con gà” thế nên giáo viên yêu cầu học sinh phải chú ý đến yếu tố “con gà”; vậy nên đáp án “đúng” phải là “8x4=32” (bởi các thông số trong bài toán là “8 con gà” và “4 chuồng”.

Luồng ý kiến này (tiêu biểu là của GS Văn Như Cương và TS toán Vũ thị Thu Hương) còn nhấn mạnh tới “ý đồ sư phạm” của đáp án, thậm chí đao to búa lớn hơn, họ còn bảo là cho học sinh làm quen với “quy trình” cách giải một bài toán(!).

 

  1. Không ủng hộ, coi đáp án là sai hoặc là mập mờ, máy móc, thiếu tính logic của phép tính nhân.

Luồng này cho rằng, đáp án “8x4=32” và “4x8=32” đều đúng bởi, cách nào thì học sinh cũng đã chỉ ra được số con gà cần tính của bài toán. Họ cho rằng, 4 lần nhân với 8 con gà thì vẫn là 8 con gà được nhân với 4 lần.

 

Có một lưu ý, đây là một bài toán lớp 3, khi học sinh chưa đủ(?) khả năng nhận thức và được dạy về khái niệm “đơn vị thuần tính” và “đơn vị phức hợp”, thế nên một số người giải thích tính đúng-sai của đáp án cho rằng, phải viết đủ đơn vị trong phép tính: 4 (chuồng) x 8(con gà/chuồng) = 32 (chuồng x gà/chuồng) = 32 (con gà), thì dù hoán vị phép tính thế nào thì kết quả của h/s vẫn là đúng. Đây cũng chính là một khe hổng của Giáo dục VN khi biên sọan SGK  trong vấn đề dạy hiểu về các “khái niệm cơ bản” cho các cấp sư phạm (nhưng đây là v/đ rộng và sâu, không đề cập ở đây).

 

Rốt cuộc, thế nào (luồng ý kiến) là chuẩn?

Xin thưa, bài toán đã ra (gồm đầu bài và đáp án) là “sai”, chứ không phải bất kỳ ai: học sinh, cô giáo chấm bài hay tất cả mọi ý kiến!

Nếu, với bài toán đang nói đến có 4 đáp án(kiểu trắc nghiệm-tính nhanh) được viết là: 1.  4 x 8 = 32 ; 2. 8 x 4 = 32(con gà) ; 3. 8 : 4 = 2  và 4.  8 + 4 = 12 thì cô giáo chấm bài đã đúng. Và khi đáp án là: 1.  4 x 8 = 32(con gà) ; 2.  8 x 4 = 32 ; 3.  vv… thì hiển nhiên học trò đã đúng dù đã nhẩm tính 4 lần nhân với 8 con gà.

 

Bởi vì, tất cả chúng ta, những người đã được dạy dỗ và đã nghiêm túc học hành, đề nhớ và biết rằng, một con số không có “đơn vị” là con số toán thuần túy và nó vô nghĩa. Khi đáp án chỉ là  con số không đơn vị thì bản thân đáp án đã là sai, thế thì tranh cãi về một cái “sai” thế nào là “đúng” chắc phải đến “tết công-gô” !

 

Nền giáo dục của chúng ta vẫn đang loay hoay “cải tiến, cải tiến, cải tiến” đó thôi, song, thử nhìn nhận “sự lùm xùm” xung quanh bài toán đếm gà này như một vết lọ(nhọ nồi) trên trán thì chúng ta thực vẫn đang chỉ rửa ráy từ lỗ mũi trở xuống.

 Thậm chí chúng ta cũng không biết nhổ cái gai đang thốn trong gan bàn chân để thẳng thớm được trên con đường học vấn thênh thang!

 

(Chu Nam Cường)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét