Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012
TRÍ THỨC & QUÂN TỬ
“Không thể thay đổi một con người bằng tri thức; thứ duy nhất có thể làm thay đổi tâm trí một con người là tình yêu…”
Paulo Coelho
Có vẻ như sự suy đồi xã hội đã di căn.
Mấy ngày cận Tết, um sùm chuyện trí thức trí thiếc, phản biện phản bung... tới mức 1 Bloger nổi tiếng uyên bác cũng mê sảng phân vân gom một túm: Trí thức có phải là quân tử (hoặc ngược lại) hay không?
Khởi xuất từ phát biểu của Nhà nghiên cứu toán học Ngô Bảo Châu, “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm ‘trí thức’”, và “Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm ‘trí thức’? trên Tuổi trẻ, để rồi sau đó, cả thế giới intellectual blog việt nhao nhao.
Không rõ NBC vơ ở đâu ra cái "phản biện xã hội như chỉ tiêu" và "hàm 'trí thức' ? Hay đây chỉ là một cách phát ngôn theo nội suy của "tư duy toán" cá nhân? Thế nhưng, nếu một người bình thường (phát ngôn vậy)chắc chả có v/đ gì, nhưng là 1 đại biểu mới nhất của Thành công - Tài năng Việt thì quả không còn là đùa, nhất là trong bối cảnh VH suy vi hiện nay!
"Trí thức" trong ngôn ngữ việt là tính từ hoặc trạng từ để bổ nghĩa cho danh từ, đại danh từ (vd: người trí thức, tầng lớp-lực lượng trí thức) hoặc bổ ngữ cho vị ngữ(động từ) trong câu (vd: cách cư xử rất trí thức...).
Hơn nữa, trong cách hiểu thông thường, một người trí thức buộc phải trải qua con đường học vấn và lãnh hội được nhiều tri thức. Cũng là dĩ nhiên, học vấn và tri thức không có bản chất là bằng cấp hoặc học hàm, học vị - những qui ước công nhận khả năng cá nhân ở một Thời nhất định mà (đương nhiên) là sản phẩm phục sự xã hội của người TT "làm" ra từ học vấn và tri thức của mình.
Vậy nên sẽ là ruồi bu nếu đi tìm cách định nghĩa tính từ "trí thức", thay vì phải(nếu cần) định nghĩa "Người Trí thức".
Khái niệm "người trí thức" và "người quân tử" là thuộc 2 phạm trù khác biệt. Một thứ chỉ hàm lượng tư duy đúng và thứ kia chỉ cách đối nhân xử thế. Một người trí thức có hàm lượng tư duy đúng cao, thường có cách xét đoán và tìm cách giải quyết mọi vấn đề đúng mực, ngoài công việc chuyên môn kỹ thuật, hẳn anh ta cũng phải quan tâm đến các vấn đề xã hội khác, bất kể có tham gia trong bộ máy công quyền hay không; Nô-ben hay Anh-stanh là những vd điển hình. Tại sao? Bởi Tính Tha Nhân là một bản năng của động vật có trí tuệ.
Còn "người quân tử"? Liệu "Hiệp sĩ" kiểu Ăng-lê, Châu Âu trung-cận đại là tương đồng với "người quân tử" Á-Đông? Một hiệp sĩ dĩ nhiên là quí tộc nhưng một người dòng giõi quí tộc không hẳn là hiệp sĩ. Một người quân tử, biết đối nhân xử thế đẹp (để phục sự xã hội) tất nhiên phải có sự hiểu biết (tri thức) rất chuẩn bất chấp con đường học vấn thế nào, nhưng một người có nhiều tri thức (kể cả nhiều bằng cấp, hh,hv) chưa chắc đã biết cách đối nhân xử thế chuẩn, cũng có nghĩa là trí thức của anh ta kém. Dân gian hay nói "trí thức gì cái ngữ ấy" để chỉ những kẻ học nhiều và có nhiều bằng cấp, hh,hvị nhưng không biết cách khu xử trong cuộc sống, cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Dù sao chăng nữa, dịp cãi vã nhao nhao này cũng là minh chứng "hùng hồn" cho kết luận của một người Nhật nào đó, rằng : Một người Việt (có khi) giỏi hơn một người Nhật, nhưng 3 người Việt thì chắc thua 3 người Nhật.
Hahaha!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét