Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

ANTI-MARX MỘT TÉO

Phương pháp luận phủ định và Cách thức triệt để nhất cho toàn bộ hệ thống lý thuyết xã hội của K. Marx và F. Engels trở thành một phế tích tinh than lịch sử không gì khác là phải xét lại toàn bộ các tiên đề, định đề, luận đề... của Hai Trự.
Thí dụ về cái định đề quan trọng để tuồn tuột xổ ra bản Tuyên ngôn cs 1848: “ Lịch sử của mọi xã hội tồn tại cho tới nay là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp. ”
Cần nhớ rằng, "giai cấp" và "đấu tranh giai cấp" trong nghĩa ngữ của... tư tưởng (t.h.) Marx-Engels là khác với nghĩa ngữ thông thường diễn đạt các giai tầng xã hội và sự phản diễn trong tư tưởng cũng như hành động của của họ. Vậy thì chính ngay ở đây, Marx đã lấy một khảng định để khảng định cho chính khảng định của mình; that chẳng có gì vo nghĩa lý hơn.
Qủa nhiên trong lịch sử xã hội loài người đầy rẫy các cuộc quay lật (đổ) (nghĩa chính xác của revolution mà ta dịch theo khựa ghê hồn là" cách mạng" nhưng hiển nhiên chẳng có dính tới "sự tước đoạt và chiếm hữu toàn bộ Tư lieu Sản xuất (chữ của M.)! Đấy, cái định đề chói sang mở đầu cho Tuyên ngôn cộng sản bây giờ đã trở nên thật hoang đường.

Thứ nữa, dù không kích bác sự phản phé của Marx với Nhóm HegelTrẻ, nhưng ngay trong lập luận của Marx (ở Pt 1 c,7 c,1-Tư bản): “ Một con nhện tiến hành các công việc giống với công việc của một thợ dệt, và một con ong hơn hẳn một kiến trúc sư khi xây dựng những chiếc tổ của nó. Nhưng điều khiến người kiến trúc sư tồi nhất khác biệt với những con ong tài năng nhất là điều này, rằng người kiến trúc sư đã tưởng tượng ra công trình của mình trước khi anh ta xây dựng nó trên thực tế. ”đã  mâu thuẫn trầm trọng với phép duy vật biện chứng của chính chảng. Một mặt chống lại Hegel để tìm cach chứng minh "vật chất" quyết định "tinh thần" nhưng chính diễn giải này lại là minh chứng hùng hồn tự bác. Chàng KTS nếu không có tư tưởng-ý đồ tk..- tinh thần (th) thì sao một ngôi nhà có thể hiện thành. Vậy quả trứng có trước hay con gà?
Hihi, dĩ là chúng ta không bênh và theo Hegel bởi chúng ta đã thừa biết hai cái gọi là TT và VC thực chat không trước chẳng sau, là 2 mặt của 1 thể thống nhất: SỰ SỐNG

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

NGUỒN TRONG(?) NHƯNG ĐỘC CỐ QUÊN

NGÓ AO NƯỚC BẨN BỖNG RÊM HẾT MÌNH






Sông không thể là sông khi không có nước
Dù đất trũng lòng cũng chỉ hoắm hoang vu
Nhưng nếu nước cứ tù hãm để tự hóa sương mù
Không về biển nên thành ao nước bẩn
...
Đảng phái chính trị giống như là nước
Chuyển động gió thời vương ký ức nguồn khơi
Dòng đục dòng trong ngập lòng người nham hiểm cuộc chơi
Nắn bờ nhân dân sử tanh mùi khôc liệt

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

"NGƯỜI NGƯỜI LỚP LỚP" BẢN MỚI

 Người đọc bỗng như trở thành một nhân vật khác trong một cuốn sách: buồn vui, mừng giận, căm hận hay hào sảng, quẫn bách cùng cực hay tự do như chẳng có... để rồi khựng lại trước một núi suy tư dưới bầu trời thực tế của nắng mưa gió bão, và cả những vẻ đẹp thiên thần của người, sự diễm hoàng nơi địa đàng ,,,. ấy có phải là sự thành công của một tác phẩm văn học? !
http://webwarper.net/ww/~av/vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/vi-cam-nhan-ve-thnh-pho-bi-ket-n-bien-mat/

 

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

BÀI TOÁN ĐẾM GÀ: ĐÚNG, SAI HAY LÀ VẾT LỌ TRÊN TRÁN KHÔNG TỰ THẤY


Đã trôi qua cả gần một tháng, nhưng cuộc “cãi vã” đúng-sai về đáp số của bài toán đếm gà hầu như vẫn chưa thể ngã ngũ. Công tâm mà nói thì hình như mọi ý kiến đều rất có lý nếu chỉ đơn thuần xét về thuật toán. Song nếu nhìn từ góc độ giáo dục thì có vẻ tất cả mọi ý kiến vẫn chưa chạm được vào cái gốc của vấn đề.

 

Tạm chia làm hai luồng dư luận:

  1. Ủng hộ và coi đáp án của giáo viên là đúng

Vì mục tiêu của bài toán là tìm “bao nhiêu con gà” thế nên giáo viên yêu cầu học sinh phải chú ý đến yếu tố “con gà”; vậy nên đáp án “đúng” phải là “8x4=32” (bởi các thông số trong bài toán là “8 con gà” và “4 chuồng”.

Luồng ý kiến này (tiêu biểu là của GS Văn Như Cương và TS toán Vũ thị Thu Hương) còn nhấn mạnh tới “ý đồ sư phạm” của đáp án, thậm chí đao to búa lớn hơn, họ còn bảo là cho học sinh làm quen với “quy trình” cách giải một bài toán(!).

 

  1. Không ủng hộ, coi đáp án là sai hoặc là mập mờ, máy móc, thiếu tính logic của phép tính nhân.

Luồng này cho rằng, đáp án “8x4=32” và “4x8=32” đều đúng bởi, cách nào thì học sinh cũng đã chỉ ra được số con gà cần tính của bài toán. Họ cho rằng, 4 lần nhân với 8 con gà thì vẫn là 8 con gà được nhân với 4 lần.

 

Có một lưu ý, đây là một bài toán lớp 3, khi học sinh chưa đủ(?) khả năng nhận thức và được dạy về khái niệm “đơn vị thuần tính” và “đơn vị phức hợp”, thế nên một số người giải thích tính đúng-sai của đáp án cho rằng, phải viết đủ đơn vị trong phép tính: 4 (chuồng) x 8(con gà/chuồng) = 32 (chuồng x gà/chuồng) = 32 (con gà), thì dù hoán vị phép tính thế nào thì kết quả của h/s vẫn là đúng. Đây cũng chính là một khe hổng của Giáo dục VN khi biên sọan SGK  trong vấn đề dạy hiểu về các “khái niệm cơ bản” cho các cấp sư phạm (nhưng đây là v/đ rộng và sâu, không đề cập ở đây).

 

Rốt cuộc, thế nào (luồng ý kiến) là chuẩn?

Xin thưa, bài toán đã ra (gồm đầu bài và đáp án) là “sai”, chứ không phải bất kỳ ai: học sinh, cô giáo chấm bài hay tất cả mọi ý kiến!

Nếu, với bài toán đang nói đến có 4 đáp án(kiểu trắc nghiệm-tính nhanh) được viết là: 1.  4 x 8 = 32 ; 2. 8 x 4 = 32(con gà) ; 3. 8 : 4 = 2  và 4.  8 + 4 = 12 thì cô giáo chấm bài đã đúng. Và khi đáp án là: 1.  4 x 8 = 32(con gà) ; 2.  8 x 4 = 32 ; 3.  vv… thì hiển nhiên học trò đã đúng dù đã nhẩm tính 4 lần nhân với 8 con gà.

 

Bởi vì, tất cả chúng ta, những người đã được dạy dỗ và đã nghiêm túc học hành, đề nhớ và biết rằng, một con số không có “đơn vị” là con số toán thuần túy và nó vô nghĩa. Khi đáp án chỉ là  con số không đơn vị thì bản thân đáp án đã là sai, thế thì tranh cãi về một cái “sai” thế nào là “đúng” chắc phải đến “tết công-gô” !

 

Nền giáo dục của chúng ta vẫn đang loay hoay “cải tiến, cải tiến, cải tiến” đó thôi, song, thử nhìn nhận “sự lùm xùm” xung quanh bài toán đếm gà này như một vết lọ(nhọ nồi) trên trán thì chúng ta thực vẫn đang chỉ rửa ráy từ lỗ mũi trở xuống.

 Thậm chí chúng ta cũng không biết nhổ cái gai đang thốn trong gan bàn chân để thẳng thớm được trên con đường học vấn thênh thang!

 

(Chu Nam Cường)

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

we want a peaceful, more compassionate world


Được chia sẻ công khai  -  25-08-2014
 
 
The idea of one side suffering defeat while the other side triumphs is out of date. Instead we have to develop dialogue. We have to make an effort if we want a peaceful, more compassionate world. It requires education, based on patience, tolerance and forgiveness. Too often violence results from greed, so we also need contentment and self-discipline.